Có bầu bị đau bụng tiêu chảy| Nguyên nhân và 5 cách xử lý an toàn

Có bầu bị đau bụng tiêu chảy là triệu chứng bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần tham khảo cách phòng ngừa, điều trị nếu chứng tiêu chảy kéo dài; giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và sự phải triển của thai nhi. Dưới đây là tất cả những gì mẹ bầu cần biết để chấm dứt chứng tiêu chảy một cách an toàn, nhanh chóng.

co-bau-bi-dau-bung-tieu-chay-phai-lam-sao
Có bầu bị tiêu chảy – Nguyên nhân và cách điều trị mà mẹ bầu cần biết!

 

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, bà bầu (phụ nữ có thai) thường có dấu hiệu đi ngoài ra phân lỏng trên 3 lần trong 1 ngày. Tình trạng này xuất hiện phổ biến và có thể trở nên nặng hơn khi bà bầu đang ở 3 tháng cuối thai kỳ. Song, không phải phụ nữ có thai nào cũng bị tiêu chảy, một số trường hợp không bị. 

Remedies for Diarrhea During Pregnancy” – Tài liệu trên trang web của Healthline, do bác sĩ Fernando Mariz và cộng sự viết, cung cấp thông tin về nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tiêu chảy khi mang thai cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân khiến người đang có bầu bị đau bụng tiêu chảy, điển hình nhất phải kể đến:

Thói quen ăn uống

Sau khi biết mình có thai, nhiều người đã chủ động thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học hơn. Mặt khác, rất nhiều bà mẹ lại có quan điểm rằng: “ăn nhiều bổ con”; từ đó lượng thức ăn tiêu thụ trong một ngày có thể gấp đôi, gấp ba lần bình thường.

Dù thế nào đi chăng nữa, việc thay đổi thói quen ăn uống một cách đột ngột có thể gây khó chịu cho dạ dày của bạn. Nhất là khi ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đường ruột của bạn sẽ có nguy cơ cao nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus; dẫn đến tiêu chảy.

nguyen-nhan-khien-ba-bau-bi-dau-bung-tieu-chay
Thay đổi thực đơn ăn uống lành mạnh quá đột ngột có thể khiến bà bầu bị tiêu chảy

Một số loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng phổ biến khiến phụ nữ mang thai bị tiêu chảy đó là: E.coli, Salmonella, Shigella, Rotavirus, Cytomegalovirus, Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.

Đôi khi, dù đã chọn lọc, đảm bảo vệ sinh lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhưng do trong bữa ăn có quá nhiều đồ chứa chất đạm, mỡ,… nên cơ thể không tiêu hóa được mà phải đào thải ra ngoài thông qua tình trạng tiêu chảy.

Thay đổi nội tiết tố

Khi bước vào giai đoạn mang thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều biến động mạnh mẽ; gây mất cân bằng hormone. Lâu dần, tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của co bóp của nhu động ruột, dẫn đến hiện tượng đau bụng, tiêu chảy.

Một số nhà khoa học khác giải thích rằng: khi nội tiết tố có sự thay đổi bất thường, cơ thể sẽ tự động sản sinh, đồng thời giải phóng prostaglandin khiến cổ tử cung co thắt mạnh hơn, khiến người có thai bị đau bụng tiêu chảy trong thời gian dài.

nguyen-nhan-khien-co-bau-bi-dau-bung-tieu-chay
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng tiêu chảy

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng sinh, thuốc trung hòa axit có chứa magie, thuốc nhuận tràng, thuốc ức chế cholinesterase, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, prostaglandin,… đều được coi là nguyên nhân khiến phụ nữ có bầu bị đau bụng tiêu chảy.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin trước sinh rất tốt cho sức khỏe của cả thai nhi lẫn mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu bổ sung không đúng cách, những vitamin này có khả năng khiến mẹ bầu đau dạ dày và gây ra tiêu chảy.

Các bệnh lý về đường ruột

Hội chứng kích thích và các bệnh đường ruột như viêm đại tràng vi thể, Crohn, Celiac cũng có nguy cơ gây nên triệu chứng tiêu chảy ở bà bầu.

Một số nguyên nhân khác

Nếu bị đau bụng tiêu chảy trong thời kỳ mang thai, rất có thể bạn đã tích trữ quá nhiều nước. Một số thực phẩm chứa hàm lượng nước cao phải kể đến: dưa hấu, cam, nho, dâu tây, cà chua, củ cải, mơ, dứa,…  

Ngoài ra, bị ngộ độc thực phẩm hay không dung nạp lactose cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.

