Bệnh ung thư đại trực tràng – hậu môn: Biểu hiện & cách điều trị
Bệnh ung thư đại tràng hậu môn (UTĐT) là căn bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong ung thư đường tiêu hóa tại các nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam và các nước châu Á, UTĐT đứng thứ hai trong ung thư đường tiêu hóa sau ung thư dạ dày.
Mục lục
- Thực trạng mắc ung thư đại tràng hiện nay
- Ung thư đại trực tràng hậu môn là gì?
- Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại trực tràng – hậu môn là gì?
- Triệu chứng của ung thư đại trực tràng hậu môn
- Ai có nguy cơ mắc bệnh đại trực tràng – hậu môn?
- Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Biến chứng
- Điều trị bệnh ung thư đại trực tràng hậu môn
Thực trạng mắc ung thư đại tràng hiện nay
Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ ung thư đại tràng khá cao trong cộng đồng là cứ 17 người có 1 người bị ung thư đại trực tràng. Theo báo cáo từ Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, ung thư đại trực tràng là loại ung thư thứ ba phổ biến nhất ở nam giới Mỹ.
- Ung thư đại trực tràng ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ Mỹ gốc Tây Ban Nha, Mỹ Da Đỏ / Thổ Dân Alaska, hoặc Châu Á / Thái Bình Dương, và các bệnh ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ Mỹ gốc Phi.
- Tần suất chung của ung thư đại trực tràng tăng cho tới năm 1985 và sau đó bắt đầu giảm ở mức trung bình 1,6% mỗi năm.
- Tử vong do ung thư đại trực tràng xếp hạng thứ ba sau ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt đối với nam giới và thứ ba sau ung thư phổi và ung thư vú cho phụ nữ.
Ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Y Tế thì tỉ lệ mắc hay phát hiện mắc bệnh ung thư của nước ta ngày càng tăng. Đối với ung thư đại trực tràng thì đứng hang thứ tư chiếm khoảng 10-15% các loại ung thư sau các loại ung thư phổ biến hơn như: ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày. Và tỉ lệ ung thư đại tràng ở nam và nữ là tương đương nhau.
Ung thư đại trực tràng hậu môn là gì?
Ung thư đại trực tràng hậu môn bao gồm ung thư đại trực tràng và ung thư hậu môn. Đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau, và nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này. Bởi chúng đều có cùng vùng xuất phát bệnh và biểu hiện tương tự nhau. Tuy nhiên, bệnh ung thư đại trực tràng thường nguy hiểm hơn, bởi nó tác động đến toàn bộ ruột của bệnh nhân. Còn ung thư hậu môn cũng xuất phát từ trực tràng nhưng nó chỉ ảnh hưởng tới đoạn cuối cùng của ruột già.
Đại tràng của con người là một cơ quan trong hệ thống tiêu hóa, nó có dạng hình ống dài khoảng 1.2m. Nó bắt đầu từ cuối của ruột non (hồi tràng) của bạn đến hậu môn. Đại tràng có 3 chức năng chính.
- Tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm
- Tạo phân bằng cách hấp thụ chất lỏng và chất điện giải từ thức ăn
- Để lưu trữ và kiểm soát việc bài tiết ra ngoài của phân
Đại tràng phải của ruột già đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ nước và chất điện giải, trong khi bên trái là chịu trách nhiệm cho việc lưu trữ và bài tiết phân.
Ung thư là sự biến đổi của các tế bào bình thường thành các tế bào biến đổi có sự phát triển và nhân bất thường.
- Nếu không điều trị, các bệnh ung thư phát triển và cuối cùng lan truyền qua thành ruột kết liên quan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận.Cuối cùng, chúng lây lan đến các cơ quan xa như gan, phổi, não, và xương.
- Bệnh ung thư nguy hiểm bởi vì tăng trưởng không kiểm soát. Nó áp đảo các tế bào khỏe mạnh, các mô, và các cơ quan bằng cách lấy oxy, chất dinh dưỡng của họ, và lấn chiếm cả không gian của các cơ quan.
- Hầu hết các ung thư đại tràng là các loại ung thư khối u phát triển từ các tuyến dọc thành bên trong của đại tràng.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại trực tràng – hậu môn là gì?
Người mắc ung thư đại trực tràng thường do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Chế độ ăn uống nhiều chất mỡ và ít chất sợi từ thực vật.
- Những thương tổn tiền ung thư như polyp, viêm loét đại trực tràng xuất huyết, bệnh Crohn …
Triệu chứng của ung thư đại trực tràng hậu môn
Dưới đây là những triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng hậu môn:
- Bệnh nhân thường có những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài (dễ lầm với viêm đại tràng ) và táo bón (đôi khi xen kẽ những đợt tiêu chảy giống như hội chứng lỵ).
- Triệu chứng đi tiêu ra máu rất quan trọng. Tùy thuộc vị trí của ung thư mà người bệnh đi tiêu ra máu đỏ tươi hay phân đen. Người bệnh thường bị thiếu máu.
- Khoảng 3/4 bệnh nhân có triệu chứng đau bụng: đau ngay vị trí khối u hoặc đau dọc theo khung đại tràng. Thỉnh thoảng có cơn đau quặn bụng, nổi gò bụng và chướng bụng; sau khi trung tiện thì giảm đau và bụng xẹp.
