Trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn gì?
Tiêu chảy cấp gặp khá nhiều ở đối tượng trẻ em khiến cơ thể bị mất nước, biếng ăn, đau bụng… Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của các bé. Bên cạnh việc điều trị, một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp các bé cải thiện tình trạng và giúp cơ thể mau hồi phục.
Mục lục
Tiêu chảy cấp là gì? Có nguy hiểm không?
Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy ví dụ như ngộ độc thực phẩm do salmonella, tụ cầu, nhiễm khuẩn, kí sinh trùng, hóa chất độc hại hoặc do ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
Do virus
Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chiếm 60%. ít nhất 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus.
Các virus khác: Adenovirus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy.
Do vi khuẩn
Điểm mặt những vi khuẩn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy cấp:
- E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp
- Trực trùng lị Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ
- Salmonella không gây thương hàn
- Campylobacter jejuni
- Vi khuẩn tả Vibrio cholerae 01
Do ký sinh trùng
Những vi trùng gây nên tình trạng này ở trẻ điển hình như:
- Entamoeba hítolytica
- Giardia lambia
- Cryptosporidium
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp dẫn tới mất nước và chất điện giải, giảm khối lượng tuần hoàn và dẫn tới trụy tim mạch và có thể gây ra tình trạng tử vong. Vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp xử lý và chăm sóc bé để các bé mau khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe.
Nếu thấy các bé đi phân lỏng 3 lần/ngày và dưới 14 ngày, thường là dưới 7 ngày mà phân không thấy máu, trẻ bị sốt, khát nước, biếng ăn, nôn trớ, đau bụng thì trẻ đang bị tiêu chảy cấp.
Tiêu chảy cấp được coi là bệnh nguy hiểm đặc biệt là đối tượng trẻ em, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, trường hợp nặng có thể gây tử vong. Khi trẻ bị lâm vào tình trạng mất nước nặng, cơ thể bị rút nước sẽ dẫn tới tử vong
Bên cạnh đó, trẻ có nguy cơ cao mắc suy dinh dưỡng do không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ trong quá trình đi ngoài nhiều lần. Một phần trẻ chán ăn, một phần do bố mẹ không dám cho ăn do sợ tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Hậu quả là sau mỗi đợt tiêu chảy trẻ lại bị suy dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Để rút ngắn thời gian mắc bệnh tiêu chảy, giảm bớt tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong trẻ em cần được bổ sung nước và chất điện giải bằng đường uống đồng thời có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Việc đầu tiên là cần nhanh chóng bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy. Hiện tượng tiêu chảy càng nhiều càng cần cho trẻ uống nhiều nước, ưu tiên các loại nước như nước rau, nước cháo, nước quả tươi, oresol…. Trẻ có dấu hiệu mất nước cần lập tức cho trẻ uống oresol với liều lượng như sau: trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml; trẻ từ 2 đến 10 tuổi uống 100 – 200ml; trẻ trên 10 tuổi uống theo nhu cầu. Lưu ý, số lượng dung dịch cần uống (ml) = cân nặng (kg) của trẻ x 75.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn cháo muối hoặc bột muối. Cần ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm như hàng ngày, không nên cho trẻ ăn các thực phẩm cứng như rau già, thịt nhiều gân xơ…Sử dụng các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như trứng tươi, cá tươi, thịt nạc tươi…
Tránh cho trẻ sử dụng các loại nước giải khát công nghiệp, các thức ăn chứa nhiều đường vì chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
Tiếp tục cho trẻ bú như bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, cho trẻ bú mẹ trẻ tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.
Với trẻ đang bú sữa mẹ nhưng mẹ không có sữa cần cho trẻ ăn như trẻ cùng độ tuổi được bú sữa mẹ. Có thể thay sữa mẹ bằng sữa bò hoặc sữa đậu nành với công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn.
Trẻ từ 6 tháng tuổi
Ngoài cho trẻ bú sữa cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng chút một, các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, trứng, sữa…
Nếu trẻ được ăn sữa bò và ngũ cốc và rau đun chín nhừ cũng không gây tăng lượng phân bài tiết, nếu chỉ ăn sữa bò đơn thuần hoặc sữa công nghiệp có thể gây tăng khối lượng phân.
Thức ăn cần được nấu mềm, nấu kỹ và cho trẻ ăn sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh đồng thời giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
Khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Đối với trẻ tiêu chảy, để giúp trẻ hồi phục nhanh hơn cần cho trẻ ăn thêm ngày một bữa trong vòng 2 tuần liền.
Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: Chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm lượng Kali, bê tacaroten, Vitamin C…
Chú ý:
- Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
- Nếu trẻ ăn sữa bò tiêu chảy tăng lên thì thay bằng sữa tương 10% hoặc sữa không có lactoza như (Isomil, olac) hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ.
- Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn bình thường.
Bé nên ăn gì khi bị tiêu chảy cấp?
Bên cạnh việc điều trị, một số thực phẩm rất tốt cho bé khi mắc tiêu chảy. Cha mẹ có thể cho trẻ kết thân với các thực phẩm sau trong thực đơn ăn uống hàng ngày để giảm tình trạng tiêu chảy cho bé:
- Chuối: Đây là thực phẩm tuyệt vời giúp bé ngừng tiêu chảy và không gây kích thích hệ tiêu hóa
- Gạo: Đây cũng là thực phẩm chống tiêu chảy được nhiều người biết đến, gạo là thực phẩm giúp làm giảm và chậm quá trình tiêu chảy diễn ra trong cơ thể bé.
- Táo: Đây là loại quả dễ tiêu hóa với trẻ, có nhiều chất xơ và cung cấp một lượng lớn nước để bù đắp cho lượng nước đã mất
- Bánh mì: Có tác dụng hấp thu các axit trong dạ dày, làm giảm tình trạng axit trong dạ dày từ đó giúp phòng ngừa tiêu chảy hữu hiệu.
- Sữa chua: Trong sữa chua có những vi khuẩn có ích có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp và làm khôi phục sự cân bằng thích hợp, giảm tiêu chảy cho trẻ.
- Khoai tây luộc: Khoai tây luộc thường khá nhạt mà lại thơm ngon nên sẽ không gây kích thích với ruột của trẻ.
Bố mẹ tham khảo để cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp.
Thực phẩm nên tránh khi bé bị tiêu chảy cấp
Các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì nếu dung nạp những thực phẩm này có thể làm triệu chứng tiêu chảy của bé nhà bạn càng trở nên trầm trọng hơn.
Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
Bên cạnh đó, trong chế độ ăn bạn nên cho trẻ tránh các thực phẩm như sữa, cà phê, thực phẩm gia vị, thức ăn chiên, dầu hoặc bất kỳ thực phẩm có đường nào khác khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn. Hãy duy trì một chế độ ăn nhạt cho trẻ cho đến khi bạn cảm thấy trẻ đang khá hơn trong một vài giờ sau đó.
Khi trẻ bị tiêu chảy, quá trình hấp thụ thức ăn tuy giảm hơn bình thường nhưng vẫn hấp thu qua ruột 60%. Vì vậy, để trẻ mau hồi phục và khỏi bệnh, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu khẩu phần ăn không đủ trẻ rất dễ bị sụt cân và dẫn tới suy dinh dưỡng.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)