Bé 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy: Cha mẹ cần theo dõi và xử trí an toàn
Bé 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy sẽ không có gì đáng lo ngại nếu xuất hiện thêm một số triệu chứng bất thường khác. Một trong số nguyên nhân gây tình trạng này có thể do dị ứng, táo bón hoặc tiêu chảy…. Vậy làm sao để nhận biết cũng như điều trị dứt điểm tình trạng này cho bé? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
Trẻ 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy là do táo bón lâu ngày, tiêu chảy, dị ứng…..
Khi trẻ đi ngoài phân nhầy sẽ như thế nào?
Thông thường chất nhầy trong phân của trẻ sẽ xuất hiện những vệt rõ ràng hoặc có độ đặc giống như gel. Và nếu chất nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường bố mẹ sẽ nhìn thấy sự nhầy nhụa trong bỉm của bé.
Phân không chỉ có chất nhầy mà nó còn biến đổi thành màu xanh có sợi dây, có vài trường hợp phân giống thạch.
Nguyên nhân bé 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy
Dị ứng đồ ăn và chế độ ăn chưa phù hợp
Nguyên nhân khiến bé 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy có thể là do dị ứng thức ăn hoặc khẩu phần dinh dưỡng ăn hàng ngày không phù hợp với cơ địa của bé.
Mặc dù tình trạng này không phổ biến nhưng việc cho bé ăn quá nhiều đồ ăn rắn hoặc thay đổi sữa mới có thể gây tiêu chảy. Hơn nữa, nếu tình trạng này xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ còn đang bú mẹ thì việc thay đổi chế độ ăn của mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến con. Để nhận biết tình trạng này mẹ có thể quan sát sự thay đổi bất thường về độ đặc cũng như màu sắc của phân.
Do đó, để cải thiện tình trạng này mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trong khẩu phần và chế độ dinh dưỡng của bé để ngăn ngừa đau dạ dày, giảm nguy cơ bị tiêu chảy.
Trẻ đi ngoài có chất nhầy do dị ứng thức ăn
Táo bón
Táo bón gây khó khăn trong việc đi ngoài vì thế bé 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy kèm theo phân cứng hoặc có máu trong phân cũng có thể do táo bón gây nên. Vậy nên bổ sung chất xơ từ rau củ quả chính là phương pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng trên.
Tuy nhiên, nếu tình trạng không chuyển biến tích cực thì nên đưa con đi khám ngay nếu thấy máu nhiều hơn, máu có thể biến mất nhưng lại quay lại trong vài ngày sau đó, tiêu chảy có máu (một vài trường hợp sẽ không có chất nhầy xuất hiện).
Bé đi ngoài có chất nhầy do nhiễm khuẩn
Môi trường sống là yếu tố quan trọng quyết định tới sức khỏe của bé. Nếu bé sống trong điều kiện không đảm bảo sạch sẽ và vệ sinh có thể mắc bệnh như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, tấn công của virus Salmonella; Shigella vào cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất là trẻ có biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, trẻ đi ngoài ra máu hoặc phân có chất nhầy.
Bé 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy do bị tiêu chảy
Bé bị tiêu chảy thường sẽ xuất hiện theo tình trạng đi ngoài ra nhiều nước, phân lỏng, có thêm chất nhầy trong phân. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể nhận biết con bị tiêu chảy thông qua vài dấu hiệu sau:
- Hoạt động của nhu động ruột nhiều hơn bình thường.
- Trẻ mệt mỏi liên tục quấy khóc, oằn mình hoặc có thể một vài biểu hiện bất thường khác.
- Ít đi tiểu đây cũng là một trong những nguyên nhân cho thấy con đang bị mất nước.
- Thay đổi thực đơn ăn hàng ngày khiến cho thể bé không hấp thu kịp cũng sẽ dẫn tới tiêu chảy
- Cơ thể bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus tấn công.
Tiêu chảy phân lỏng, ra nhiều nước và kèm theo chất nhầy trong phân
Tuy bệnh có thể tự khỏi hoặc nhanh chóng chấm dứt nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Nhưng nếu không được điều trị sẽ làm cơ thể bé bị mất nước từ đó có thể dẫn tới biến chứng nặng thậm chí là tử vong. Chính vì thế, nếu bé bị tiêu chảy dài hơn 2 ngày bố mẹ nên quan sát và đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân.
Một vài nguyên nhân khác
Tình trạng bé 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy thường không phải là cảnh báo của bệnh nguy hiểm. Nhưng với những trường hợp phân to bất thường hoặc phân có mùi lạ thì rất có thể đó là dấu hiệu của phân mỡ.
Nhắc tới nguyên nhân gây phân mỡ và phân nhầy thì có vô vàn những lý do khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là:
- Các vấn đề bệnh có liên quan đến gan: Gan không tốt sẽ kèm theo biểu hiện như vàng da, thay đổi sắc tố làm mắt vàng, tiểu tiện bất thường. Có một vài trường hợp có thể thấy phân có chất nhầy chuyển sang màu trắng hoặc màu nhạt hơn bình thường.
- Bé kém hấp thu: Nếu bé bắt đầu tập ăn những đồ ăn rắn thì việc mắc bệnh celiac, xơ nang làm cơ thể bé khó tiêu thụ chất béo.
- Gặp vấn đề về tụy: Cơ thể khó hấp thụ chất béo sẽ làm cho tuyến tụy hoạt động kém từ đó làm cho bé 3 ngoài có chất nhầy hoặc phân chuyển sang màu nhạt hoặc trắng.
