Đau bụng bên trái ngang rốn có nguy hiểm không?
Đau quặn bụng là hiện tượng khá phổ biến. Tất cả mọi người đều có khả năng mắc phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, vị trí đau bụng bên trái ngang rốn có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Vậy chúng là gì? cách chữa đau bụng bên trái ngang rốn? Hãy cùng Tràng Phục Linh tìm hiểu nhé!
Đau bụng trái ngang rốn là gì?
Bụng là khu vực giải phẫu được giới hạn bởi bờ dưới của xương sườn và cơ hoành ở trên, xương chậu ở dưới và 2 bên sườn. Đau bụng được sử dụng để mô tả những cơn đau bắt nguồn từ các cơ quan trong khoang bụng. Vị trí đau bên trái ngang rốn có những cơ quan khu trú như:
- Một phần của đại tràng (đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma).
- Ruột thừa.
- Niệu quản trái
- Hồi tràng (ruột non)
- Trực tràng
Đau bụng bên trái ngang rốn do nguyên nhân gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn khá phổ biến ở ruột già. Chưa tìm ra nguyên nhân, một số yếu tố nguy cơ có thể gây nên bệnh IBS như nhiễm trùng nặng, thường xuyên căng thẳng, hệ vi sinh đường ruột thay đổi… Đặc trưng của bệnh là không làm tổn thương các lớp niêm mạc trong đại tràng (1). Tuy nhiên lại gây ra một số tác động tiêu cực đến cơ thể bao gồm:
- Đại tràng co thắt dẫn đến đau bụng, trong đó có đau bên trái ngang rốn.
- Đầy hơi, chướng bụng liên quan đến việc đi tiêu.
- Tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ hoặc thường xuyên hơn.
- Tăng chất nhầy trong phân.
Các triệu chứng khác thường liên quan đến đầy hơi, tăng khí hoặc chất nhầy trong phân.
Ở những người với triệu chứng nhẹ có thể kiểm soát bằng thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và quản lý căng thẳng. Các trường hợp nặng hơn, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và nguy cơ dẫn đến lo lắng và trầm cảm.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc bên trong đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây nên bệnh có thể do hệ thống miễn dịch bị suy giảm, cơ thể nhiễm vi sinh vật, di truyền… Các triệu chứng thường phát triển theo thời gian thay vì đột ngột, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và vị trí xảy ra. Các dấu hiệu bao gồm:
- Những vết viêm, loét bên trong niêm mạc gây nên tình trạng đau bụng. Khi viêm tại vị trí “đại tràng xuống” sẽ gây đau bụng bên trái ngang rốn.
- Chuột rút.
- Đi tiêu ra một lượng máu nhỏ kèm trong phân.
- Giảm cân, mệt mỏi, sốt.
- Cảm giác muốn đi vệ sinh nhưng không có gì để đi.
Hầu hết mọi người có triệu chứng nhẹ và vừa. Quá trình điều trị ở mỗi người là khác nhau. Một số trường hợp cần thời gian dài để trị khỏi hoàn toàn.
Chứng khó tiêu
Khí thường được giữ lại trong đường tiêu hóa khi một người tiêu thụ thức ăn. Thông thường, lượng khí này sẽ đi qua trực tràng hoặc thực quản, không đáng lo ngại. Tuy nhiên khi nó được lưu giữ trong đường tiêu hóa có thể gây đau bụng và khó chịu.
Ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn là tình trạng rối loạn tiêu hóa do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, chứa vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng. Các triệu chứng ngộ độc thức ăn có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn với những dấu hiệu sau:
- Buồn nôn, nôn.
- Tiêu chảy ra nước hoặc có máu.
- Đau bụng.
- Sốt.
Tác động nghiêm trọng phổ biến nhất của ngộ độc thức ăn là mất nước và các muối khoáng cần thiết. Người trưởng thành có thể uống đủ nước để thay thế chất lỏng đã mất đi. Tuy nhiên ở người lớn tuổi hoặc trẻ sơ sinh, những người suy giảm miễn dịch hoặc bệnh mãn tính dễ gây mất nước hơn, nặng có thể phải nhập viện và truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Ung thư đại tràng sigma, trực tràng
Xem thêm: Đau bụng trên rốn dấu hiệu bệnh gì? Cách giảm đau
Ung thư đại tràng bắt đầu từ các tế bào trong trực tràng phát triển đột biến, không kiểm soát được. Các tế bào này tích tụ thành một khối u, theo thời gian phát triển xâm lấn và phá hủy các mô khỏe mạnh gần đó. Nguyên nhân có thể do đột biến gen di truyền.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư trực tràng:
- Thay đổi thói quen đi tiêu, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón hoặc đi tiêu thường xuyên hơn.
