Cẩm nang hội chứng ruột kích thích từ A - Z

Hội chứng ruột kích thích là bệnh về đường tiêu hóa tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là tất cả những thông tin về hội chứng ruột kích thích mà bất kỳ ai cũng cần nắm được để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

hoi-chung-ruot-kich-thich
Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh

Tổng quan về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng, rối loạn chức năng đại tràng,… là một hội chứng rối loạn ở ruột già, bệnh thường gặp trong các bệnh lý tiêu hóa. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà trước kia người ta còn gọi là viêm đại tràng mạn tính. Bệnh hội chứng ruột kích thích có thể tái đi tái lại rất nhiều lần, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính, bao gồm:

  • IBS-D: triệu chứng tiêu chảy
  • IBS-C: triệu chứng táo bón
  • IBS-M: Vừa tiêu chảy kèm táo bón
  • IBS-U: Không có dấu hiệu tiêu chảy hay táo bón

Những đối tượng dễ mắc hội chứng ruột kích thích

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, áp lực cuộc sống/áp lực học hành, thi cử càng đè nặng nên con người. Vì thế, chúng ta thường dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và mắc hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích:

  • Nhóm đối tượng tầm tuổi từ 40-45
  • Nhóm  nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 2 lần
  • Những người thường xuyên trong trạng thái stress, lo âu, căng thẳng tâm lý không ổn định trong thời gian dài
  • Những người có tiền sử gia đình mắc những bệnh về đường ruột.

Thủ phạm gây hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những yếu tố sau có thể gây tác động đến sự xuất hiện của bệnh:

Rối loạn nhu động ruột

Tại các đoạn của ống tiêu hóa, thức ăn được vận chuyển nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột. Bất cứ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến sự co bóp này đều dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa khác như: ợ hơi, ợ chua, nôn, tiêu chảy, táo bón,…

Đối với những người bị bệnh ruột kích thích, nhu động ruột rối loạn, dẫn đến tình trạng thực phẩm di chuyển qua hệ tiêu hóa diễn ra quá nhanh hoặc chậm; Nếu quá nhanh sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy, còn chậm sẽ dẫn đến khó tiêu, táo bón.

Ngoài ra, nếu bạn ăn vội vàng hoặc quá nhiều thức ăn, ăn những thức ăn lạ cũng dẫn đến rối loạn nhu động ruột.

Tính nhạy cảm của ruột

Những người bị ruột kích thích đều khá nhạy cảm với tín hiệu của hệ thần kinh tiêu hóa. Ở người bình thường, khi gặp hiện tượng khó tiêu nhẹ, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để chức năng tiêu hóa trở về bình thường. Tuy nhiên, ở những người mắc hội chứng ruột kích thích, thì tính nhạy cảm của hệ thống thần kinh luôn ở mức cao, chỉ cần một dấu hiệu bất thường trong ổ bụng, thức ăn lạ, thời tiết… đều dẫn đến hiện tượng đau quặn bụng, đi ngoài ngay lập tức.

Dùng nhiều thuốc

Do quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân đã dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn (biểu hiện thường đi ngoài sống phân, lúc rắn, lúc lỏng…).

Do thực phẩm

Theo các nghiên cứu, một số thực phẩm có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, sự nhạy cảm với thức ăn ở mỗi người là khác nhau. Rượu, đồ ăn nhanh, cà phê, khoai tây chiên… là những thực phẩm dễ gây viêm đường ruột.

thuc-pham-nguoi-bi-hoi-chung-ruot-kich-thich-khong-nen-an
Những thực phẩm dễ gây hội chứng ruột kích thích

Do yếu tố tâm lý

Tâm lý là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày và có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Hầu hết những người mắc bệnh này đều thấy triệu chứng nặng hơn và tái diễn thường xuyên khi căng thẳng, áp lực. Vì vậy, việc giải tỏa tâm lý, sống lạc quan là điều rất cần thiết.

