Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa
Khi gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu tươi (đi cầu ra máu tươi) khiến người bệnh cảm thấy hoang mang không biết bản thân bị mắc bệnh gì. Có nguy hiểm hay không? Thực tế, đi cầu ra máu tươi là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh về hậu môn, trực tràng mà không ít người mắc phải. Cùng tìm hiểu nguyên nhân xảy ra hiện tượng này, cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.
Mục lục
Thế nào là hiện tượng đi ngoài ra máu tươi?
Đi ngoài ra máu (đi cầu ra máu) là tình trạng chảy máu ở hậu môn khi đi vệ sinh. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng mà lượng máu chảy ra khác nhau. Thông thường, đại tiện ra máu kèm theo các triệu chứng khác như hậu môn đau rát, ngứa, máu chảy dính ở phân…
Bất kỳ ai gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu tươi sau khi đi đại tiện đều cảm thấy giật mình. Triệu chứng này không nên chủ quan vì nó thường là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nào đó. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và người già.
Đại tiện ra máu tươi có thể do táo bón và tự khỏi, trường hợp này không nguy hiểm. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu có thể do những nguyên nhân khác nguy hiểm hơn. Nhiều trường hợp là triệu chứng của bệnh lý vùng hậu môn trực tràng – đại tiện chảy máu ra và có màu đỏ tươi. Lượng máu chảy ra khi đại tiện có thể ít hoặc chảy thành tia, thành giọt kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau vùng hậu môn tùy thuộc vào từng bệnh.
Nếu không xử lý kịp thời người bệnh có nguy cơ thiếu máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, viêm nhiễm hậu môn, mắc các bệnh lý hậu môn trực tràng gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu tươi, phải kể tới:
Táo bón
Táo bón là tình trạng đi ngoài phân khô cứng, muốn đi vệ sinh mà không đi được, phải rặn thật mạnh, thời gian đi ngoài lâu hoặc phải đi nhiều lần mới đi ngoài được.
Nếu quá 3 ngày bạn chưa đi đại tiện được hoặc đại tiện dưới 3 lần trong 1 tuần và có những cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay vón cục thì bạn đã bị táo bón.
Nhiều trường hợp muốn đi đại tiện nhưng không đi được nên phải rặn thật mạnh đến nỗi bật cả máu tươi, hậu môn bị đau rát, đại tiện rồi mà vẫn có cảm giác phân còn trong ruột. Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng đi ngoài ra máu tươi.
Xem thêm: 6 Cách trị táo bón đơn giản tại nhà
Bệnh trĩ
Đi cầu ra máu tươi là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ. Bệnh khá phổ biến và thường gặp ở người lớn tuổi. Người bệnh có các triệu chứng khác kèm theo như ngứa ngáy và khó chịu tại hậu môn.
Bệnh ở thể nhẹ xuất hiện máu dính ở phân hoặc trên giấy vệ sinh. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn máu có thể chảy thành tia hoặc giọt.
Bệnh có thể điều trị tại nhà nhưng nếu bị chảy máu nhiều khi đi vệ sinh hoặc không cảm thấy bớt đau sau khi điều trị nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Xem thêm : Đi ngoài ra máu sau uống rượu bia do đâu?
Nứt kẽ hậu môn
Một trong những bệnh lý gây đi ngoài ra máu phải kể tới là nứt kẽ hậu môn. Khi táo bón người bệnh rặn nhiều khiến ống hậu môn bị sưng phù, đỏ mọng gây nứt ống hậu môn nên dễ dẫn tới hiện tượng đi ngoài ra máu tươi.
Viêm nứt kẽ hậu môn thường đi kèm với bệnh trĩ với các triệu chứng điển hình như đau vùng hậu môn, đi đại tiện máu đỏ tươi thành giọt, đau lưng khi đi đại tiện, đau nhiều khiến người bệnh không dám ăn vì ăn nhiều lại phải đi đại tiện nhiều rất đau.
Polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng có triệu chứng đại tiện máu tươi với số lượng nhiều, trong nhiều trường hợp dẫn tới thiếu máu nặng. Đại tiện máu tươi từng đợt, ngay cả khi không táo bón cũng chảy máu. Những polyp có cuống dài và ở thấp gần ống hậu môn, polyp có thể sa ra ngoài. Để chẩn đoán bệnh bác sĩ thực hiện nội soi đại trực tràng.
Ung thư trực tràng
Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng đi đại tiện ra máu tươi hoặc máu đen. Khi bệnh tiến triển tới giai đoạn cuối trực tràng có dấu hiệu sa xuống, người bệnh bị táo bón hoặc tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, xanh xao.
Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Là bệnh lý về đường tiêu hóa gây đi ngoài ra máu tươi nhiều lần, tiêu chảy ra máu, có thể lẫn dịch nhày kèm theo sốt, đau bụng dưới. Để chẩn đoán bệnh cần phải soi đại trực tràng. Do đó, khi có biểu hiện triệu chứng này người bệnh cần phải đi khám ngay tại các trung tâm y tế để chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm: Viêm đại tràng gây đại tiện ra máu
Viêm túi thừa
Một số người có túi thừa hình thành trên ruột già và không có triệu chứng gì cho tới khi chúng bị nhiễm trùng gây viêm túi thừa. Trong một số trường hợp túi thừa bị chảy máu với biểu hiện có máu trong phân hoặc ngay cả không đi đại tiện vẫn bị chảy máu. Khi gặp phải tình trạng bị chảy máu cần đi khám để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Đi cầu ra máu tươi trong nhiều trường hợp là báo hiệu các bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Không nên chủ quan xem thường hoặc bỏ qua dấu hiệu này để tới lúc nặng mới thực hiện kiểm tra. Trên thực tế, có không ít các trường hợp phải gánh những biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe do tình trạng đi ngoài ra máu.
Đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?
Tình trạng đi ngoài ra máu tươi nếu không được khắc phục có thể dẫn tới những biến chứng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như:
Thiếu máu trầm trọng
Đi ngoài ra máu ở giai đoạn nặng đặc biệt như bệnh trĩ, máu có thể chảy thành giọt, thành tia dẫn tới mất máu trầm trọng khiến cơ thể xanh xao, chóng mặt, trí nhớ giảm sút gây nguy hiểm cho người bệnh.
Phụ nữ mang thai nếu thiếu máu làm suy nhược cơ thể, thai nhi kém phát triển, gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Sức đề kháng bị suy giảm
Mất máu do đại tiện ra máu khiến sức đề kháng bị suy giảm dẫn tới nguy cơ dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm khác có thể là những bệnh xã hội như sùi mào gà, giang mai, bệnh lậu…
Khả năng sinh lý bị suy giảm
Có nhiều trường hợp đi cầu ra máu thường kèm theo các triệu chứng như đau rát hậu môn, ngứa rát. Mỗi khi quan hệ tình dục dễ rơi vào tình trạng “sợ”, lảng tránh bạn tình do cảm giác đau rát nên chất lượng “cuộc yêu” bị suy giảm, hạnh phúc gia đình bị đe dọa.
Tác hại khác
Đi cầu ra máu khiến người bệnh mệt mỏi, tâm trạng luôn lo lắng, bất an khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, hiệu quả công việc bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, nếu đại tiện ra máu do bệnh lý như trĩ, viêm loét đại trực tràng chảy máu nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, hoại tử thậm chí đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Chữa đi đại tiện ra máu tươi như thế nào?
Đi ngoài ra máu tươi do nhiều bệnh lý khác nhau gây nên. Để điều trị triệt để bệnh người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây ra và có biện pháp điều trị phù hợp. Tùy từng trường hợp bệnh, lức độ bệnh nặng nhẹ mà có phác đồ điều trị khác nhau.
