11/02/2022 03:50
Đau bụng đi ngoài nhiều lần ở trẻ em - Nguyên nhân, cách trị
Đau bụng đi ngoài nhiều lần là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt là vào thời tiết mùa hè thức ăn dễ bị ôi thiu khiến cho vi khuẩn đường ruột có nhiều cơ hội tấn công hệ tiêu hóa của bé. Cần có biện pháp xử trí và phòng ngừa hiệu quả tình trạng trẻ bị đau bụng đi ngoài để các bé luôn khỏe mạnh.
Mục lục
Biểu hiện thường gặp
Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng đau bụng tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ theo dõi và có biện pháp xử trí khi trẻ gặp phải tình trạng này:
- Trẻ bị đau bụng quằn quại, tiêu chảy nhiều lần, phân tóe nước
- Có thể bị nôn trớ và sốt
- Bị nhẹ không bị mất nước và sốt cao, có thể điều trị tại nhà
Chú ý: Cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới tình trạng của trẻ cũng như thời gian bị bệnh. Bên cạnh theo dõi, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để xác định đúng bệnh, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Nếu các bé có triệu chứng sốt cao trên 39 độ C, đi ngoài 10 – 15 phút/lần, hiện tượng phân lỏng có nhầy, nôn liên tục nên đưa các bé đến cơ sở y tế để được thăm khám vì có thể đây là triệu chứng của tiêu chảy cấp.
☛ Tìm hiểu thêm: Đau bụng bên trái là bệnh gì?
Nguyên nhân khiến bé đau bụng đi ngoài nhiều lần
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra:
Do nhiễm trùng
Khi trẻ bị đau bụng hoặc đầy bụng xuất hiện vài ngày thì có thể nguyên nhân thường gặp nhất là hệ quả của bệnh lý nhiễm trùng như viêm phổi, viêm amidan, sốt rét, viêm gan hoặc bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Khi gặp phải trường hợp này cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị dứt điểm bệnh cơn đau bụng đi ngoài của bé cũng sẽ khỏi.
Do giun
Trẻ đau bụng đi ngoài nhiều lần do giun có triệu chứng đau không quá quằn quại nhưng dai dẳng và trở đi trở lại nhiều lần trong ngày, trong tuần. Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến bé bị đau bụng đi ngoài. Những cơn đau bụng này thường không khu trú tại một vị trí nhất định nhưng sẽ tập trung ở khu vực quanh rốn.
Đau bụng đi ngoài do giun tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng việc đưa trẻ tới viện để thăm khám rất cần thiết để xét nghiệm phân và tẩy giun càng sớm càng tốt.
Do ngộ độc thức ăn
Một trong những nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ở bé thường do tình trạng ngộ độc thức ăn. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau bụng kèm nôn, tiêu chảy, phân có lẫn máu.
Nếu ngộ độc thức ăn do vi khuẩn gây nên còn có thể khiến bé sốt và ớn lạnh. Những trường hợp này cha mẹ cần cho bé uống thật nhiều nước, bổ sung thực phẩm lỏng như cháo, súp để tránh cơ thể bị mất nước.
Với đau bụng đi ngoài do bất cứ nguyên nhân nào thì việc xử trí những cơn đau bụng ở trẻ cha mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh. Những thuốc này làm lu mờ triệu chứng của bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
☛ Tìm hiểu thêm: Đau bụng quặn từng cơn là bệnh gì?
Khi nào cần đưa trẻ gặp bác sĩ?