Ngoài ra, nếu mắc các bệnh về viêm dạ dày, viêm ruột… cũng có thể gây ra bệnh ruột kích thích.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Đau bụng

Triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích đầu tiên cần kể tới đó là rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài kèm theo triệu chứng đau bụng. Đau hoặc khó chịu ở trong bụng các cơn đau có thể khiến bệnh nhân có cảm giác giống như bị chuột rút trong dạ dày và kèm theo những dấu hiệu như:

  • Cơn đau cải thiện sau khi bạn đại tiện;
  • Tần suất đi ngoài có sự thay đổi;
  • Phân của bạn không giống lúc trước.

Đau bụng là triệu chứng nổi bật của hội chứng ruột kích thích. Người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, chạy dọc theo khung đại tràng. Đau không cố định ở vị trí rõ ràng, có thể chỉ là cảm giác tức bụng, nặng bụng, khó chịu và ấm ách, các triệu chứng sẽ giảm đi khi đi đại tiện.

Trướng bụng cũng thường xuất hiện đối với bệnh nhân mắc hội chứng. Khi vừa ngủ dậy, người bệnh có thể bị nhẹ nhưng sau đó triệu chứng có thể tăng dần lên và kèm theo đó là những đợt táo bón, tiêu chảy hoặc xen lẫn từng đợt. Cơn đau xuất hiện người bệnh đau quặn mót đi tiêu và có cảm giác đi chưa hết phân

Rối loạn tiêu hóa

  • Tiêu chảy thường xảy ra vào buổi sáng, sau bữa điểm tâm. Sau khi đi ngoài từ 3-4 lần với phân nhiều nhầy, nước, bệnh nhân thấy đỡ đau và có thể sinh hoạt bình thường. Tiêu chảy có thể kéo dài hàng tháng, sau đó có khi tự hết mà không cần điều trị.
  • Các triệu chứng thường là tiêu chảy, táo bón, một số đối tượng còn bị táo lỏng xen kẽ. Thỉnh thoảng người bệnh còn xuất hiện những cơn đau thắt ruột cần đi tiêu ngay lập tức nhưng không thể thực hiện được.
  • chất nhầy trong phân.

Triệu chứng khác:

  • Nóng ở vùng thượng vị, buồn nôn, ăn có cảm giác nhanh no
  • Ợ hơi dai dẳng
  • Cảm giác nóng rát trong khu vực đại tràng do chuyển động ruột
  • Nhanh sụt cân
trieu-chung-hoi-chung-ruot-kich-thich
Đi ngoài không hết phân, vừa đi xong lại muốn đi tiếp

Khi siêu âm và xét nghiệm, kết quả trả về thường không có vấn đề gì, chụp X-quang đại tràng có thể có hình ảnh tăng hoặc giảm co bóp hay rối loạn co bóp, nhưng khi soi toàn bộ đại tràng thì niêm mạc hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm phân cũng không có gì thay đổi rõ rệt.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, tuy nhiên bệnh diễn biến âm thầm nên khiến người bệnh chủ quan không điều trị cho tới khi bệnh trở nặng.

Bên cạnh đó, bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Triệu chứng vùng bụng khó chịu, chướng bụng đầy hơi, đau bụng diễn ra kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, có cảm giác sợ ăn uống. Tình trạng số lần đi đại tiện tăng lên gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng tới học tập và công việc. Người bệnh thường có tâm lý lo lắng về tình trạng bệnh của mình, ngại ngùng vì thói quan vệ sinh bất thường khiến bệnh càng nặng thêm.

Khi bệnh phát triển nặng thêm gây ra:

  • Mất nước đối với những người bị tiêu chảy dài ngày
  • Nhức đầu, buồn nôn, nôn
  • Một số thức ăn không dung nạp được, có thể gây thiếu chất thậm chí suy dinh dưỡng
  • Mạch máu ở hậu môn bị tổn thương gây bệnh trĩ
  • Mất ngủ, rối loạn tâm lý thậm chí trầm cảm

Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm tới tính mạng, thế nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống, do đó để cải thiện tình trạng bạn có thể áp dụng:

  • Chế độ ăn uống thực hiện theo khuyến cáo dành riêng cho người bệnh, tránh những thức ăn khiến đường ruột nhạy cảm hơn
  • Có chế độ tập luyện thường xuyên, massage vùng bụng mỗi buổi sáng để điều hòa nhu động ruột.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc
  • Sử dụng một số sản phẩm từ thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh giúp ổn định nhanh chóng  và lâu dài bệnh.

