Lý do thường hay sôi bụng về đêm và cách khắc phục

Thưa bác sĩ. Cháu cứ thường thấy bụng kêu ọc ọc vào ban đêm nhưng không đói, nhất là sau khi ăn đồ nhiều mỡ hay uống sữa, đôi khi thì bị đi ngoài ra nước. Vậy triệu chứng như của cháu có phải là do bệnh viêm đại tràng hay không ạ. Xin cho cháu lời khuyên nên uống thuốc gì thì thích hợp?

Trả lời

Chào bạn! Theo thông tin bạn cung cấp thì các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (RLTH) như bụng kêu ọc ọc vào ban đêm nhưng không đói bạn mắc phải có thể là của bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích hoặc chứng không dung nạp lactose.

Đối với bệnh viêm đại tràng

Ngoài tình trạng sôi bụng về đêm hay đi ngoài sau khi ăn đồ dầu mỡ, uống sữa, nếu có những biểu hiện như dưới đây thì rất có thể bạn đang bị viêm đại tràng:

  • Đau bụng: Vị trí đau rất đa dạng, lúc đau ở hạ sườn trái/phải dọc theo khung đại tràng, lúc lại đau ở dưới rốn. Người bệnh thường cảm thấy đau nhiều hơn sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện.
  • Rối loạn đại tiện: Người bệnh thường bị mót đại tiện. Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón xen kẽ nhiều lần trong ngày (2 - 6 lần), phân không thành luôn. Sau khi đại tiện hay bị đau rát hậu môn. Phân có thể lẫn nhầy hoặc máu.
  • Triệu chứng khác: Người bệnh luôn cảm thấy chướng bụng, căng tức bụng, sôi bụng sau ăn do thức ăn khó tiêu hóa. Lúc ngủ dậy không bị nhưng triệu chứng tăng dần lên trong ngày.

Những người bị viêm đại tràng lâu ngày, cơ thể sẽ dần suy kiệt, dinh dưỡng kém hấp thu khiến cơ thể gầy yếu. Không những vậy, bệnh còn tiềm ẩn nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như là xuất huyết đại tràng ồ ạt, thủng đại tràng, phình giãn đại tràng, thậm chí là ung thư. Những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh viêm đại tràng:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất đến từ chế độ sinh hoạt kém điều độ, ăn uống không hợp vệ sinh khiến cho đại tràng bị nhiễm khuẩn, kí sinh trùng.
  • Một số người do bị rối loạn thần kinh thực vật hoặc là yếu tố tự miễn.
  • Lạm dụng kháng sinh, căng thẳng, stress kéo dài cũng là một trong những lý do gây ra căn bệnh này.

Thuốc điều trị viêm đại tràng: Viêm đại tràng không phải là bệnh nguy hiểm tính mạng nhưng nó thường ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, việc điều trị viêm đại tràng cấp tính sẽ hiệu quả nếu kết hợp giữa việc sử dụng thuốc đúng cách và thay đổi lối sống khoa học. Nếu không chữa bệnh nghiêm túc, tình trạng tái phát sẽ lặp lại và khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó chữa khỏi hoàn toàn. Các nhóm thuốc trị viêm đại tràng hiện nay tập trung chủ yếu vào mục tiêu làm thuyên giảm triệu chứng do bệnh gây ra, cụ thể là:

  • Thuốc giảm đau và co thắt vùng bụng: Spasfon, Duspatalin, No – spa, Mebeverin…
  • Thuốc trị táo bón: Normacol, Forlax, Macrogol, Sorbitol ... Thuốc có tác dụng làm mềm phân giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Thuốc trị tiêu chảy: Imodium, Smecta, Actapulgite…Những loại thuốc này có tác dụng sẽ tạo màng bọc lớp niêm mạc, giảm nhu động ruột để cầm tiêu chảy.
  • Thuốc tiêu diệt vi khuẩn: Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kí sinh trùng gây viêm nhiễm trong niêm mạc đại tràng. Lưu ý rằng nhóm thuốc này chỉ sử dụng từ 5 – 7 ngày, không được dùng lâu.
  • Thuốc giảm chướng bụng, đầy hơi: Debridat, Carbophos, Duspatalin, Motilium – M, Sorbitol,..

Lưu ý chung: Hiện nay, tình trạng tự ý mua thuốc về để điều trị khá phổ biến trong khi có loại thuốc đó chỉ được bán khi bác sĩ kê đơn. Có nhiều loại kháng sinh thế hệ mới chỉ được phép dùng trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng thì lại được sử dụng một cách tùy tiện. Do đó, tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhiều người bệnh không còn thuốc nào có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị. Thế nên, việc sử dụng thuốc khi điều trị người bệnh cần lưu ý phải theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