5 biện pháp an toàn giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu

Trên thực tế, phần lớn các trường hợp tiêu chảy khi mang thai đều tự khỏi, không cần điều trị. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể áp dụng một vài cách sau để rút ngắn thời gian bị tiêu chảy ngay tại nhà:

Uống đủ nước

Khi có bầu bị đau bụng tiêu chảy, cơ thể sẽ nhanh chóng mất nước và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thế nhưng việc uống và nạp quá nhiều nước thông qua thực phẩm cũng có thể gây ra tiêu chảy. Vì thế, trong thời gian đầu mang thai, bà bầu nên uống từ 1.8 – 2 lít nước/ngày. Đối với những ngày cuối thai kỳ, bà bầu cần uống nhiều nước hơn, từ 2 – 2.5 lít nước/ngày.

cach-dieu-tri-tinh-trang-tieu-chay-o-me-bau
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu

Lưu ý: Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối hay những tháng đầu đều cần tránh uống những loại nước hoa quả, nước ngọt có gas, chỉ nên uống nước đun sôi để nguội, trà hoa cúc hoặc nước khoáng!

Ăn nhạt

Mặc dù mỗi người có từng khẩu vị khác nhau, thế nhưng theo một số nghiên cứu cho thấy việc tỷ lệ bị tiêu chảy của người ăn nhạt thấp hơn rất nhiều lần so với người ăn mặn. 

Vì thế, ngay khi có những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, phụ nữ có thai nên ăn nhạt, tiết chế gia vị.

Tăng cường bổ sung sữa chua

Việc bổ sung những vi sinh vật nhỏ, có lợi cho đường tiêu hóa là một phương pháp rất tốt để cải thiện sức khỏe đường ruột. Vì thế, khi có bầu bị đau bụng tiêu chảy, các bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu nên ăn sữa chua – giải pháp điều trị tiêu chảy đơn giản, hiệu quả tại nhà nhưng không hề đắt đỏ.

Sỡ dĩ, loại thực phẩm này có khả năng tạo ra các axit lactic tiêu diệt hại khuẩn, từ đó chứng tiêu chảy nhanh chóng được cải thiện. Không những thế, sữa chua còn giúp cơ thể sản sinh ra nhiều lợi khuẩn trong đường ruột; giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ đau bụng, tiêu chảy một cách đáng kể.

Nghỉ ngơi

Khi bị tiêu chảy, các bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức nhanh. Vì thế, hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể có thời gian hồi sức!

bien-phap-cai-thien-tinh-trang-dau-bung-tieu-chay-o-me-bau
Các mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị đau bụng, tiêu chảy

Bổ sung thực phẩm chức năng

Khác với thuốc – tác động trực tiếp vào quá trình chuyển hóa các chất, làm thay đổi bệnh lý và sinh lý (có thể tác động trực tiếp lên thai nhi), qua đó sửa chữa và cải thiện những tổn thương trong cơ thể, thực phẩm chức năng an toàn cho phụ nữ mang thai, được sử dụng để bổ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể; giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm bớt nguy cơ bệnh tật – theo Bộ Y tế năm 2004.

Do đó, nếu bị đau bụng, tiêu chảy khi đang mang thai, mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm chức năng để cơn tiêu chảy nhanh chóng được ngừng lại. Vậy bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên uống thuốc gì?

Tràng Phục Linh là một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe nổi tiếng, được điều chế từ các thành phần dược liệu thiên nhiên, an toàn với phụ nữ có thai và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị chứa ImmuneGammachế phẩm điều biến miễn dịch tự nhiên, giúp giảm nhanh các triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đồng thời tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Do vậy, Tràng Phục Linh được coi là viên uống “cứu cánh” cho bà bầu trong những ngày bị tiêu chảy. 

vien-uong-cai-thien-chung-tieu-chay-o-phu-nu-co-thai
Tràng Phục Linh – Giải pháp hoàn hảo cho những người mang thai bị tiêu chảy

Khi mới bắt đầu sử dụng Tràng Phục Linh, mẹ bầu có thể uống từ 2 – 3 viên/lần, ngày uống 2 lần. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ để sản phẩm đạt kết quả tốt nhất.

Để mua Tràng Phục Linh chính hãng, quý khách có thể truy cập điểm bán Tràng Phục Linh để tìm nhà thuốc gần nhất có bán sản phẩm. Hoặc liên hệ trực tiếp đến 1800 1506 (miễn cước) để được các dược sĩ có chuyên môn tư vấn và hỗ trợ đặt hàng trực tuyến!

