Đau bụng quanh rốn là bệnh gì? Dấu hiệu, cách khắc phục

Khá nhiều người gặp phải triệu chứng đau bụng quanh rốn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng, có thể không nghiêm trọng nhưng có trường hợp nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu đau bụng quanh rốn do đâu và cách khắc phục hiệu quả.

Các kiểu đau bụng quanh rốn thường gặp

Đau ở nửa bụng trên rốn

Nếu bạn gặp trường hợp đau bụng ở nửa bụng trên rốn, có thể nghĩ tới một số bệnh lý như sau:

  • Bệnh lý về gan mật như: Viêm gan, ung thư gan, áp xe gan, sỏi mật, viêm túi mật cấp và mạn tính, giun chui ống mật,…
  • Bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày cấp và mãn, viêm loét hành tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày…
  • Bệnh lý đại tràng ngang như viêm đại tràng cấp và mạn, hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng, túi thừa đại tràng, lồng đại tràng…
  • Các bệnh lý khác như viêm tụy cấp, ung thư tụy, lách to, tắc mạch lách…

☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau bụng trên rốn dấu hiệu bệnh gì? Cách giảm đau

Đau ở nửa bụng dưới rốn

Nếu xuất hiện đau bụng ở vị trí này người bệnh còn có thể gặp như:

  • Viêm ruột thừa, đám quánh ruột thừa, ung thư đại tràng sigma, ung thư trực tràng..
  • Một số bệnh về hệ tiết niệu: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu.
  • Một số bệnh về hệ sinh dục nữ như: u nang buồng trứng xoắn, viêm buồng trứng, ung thư buồng trứng, viêm phần phụ, u xơ tử cung, ung thư tử cung…

☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau bụng dưới rốn dấu hiệu bệnh gì? Cách khắc phục

Đau toàn ổ bụng và không có vị trí xác định

Nếu gặp tình trạng đau bụng này cần lưu ý đến một số bệnh toàn thân hoặc tại chỗ như: Lao màng bụng, viêm phúc mạc, di căn ung thư tới màng bụng, lồng ruột, viêm ruột cấp tính…

Đau bụng quanh rốn liên quan bệnh gì?

Thoát vị rốn

Là tình trạng thường xảy ra với trẻ sơ sinh hoặc các bé lớn hơn, khi một phần nội tạng của cơ thể bị lồi ra ngoài do cơ bụng đóng không kín ở rốn. Với trường hợp này cơn đau ở vị trí quanh rốn hoặc tại vị trí thoát vị. Mỗi năm có khoảng 1% trẻ bị thoát vị rốn, 90% những trẻ thường tử vong cho tới khi lên 5 tuổi.

Tắc ruột non

Hiện tượng này xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ ruột non, khi bị tắc thức ăn không tiến sâu được vào đường tiêu hóa gây ra đau bụng quanh rốn kèm các triệu chứng khác như:

  • Đầy hơi ở bụng
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Sốt
  • Mất nước
  • Nhịp tim tăng
  • Buồn nôn và nôn
  • Táo bón nặng

Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Bệnh lý về dạ dày – tá tràng

Các bệnh lý về dạ dày tá tràng có biểu hiện đau bụng quanh rốn. Các biểu hiện của bệnh thường gặp như:

  • Đau bụng quanh rốn kèm theo triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, ậm ạch
  • Đau xuất hiện về đêm đặc biệt khi thời tiết thay đổi khiến người bệnh mất ngủ, giấc ngủ giảm sút, sụt cân, người gầy yếu, xanh xao

Bệnh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu không có thể dẫn tới hẹp môn vị, biến dạng hành tá tràng, sa dạ dày, thủng dạ dày.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể gây ra đau bụng quanh rốn âm ỉ sau đó trở nên dữ dội và quằn quại. Đau thắt mỗi khi ho hoặc vận động mạnh, có thể bị sốt. Khi có dấu hiệu của bệnh người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tránh biến chứng vỡ ruột thừa. Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.

Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp thường xảy ra do sử dụng chất có cồn, các loại thuốc, tác nhân truyền nhiễm hoặc sỏi mật. Trong một số trường hợp khi bị viêm tụy cấp người bệnh có biểu hiện đau bụng quanh rốn. Ngoài đau bụng, người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim tăng cao.

Với những trường hợp bệnh nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau là tình trạng đau sẽ giảm. Nhưng với những trường hợp nặng phải nhập viện để được can thiệp cần thiết.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thường gặp ở nữ giới và chủ yếu do vi khuẩn E.coli ở đường ruột xâm nhập tới niệu đạo, hậu môn gây ra nhiễm trùng. Đau bụng quanh rốn là một trong những triệu chứng của bệnh kèm theo nước tiểu đục hoặc ra máu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác.

