Tìm hiểu về chứng tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy là hiện tượng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến. Tiêu chảy được chia làm 2 dạng, cấp tính và mãn tính. Ở bài viết này, Tràng Phục Linh sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về tiêu chảy mãn tính, những nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả.

Định nghĩa về tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy mãn tính được hiểu là tình trạng đi ngoài phân lỏng kéo dài hơn 2 – 4 tuần. 

Biểu hiện:

Với người bị tiêu chảy mãn tính, những đợt tiêu chảy có thể không nhất thiết kéo dài liền mạch. Có những đợt tạm ngưng rồi sau đó lại tái phát.

Các biểu hiện thường gặp của tiêu chảy mạn tính như:

  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Phân có thể chứa nhiều nước hoặc sền sệt
  • Đôi khi có lẫn máu, sủi bọt
  • Người bệnh hay có những dấu hiệu đi kèm như là sôi bụng nhiều, đau bụng, thậm chí là nôn hay sốt.

Sự nguy hiểm:

Tiêu chảy mãn tính ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Ở mức độ nhẹ nhất, tiêu chảy mãn tính làm đảo lộn các thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn. Bạn luôn phải chịu đựng mệt mỏi, bất tiện, mỗi lần tìm tới nhà vệ sinh.

Lâu dần sẽ hình thành tâm lý sợ đi vệ sinh, cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng, mất ăn, mất ngủ, dẫn tới rối loạn dinh dưỡng và suy nhược.

Nguy hiểm hơn, nếu tiêu chảy kéo dài, không được xử lý đúng cách, bạn có thể rơi vào trạng thái suy kiệt nhanh chóng. Khi đó, cơ thể dần hao hụt nước và chất điện giải. Diễn biến tồi tệ nhất sẽ xảy ra, khi thận suy yếu, người bệnh bị sốc phản vệ và có thể dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn

Tiêu chảy mãn tính được lý giải là do những nguyên nhân cụ thể sau đây:

Hội chứng ruột kích thích: Là một dạng bệnh rối loạn chức năng tại ruột già, nhưng không có tổn thương thực thể. Người bệnh có thể gặp rất nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó tình trạng tiêu chảy là phổ biến nhất – do phân đi qua đại tràng quá nhanh. Tiêu chảy thường xảy ra sau khi ăn uống những thực phẩm lạ, kém vệ sinh hoặc tiêu chảy vào ban đêm.

Đọc thêm: Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?

Các bệnh truyền nhiễm: Một vài bệnh truyền nhiễm có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy mạn tính, ví dụ như những bệnh nhân HIV – AIDS thường bị nhiễm trùng mạn tính đường ruột gây nên các triệu chứng như tiêu chảy kéo dài do sự suy giảm của hệ miễn dịch.

Vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non: Vi khuẩn có thể lây lan từ đại tràng vào ruột non. Khi đó, vi khuẩn tiêu hóa một số lượng thức ăn, các sản phẩm đó không được ruột non hấp thụ và kéo theo nước rồi bài tiết ra ngoài gây tiêu chảy.

Sau nhiễm bệnh: Sau khi bị nhiễm các vi rút cấp tính, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng một số bệnh nhân bị tiêu chảy mạn tính. Những tác nhân gây tiêu chảy này thường xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn uống hay tiếp xúc trực tiếp với phân của người bị tiêu chảy. Một số có thể lây qua đường hô hấp.

Bệnh viêm ruột: Hiện tượng tiêu chảy mạn tính còn xuất hiện khi mắc các bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh viêm ruột non, ruột kết..

Bệnh ung thư đại tràng: Khi đại tràng hình thành các tế bào ung thư, bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai rất dai dẳng. Mầm mống ung thư xuất hiện ở các phần cuối của đại tràng có thể dẫn tới hiện tượng phân mỏng, dẹt. Hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy sẽ tiến triển ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian, khi khối u lớn dần.

Táo bón nặng: Tưởng rằng táo bón và đại tràng là hai cực thái đối nghịch nhau. Nhưng nếu bạn bị táo bón dài ngày, bạn cũng có thể phải đối diện với tình trạng tiêu chảy. Đó là bởi phân cứng có thể dẫn tới các vấn đề tương tự giống ung thư đại tràng, gây ra sự tắc nghẽn tạm của phân và trên chỗ tắc nghẽn là toàn bộ phân lỏng.

Kém hấp thu đường: Hiện tượng kém hấp thu đường hoặc không có khả năng tiêu hóa thành phần này cũng sẽ dẫn tới tiêu chảy.

Kém hấp thu chất béo: Không có khả năng tiêu thụ hoặc hấp thu chất béo xảy ra do tuyến tụy giảm men tiêu hóa chất béo hoặc của niêm mạc ruột non mà ngăn chặn sự hấp thu chất béo đã tiêu hóa.

Một số bệnh nội tiết:  Gây ra sự mất cân bằng hormone có thể gây tiêu chảy như cường giáp, addison, tiểu đường…

Lạm dụng thuốc nhuận tràng: Lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy mạn tính.

Các bước chẩn đoán bệnh

Hiện nay, chẩn đoán tiêu chảy mãn tính được tiến hành như sau:

Loại trừ những nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính, rối loạn men lactose, tiền sử mổ cắt dạ dày, cắt ruột non, nhiễm ký sinh trùng, do tác dụng phụ của thuốc và loại trừ bệnh hệ thống.

Xét nghiệm bạch cầu và máu trong phân, nội soi đại tràng , sinh thiết, chụp x-quang, nội soi dạ dày tá tràng. Nếu có tổn thương rõ ràng như ung thư, viêm loét đại tràng thì điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân.

