Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Kiêng gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) còn có tên gọi khác như viêm đại tràng co thắt, đại tràng chức năng. Đây là bệnh rối loạn chức năng ở ruột, không gây ra tình trạng viêm loét ở ruột nhưng những triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống người bệnh. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh, vậy những thực phẩm nào nên và không nên ăn để cải thiện tình trạng bệnh?

an uong

Hội chứng ruột kích thích – Nguyên nhân và triệu chứng

Hội chứng ruột kích thích là một nhóm các triệu chứng bao gồm đau bụng, các thay đổi về mô típ ruột mà không có bằng chứng là do bất kỳ tổn thương nào gây ra. Các triệu chứng xảy ra trong thời gian dài gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới công việc.

Hội chứng ruột kích thích phân loại 4 nhóm chính:

  • Hay tiêu chảy
  • Hay táo bón
  • Vừa tiêu chảy vừa hay táo bón
  • Không hay tiêu chảy cũng như táo bón

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích rất đa dạng, hoặc do viêm đường ruột khi ăn phải các thức ăn nhiễm khuẩn, do tình trạng dùng nhiều kháng sinh dẫn tới loạn khuẩn, hoặc do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần. Một số yếu tố nguy cơ cao adãn tới những cơn đau hội chứng ruột kích thích xuất hiện như thần kinh căng thẳng, stress, rượu bia, ăn đồ chua cay,…

Tùy từng đối tượng mà có những triệu chứng khác nhau, những triệu chứng thường gặp ở người bệnh :

  • Đau quặn bụng và có xu hướng giảm đi sau mỗi nhu động ruột
  • Chu kì táo bón, tiêu chảy bị thay đổi
  • Số lần đi cầu tăng lên
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu
  • Có cảm giác bụng căng trướng
  • Chảy dịch nhày ra khỏi trực tràng

Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho  phù hợp góp phần rất lớn vào việc điều trị hội chứng ruột kích thích.

Chế độ ăn uống cho người hội chứng ruột kích thích

Ăn uống không hợp vệ sinh sẽ làm các triệu chứng của bệnh nặng hơn nhưng nếu kiêng khem quá mức như ăn cơm với thịt nạc, ăn ít rau sẽ gây thiếu dinh dưỡng cho cơ thể, sức đề kháng kém làm bệnh dễ tái phát. Do đó, chế độ dinh dưỡng đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh và đảm bảo dinh dưỡng để hạn chế các rối loạn tiêu hóa.

Ăn gì khi bị hội chứng ruột kích thích?

Mắc hội chứng ruột kích thích người bệnh rất dễ xảy ra rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên biểu hiện của từng người bệnh khác nhau. Có người thường xuyên mắc tiêu chảy, có người bị táo bón, một số lại bị đan xen giữa tiêu chảy và táo bón. Do đó, chế độ ăn uống được khuyến cáo với từng người bệnh:

Người bị táo bón

  • Nếu phát hiện mắc táo bón nên cung cấp nhiều chất xơ dễ tiêu hóa như khoai lang, rau xanh, gạo lứt,… Lưu ý, chất xơ làm tăng khối lượng phân khiến quá trình đi đại tiện trơn tru hơn nhưng không phải ai ăn nhiều chất xơ và chất xơ nào cũng tốt với người bệnh. Với những chất xơ khó tiêu, không tan hoặc ăn quá nhiều chất xơ một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột khiến đường ruột phải hoạt động nhiều hơn.

khoai lang

Khoai lang là thực phẩm tốt cho người bị táo bón

  • Một số loại rau xanh như: cải xanh, rau muống, rau ngót… là nhóm thực phẩm có lượng vitamin và chất xơ lớn. Hơn nữa, rau xanh cũng là thực phẩm dễ hấp thu và thường không gây ra tình trạng khó chịu cho hệ tiêu hóa. Tùy thuộc vào biểu hiện của ruột kích thích mà bạn có thể lựa chọn loại rau phù hợp. Nếu thấy khó tiêu, táo bón nên bổ sung rau mồng tơi, rau đay, giá hẹ… Với rau xanh, bạn nên ưu tiên chế biến luộc hoặc nấu canh. Hạn chế ăn rau xào để tránh dầu mỡ.
  • Nước là thành phần không thể thiếu đối với sức khỏe, nhất là cơ quan tiêu hóa. Nước có tác dụng thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa, vận chuyển oxy cũng như dưỡng chất đến tế bào. Người bị hội chứng ruột kích thích, nếu thiếu nước sẽ dễ bị táo bón. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống nước ép trái cây, nước canh hoặc ăn hoa quả mọng nước.