- Máu trong phân có màu hạt dẻ sẫm hoặc đỏ tươi.
- Cảm giác ruột không hoàn toàn trống rỗng.
- Xuất hiện những cơn đau bụng (thường đau âm ỉ ở vùng bụng bên trái do khối u cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn).
- Giảm cân không rõ lý do.
- Suy nhược hoặc mệt mỏi.
Sỏi thận
Sỏi thận là những cặn cứng được tạo thành từ các khoáng chất và muối hình thành bên trong thận. Chế độ ăn uống, thừa cân béo phì, sử dụng một số loại thuốc là một trong số những yếu tố gây ra bệnh (2).
Sỏi thận có thể ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào của đường tiết niệu từ thận đến bàng quang. Nếu sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, nó chặn dòng chảy của nước tiểu khiến thận sưng lên và niệu quản co thắt gây đau quặn có thể ở cả hai bên ngang rốn. Tại thời điểm đó, có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Đau quặn, dữ dội, đau nhói ở hai bên và lưng, dưới xương sườn.
- Đau lan xuống bụng dưới và háng.
- Đau và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu, đục hoặc có mùi hôi.
- Buồn nôn và nôn.
- Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm khuẩn.
Xem thêm: Đau bụng bên trái ở nữ giới cảnh báo bệnh gì
Khi nào đau quặn bụng bên trái ngang rốn cần đến gặp bác sĩ?
Nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt. Khi kèm những triệu chứng khác, tình trạng này có thể là dấu hiệu của những bệnh lý đường tiêu hóa, để chắc chắn không không có biến chứng nguy hiểm, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ:
- Đau bụng bên trái ngang rốn từng cơn kéo dài
- Đau rất nặng, dồn dập.
- Nôn mửa.
- Giảm cân nhưng không rõ nguyên nhân.
- Buồn nôn, choáng váng, ngất xỉu hoặc khó thở.
- Có máu trong phân.
- Đi tiêu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể thu hẹp phạm vi chẩn đoán đau quặn bụng bên trái ngang rốn của bạn bằng cách nói chuyện và hỏi triệu chứng mắc phải. Đồng thời bạn cũng có thể phải xét nghiệm máu để:
- Kiểm tra chức năng thận.
- Xem có mắc các bệnh nhiễm trùng hay không (làm tăng số lượng bạch cầu).
- Có thiếu máu hay không.
- Kiểm tra lượng đường trong máu.
Trong một số trường hợp có thể dễ dàng chẩn đoán chính xác mà không cần xét nghiệm thêm như bệnh táo bón. Nhưng một số trường hợp cần làm thêm một số phương pháp như:
- Nội soi đường tiêu hóa.
- Chụp cắt lớp vi tính.
- Siêu âm.
- Chụp X-quang.
Điều trị
Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân, thường bao gồm:
- Giảm đau: Cơn đau có thể không biến mất hoàn toàn khi sử dụng thuốc giảm đau nhưng nó sẽ dịu đi, giúp bạn dễ chịu hơn.
- Bổ sung chất lỏng: Người bệnh cần truyền chất lỏng vào tĩnh mạch để khắc phụ tình trạng mất chất lỏng và giúp đường tiêu hóa được nghỉ ngơi.
- Sử dụng thuốc khác điều trị triệu chứng.
- Phẫu thuật.
Cách chữa đau bụng bên trái ngang rốn
Hầu hết cơn đau bụng nhẹ sẽ biến mất mà không cần điều trị đặc biệt. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp ở nhà để giảm bớt cơn đau như:
1. Uống trà gừng
Củ gừng được sử dụng từ lâu như một phương thuốc chữa đau bụng và khó tiêu hiệu quả. Khả năng của loại củ này chưa được xác định chính xác nhưng một số nhà khoa học cho rằng nó chứa ginerols và shogaols giúp tăng tốc độ co bóp. Từ đó giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn, đặc biệt tốt cho người khó tiêu. Ngoài ra các chất khác trong gừng còn giúp giảm buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Cách thực hiện này cũng rất đơn giản, chỉ cần thái lát nhỏ gừng cho vào nước nóng. Để khoảng 10 phút, sau đó uống khi còn ấm.
2. Mật ong
Mật ong đã được sử dụng từ lâu với nhiều công dụng khác nhau như giảm đau bụng, kháng khuẩn, kháng virus, giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa. Loại thực phẩm này chứa chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ các gốc tự do gây tổn thương tế bào niêm mạc đường ruột.