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Vì hội chứng ruột kích thích là bệnh lý phổ biến nên người mắc hội chứng ruột kích thích hay chủ quan với bệnh. Để cẩn thận, khi người bệnh gặp một trong những trường hợp dưới đây nên đến khám bác sĩ nếu không muốn bệnh tình mình ngày một trầm trọng hơn:

  • Có một vài dấu hiệu của bệnh ít nhất 3 lần trong 1 tháng
  • Tình trạng của bệnh diễn ra trong 3 tháng vừa qua
  • Bạn đã gặp triệu chứng của bệnh bắt đầu từ 6 tháng trở về đây

Các dấu hiệu/triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường lặp đi lặp lại nên người bệnh ít chú ý, tuy nhiên khi bạn gặp 1 trong 3 trường hợp kể trên, cần đi khám ngay lập tức, để điều trị bệnh, tránh gây những biến chứng về sau.

Điều trị hội chứng ruột kích thích

Sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

Tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ tiến triển của mỗi bệnh nhân khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc khác nhau:

  • Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Viên 2mg, 1-2 viên x 2-3 lần/ngày.
  • Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.
  • Thuốc chống táo bón: Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.
  • Thuốc chống đau: Nếu đau là triệu chứng nổi trội thì có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin, các thuốc chống trầm cảm, an thần, các thuốc ức chế kênh calci, các thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.
  • Đau sau ăn: dicyclomine, dicycloverine (kremil-S);
  • Chống co thắt uống spasmaverine;
  • Thuốc kháng cholinergic: pinaverium (dicetel),
  • Thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột: trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.

Các bài thuốc dân gian điều trị hội chứng ruột kích thích

Củ riềng điều trị hội chứng ruột kích thích

Theo Y học cổ truyền, củ riềng có tác dụng làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng tỳ thổ, giảm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.

Cách làm:

  • Cách 1: Chuẩn bị 50g rễ và vỏ củ riềng kết hợp với 6g gừng khô. Đem đun sôi kỹ lấy nước, uống 2 lần trong ngày.
  • Cách 2: 20g riềng tươi, 20g lá lốt, sắc lấy nước uống hằng ngày, thay cho nước lọc.

Hoa chuối

bai-thuoc-chua-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-tu-thien-nhien
Hoa chuối có tác dụng giảm các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Theo dân gian hoa chuối có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa, có thể sử dụng để ngừa đau bụng, đầy hơi do axit. Thành phần chất xơ trong hoa chuối có tác dụng cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.

Cách làm:

  • Cách 1: Dùng hoa chuối, sắc lấy nước, để nguội, khi uống hòa với 1 chén rượu trắng.
  • Cách 2: Dùng 10g hoa chuối, 30g gạo, nấu với 1 quả tim lợn, ăn trong 10 ngày liên tiếp.

Cây lược vàng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong cây lược vàng rất giàu chất kích thích sinh học, có tác dụng an thần, giảm đau, giảm co thắt, chữa lành các vết loét nhanh chóng.

Cách làm:

  • Cách 1: Nhai sống lá lược vàng trước bữa ăn, ngày 3 lần.
  • Cách 2: Cắt nhỏ lá lược vàng cho vào bình thủy tinh, đổ 1 lít nước sôi hãm trong 12 tiếng. Uống nhiều lần trong ngày.

Làm gì để nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát?

