24/04/2020 18:56
Câu hỏi thắc mắc về nội soi đại tràng
Phương pháp nội soi đại tràng không còn lạ lẫm đối với nhiều người. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được phía bên trong đường ruột (trực tràng, đại tràng và phần cuối của ruột non). Dưới đây chúng tôi xin trình bày những câu hỏi thắc mắc và trả lời về thủ thuật này, các bạn cùng theo dõi nhé.
Mục lục
Nội soi đại tràng là gì?
Đây là thủ thuật thăm khám đại tràng, nhờ vào một ống soi đường kính khoảng 1cm, có gắn camera và đèn soi ở đầu ống được đưa từ lỗ hậu môn đến toàn bộ đại tràng. Hình ảnh niêm mạc đại tràng được phóng đại và quan sát trên màn hình có độ nét cao. Từ đó các bác sĩ sẽ chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, đây là phương pháp tiên tiến nhất để khảo sát niêm mạc đại tràng.
Tại sao phải nội soi đại tràng
Vì ống tiêu hóa là cơ quan rất khó chẩn đoán các bệnh lý. Các phương pháp hiện đại như chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng hưởng từ (MRI), siêu âm có giá trị rất ít trong chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa. Chính vì vậy, nội soi đại tràng có thể được thực hiện nhằm mục đích:
- Giúp chẩn đoán các bệnh lý đường ruột, bác sĩ có thể nhận định và chẩn đoán bệnh lý gây ra các triệu chứng bất thường đường tiêu hóa như đau bụng, táo bón mãn tính, tiêu chảy mãn tính, đi ngoài ra máu…
- Sử dụng phương pháp X-quang đại tràng bằng cách bơm barýt có thể dùng trong một số trường hợp nhưng vẫn không mang lại kết qiả chính xác bằng nội soi.
- Thông qua nội soi, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ chỉ vài mm, có thể sinh thiết để tìm ung thư.
- Nội soi đại tràng có thể dùng để cắt polyp. Polyp là nguyên nhân rất thường gặp gây tiêu ra máu và hóa thành ung thư.
- Điều trị các vấn đề đại trực tràng: Kỹ thuật nội soi có thể được sử dụng để cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu, nong chỗ hẹp, điều trị xoắn đại tràng, điều trị trĩ…
- Theo dõi các bệnh lý đại trực tràng sau điều trị: Sau khi cắt polyp, nếu polyp lành tính, người bệnh thường được chỉ định soi kiểm tra sau 3 năm, sau đó cứ 5 năm một lần. Nội soi cũng là phương pháp hữu hiệu để theo dõi diễn tiến bệnh, nhất là người bệnh bị viêm đại tràng có loạn sản nặng, cần nội soi đại tràng định kỳ để theo dõi và có phương án điều trị kịp thời.
Đối tượng nào phải nội soi đại tràng?
Xuất huyết tiêu hóa dưới
Nội soi chẩn đoán đối với các đối tượng khi có các triệu chứng gợi ý một số bệnh lý đường tiêu hóa dưới:
- Xuất huyết tiêu hóa dưới
- Bệnh lý viêm, loét, u đường tiêu hóa dưới: Mục đích xác định chẩn đoán, độ lan rộng, mức độ viêm hoặc bản chất u, rà soát biến chứng của bệnh như hóa ác
- Triệu chứng tiêu hóa không rõ nguyên nhân: Tiêu chảy kéo dài, đau bụng
- Rà soát ung thư giai đoạn sớm đối với những đối tượng có nguy cơ cao
- Xác định bản chất các tổn thương hẹp đại tràng
- Khi có các bất thường trên X quang khung đại tràng cản quang nhưng chưa xác định được…
Nội soi điều trị được chỉ định khi có các vấn đề cần can thiệp như sau:
- Cắt Polyp đại tràng qua nội soi.
- Nong các tổn thương hẹp đại tràng, đặt ống thông hay còn gọi stent (do ác tính, do tia xạ, do viêm mạn…).