Những câu hỏi khác liên quan đến vấn đề tiêu chảy của bà bầu

Mới có thai có bị tiêu chảy không?

Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng và hệ tiêu hóa của mẹ bầu sẽ yếu hơn bình thường. Do vậy, chỉ cần tiêu thụ các thức ăn “lạ”, ngay lập tức, cơ thể sẽ có phản ứng bằng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy. 

Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng là nguyên nhân khiến cho dạ dày không kịp thích ứng, gây ra tiêu chảy. 

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Để tránh tiêu chảy tìm đến, các chị em mang thai cần chú ý chế độ ăn uống hàng ngày, tăng cường các thực phẩm như:

  • Chuối

Pectin inulin – 2 chất xơ hòa tan trong chuối có vai trò tăng sinh khối phân cầm tiêu chảy, cân bằng lợi khuẩn đường ruột. Hơn nữa, lượng kali dồi dào trong chuối sẽ bù lại lượng điện giải bị thất thoát sau mỗi lần đi cầu. Vì thế, người có bầu bị đau bụng tiêu chảy nên ăn ít nhất từ 2 – 3 quả chuối mỗi ngày cho đến khi hệ tiêu hóa bình thường trở lại.

  • Táo 

Khi vào cơ thể, lượng pectin trong táo sẽ phân hủy tạo nên lớp màng bảo vệ, ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột. Quá trình này cũng tạo ra prebiotic giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây tiêu chảy. Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn 1 quả táo/ngày.

bau-bi-tieu-chay-nen-an-tao
Phụ nữ mang thai nên ăn 1 quả táo/ngày để giảm thiểu tình trạng đau bụng tiêu chảy
  • Sữa chua

Các loại lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp cơ thể cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó giảm thiểu tình trạng đau bụng, tiêu chảy ở mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn từ 1 – 2 hũ sữa chua trong 1 ngày để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

  • Cơm trắng

Thành phần chính của gạo là carbohydrate nên cơ thể sẽ tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng hơn so với khi ăn những loại thực phẩm giàu chất béo hoặc protein. Mặt khác, khi vào cơ thể, tinh bột trong gạo sẽ phần nào hút nước, khiến kết cấu của phân trở nên đặc hơn, hạn chế tình trạng đi ngoài phân lỏng.

  • Bánh mì, bánh quy

Cũng giống như cơm, tinh bột trong bánh mì sẽ hút nước trong lòng ruột, khiến quá trình tiêu hóa bị chậm đi. Ngoài ra, việc tiêu hóa những thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh tế như bánh mì cũng sẽ dễ dàng hơn.

Trong trường hợp nhà không có sẵn bánh mì, mẹ bầu hoàn toàn có thể thay thế bằng bánh quy. Lượng muối vừa phải trong bánh có tác dụng làm chậm quá trình mất nước và lấy lại sự cân bằng điện giải cho cơ thể.

thuc-pham-can-bo-sung-khi-bi-tieu-chay
Mẹ bầu nên bổ sung bánh mì hoặc bánh quy khi bị tiêu chảy
  • Khoai lang

Khoai lang nói riêng và các loại củ quả thuộc họ nhà khoai nói chung đều chứa nhiều enzym có lợi cho tiêu hóa. Đặc biệt, chúng còn bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, ví dụ như: vitamin A, B, C, Kali,… giúp giảm thiểu tình trạng tiêu chảy khi đang mang thai.

Khi ăn, mẹ bầu có thể luộc hoặc hấp khoai cùng một chút muối để tạo vị. Tránh xào hoặc chiên khoai vì cách làm này sẽ làm hao hụt chất dinh dưỡng trong khoai và có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.

Ngoài ra, khi mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn gỏi, tiết canh, những món ăn tái sống và hải sản (cá biển, tôm, ốc,…) nếu bạn đã từng có tiền sử đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này.

Có bầu bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Một số thực phẩm dễ gây đau bụng, tiêu chảy mà mẹ bầu cần phải tránh đó là: củ sắn, nấm (các loại nấm mọc tự nhiên, không rõ nguồn gốc hoặc có màu sặc sỡ), thịt cóc, cá nóc, các chế phẩm từ sữa,…

Đang có thai uống thuốc đau bụng có sao không?

Hơn 85% phụ nữ sử dụng một vài loại thuốc trong thai kỳ và tỷ lệ uống thuốc giảm đau khi mang thai chiếm tới hơn 50%. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai đồng nghĩa với việc thai nhi sẽ gia tăng 3% nguy cơ dị tật bẩm sinh và 15% nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc với liều lượng thích hợp, thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng.