Người bị tiêu chảy

Người mắc hội chứng ruột kích thích bị tiêu chảy lâu ngày được khuyên ăn nhiều thịt nạc, bột gạo, khoai tây, một số loại trái cây như chuối, cam, xoài, hồng xiêm giúp dễ tiêu hóa cũng như cung cấp vitamin chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh ở cả 2 trường hợp táo bón và tiêu chảy cần bổ sung đủ nước đặc biệt là người mắc tiêu chảy. Trong lúc ăn, người bệnh nên ăn chậm nhai kỹ để không khí bên ngoài không bị nuốt quá nhiều vào bụng gây ra tình trạng chướng hơi, đầy bụng cho người bệnh.

Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?

  • Mỡ động vật: Thực phẩm nhiều chất béo khiến ruột phải co bóp nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn nên gây ra những cơn đau, cảm giác khó chịu ở vùng bụng. Người bệnh không nên ăn các chất béo bão hòa mà thay thế bằng các chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật. Các thực phẩm chế biến sẵn hạn chế ăn như xúc xích, pate, các thực phẩm nhiều chất béo như: mayonnaise, bánh quy, phô mai. Hạn chế đồ ăn chiên rán có quá nhiều dầu mỡ.
  • Đường : Dung nạp nhiều đường gây ra tình trạng táo bón, tiêu chảy, trướng bụng đầy hơi. Người bệnh hạn chế sử dụng các loại siro, mứt, bánh kẹo và trái cây, nước trái cây có nhiều đường
  • Không nên uống nhiều cà phê
  • Với các sản phẩm từ sữa: Có chứa nhiều chất béo, đường nên khó tiêu. Nếu ăn nhiều gây tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Một số loại rau như rau cải xanh, bắp cải, hành có thể gây ra tình trạng đầy hơi nên người bệnh cần tránh
  • Hoa quả nhiều acid: Những loại quả chua có nhiều acid không tốt cho người hội chứng ruột kích thích
  • Chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu kích thích niêm mạc ruột gây ra  triệu chứng đau bụng và tiêu chảy
  • Thức ăn nhạy cảm : Những người bệnh có tiền sử gia đình nhạy cảm với một số thực phẩm cần tránh những thực phẩm này để hạn chế triệu chứng phát tác.

Nguyên tắc vàng giúp đẩy lùi Hội chứng ruột kích thích

Chế độ ăn uống cần điều chỉnh phù hợp

Người hội chứng ruột kích thích ăn uống theo thực đơn cân bằng, khoa học, ăn chậm nhai kỹ. Bổ sung những thực phẩm tốt cho người bệnh, nên tránh những thực phẩm làm các triệu chứng của bệnh thêm nặng hơn.

Xem chi tiết thêm: Thực đơn 7 ngày cho người hội chứng ruột kích thích

Chế độ sinh hoạt điều độ

Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý là điều kiện tiên quyết cho một cơ thể khỏe mạnh. Khi đó, hệ miễn dịch được nâng cao bạn sẽ kiểm soát được các triệu chứng của bệnh

Tập luyện thể dục thể thao

Sport fitness running woman jogging during outdoor workout. Beautiful young female athlete runner training for marathon on forest road in spring or summer. Mixed race Asian woman fitness model.

Tập thể dục, chơi một bộ môn thể thao nào đó ổn định, không những giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn hỗ trợ tăng đề kháng, chống lại sự tấn công của các vi sinh vật có hại, ổn định nhu động ruột,  giảm co thắt đại tràng.

Vận động và tập luyện thể thao là biện pháp tốt cho người bị táo bón giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Vận động thường xuyên giúp máu lưu thông tới các bộ phận trên cơ thể, làm giảm trầm cảm, căng thẳng đồng thời kích thích các cơn co thắt bình thường của ruột.

Xem thêm đầy đủ hơn: Hội chứng ruột kích thích không nên ăn gì

Giảm stress bằng tâm lý trị liệu

Mặc dù căng thẳng, lo âu không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên đây lại là tác nhân khiến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích trở nên trầm trọng hơn, đồng thời bệnh cũng dễ tái phát khi người bệnh bị tác động bởi yếu tố thần kinh như stress. Do vậy, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn với các hoạt động như tập thể dục, yoga, thiền,…

Giúp giảm stress và những căng thẳng trong cuộc sống, thư giãn cho các cơ bắp, làm chậm nhịp tim. Người bệnh cần tạo ra những thói quen tốt để thay đổi chính mình. Mục đích của việc này là nhập vào trạng thái thoải mái để có thể đương đầu với stress.

Để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt, Tràng Phục Linh Plus là sản phẩm dành riêng cho người bệnh. Với các thành phần từ thảo dược, có tác dụng nổi bật: Giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, sôi bụng, đi ngoài phân sống, giảm kích thích co thắt đại tràng.

spNgoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...