Chỉ cần pha chừng 1 – 2 thìa mật ong với nước ấm sẽ giúp giảm cơn đau bụng nhanh chóng.
3. Chườm ấm
Nhiệt có thể giúp thư giãn, làm giảm chứng căng thẳng và cải thiện tình trạng khó tiêu. Vì vậy, chườm túi ấm vào bụng có thể giảm bớt triệu chứng đau quặn bụng bên trái ngang rốn.
Biện pháp này cần thực hiện trong khoảng 20 phút. Một số cách khác giúp giảm đau là tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm.
4. Bạc hà
Tinh dầu bạc hà ngoài cải thiện hơi thở còn giúp giảm đau và co thắt trong đường ruột, ngăn ngừa tình trạng nôn, tiêu chảy. Loại thảo dược này là phương pháp điều trị truyền thống cho chứng khó tiêu, xuất hiện khí trong đường ruột.
Có rất nhiều cách để cải thiện chứng đau quặn bụng bằng bạc hà như:
- Ăn sống.
- Pha trà.
- Bột hoặc nước ép.
- Viên kẹo ngậm.
5. Uống nhiều nước
Cơ thể cần nước để tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đồ uống hiệu quả. Mất nước khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn và khiến nặng thêm cơn đau bụng. Đặc biệt khi bị nôn, tiêu chảy trong ngộ độc thức ăn dẫn đến mất nước rất nhanh.
Mỗi người nên uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để cải tình trạng đau quặn bụng bên trái ngang rốn.
6. Quế
Nếu nguyên nhân gây đau quặn bụng bên trái ngang rốn do viêm đại tràng thì quế rất tốt trong trường hợp này. Một số chất trong quế như eugenol, cinnamaldehyd, linalol giúp chống oxy hóa, giảm nguy cơ kích ứng và tổn thương niêm mạc.
Ngoài ra, một số thành phần khác trong quế còn có công dụng giúp trung hòa acid để cải thiện tình trạng đầy hơi, khí, chuột rút và ợ hơi, chứng ợ nóng, khó tiêu.
Người bệnh có thể sử dụng bột quế hoặc một vài thanh quế vào bữa ăn hàng ngày. Một cách sử dụng khác là pha trà, uống 2-3 lần mỗi ngày.
7. Không uống rượu, bia, cà phê, nước uống có ga
Rượu, bia không tốt khi uống với lượng lớn và thường xuyên vì có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Cà phê, đồ uống có ga chứa nhiều khí, khi đi vào cơ thể gây tình trạng trướng bụng, khó tiêu, triệu chứng đau càng nặng hơn. Vì vậy, hãy thay thế đồ uống này bằng nước ép hoa quả, nước lọc…
Một số thực phẩm dễ kích thích đường tiêu hóa khác như đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ… bạn cũng cần hạn chế sử dụng.
8. Hoạt động thể chất
Ít vận động đôi khi gây táo bón dẫn đến đau quặn bụng bên trái ngang rốn. Hãy tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày để hạn chế căng thẳng, tránh gây co thắt đại tràng.
9. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc không kê đơn có thể làm dịu cơn đau bụng của bạn như paracetamol. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ có kinh nghiệm.
10. Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng có thể là nguyên nhân dẫn đến co thắt đường ruột gây đau quặn bụng. Vì vậy cần giữ tinh thần thoải mái, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Đau bụng ngang rốn bên trái có thể do một số bệnh lý khác nhau ở đường tiêu hóa và đường tiết niệu. Để biết chính xác nguyên nhân bạn nên đến thăm khám bác sĩ để tìm phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Mong rằng với kiến thức trong bài viết của Tràng Phục Linh chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt.
Tháng 10 này, nhân dịp Sinh nhật 12 tuổi, Dược phẩm Thái Minh tặng ngay 48 chỉ vàng SJC 4 số chín cho 48 khách hàng đầu tiên cào trúng tổ hợp ký tự TMP trên tem tích điểm của sản phẩm Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS. Ngoài ra còn hàng ngàn ưu đãi cho các khách hàng khi tích đủ 6 điểm và 12 điểm.
Nguồn tham khảo
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/320069#outlook
- https://patient.info/signs-symptoms/left-lower-quadrant-pain
- https://www.buoyhealth.com/learn/pain-lower-left-abdomen#user-stories
- (1) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes/syc-20360016
- (2) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/symptoms-causes/syc-20355755
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)