Bé đi ngoài có chất nhầy là dấu hiệu của bệnh gì?
Dấu hiệu của táo bón kéo dài
Bé 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy cũng có thể là biểu hiện của táo bón. Táo bón gây tổn thương niêm mạc ruột khiến cho phân cứng, tác động vào thành ruột gây nên cảm giác đau rát, khó chịu. Chính vì thế, quá trình đi ngoài phân có thể lẫn tia đỏ hoặc chất nhầy màu trắng (chất nhầy màu đỏ là do quá trình va chạm với thành ruột gây chảy máu).
Rối loạn tiêu hóa
Trẻ đi ngoài có chất nhầy là dấu hiệu phổ biến của rối loạn tiêu hóa. Khi bé bị rối loạn tiêu hóa làm cho tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài từ đó xuất hiện chất nhầy trong phân.
Ngoài ra, mắc hội chứng kích thích ruột cùng sẽ làm chất nhầy trong phân nhiều hơn bình thường.
Rối loạn tiêu hóa là hệ quả của đi ngoài có chất nhầy ở trẻ
Bé bị tiêu chảy
Tình trạng viêm niêm mạc ruột ở trẻ thường xuất hiện khi ăn phải đồ ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc đồ ăn bị nhiễm khuẩn. Từ đó khiến cho đường ruột tiết lượng lớn chất nhầy khiến việc đi ngoài kèm theo chất nhầy.
Bên cạnh đó, nếu bé bị bệnh kém hấp thụ lactose mà vẫn ăn quá nhiều thực phẩm chứa lactose hoặc ăn nhiều hạt cũng có thể dẫn tới đi ngoài ra chất nhầy.
Trẻ bị viêm loét dạ dày
Bé 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy cũng là cảnh báo của bệnh viêm loét dạ dày. Nhiều cha mẹ cho rằng ở trẻ nhỏ thì không bị viêm tá tràng hay loét dạ dày. Nhưng thực tế, ở trẻ nhỏ hệ tiêu hóa kém nếu ăn đồ ăn không đảm bảo hoặc chế độ ăn không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Và khi gặp bệnh này làm tổn thương các tế bào ở niêm mạc dạ dày đây cũng là lý do khiến chất nhầy theo phân ra bên ngoài nhiều hơn. Tùy thuộc vào mức độ tình trạng bệnh có thể quyết định tới chất lượng chất nhầy ít hoặc nhiều.
Bệnh viêm ruột cấp tính
Chất nhầy trong phân nhiều khi các tế bào ở niêm mạc ruột bị tổn thương. Thêm vào đó, bé bị viêm ruột cấp tính cũng là do sự tấn công của vi khuẩn, virus, độc tố vào cơ thể đẩy nhanh tốc độ sản sinh chất nhầy. Từ đó làm cho chất nhầy trong phân nhiều hơn bình thường.
Cách điều trị bé 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy
Nếu để ý thấy con hiện tượng đi ngoài này kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm. Đặc biệt là trẻ 3 tuổi đi ngoài có nhầy máu trong phân thì bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám kịp thời. Tùy vào nguyên nhân và mức độ các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, có thể làm một số xét nghiệm nếu cần. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng khoa học để điều trị bệnh cũng như cải thiện tình trạng đi ngoài có chất nhầy ở trẻ:
- Thêm chất xơ từ rau củ vào chế độ, khẩu phần ăn của bé như rau, củ, hoa quả.
- Cho bé ăn bổ sung sản phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua.
- Nếu bẻ 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy do bị nhiễm trùng tiêu hóa thì ba mẹ nên tăng lượng chất lỏng vào cơ thể bé hàng ngày như uống sữa, uống nước lọc hoặc các đồ uống chứa chất điện giải….
- Nếu trẻ bị đi ngoài do dị ứng thực phẩm mẹ cần loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng, điều chỉnh lại khẩu phần ăn của bé.
Thay đổi thực đơn loại bỏ thành phần dị ứng để cải thiện tình trạng đi ngoài ở trẻ
Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?
Nếu trẻ 3 tuổi hoặc trẻ dưới 3 tuổi đi ngoài kèm theo một ít chất nhầy thì cha mẹ có thể yên tâm bởi dấu hiệu này có thể tự khỏi. Nhưng trường hợp đi ngoài kèm theo dấu hiệu sau thì hãy đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Đi ngoài có nhiều chất nhầy hơn bình thường.
- Ngoài việc bẻ 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy thì có thể xuất hiện thêm dấu hiệu khác như sốt, đau nhức hoặc tiêu chảy.
- Hệ miễn dịch của bé suy yếu vì tác dụng phụ của thuốc.
- Phân màu trắng và cơ thể bé trở nên mệt mỏi.
- Cơ thể bé có dấu hiệu mất nước, mắt trũng xuống, da khô môi nứt nẻ…..
- Đi ngoài có máu trong phân.
Chất nhầy trong đường ruột trẻ luôn được tiết ra để bảo vệ đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và thải chất thải ra bên ngoài. Và nếu thấy bé 3 tuổi đi ngoài có chất nhầy kéo dài trong nhiều ngày thì ba mẹ nên điều chỉnh ngay khẩu phần dinh dưỡng của bé. Đồng thời nên quan sát và theo dõi các tình trạng bất thường khác như bé quấy khóc, bé đi ngoài nhầy có máu để đưa bé đến bác sĩ và tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị thích hợp.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)