Đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau bệnh gì? Cách điều trị

Nhiều người gặp phải tình trạng đại tiện ra máu tươi nhưng không đau lo lắng đến nỗi ăn không ngon, ngủ không yên. Không biết mình đang mắc phải bệnh gì và cách chữa trị như thế nào để cải thiện tình trạng. Tuy không đau nhưng nhiều trường hợp là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này và cách phòng chữa hiệu quả nhé.

Đại tiện ra máu nhưng không đau bệnh gì?

Đi ngoài ra máu nhưng không đau là tình trạng chảy máu kèm theo phân mỗi lần đi đại tiện. Máu có thể chảy ra từ đoạn dưới hoặc trên của đường tiêu hóa. Tùy từng nguyên nhân gây ra mà máu có màu khác nhau, số lượng máu cũng khác nhau tùy trường hợp.

Khi gặp phải tình trạng đại tiện ra máu nhưng không đau nhiều người thường chủ quan, coi nhẹ vì nghĩ không nguy hiểm. Nhưng khi xuất hiện thêm các triệu chứng khác kèm theo như đau rát hậu môn, chảy máu số lượng nhiều…thì mới đi thăm khám. Tình trạng này không hiếm gặp và hầu như ai cũng từng trải qua ít nhất 1 lần. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi nhưng một số trường hợp cần phải điều trị sớm. Dưới đây là những nguyên nhân gây đại tiện ra máu nhưng không gây đau.

Bệnh viêm đại tràng

Đại tràng (ruột già) là phần cuối của ống tiêu hóa có chức năng tiêu hóa, hấp thụ nước và muối khoáng, tạo khuôn phân. Viêm đại tràng là bệnh lý về đại tràng khá phổ biến hiện nay, gây tổn thương niêm mạc đại tràng ở nhiều mức độ khác nhau.

Viêm đại tràng hay viêm loét đại tràng đều gây ra những vết loét ở đường tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới lớp lót trong cùng của đại tràng và trực tràng gây ra chảy máu đường tiêu hóa kéo dài.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và vị trí xảy ra vết loét mà có triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của bệnh:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn dọc theo khung đại tràng
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu
  • Rối loạn đại tiện, táo bón hoặc tiêu chảy, nhưng phần lớn bị tiêu chảy có thể kèm máu hoặc mủ trong phân
  • Chảy máu trực tràng nên xuất hiện lượng máu nhỏ trong phân
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, giảm cân…

Viêm đại tràng có thể khiến cơ thể suy nhược, bệnh kéo dài có thể dẫn tới các biến chứng đe dọa tính mạng. Khi có các triệu chứng của bệnh cần tới trung tâm y tế để được thăm khám cụ thể.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và trực tràng dưới. Đại tiện ra máu không đau có thể do bệnh trĩ gây ra nên người bệnh không nên chủ quan. Khi ở mức độ nhẹ, máu chảy ít và kín đáo nên người bệnh chỉ thấy có ít máu thấm vào giấy vệ sinh khi đi đại tiện. Nhưng ở trường hợp nặng máu nhỏ thành từng giọt thậm chí phun thành tia mỗi khi đi đại tiện, ngồi xổm hoặc vận động mạnh.

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến nhưng không nghiêm trọng. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh tại nhà hoặc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng.

Polyp trực tràng và đại tràng

Một trong những dấu hiệu cảnh báo polyp đại trực tràng là triệu chứng đi đại tiện ra máu không đau. Đây là bệnh có triệu chứng không rõ ràng và ít các biểu hiện ra ngoài. Hầu như ngoài hiện tượng đi cầu ra máu thì người bệnh không có thêm triệu chứng nào khác.

Hầu hết các trường hợp polyp đại trực tràng thường vô hại nhưng theo thời gian một số polyp có thể phát triển và biến chứng ung thư ruột kết. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm và nếu không được điều trị có thể dẫn tới tử vong.

Táo bón

Những người bị táo bón phân khô và cứng, mỗi khi đi cầu phải rặn thật mạnh mới đẩy được khối phân ra ngoài kèm theo táo bón ra máu…Nếu không được khắc phục kịp thời khiến táo bón kéo dài có thể dẫn tới nhiều bệnh lý khác như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn, ung thư đại trực tràng…

Đọc thêm: Táo bón kéo dài là dấu hiệu bệnh gì?