Chế độ ăn uống khoa học

Nên ăn

  • Thực phẩm giàu chất xơ để giảm các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là những trường hợp táo bón. Ăn nhiều chất xơ và tăng dịch uống giúp cải thiện tình trạng táo bón. Ví dụ: gạo lứt, cám gạo, bột bắp, rau xanh. Lưu ý, với người tiêu chảy dùng cám gạo cải thiện triệu chứng nhưng một số khác sử dụng ít chất xơ lại cải thiện tình trạng. Do đó, tùy thuộc vào từng người mà điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
  • Cần ăn chậm, nhai kỹ giúp và hạn chế nuốt khí vào; giảm đầy bụng, chướng hơi, giảm sự giãn đột ngột ống tiêu hóa do hạn chế kích thích co bóp của đường ruột.
  • Khi bị táo bón: người bệnh nên chủ động giảm lượng chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như: pectin, inuline, oligofructose…).
  • Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.

Nên kiêng

  • Chất béo động vật (mỡ bò, mỡ lợn, da gà,…): khiến ruột co thắt nhiều hơn gây cảm giác khó chịu vùng bụng
  • Đường: Có thể gây táo bón, tiêu chảy và đầy hơi ở những người mắc hội chứng ruột kích thích
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa, bánh kem, kem trong quá trình tiêu hóa có thể gây tiêu chảy, đau quặn bụng hoặc táo bón cần tránh.
  • Rau cải xanh, bắp cải, hành có thể gây đầy hơi
  • Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ uống có ga và các loại gia vị cây nóng cần hạn chế

Chế độ vận động hợp lý

Khoa học đã chứng minh, thực hiện các bài tập vùng bụng hay massage đều đặn mỗi ngày có tác dụng điều hòa nhu động ruột khiến cho quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, đường ruột giảm bớt sức ép và ít gây co thắt hơn.

Kiểm soát stress

Stress, căng thẳng là một trong những yếu tố khiến hội chứng ruột kích thích ngày càng nặng hơn, các cơn đau diễn ra liên tiếp và mạnh mẽ hơn. Vì thế, những người có khả năng mắc bệnh cao hoặc đang sống chung với bệnh nên giải phóng áp lực, sống lạc quan vui vẻ bằng cách tham gia khóa thiền, yoga, hoặc dã ngoại theo sở thích của mình.

Sử dụng thuốc đúng cách

Nếu sử dụng thuốc tây, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ; không được tự ý dùng thuốc có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ không mong muốn thậm chí khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chẳng hạn như uống thuốc chống tiêu chảy quá mức có thể khiến bạn bị táo bón. Do đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ sử dụng loại thuốc nào và liều lượng bao nhiêu.

Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS

san-pham-giam-hoi-chung-ruot-kich-thich
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp hỗ trợ giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích từ thảo dược tự nhiên

Bên cạnh các phương pháp như thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiểm soát stress,… người bệnh cũng nên cân nhắc việc sử dụng các loại thực phẩm giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy, táo bón và tăng cường miễn dịch như Tràng Phục Linh PLUS để hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa 4 thành phần thảo dược tự nhiên và 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ và có những tác dụng nổi bật như:

  • Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng
  • Giảm đau bụng quặn thắt
  • Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát

Để tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc gần nhất, bạn vui lòng click Điểm bán Tràng Phục Linh PLUS hoặc liên hệ đến hotline 1800.1506 (miễn cước giờ hành chính) để được các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về sản phẩm và tình trạng hội chứng ruột kích thích của bạn.

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Nguyễn Quyên đã bình luận

    08/09/2021 23:56

    Mình đang dùng Tràng Phục Linh thì mình có uống thuốc tiểu đường được không ạ?
    • Dược sĩ Lê Huyền đã bình luận

      12/10/2021 08:22

      Chào bạn Nguyễn Quyên, Tràng Phục Linh với thành phần từ thảo dược nên rất an toàn, hầu như không gây tác dụng phụ hay tương tác bất lợi với ...[Xem thêm]
  • Tài đã bình luận

    30/08/2021 07:30

    Tôi đang dùng sản phẩm trang phục linh mà tôi bị trĩ có dùng chung thuốc đc ko hay táo bón đi vệ sinh ra máu
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      14/11/2022 13:44

      Chào bạn! Tràng Phục Linh có thành phần từ thảo dược tự nhiên nên an toàn, không tác dụng phụ. Bạn có thể dùng Tràng Phục Linh chung với thuốc khác, ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...