Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu - Nguyên nhân & 5+ mẹo phổ biến

Theo Cleveland, khoảng 39% bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, số người thực sự quan tâm không nhiều khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ lẫn thai nhi. Một số trường hợp tự điều trị sai cách còn để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc. Do đó, hãy tham khảo bài viết ngay sau đây nếu bạn muốn hiểu rõ nguyên nhân gây và các cách cải thiện táo bón tại nhà!

Táo bón là vấn đề phổ biến khi mang thai được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Táo bón là vấn đề phổ biến khi mang thai được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Vì sao mẹ bầu bị táo bón 3 tháng đầu?

Táo bón là hiện tượng đi ngoài khó, phân rắn và khô, phải dùng nhiều sức mới có thể đi đại tiện được. Đối với mẹ bầu, hiện tượng táo bón rất dễ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu đến từ:

Nguyên nhân Lý giải chi tiết
Thay đổi nội tiết tố Sự thay đổi nội tiết diễn ra ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên khiến cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều, đặc biệt là hormone progesterone. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, vì vậy mẹ bầu rất dễ bị táo bón trong 3 tháng đầu.
Ít vận động Hoạt động thể chất không đủ có thể gây teo cơ, giảm sức bền cơ bụng, từ đó gây rối loạn hoạt động của nhu động ruột, gia tăng nguy cơ táo bón.
Chế độ ăn không khoa học Việc liên tục “ốm nghén” khiến thai phụ không ăn uống được nhiều hoặc chỉ ăn được một số thực phẩm nhất định, khiến cơ thể thiếu chất, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Hơn nữa, lượng chất xơ được dung nạp quá ít có thể khiến nhu động ruột kém hoạt động, khó đẩy chất thải ra ngoài.
Bổ sung vi chất sai cách Khi mới mang thai, mẹ bầu thường bổ sung canxi và sắt theo dạng viên. Để hấp thụ được hết dưỡng chất, cơ thể cần bổ sung một lượng nước lớn. Nếu không, lượng sắt và canxi này sẽ bị đào thải qua đường đại tiện, dẫn đến táo bón.
Thai nhi phát triển Thai nhi lớn dần khiến tử cung mẹ bầu nặng hơn; gây áp lực lên ruột, khiến chất thải khó di chuyển ra khỏi cơ thể hơn.

Bầu 3 tháng bị táo bón có nguy hiểm không?

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng táo bón trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng. Đặc biệt, nếu mẹ bầu không được chẩn đoán, điều trị táo bón kịp thời có thể dẫn đến sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc thậm chí là sảy thai.

Bầu 3 tháng bị táo bón gây nhiều bất tiện, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Bầu 3 tháng bị táo bón gây nhiều bất tiện, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Ngoài ra, bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu còn gia tăng nguy cơ mắc trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra máu, buồn nôn, các chất độc (indol, phenol, amoniac,…) bị hấp thụ ngược lại cơ thể, dễ cáu gắt, giảm sức đề kháng,…

Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của táo bón, mẹ bầu cần thăm khám và thực hiện những thay đổi hữu ích như:

6 Điều nên làm khi bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu

Bổ sung từ 25 – 30g thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày

Khi bị táo bón, nhiều mẹ bầu thường bỏ qua những lời khuyên về sức khỏe nghe có vẻ đơn giản như “bổ sung nhiều chất xơ”, “ăn uống điều độ”,… Tuy nhiên, chất xơ thực sự có ích trong quá trình làm mềm phân, giúp phân dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Vì thế, việc cung cấp đủ chất xơ là vô cùng cần thiết, nhất là với những ai đang bị táo bón. 

Theo Cleveland Clinic, trung bình bà bầu cần tiêu thụ từ 25 – 30g thực phẩm chất xơ mỗi ngày. Lượng chất xơ này có thể đến từ trái cây, rau củ tươi, ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan,…

Uống từ 8 – 12 cốc nước/ngày

Hãy bỏ qua suy nghĩ rằng chúng ta chỉ cần uống 8 cốc nước mỗi ngày! Trên thực tế, khi mang thai, mẹ bầu cần nhiều chất lỏng hơn bình thường để làm mềm phân và hỗ trợ thai kỳ. 

Sữa ít béo, sinh tố và nước trái cây không thêm đường là những thức uống cực tốt cho bà bầu bị táo bón

Sữa ít béo, sinh tố và nước trái cây không thêm đường là những thức uống cực tốt cho bà bầu bị táo bón

Tập thể dục

Khi mang thai, các mẹ bầu thường có xu hướng di chuyển ít hơn nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, điều này có thể gây căng thẳng cho vùng xương chậu, các khớp,… khiến việc di chuyển sau này trở nên khó khăn hơn.

Mặt khác, ngồi lâu không tốt cho hệ đường ruột, nhất là những ai đang bị táo bón. Nguyên nhân là bởi, khi ngồi lâu, các cơ trong cơ thể không được hoạt động đủ mạnh để giúp chất thải đi qua hệ tiêu hóa; gây chậm quá trình tiêu hóa và tăng nguy cơ táo bón.