Phình động mạch chủ

Động mạch chủ tăng kích thước hoặc biến dạng thành hình túi, hình thoi khiến thành mạch dễ bị vỡ. Những người có nguy cơ mắc bệnh này là người hay hút thuốc lá, người có tiền sử tiểu đường, tăng huyết áp. Bệnh nguy hiểm vì có thể gây vỡ mạch tại vị trí phình, có thể gây tử vong.

Các biểu hiện của bệnh: Đau bụng quanh rốn và đau lưng, các cơn đau đột ngột có thể lan xuống bẹn, mông và chân. Ngoài ra, bụng bị gồng cứng, cảm giác mạch đập mạnh ở vùng bụng. Người lo âu, tim đập nhanh, khó thở, hạ huyết áp…

Viêm đường tiêu hóa

Do chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học đặc biệt là khi sử dụng đồ ăn có chứa nhiều đường gây ra viêm đường tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh còn do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh. Người bệnh bị đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau quặn vùng bụng quanh rốn kèm buồn đi vệ sinh. Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ói mửa, sốt, đổ nhiều mồ hôi…

Ngộ độc thực phẩm

Hay còn có tên gọi khác là trúng thực khi ăn phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa chất gây ra ngộ độc. Tình trạng này thường do ăn phải thức ăn ôi thiu bị biến chất.

Người bệnh bị đau dữ dội ở vùng quanh rốn kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, người nóng, xuất hiện các triệu chứng như cảm cúm, có thể tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng trên 2 ngày cùng triệu chứng mất nước, chóng mặt, đầu óc quay cuồng…

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích còn có tên gọi khác như đại tràng co thắt, đây là rối loạn chức năng đại tràng nhưng không gây ra các tổn thương niêm mạc đại tràng. Bệnh có thể xuất phát từ nguyên nhân như vi khuẩn xâm nhập, thói quen ăn uống không khoa học, tác dụng phụ của thuốc.

Người bệnh có các biểu hiện : Đau bụng quanh rốn, đau quặn từng cơn, đau thượng vị xuất hiện sau khi ăn no hoặc sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ. Kèm theo đó là tình trạng rối loạn đại tiện, có thể táo bón hoặc tiêu chảy, ợ nóng, ợ hơi sau khi ăn nhất là khi uống rượu bia.

Viêm đại tràng

Bệnh thường nhầm lẫn với hội chứng ruojt kích thích do cùng gây ra những rối loạn hoạt động của đại tràng. Người bệnh viêm đại tràng bị đau quặn từng cơn có khi âm ỉ, đau bụng kèm cảm giác mót “đi ngoài, đau giảm sau khi đại tiện. Ngoài đau bụng người bệnh còn có các biểu hiện khác như người mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt có thể sốt.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Phần lớn các trường hợp đau bụng quanh rốn không quá nguy hiểm, nhưng người bệnh không nên chủ quan khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Khi gặp phải triệu chứng sau người bệnh nên tới trung tâm y tế:

  • Cơn đau kéo dài hơn 1 ngày nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị
  • Đi ngoài ra máu
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Vàng da
  • Sốt cao 
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Sưng hoặc đau phần bụng dưới

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng quanh rốn, do đó nếu thấy tình trạng này đi kèm các triệu chứng bất thường nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán đau bụng quanh rốn bằng cách nào?

Để xác định nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn, bác sĩ khám và xem xét tiền sử bệnh án của người bệnh, thực hiện kiểm tra thể

  • Xét nghiệm máu
  • Phân tích nước tiểu
  • Lấy mẫu phân để kiểm tra mầm bệnh
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, CT…

Người bệnh cần theo dõi cẩn thận khi bị đau bụng quanh rốn, nếu có vấn đề gì cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Cách xử trí khi bị đau bụng quanh rốn

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng trên rốn mà bác sĩ có phác đồ điều trị khác nhau. Nếu đau bụng quanh rốn xuất hiện kèm theo các triệu chứng bất thường người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được điều trị kịp thời. Đau bụng quanh rốn xuất hiện với tần suất ít và không có gì bất thường, người bệnh có thể cải thiện bằng cách:

Bạc hà

bac ha

Đây là cách khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt giúp thuyên giảm cơn đau ngay lập tức. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một ít bạc hà xay cùng một chút gừng, hạt của cây thì là, tỏi, bột hạt tiêu đen
  • Trộn chung với nước ấm, uống 2 lần/ngày

Mật ong

Mật ong không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp cho phái đẹp nhưng không phải ai cũng biết tới công dụng tuyệt vời của mật ong trong giảm cơn đau bụng buồn nôn.