Nội soi, chụp x-quang:

  • Nếu kết quả chụp nội soi, x-quang là bình thường, không có máu và bạch cầu trong phân thì xét nghiệm các thành phần khác trong phân như mỡ, chất điện giải.
  • Nếu phân có mỡ, có thể do bệnh rối loạn hấp thu, do viêm tụy mạn tính và nhiễm trùng đường ruột. Nếu phân không có mỡ, có thể gặp trong các bệnh thiếu men lactose, do tác dụng phụ của thuốc sorbitol, lactose và thuốc nhuận tràng khác.
  • Nếu khối lượng phân bình thường, có thể gặp trong các hội chứng ruột kích thích , tiêu chảy giả tạo.
  • Nếu nhiều phân, trên 1000g thì do tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng.

Để bổ sung đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán, cần làm thêm các phương pháp cận lâm sàng như xét nghiệm, nội soi, chụp x-quang…

Điều trị và phòng ngừa tiêu chảy mạn tính

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo triệu chứng.

Tiêu chảy do nhiễm trùng đôi khi có thể được điều trị bằng kháng sinh hoặc các loại thuốc khác. Tuy nhiên, chẩn đoán chính xác phải được chính xác tác nhân gây bệnh để có thể kê đơn thuốc phù hợp.

Tiêu chảy không phải do nhiễm trùng có thể khó chẩn đoán hơn. Đa phần trong các trường hợp điều trị bằng chế độ dinh dưỡng là điều cần thiết. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy có thể phải áp dụng điều trị ngoại khoa – bằng phẫu thuật, chẳng hạn như ung thư đại – trực tràng.

Nếu tiêu chảy mãn tính, thì bổ sung oresol thường xuyên là điều cần thiết phải làm. Người bệnh không nên uống các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì nó có thể làm cho hiện tượng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Nếu nhận thấy có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng thì cần phải tới bệnh viện ngày để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị hợp lý. Tuyệt đối không sử dụng thuốc tiêu chảy tùy tiện. Vì nếu như uống thuốc không đúng cách, bệnh có thể kéo dài và khó chữa hơn.

Dấu hiệu mất nước:

  • Khát nước nhiều; miệng khô
  • Da khô, nhăn nheo, hốc mắt trũng
  • Choáng váng, chóng mặt, giảm khả năng tập trung
  • Đánh trống ngực
  • Giảm lượng nước tiểu; nước tiểu chuyển màu vàng sậm
  • Cơ thể yếu ớt
  • Sốt
  • Ngất xỉu

Với trẻ sơ sinh và trẻ đang bú mẹ, cần cho các bé tiếp tục bú (bú nhiều hơn bình thường để bù nước và điện giải). Với những trẻ bú sữa ngoài thì thì cần thay thế bằng loại sữa không có đường lactose, đường lactose đã lên men hoặc các sản phẩm không có sữa.

Xem chi tiết hơn: Cách xử lý tình trạng tiêu chảy mãn tính  ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đồng thời, cần có biện pháp vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sạch sẽ như:

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Nên có nhà tiêu hợp vệ sinh, tránh đi tiêu bừa bãi
  • Tránh tập trung ăn uống đông người
  • Nên tránh xa những vùng đang có dịch.

Về chế độ ăn uống:

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi
  • Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn
  • Sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn và sinh hoạt
  • Chế biến và bảo quản thức ăn cần đảm bảo vệ sinh

Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp người bị tiêu chảy nhanh chóng phù hợp. Sau đây là những thực phẩm gợi ý dành cho những người bị tiêu chảy – Danh sách những thực phẩm mà người bị tiêu chảy nên ăn

Ngoài ra, những ai bị tiêu chảy kéo dài cũng cần kiêng khem một số loại thức ăn nhất định. Việc ăn kiêng phụ thuộc theo nguyên nhân gây bệnh nhưng áp dụng chung cho tất cả các trường hợp:

  • Hạn chế ăn dầu mỡ, đường, sữa.
  • Có một nguyên tắc quan trọng: chỉ nên ăn loại thực phẩm phù hợp với mình, nghĩa là loại thức ăn đó không gây tiêu chảy tăng lên, không bị chậm tiêu, chướng bụng, đầy hơi.
  • Phải kiêng những thức ăn, đồ uống mà cứ ăn vào lại bị tiêu chảy, mặc dù thực phẩm đó “bổ âm, bổ dương”

Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Từ 24/07-31/07: Tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Đông trùng hạ thảo trị giá 600.000đ. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Phạm Hồng Quảng đã bình luận

    12/07/2018 16:17

    E chào BS. 2 tháng trở lại đây e hay đi đại tiện phân lỏng nát .e có uống thuốc chống tiêu chảy nhưng ko khỏi. e ko có các triệu chứng ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      15/08/2018 16:17

      Chào bạn Phạm Hồng Quảng, Tình trạng phân lỏng nát kéo dài 2-3 tháng có thể gặp trong các bệnh lý đại tràng đường tiêu hóa bạn nhé. Theo triệu ...[Xem thêm]
  • chinh đã bình luận

    12/05/2017 21:55

    Cu nhà em bị đi ngoài phân lỏng, lúc có bọt và nhầy, đi ngoài 5,6 lần/ngày, bị được gần tháng nay rồi. Bé đang bị viêm đường hô hấp ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      19/07/2017 14:31

      Chào chị Chinh, Qua những triệu chứng chị chia sẻ, có nhiều khả năng bé bị rối loạn tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa như: chế ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

    Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...