- Ở giai đoạn sớm, bệnh thường khó phát hiện, nhưng khi bệnh nhân đến muộn thì bụng có thể đã bị chướng. Đôi khi sờ được khối u ở hố chậu phải, hố chậu trái hay ở thượng vị – thường là ung thư đã ở giai đoạn muộn di căn – thường gặp nhất là qua gan (75%) (sờ thấy gan to lổn nhổn, bụng báng). Thỉnh thoảng di căn sang xương, phổi, não và buồng trứng. Lúc này thể trạng bệnh nhân thường suy sụp.
Ai có nguy cơ mắc bệnh đại trực tràng – hậu môn?
Một số yếu tố nguy cơ do lối sống sẽ có liên quan trực tiếp tới bệnh ung thư đại trực tràng, hậu môn. Bởi thực tế, mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, cân nặng cùng sự vận động với nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng là một trong những nguy cơ cao nhất cho bất kỳ loại ung thư nào.
- Thừa cân hoặc béo phì: Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì thì nguy cơ phát triển và tử vong vì ung thư đại trực tràng sẽ cao hơn. Bởi tình trạng thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng cho cả nam và nữ, nhưng nguy cơ ở nam giới sẽ cao hơn.
- Thiếu hoạt động thể chất: Nếu bệnh nhân không hoạt động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Việc vận động nhiều hơn có thể giúp giảm nguy cơ gây bệnh.
- Hút thuốc: Người hút thuốc lá trong thời gian dài sẽ có nhiều nguy cơ phát triển và tử vong vì ung thư đại trực tràng hơn những người không hút thuốc. Hút thuốc là một trong những nguyên nhân ung thư phổi được nhiều người biết đến và có liên quan đến những loại ung thư khác như ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn.
- Uống nhiều rượu/bia: Ung thư đại trực tràng có liên quan rất nhiều đến việc uống rượu bia. Việc hạn chế uống rượu bia không quá 2 ly/ ngày ở nam giới và 1 ly/ ngày ở nữ giới có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, kể cả việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
- Cao tuổi: Những người trẻ tuổi có thể phát triển bệnh ung thư đại tràng, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên rõ rệt khi bệnh nhân lớn hơn 50 tuổi.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc pô-lýp tuyến: Phần lớn người bị ung thư đại trực tràng không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Tuy nhiên, có đến 1/5 số người bị ung thư đại trực tràng sẽ có thành viên trong gia đình mắc căn bệnh này.
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.
- Có hội chứng di truyền: khoảng 5% – 10% số người bị ung thư đại trực tràng có thừa hưởng khiếm khuyết gen và gây ra những hội chứng ung thư gia đình và làm cho người bệnh này mắc bệnh.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để xác định chẩn đoán các thầy thuốc sẽ cho bệnh nhân chụp X quang đại tràng có chuẩn bị, giúp chẩn đoán chính xác các khối u nhỏ hơn 2 cm. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất hiện nay là nội soi đại tràng và sinh thiết với ống soi mềm, giúp nhìn rõ khối u và làm sinh thiết.
Để tìm và đánh giá tình trạng di căn, bệnh nhân còn được làm xét nghiệm định lượng CEA. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác bao gồm:
- Siêu âm bụng.
- Chụp cắt lớp điện toán vùng chậu.
- Chụp phổi.
- Chụp hệ niệu có chuẩn bị và nội soi bàng quang.
Biến chứng
Tắc ruột là biến chứng thường gặp nhất (10 – 30%), nhất là ở đại tràng trái. Các biến chứng khác bao gồm: nhiễm trùng khối u, áp xe, viêm phúc mạc, rò ra ngoài thành bụng hay sang các tạng lân cận.
Điều trị bệnh ung thư đại trực tràng hậu môn
Đối với ung thư đại tràng hậu môn chưa biến chứng, phương pháp điều trị triệt để là cắt đại tràng. Đôi khi còn phải cắt bỏ toàn bộ một hay nhiều tạng bị ung thư xâm lấn hay di căn. Trường hợp ung thư di căn không thể cắt triệt để thì cắt bỏ đoạn ruột có khối u hoặc làm hậu môn nhân tạo, để đề phòng các biến chứng.
Trong trường hợp tắc ruột, phương pháp điều trị là cắt đại tràng kèm khối u hoặc làm hậu môn nhân tạo hoặc nối tắt nếu không cắt u được. Nếu khối u đã vỡ gây viêm phúc mạc thì phải cắt đại tràng có u và đưa hai đầu ruột ra ngoài.
Ngoài điều trị bằng phẫu thuật, người ta còn sử dụng hóa trị và miễn dịch liệu pháp 5 fluoro-uracil thường được dùng để điều trị bổ túc sau mổ hoặc kết hợp với levamisol, hay acid folinic cho các trường hợp có di căn xâm lấn. Không dùng xạ trị cho ung thư đại tràng vì dễ gây viêm nhiễm xạ cho các tạng trong ổ bụng.
Tử vong sau mổ ung thư đại tràng là khoảng 3 – 5% nếu chưa biến chứng và 20 – 30% nếu đã có biến chứng. Tiên lượng sống sau 5 năm tùy theo giai đoạn ung thư đại tràng (A: 70 – 85%; B: 50 – 60%; C: 25 – 45%; D: 0 – 6%).
Xem chi tiết: Các phương pháp điều trị và phòng ngừa ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng – hậu môn là căn bệnh khá nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp để bệnh không tiến triển nặng hơn.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)