Viêm và nứt kẽ hậu môn

Viêm và nứt kẽ hậu môn gây ra tình trạng đại tiện ra máu nhưng không đau. Nứt kẽ hậu môn thường gặp phải do táo bón, khi người bệnh dùng hết sức để tống phân ra ngoài khiến hậu môn bị căng giãn quá mức tạo thành vết rách

Nếu không điều trị táo bón dứt điểm mỗi lần đi đại tiện vết nứt bị căng giãn mạnh khiến chúng càng bị nứt to hơn. Bị nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh cảm thấy đau đớn kèm theo đau rát và chảy máu hậu môn. Tuy nhiên, lượng máu ít hơn nhiều so với bệnh trĩ.

Thiếu máu cục bộ

Đây là tình trạng lưu lượng máu dẫn tới ruột bị giảm, nguyên nhân phổ biến gây ra do mạch máu bị chặn hoặc tắc nghẽn. Tình trạng thiếu máu cục bộ có thể phát triển ở ruột già, ruột non hoặc cả hai bộ phận này.

Một số triệu chứng phổ biến ở bệnh phải kể tới như:

  • Đầy bụng khó tiêu
  • Đi ngoài ra máu nhưng không đau
  • Tăng nhu động ruột khiến người bệnh thường xuyên muốn đi ngoài
  • Rối loạn tâm thần ở người cao tuổi

Thiếu máu cục bộ là tình trạng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Những trường hợp nặng thiếu máu cục bộ có thể làm hỏng ruột và dẫn tới tử vong.

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm trùng, dùng thuốc thường xuyên hoặc chế độ ăn uống không hợp lý. Bệnh viêm dạ dày có thể khiến đại tiện ra máu tươi nhưng không đau kèm theo chất nhầy trong phân. Một số triệu chứng của bệnh phải kể tới như:

  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu ở vùng bụng trên. Các triệu chứng nặng hơn sau khi ăn
  • Buồn nôn và nôn
  • Có thể gặp tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Nếu điều trị hợp lý viêm dạ dày không nghiêm trọng và có thể cải thiện nhanh chóng.

Bệnh Crohn

Bệnh là dạng tổn thương ruột gây ra viêm đường tiêu hóa dẫn tới đau bụng và tiêu chảy. Bệnh Crohn có thể lan tỏa tới các lớp mô ruột gây suy nhược cơ thể thậm chí có thể dẫn tới những biến chứng đe dọa tính mạng. Các triệu chứng của bệnh thường gặp như:

  • Tiêu chảy
  • Cơ thể mệt mỏi hoặc sốt
  • Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau
  • Giảm cảm giác thèm ăn

Tuy không có cách chữa trị bệnh nhưng một số liệu pháp có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Ung thư ruột kết

Là dạng ung thư đại tràng, bệnh thường bắt đầu từ những khối tế bào nhỏ (polyp) hình thành trong đại tràng. Theo thời gian một số polyp có thể trở thành ung thư ruột kết.

Bệnh gây ra các triệu chứng như chảy máu trực tràng dẫn tới đại tiện ra máu tươi không đau, thay đổi thói quen đại tiện, chướng bụng đầy hơi, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Đi ngoài ra máu tươi không đau có nguy hiểm tới sức khỏe?

Đi ngoài ra máu tươi không đau cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau, mỗi bệnh lý đều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, cần thăm khám và điều trị ngay lập tức. Một số nguy hại khi bị đi ngoài ra máu tươi kéo dài như:

Thiếu máu trầm trọng: Tuy trước mắt không gây nguy hiểm nhưng về lâu dài tình trạng này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Khi chảy máu nhiều dẫn tới thiếu máu trầm trọng, người bệnh cần phải tới ngay trung tâm y tế càng sớm càng tốt để điều trị bệnh.

Sức đề kháng suy giảm thậm chí mất dần ý thức: Nếu thiếu máu nhẹ cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, dễ bị rét. Nhưng với những trường hợp nặng có thể thấy da bị xanh tái, nhịp tim nhanh, đi tiêu ít, tay chân lạnh…Khi thiếu máu nặng khiến người bệnh dần mất ý thức, tụt huyết áp, nhịp đập của mạch nhỏ và nhanh, ngất xỉu…

Biến chứng thủng đại tràng, ung thư đại tràng: Tình trạng đi ngoài ra máu thường nhầm lẫn khi xác định với bệnh trĩ hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa khác nên thường chữa trị sai cách dẫn tới các biến chứng. Biến chứng của bệnh trĩ như áp xe hậu môn, nứt toác hậu môn, nhiễm trùng nghiêm trọng ở hậu môn,…Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lý đại trực tràng là chảy máu, thủng đại trực tràng hay nguy hiểm không kém đó là ung thư hóa đại trực tràng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngay khi có các dấu hiệu này người bệnh cần tới trung tâm y tế để được thăm khám cụ thể và có biện pháp điều trị đúng cách.

  • Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần
  • Trẻ nhỏ bị đi ngoài ra máu
  • Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm
  • Sụt cân không rõ lý do
  • Đau bụng, sưng bụng
  • Sốt cao
  • Buồn nôn và nôn
  • Có thể sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng
  • Tính chất phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần
  • Đi ngoài không kiểm soát được

Chữa đại tiện ra máu nhưng không đau phổ biến hiện nay

Khi có triệu chứng đi đại tiện ra máu nhưng không đau người bệnh cần tới trung tâm thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị cụ thể. Để cải thiện tình trạng, người bệnh có thể thực hiện theo một số biện pháp dưới đây:

Thay đổi chế độ ăn uống

Để cải thiện đi cầu ra máu tươi cách tốt nhất là thay đổi chế độ ăn uống bằng cách:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể để ngăn chặn tình trạng mất nước, cải thiện táo bón giúp phân đi qua trực tràng mà không gây tổn thương khu vực này
  • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày như các loại rau xanh, củ quả, các loại nước ép trái cây, sữa tươi giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhu động ruột già co bóp tốt ngăn ngừa táo bón
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng
  • Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, không nên bỏ bữa

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học

Để điều trị đi cầu ra máu tươi cần thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho hợp lý.

  • Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày và tuyệt đối không nên nhịn đi cầu khi đang có nhu cầu vì có thể dẫn tới phân cứng khiến táo bón nặng hơn.
  • Tăng cường thể dục thể thao mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội…
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, hạn chế bê vác vật nặng
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, sau khi đi vệ sinh cần rửa bằng nước ấm

Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế stress

Một trong những biện pháp phòng trị các bệnh lý liên quan tới đi ngoài ra máu cần giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu kéo dài . Ngoài ra, lo lắng kéo dài khiến niêm mạc ruột co bóp khiến tiêu hóa gặp nhiều khó khăn hơn và dễ gây táo bón. Hãy luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ giúp sức khỏe phát triển toàn diện.

Chữa đi đại tiện ra máu tươi bằng bài thuốc dân gian

Một trong những phương pháp điều trị đi đại tiện ra máu sử dụng các bài thuốc dân gian có sẵn trong tự nhiên với chi phí rẻ và tiết kiệm. Cụ thể:

Bài thuốc trị đại tiện ra máu từ rau diếp cá

Người bệnh có thể lấy rau diếp cá, rửa sạch và ăn sống càng nhiều lần càng tốt hoặc ăn kèm với bữa ăn. Rau diếp cá có tính mát, sát khuẩn, phòng bệnh nhiễm trùng hậu môn.

Bài thuốc trị đi cầu ra máu bằng lá ngải cứu

Lá ngải cứu có tác dụng chữa bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón, trĩ, đi ngoài ra máu…Theo đông y, ngải cứu có tính ấm, giúp kháng viêm nhiễm, nhuận tràng nên điều trị đi ngoài ra máu. Thực hiện làm món lá ngải cứu trứng gà hoặc giã nát ngải cứu đắp vào khu vực “hậu môn” dùng hàng ngày cho tới khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt.

Chữa đại tiện ra máu bằng rau sam

Rau sam có tác dụng nhuận tràng, kháng viêm nhiễm, lưu thông máu huyết dùng điều trị những chứng bệnh “cửa sau” trực tràng như sỏi thận, kiết lỵ, bao gồm cả chứng đại tiện ra máu. Người bệnh chỉ cần giã nát nước rau sam pha thêm chút đường hay mật ong vừa đủ uống khi đói, ngày 1 lần.

Các bài thuốc dân gian dùng chữa đại tiện ra máu nhưng không đau nêu trên chủ yếu giúp khắc phục hoặc thuyên giảm các triệu chứng của bệnh chứ không chữa khỏi tận gốc. Do đó, khi gặp phải triệu chứng đại tiện ra máu cần chủ động đến ngay bệnh viện chuyên khoa uy tín và chất lượng để thăm khám càng sớm càng tốt.

☛ Tìm hiểu chi tiết : Mách bạn 5 cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả hiện nay

Giải pháp cho người đi ngoài ra máu do viêm đại tràng

Với người bệnh đi ngoài ra máu do bệnh lý viêm đại tràng, bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt nên dùng sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh đại tràng. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng

Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng

Dành cho các đối tượng:

  • Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…
  • Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
  • Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em

– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY

– Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY

Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.

Không những thế, Tràng  Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
  • Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mãn tính
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện

– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY

– Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Từ 24/07-31/07: Tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Đông trùng hạ thảo trị giá 600.000đ. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...