Cách thực hiện rất đơn giản: Chỉ cần pha chừng 1 – 2 thìa mật ong chung với nước ấm và uống trực tiếp giúp cơn đau giảm nhanh chóng. Đây là phương pháp đơn giản không dùng thuốc mà mang lại hiệu quả tốt.

Nước giấm/rượu táo

Để cải thiện đau bụng quanh rốn bạn trộn 1 muỗng giấm/rượu táo nguyên chất với 1 ly nước ấm, thêm 1 thìa mật ong. Ngày dùng 2 lần cho tới khi cơn đau thuyên giảm.

Chườm ấm

chuom am

Để giảm đau bạn có thể chườm ấm để giảm cơn đau bụng bằng cách sử dụng một túi chườm nóng hoặc đổ nước nóng vào chai thủy tinh và cuộn vào khăn để chườm. Bạn có thể massage bụng và nghỉ ngơi thư giãn giúp giảm cơn đau bụng đang hành hạ

Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ. Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất caffein…

☛ Tìm hiểu thêm: Đau bụng quặn từng cơn là bệnh gì?

Hướng dẫn phòng tránh đau bụng quanh rốn

Thực tế, đau bụng quanh rốn có thể bị nhiều lần. Để phòng tránh và hạn chế những biến chứng mà nó gây ra cần thực hiện:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sử dụng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa. Hạn chế rượu bia, cafein, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thuốc lá…
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya, giữ tinh thần luôn thoải mái, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe bằng những bộ môn như yoga, bơi lội, đạp xe…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật hiệu quả
  • Khi xuất hiện những cơn đau quặn bụng từng cơn quanh rốn cần gặp bác sĩ để khám kịp thời, phát hiện bệnh tránh để lâu dẫn tới những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cập nhật lúc: 24/10/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Trần Tiến Trung đã bình luận

    12/11/2021 02:30

    Cho tôi hỏi cách nay 1.5 tháng là tôi đau bụng về đêm 2.3h sáng tới nay chỉ đau về đêm làm gián đoạn giấc ngủ khi đau tôi lấy ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      14/11/2022 10:08

      Chào bạn Trung! Đau bụng về đêm kèm cảm giác bị cứng nổi cục khi ấn vào quanh rốn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý khác nhau như <a href="https://trangphuclinh.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-2084/" ...[Xem thêm]
  • Quy đã bình luận

    22/07/2021 08:53

    Tôi bị đau từng cơn lâm râm ở quanh rốn là bị bệnh gì
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      21/11/2022 13:38

      Chào bạn! Bạn bị đau bụng từng cơn quanh rốn lâu chưa? Có kèm các dấu hiệu bất thường khác không? Ví dụ như chướng bụng, ợ hơi hay tính chất ...[Xem thêm]
  • Hoàng đã bình luận

    31/03/2021 23:08

    Mình bị đau bụng quanh rốn đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón. Lúc nào căng thẳng mất ngủ còn bị đau nhiều hơn.
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      08/04/2021 14:37

      Chào anh Hoàng! Với những thông tin anh cung cấp, rất có thể anh đang gặp phải hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt anh ...[Xem thêm]
  • Đặng Sơ Vũ đã bình luận

    07/08/2019 06:06

    Chào bác sĩ! Tôi hay bị đau bụng phần trên rốn sau đó lan sang bên phải. Đau quặn lên từng cơn, nhiều khi sau khi ăn xong là đau quặn ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      18/11/2022 15:14

      Chào bạn Vũ! Các dấu hiệu mà bạn mô tả có thể bạn đang mắc viêm đại tràng. Bạn nên sắp xếp thời gian đi thăm khám để được chẩn đoán ...[Xem thêm]
  • Triệu Thị Chọn đã bình luận

    24/06/2019 14:18

    Cháu bị đau bụng phần trên rốn bụng phình to có cảm giác chán ăn Có cảm giác Đau âm ỉ liên tục đã kéo dài đến 4 5 ngày ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      24/06/2019 14:46

      Chào chị, chị có đang gặp phải vấn đề gì về hệ tiêu hóa cần tư vấn không? Chị vui lòng chia sẻ thêm về các triệu chứng chị đang ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...