Vì vậy, khi đang có bầu nhưng bị đau bụng tiêu chảy, mẹ bầu vẫn có thể uống thuốc đau bụng nhưng cần tuân thủ liều lượng mà dược sĩ, bác sĩ chỉ định.

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên uống thuốc gì?

Theo Dr Vitamin, tùy vào từng trường hợp cụ thể, các y bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc đặc trị dành cho bà bầu như sau: Optibac Probiotic hồng, Bayer Elevit Probiotics, New Diatabs, Spobio Sos Livespo, Bioflora, SmectaGo, Normagut,…

Khi muốn muốn bất cứ loại thuốc nào trong thai kỳ, mẹ bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn để được tham vấn và hướng dẫn cụ thể.

Lưu ý: Nếu tình trạng đau bụng, tiêu chảy vẫn diễn ra liên tục hoặc trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện để tầm soát bệnh và có những biện pháp điều trị phù hợp. 

Bà bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Việc có bầu bị đau bụng tiêu chảy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, khi mẹ bị mệt mỏi, mất nước, ăn uống kém,… thai nhi sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, một số ít trường hợp thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ.

Do đó, khi bị tiêu chảy, mẹ bầu cần phải xử trí kịp thời; tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

ba-bau-bi-tieu-chay-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong
Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi

Khi nào mẹ bầu bị tiêu chảy cần khám bác sĩ?

Nếu tình trạng đau bụng, tiêu chảy không thuyên giảm sau 2 – 3 ngày hoặc có nhiều triệu chứng khác kèm theo (ví dụ: sốt, nôn, phân chứa máu, bụng đau dữ dội, không có nước tiểu trong hơn 5 tiếng, đau đầu, tim đập nhanh,… ), mẹ bầu cần đến các cơ sở ý tế uy tín để tầm soát và có những can thiệp kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng đau bụng tiêu chảy ở phụ nữ có thai. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp về vấn đề có bầu bị đau bụng tiêu chảy, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ đến số 1800 1506 , chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể!

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • le thi hien đã bình luận

    29/04/2018 15:00

    chào bs ạ.e mang thai 8thang rồi và đg bị tiêu chảy khoảng 5 ngày rồi,ngày đi ngoài 3den 4lần.cho e hỏi làm tn để khoi a
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      25/11/2022 10:00

      Chào bạn! Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu. Tùy nguyên nhân sẽ có cách trị khác nhau. Trong thư bạn chưa mô tả chi tiết các dấu ...[Xem thêm]
  • Thuỳ Linh đã bình luận

    01/03/2018 04:44

    Chào bs: hiện e đang mang bầu dc gần 8 tuần, mấy hôm nay e thường đau bụng đi ngoài sau khi ăn, chỉ cần ăn 1 ít vào là ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      30/11/2022 14:19

      Chào bạn! Đau bụng đi ngoài sau ăn là dấu hiệu trong nhiều vấn đề sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, bệnh lý về đại tràng, ...[Xem thêm]
  • Thuỳ linh đã bình luận

    05/06/2017 13:03

    Cho em hỏi, e bị đau bụng từ lúc 9g mấy tới giờ cứ lâm râm đau, sáng e có ăn 2 miếng đu đủ và có ăn cái bánh ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      08/06/2017 14:22

      Chào bạn Linh! Không biết ngoài triệu chứng trên bạn có bị rối loạn tiêu hóa đi cầu nhiều lần không bạn? Bạn có thấy chướng bụng hay sôi bụng gì ...[Xem thêm]
  • vũ tiến quang đã bình luận

    23/05/2017 19:01

    xin chào bác sĩ! Cho em hỏi vợ em 26 tuổi, 2 hôm nay bị đau bụng, đi ngoài 5-6 lần phân lỏng. Vậy là bị làm sao ah?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      21/07/2017 09:09

      Chào anh Quang! Theo như triệu chứng anh chia sẻ thì có thể chị bị Rối loạn tiêu hóa anh nhé. Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt bất ...[Xem thêm]
  • Nhung đã bình luận

    26/04/2017 18:43

    E bị đau bụng ở rốn đi ngoài lúc đặc lúc loãng có cảm giác đi ngoài những k đi được. e có bầu được 3 tháng roi
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      18/07/2017 09:02

      Chào bạn Nhung! Không biết bạn bị tình trạng bệnh trên lâu chưa bạn? Ngoài triệu chứng trên bạn đi phân có nhầy máu gì không bạn? Bạn có thấy đau ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...