- Cầm máu một số tổn thương như loạn sản mạch máu, chảy máu từ cuống polyp sau cắt polyp…
- Lấy dị vật đường tiêu hóa dưới
Khi có chẩn đoán rõ ràng về bệnh (viêm, loét…) người bệnh vẫn được chỉ định nội soi đại tràng để lấy mẫu xét nghiệm tìm vi trùng hoặc ung thư.
Chú ý: Chỉ định nội soi đại tràng cần phải chặt chẽ và cần sự cân nhắc cẩn thận của bác sĩ.
Nội soi đại tràng có an toàn không?
Nội soi đại tràng được coi là thủ thuật khá an toàn và ít khi xảy ra tai biến. Do đại tràng rất dài và phần ống soi đưa vào phải qua nhiều chỗ gập góc hay xoắn, thủ thuật có thể làm bệnh nhân thấy đau. Thủng ruột rất ít khi gặp và thường chỉ xảy ra khi bệnh nhân có bệnh viêm nhiễm nặng làm vách ruột mỏng đi.
Vấn đề thường gặp là cảm giác đầy bụng sau khi nội soi. Nguyên nhân gây đầy bụng là do bác sĩ phải bơm hơi vào trong lòng ruột để thấy rõ tổn thương. Cảm giác này sẽ hết nhanh chóng sau khi bệnh nhân đánh hơi vài lần. Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi đại tràng có thể thực hiện cho tất cả bệnh nhân ngoại trú mà không cần phải nhập viện.
Quy trình các bước nọi soi đại tràng
Chuẩn bị thế nào trước khi nội soi đại tràng?
Trước khi nội soi đại tràng, bác sĩ tiến hành thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh cần chia sẻ rõ với bác sĩ về tình trạng bệnh sử, bệnh lý và những loại thuốc đang sử dụng. Ngoài ra, người bệnh cũng thông báo với bác sĩ về vấn đề bản thân đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.
Trước khi nội soi cần đảm bảo ruột thật sạch. Nếu nội soi buổi sáng: chiều ngày trước soi uống hết 1 chai Fleet Soda hoặc 3 – 4 gói Fortrans pha trong 3 – 4 lít nước (hay các dung dịch tẩy xổ tương đương) trong khoảng thời gian 3 – 4 giờ. Nếu nội soi vào buổi chiều: bắt đầu uống thuốc trước nội soi 4 – 5h vào buồi sáng (thông thường bắt đầu từ 5-6h sáng).
Trường hợp có cắt polyp, bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ về các rối loạn đông máu hoặc các thuốc đang sử dụng nếu có trước và trong ngày nội soi.
Trước khi nội soi 1 ngày, người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm cứng, tránh uống nước có màu, chỉ ăn các loại thực phẩm lỏng và ít chất xơ. Trước khi nội soi 2 tiếng, người bệnh không ăn hay uống bất cứ thứ gì. Nếu bạn nội soi đại tràng gây mê, cần nhịn ăn 12 giờ trước khi nội soi và cần yêu cầu người nhà đi cùng để tiện chăm sóc sau khi nội soi.
Quá trình nội soi diễn ra thế nào?
Trước khi nội soi, người được thăm khám hậu môn để đánh giá các thương tổn ở thấp nếu có. Có thể sử dụng thuốc tê tại chỗ để làm bớt sự khó chịu khi đưa ống soi vào cũng như có tác dụng bôi trơn.
- Người bệnh được hướng dẫn nằm ở tư thế nghiêng bên trái, chân co cao lại gần tới bụng.Với những trường hợp nội soi thường, bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch thuốc giảm đau và thuốc gây tê để hạn chế sự khó chịu trong quá trình nội soi. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào đại tràng từ hậu môn rồi thực hiện bơm hơi vào đại tràng để đại tràng phồng lên, giúp việc quan sát trở nên dễ dàng hơn.
- Máy soi được đưa qua hậu môn và dần dần đi sâu qua các đoạn ruột. Thỉnh thoảng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay đổi tư thế hoặc điều dưỡng sẽ ấn nhẹ vào bụng bệnh nhân. Những biện pháp này nhằm giúp ống soi đi dễ dàng và ít gây đau hơn.