Có 2 cách điều trị đi ngoài ra máu tươi thường được áp dụng:
Điều trị nội khoa
Khi bệnh ở thể nhẹ và chưa phát triển phức tạp, sau khi thăm khám và xác định bệnh lý chính xác bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Chủ yếu sử dụng các loại thuốc bôi, uống và xông để giảm đau, chống viêm, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Điều trị ngoại khoa
Khi đi ngoài ra máu tươi tiến triển nặng gây ảnh hưởng tới các khu vực khác việc điều trị nội khoa không mang lại kết quả. Bác sĩ tiến hành điều trị ngoại khoa tùy thuộc nguyên nhân:
- Do trĩ: cắt búi trĩ
- Polyp đại trực tràng: cắt polyp…
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để trị đi cầu ra máu tươi như dùng rau diếp cá, nhọ nồi, ngải cứu…Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị mà không thực sự thay thế được biện pháp điều trị chính.
Đi ngoài ra máu nên ăn gì để chóng khỏi?
Phần lớn các trường hợp đi ngoài ra máu tươi thường do táo bón và trĩ gây nên. Để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi bạn nên ăn các thực phẩm cải thiện chứng bệnh trên.
Các thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung nhiều rau củ quả vào thực đơn để tăng lượng chất xơ có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón khá tốt. Một số loại rau phải kể tới như rau diếp cá, mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau đay, rau sam, rau cần…Các loại củ quả khác có tỷ lệ chất xơ cao như khoai lang, củ cải, cà rốt, đu đủ, thanh long, đậu đen, vừng đen…
Thực phẩm giàu magie: Magie có tác dụng chuyển hóa quan trọng trong cơ thể, đồng thời còn hỗ trợ giúp tăng cường nhu động ruột giúp đại tràng thực hiện chức năng trơn tru hơn. Các thực phẩm có hàm lượng magie cao phải kể tới như các loại rau xanh, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hật, hạt và quả hạch. Với những người thiếu magie nên ăn thêm những thực phẩm giàu magie khác như sữa, thịt, hải sản.
Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa tuyệt vời, nó giúp cơ thể thanh nhiệt, tăng sức đề kháng và rất cần thiết với người đang bị rách niêm mạc, chảy máu hậu môn, trực tràng. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: Cam, chanh, bưởi, kiwi, mận…
Thực phẩm giàu rutin: Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Vì vậy, rutin thường được dùng trong trường hợp mạch máu suy yếu, tổn thương niêm mạc hoặc các trường hợp chảy máu…Nguồn rutin dồi dào nhất hiện nay phải kể đến nụ hòe. Hoặc bổ sung rutin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm sau: lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má…
Phòng ngừa đi cầu ra máu tươi như thế nào?
Để hạn chế gặp phải tình trạng ra máu tươi tốt nhất bạn nên có biện pháp phòng tránh từ sớm. Dưới đây là một số nguyên tắc phòng tránh cần nhớ:
Chế độ ăn uống khoa học
Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không nên bỏ bữa, ăn uống đúng giờ. Các thực phẩm trong thực đơn hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh để tăng cường chất xơ, hạn chế táo bón và giải nhiệt cho cơ thể. Tránh những thực phẩm cay nóng, rượu bia, chất kích thích, thuốc lá…
Không nhịn đại tiện
Nhịn đại tiện là thói quen xấu dễ gây ra tình trạng táo bón dẫn tới tổn thương hậu môn. Tốt nhất nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, mỗi lần đi không nên cố rặn. Sau mỗi lần đi vệ sinh nên rửa ráy sạch hậu môn để hạn chế viêm nhiễm.
Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái
Khi tâm trạng lo lắng, bồn chồn khiến niêm mạc ruột co bóp nhiều hạn chế máu lưu thông khiến tình trạng bệnh ngày càng thêm trầm trọng. Hãy giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái không chỉ tốt cho sức khỏe tiêu hóa mà tốt cho sức khỏe chung.
Vận động thường xuyên
Vận động cơ thể mỗi ngày giúp thúc đẩy nhu động ruột và lưu thông máu. Một số bộ môn thể dục thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội, cầu lông…Không nên thực hiện các hành động như khuân vác nặng nhọc, làm việc sai tư thế, đứng hay ngồi quá nhiều.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)