Một số trường hợp đau bụng đi ngoài biến mất sau 24 giờ nhưng nếu có những biểu hiện dưới đây cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay:
- Bé đau bụng dữ dội, không dám cử động, không có biểu hiện của tiêu chảy
- Bụng bị cứng, hoảng loạn khóc thét…đây có thể là biểu hiện cảu đau bụng cấp cần được điều trị ngay không rất nguy hiểm
- Nếu tiêu chảy, sốt cao, bỏ ăn và nôn thì cho bé đến bệnh viện vì là triệu chứng của tiêu chảy cấp
- Xuất hiện triệu chứng mất nước, nôn mửa quá nhiều
- Đi ngoài phân có máu
- Trẻ quá yếu thậm chí không thể tự đứng lên được
Đối với trẻ sơ sinh không được tự chữa tại nhà mà cần phải gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Điều trị và chăm sóc trẻ bị đau bụng đi ngoài nhiều lần
Dựa vào nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ở trẻ có biện pháp điều trị phù hợp. Trẻ được khám dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm của mỗi trẻ.
Điều trị có thể chỉ đơn giản là cho trẻ về nhà và hướng dẫn nghỉ ngơi, bù dịch và chế độ ăn uống phù hợp. Nhưng những nguyên nhân nghiêm trọng việc điều trị bao gồm cả nhập viện và phẫu thuật. Cha mẹ không tự ý mua thuốc điều trị có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Chăm sóc trẻ bị đau bụng đi ngoài bằng cách:
- Bổ sung cho trẻ nhiều nước hoặc chất điện giải oresol để bù lại lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy
- Vệ sinh, tắm rửa cho trẻ thật sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Môi trường sống cần đảm bảo sạch sẽ, đồ chơi và vật dụng của trẻ cần phải được khử trùng thường xuyên
- Sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn, tươi sống, không sử dụng thực phẩm để lâu ngày, thức ăn ôi thiu cho trẻ sử dụng
- Chế biến món ăn dưới dạng cháo, súp, canh giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu. Cho trẻ ăn nhạt, không ăn gia vị dễ kích ứng dạ dày như ớt, tiêu…
- Trẻ bị đau bụng đi ngoài liên tục, sốt cao thì nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được điều trị
Đau bụng đi ngoài nhiều lần nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ do đó cần xử lý ngay và dứt điểm.
Trẻ em đau bụng đi ngoài nên uống gì, ăn gì?
Nên ăn gì?
Một số thực phẩm dưới đây có tác dụng rất tốt giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài ở trẻ như:
- Bánh mì nướng
- Ngũ cốc
- Khoai tây
- Cơm, mỳ
- Thực phẩm giàu protein
Nguồn thực phẩm trên giúp bổ sung năng lượng cho bé và giúp bé lấy lại sức lực sau khi bị đau bụng tiêu chảy nhiều lần.
Các loại trái cây nên bổ sung cho bé như cà rốt (nấu chín), táo, chuối…Các loại trái cây này giúp cơ thể giữ nước, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chuối giúp phân đặc, sệt hơn sau mỗi lần đi ngoài đồng thời bổ sung kali cho cơ thể.
4 loại thực phẩm cải thiện chứng đi ngoài nhiều lần ở bé:
- Gừng: là gia vị khá dễ tìm và được xem như thần dược hỗ trợ tiêu hóa. Gừng có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng không gây ra co thắt quá mức nên thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, cải thiện đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn.
- Nước chanh: Giàu vitamin C và axit citric đều có tính kháng khuẩn trong đó vitamin C giúp kích thích và tăng cường hệ miễn dịch. Uống một lượng vừa đủ nước chanh không đường giúp cải thiện chứng tiêu chảy, bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể. Khi bé bị tiêu chảy hãy hòa một ít chanh với nước ấm, một chút muối cho trẻ uống giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. (Lưu ý: Không nên cho trẻ sơ sinh uống nước chanh).
- Gạo trắng: Đây là thực phẩm dễ tiêu hóa đặc biệt khi bé bị tiêu chảy. Gạo có tác dụng làm se và giúp phân của trẻ cứng hơn. Chúng là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời vì chứa nhiều carbohydrate. Ngoài ra, gạo còn giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có ích cho nhu động ruột bình thường. Nên cho bé ăn gạo trắng thay vì gạo lứt.