Đối với hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng như bạn mô tả ở trên cũng rất có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt). Bệnh lý này với viêm đại tràng thường có nhiều điểm giống nhau nên nhiều người hay nhầm lẫn. Để giúp bạn hiểu thêm về hội chứng ruột kích thích, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau: HCRKT được hiểu là một rối loạn cơ năng đại tràng mà không phải bệnh lý thực thể. Khi siêu âm đại tràng hay xét nghiệm đều cho kết quả bình thường, không thấy dấu hiệu tổn thương trên niêm mạc đại tràng, soi phân không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh. Trong khi bệnh viêm đại tràng hình thành chủ yếu do tác động của vi khuẩn, kí sinh trùng làm niêm mạc bị tổn thương, thì hội chứng ruột kích thích lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi yếu tố thần kinh (nghĩa là cứ căng thẳng, stress là lại phát bệnh) Chính vì thế việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng và thời gian xuất hiện của triệu chứng, cụ thể là: Bụng bị đau, bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, thời gian kéo dài ít nhất là 3 tháng. Người bệnh có 2 hay nhiều trong những dấu hiệu dưới dây:

  • Đại tiện nhiều lần trong ngày: Số lần đi đại tiện nhiều hơn ở những người bị viêm đại tràng, đại tiện xong lại muốn đi tiếp, cứ ăn vào là muốn đại tiện.
  • Tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
  • Tình trạng đầy hơi chướng bụng dữ dội hơn so với viêm đại tràng, đặc biệt là sau khi ăn, chỉ khi nào đại tiện - trung tiện xong thì đỡ hơn.
  • Đau quặn bụng, có khi đau dữ dội
  • Nếu sờ nắn bụng có thể thấy các cục cứng nổi lên (đặc điểm này không có ở người bị viêm đại tràng)
  • Thay đổi hình dạng khối phân (phân lúc lỏng, lúc nát, không thành khuôn).
  • Phân có thể đi kèm với chất nhầy nhưng không có máu.
  • Bụng dạ thường xuyên căng tức, đầy hơi, sôi bụng.
  • Trong khi viêm đại tràng tập trung vào các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, thì người bị hội chứng ruột kích thích thường xuyên gặp phải các triệu chứng toàn thân khác như là đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh.

Nếu bị bệnh suốt một thời gian dài, tâm lý của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, sức khỏe tổng thể giảm sút, cơ thể gầy yếu, do dinh dưỡng hấp thụ kém và chán ăn. Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích: Thuốc điều trị cho hội chứng ruột kích thích cũng bao gồm các loại thuốc như được liệt kê với bệnh đại tràng. Tuy nhiên, liều lượng và phác đồ kết hợp các loại thuốc ra sao phải có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc chữa bệnh tại nhà.

Đối với hội chứng không dung nạp lactoser

Không dung nạp Lactose là một vấn đề tiêu hóa phổ biến. Cụ thể là, ruột non không thể hấp thu được lacoser trong các loại sữa nên gây ra các triệu chứng như là:

  • Đầy hơi, sôi bụng, chướng bụng
  • Đau bụng
  • Buồn nôn

Các triệu chứng không dung nạp đường sữa thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có chứa đường sữa. Lý giải về chứng không dung nạp lactose: Cơ thể chúng ta sử dụng một loại enzyme gọi là lactase giúp phá vỡ đường lactoser trong sữa, để hấp thụ vào cơ thể.  Với những người không dung nạp lactoser thì ruột non không có đủ lượng enzyme này. Nếu thiếu lactase, thì đường lactose có trong sữa sẽ bị đẩy xuống ruột già, thay vì được chuyển hóa và hấp thu. Tại ruột già, vi khuẩn có sẵn tại đây sẽ tương tác với lactose không tiêu hóa, gây ra những triệu chứng như được mô tả ở trên. Chứng không dung nạp lacoser không nguy hại đến tính mạng, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới cân nặng, suy nhược cơ thể hay loãng xương. Không có cách chữa trị chứng không dung nạp đường sữa. Chỉ cần cắt giảm thực phẩm và đồ uống có chứa đường sữa trong thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát các các triệu chứng khó chịu.

KẾT LUẬN: Với những thông tin cung cấp ở trên, hy vọng bạn có nhận định rõ hơn về vấn đề của mình. Tuy nhiên, để kiểm tra chính xác bản thân đang bị bệnh gì, thì bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cho lời khuyên điều trị đúng cách. Nếu bạn được chẩn đoán bị viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích, thì ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, bạn nên chú ý hơn tới chế độ ăn uống hằng ngày, rèn luyện sức khỏe thể chất để cải thiện bệnh. Đặc biệt, việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột là chìa khóa quan trọng giúp tăng cường sức khỏe đại tràng, phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng những triệu chứng của bệnh. Hiện nay, Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp hàng đầu giúp những người bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích tăng cường sức khỏe đại tràng, đồng thời giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính. Với thành phần chủ lực của Tràng Phục Linh PLUS chính là ImmuneGamma® ImmuneGamma® là chế phẩm điều biến miễn dịch tự nhiên, phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ. ImmuneGamma® được chiết tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhiều công dụng quý khác cho cơ thể con người. Sản phẩm có dạng viên nén, mỗi hộp gồm 2 vỉ  (10 viên/hộp), được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng.

Bài viết liên quan

Xem thêm »

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 30 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
2-hop-1-vi.png
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
Loading...