Vì thế, để giảm táo bón trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần tạo ra các khoảng thời gian nhỏ trong ngày để vận động, tập thể dục nhẹ nhàng. Ví dụ: đi dạo, yoga,…

Không ăn thực phẩm gây táo bón

Có một số loại thức ăn có thể gây táo bón hoặc làm tình trạng táo bón ở mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một vài thực phẩm điển hình:

Các thực phẩm không nên ăn khi bị táo bón Lý do Ví dụ
Thực phẩm giàu chất bột Những thực phẩm này thường thiếu chất xơ, không hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa Bánh mì trắng, bánh quy, bánh bao, bánh ngọt,…
Thực phẩm chứa chất béo cao Có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây táo bón trong quá trình mang thai Thịt mỡ, thức ăn nhanh, kem, socola, đồ chiên/rán,…
Thực phẩm giàu đường Việc hấp thụ quá nhiều đường có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gia tăng nguy cơ táo bón ở mẹ bầu Kẹo, sữa có đường, soda, mật ong, đường trắng,…

Đi vệ sinh đúng cách

Nhiều mẹ bầu 3 tháng bị táo bón do các thói quen đi vệ sinh không tốt như:

Thói quen đi vệ sinh không tốt Giải thích chi tiết
Nhịn đi vệ sinh Thói quen này có thể gây rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng. Bởi, khi lượng nước trong phân bị giữ lại càng lâu trong cơ thể, đại tràng sẽ hấp thụ nước từ phân, khiên phân cứng, rắn và gây đau khi được đào thải.
Làm việc khác khi đi vệ sinh Trong lúc đi vệ sinh, mẹ bầu không nên làm các việc khác đan xen như: đọc báo, xem điện thoại, gọi điện,… Bởi, những việc làm trên chính là nguyên nhân kéo dài thời gian đi vệ sinh, lâu dần dẫn đến nguy cơ bị trĩ do ngồi vệ sinh quá lâu.
Tư thế đi vệ sinh không đúng Để quá trình thải phân diễn ra suôn sẻ, các cơ xung quanh hậu môn cần được giãn và mở với góc độ phù hợp. Vì thế, tư thế ngồi vệ sinh đúng cách góp phần không nhỏ trong việc giảm áp lực lên trực tràng, cho phép thải phân dễ và hiệu quả hơn.

 

 

Tư thế đặt chân lên cao, người ngả về phía trước sẽ hỗ trợ mẹ bầu đi ngoài dễ dàng hơn

Tư thế đặt chân lên cao, người ngả về phía trước sẽ hỗ trợ mẹ bầu đi ngoài dễ dàng hơn

Không lạm dụng thuốc nhuận tràng

Thông thường, khi bị táo bón, người bệnh sẽ nghĩ tới phương pháp sử dụng thuốc nhuận tràng để làm mềm phân, giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, cách làm này không thực sự hiệu quả với mẹ bầu. Đôi khi, việc sử dụng thuốc nhuận tràng còn dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng: Việc đẩy thức ăn ra ngoài quá nhanh khiến cơ thể không kịp hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Giảm nồng độ Magie: Magie trong máu giảm là nguyên nhân dẫn đến chứng hốt hoảng thai kỳ, căng thẳng kéo dài cho mẹ bầu.

Tiết lộ 6 mẹo trị táo bón tại nhà đơn giản, nhanh khỏi

Do đó, mẹ bầu bị táo bón 3 tháng đầu không nên tùy ý sử dụng thuốc nhuận tràng. Nếu sử dụng, cần tham khảo và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc nhuận tràng, mẹ bầu nên uống nhiều nước để tác dụng của thuốc đạt hiệu quả cao.

Mặt khác, để an toàn hơn trong việc cải thiện các triệu chứng khó chịu của táo bón, mẹ bầu có thể sử dụng Tràng Phục Linh – thực phẩm chức năng giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh và tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa được Bộ Y tế công nhận và cấp phép lưu hành.

Đặc biệt, nhờ sự kết hợp của nhiều loại thảo dược cùng hoạt chất y học hiện đại – ImmuneGamma, Tràng Phục Linh không chỉ an toàn với phụ nữ có thai, mà còn có hiệu quả rất tốt trong việc an thai, được nhiều bác sĩ khuyên dùng. 

Tràng Phục Linh - Viên uống nâng cao sức đề kháng đường ruột, an toàn, không gây tác dụng phụ với mẹ bầu

Tràng Phục Linh – Viên uống nâng cao sức đề kháng đường ruột, an toàn, không gây tác dụng phụ với mẹ bầu

Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng các bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu đã hiểu rõ nguyên nhân và tìm ra hướng xử trí đúng đắn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến thai kỳ, mẹ bầu có thể gọi tới 1800. 1506 để được đội ngũ dược sĩ chuyên môn cao giải đáp miễn phí trong giờ hành chính.

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Từ 24/07-31/07: Tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Đông trùng hạ thảo trị giá 600.000đ. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...