- Lựu: Nếu con bạn đã đủ lớn và có đủ răng để nhai hãy cho bé ăn lựu hoặc nước ép lựu pha loãng với nước. Cho bé uống mỗi ngày giúp cải thiện chứng tiêu chảy
Không nên ăn gì?
Để tình trạng đau bụng đi ngoài không tồi tệ thêm cha mẹ cần tránh những thực phẩm sau đây cho bé:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa : Khiến trẻ dễ bị tiêu chảy nặng hơn, còn các protein có trong sữa có thể khiến trẻ khó tiêu hóa. Thay vào đó cho bé uống sữa đậu nành để cơ thể dễ hấp thụ. Tuy nhiên, sữa chua là chế phẩm từ sữa lại rất tốt đối với bé bị tiêu chảy, giúp hỗ trợ tiêu hóa.
- Nước trái cây anh đào, mơ, lê, nước ép mận…không cho trẻ sử dụng. Cơ thể của bé chưa có khả năng tiêu thụ các loại đường trong trái cây và những loại đường này gây khó chịu cho bé. Với trẻ sơ sinh không cho sử dụng nước ép trái cây nào cả.
- Cá, tôm và các loại hải sản cũng không nên ăn. Trong nhóm thực phẩm này có chứa các protein kích ứng, có thể gây dị ứng cho trẻ, gây cho trẻ bị đau bụng và nôn trớ.
- Các loại đồ uống có ga, cồn, các loại thức ăn khó tiêu không nên cho bé ăn khiến tình trạng đau bụng đi ngoài càng thêm trầm trọng
Cách phòng tránh trẻ bị đau bụng tiêu chảy nhiều lần
Tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh” được bác sĩ và các chuyên gia khuyến cáo. Để phòng tránh đau bụng đi ngoài cho trẻ cha mẹ cần thực hiện các điều sau:
- Cần rửa tay bằng xà phòng và nước ấm cho trẻ thường xuyên đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
- Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch, chế độ ăn uống hợp vệ sinh
- Dọn dẹp phòng ốc, đồ chơi, đồ dùng khác cho bé
- Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ để pha sữa cho bé
- Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để tăng cường miễn dịch
- Tránh cho trẻ uống quá nhiều nước uống công nghiệp, có ga, đồ ăn nhanh…
- Mọi nghi ngờ về sức khỏe của trẻ các bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán và cách xử lý kịp thời.
☛ Tìm hiểu thêm: Ăn sáng xong bị đi ngoài – Nguyên nhân, cách chữa
Tư vấn miễn cước gọi
18001506-
11/11/2022 15:03
Chào bạn Lan! Chế độ ăn trong mấy ngày gần đây của bé như thế nào, có cung cấp đủ chất xơ hay không. Bé có uống bổ sung thêm thuốc ...[Xem thêm]
09/06/2021 19:52
-
13/06/2021 16:16
Chào bạn Trần Thị Minh! Với trường hợp con nhà bạn đang gặp phải, bạn nên cho con đi khám sớm để biết chính xác bệnh và có hướng điều trị ...[Xem thêm]
19/02/2020 10:12
-
20/02/2020 11:44
Chào bạn Minh Tuyền, Trường hợp này bạn nên cho bé tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sỹ, ngoài ra bạn kết hợp cho bé dùng ...[Xem thêm]
09/02/2018 20:35
-
03/12/2022 14:52
Chào bạn! Theo các dấu hiệu mà bạn mô tả rất có thể bé bị rối loạn tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm vi khuẩn, ký sinh ...[Xem thêm]
12/11/2017 11:05
-
26/12/2017 09:28
Chào bạn Nga! Qua triệu chứng bạn miêu tả trên rất có thể bé nhà bạn đang bị rối loạn tiêu hóa bạn nhé. Hệ vi sinh sinh lý bị mất ...[Xem thêm]
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)