- Khi cần sinh thiết, bác sĩ sẽ thực hiện nhanh và bệnh nhân không cảm thấy đau. Toàn bộ quá trình soi kéo dài từ 5 đến 30 phút, nếu có sự hợp tác tốt của bệnh nhân thì nhanh hơn. Đối một số trường hợp khó, bệnh nhân có thể được tiêm thêm thuốc an thần hay chống co thắt để bớt cảm giác khó chịu.
- Quá trình nội soi đại tràng thường diễn ra trong 30 – 60 phút, tùy theo tình trạng cụ thể của từng người bệnh.
Sau khi nội soi đại tràng
Sau khi nội soi, người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn đến khi tình trạng khó chịu ở bụng thuyên giảm thì người bệnh có thể ra về
Một số triệu chứng sau khi nội soi như: đau âm ỉ bụng, mót rặn, chương bụng nhẹ, muốn đi ngoài mà không đi được. Trường hợp cắt polyp hoặc sinh thiết thì có thể thấy máu trong phân. Những triệu chứng này sẽ nhanh biến mất, người bệnh không cần quá lo lắng. Nếu thấy quá khó chịu: sốt, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu nhiều… người bệnh nên báo cho bác sĩ và ở lại bệnh viện để được theo dõi. Bác sĩ nội soi sẽ giải thích về các tổn thương ghi nhận và sẽ hẹn ngày lấy kết quả sinh thiết nếu có. Cần lấy kết quả sinh thiết sớm vì nó rất quan trọng để có chẩn đoán chính xác hơn.
Một số biến chứng có thể gặp sau khi nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là thủ thuật thường gặp và khá an toàn nhưng nó vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro:
Chảy máu sau nội soi
Trường hợp khi nội soi có tiến hành sinh thiết hay cắt polyp đại trực tràng, người bệnh có thể thấy máu chảy từ trực tràng hoặc máu lẫn trong phân. Tuy nhiên, triệu chứng này thường chỉ diễn ra vài ngày đầu sau khi nội soi, người bệnh không nên lo lắng.
Nếu trường hợp máu chảy nhiều, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra
Phản ứng với thuốc gây mê
Một số người sau khi nội soi gây mê có thể có triệu chứng run rẩy. Có ít trường hợp xảy ra các tai biến nặng như suy hô hấp, trụy tim. Vì vậy, để an toàn nhất, trước khi gây mê, bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.
Thủng, rách đại tràng
Trường hợp thủng hay rách đại tràng có thể liên quan đến dính sau mổ, hẹp đại tràng, thực hiện nội soi bởi bác sĩ ít có kinh nghiệm. Trường hợp dụng cụ nội soi gây xây xước mạnh, rách hoặc thủng đại tràng là rất hiếm xảy ra (0,14 – 0,2%). Vì vậy, người bệnh nên thực hiện nội soi ở những cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại và được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao.
Nhiễm trùng
Nguy cơ nhiễm trùng đại tràng có thể xảy ra khi sử dụng dụng cụ nội soi không đảm bảo tiệt trùng nên có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn E. coli, Klebsiella, Enterobacte, virus viêm gan B, viêm gan C,…
Đọc thêm: Bác sĩ khám chữa bệnh đại tràng giỏi
Chế độ ăn uống sau khi nội soi đại tràng?
Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh khá mệt mỏi với các triệu chứng đau tức bụng, chướng bụng, khó nuốt… các triệu chứng này sẽ giảm dần, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý người bệnh cần biết sau nội soi đại tràng để tránh các biến chứng và giúp đại tràng ổn định nhanh hơn:
Sau nội soi đại tràng nên ăn gì?
- Sau khi nội soi, người bệnh nên ăn các món ăn mềm ninh nhừ, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp, bánh mềm, sữa…
- Bổ sung các loại trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa.
- Các món ăn cho bệnh nhân sau nội soi nên được chế biến từ những loại thực phẩm giúp hạn chế và trung hòa dịch vị acid cũng như cần chế biến kỹ, mềm và loãng như cháo, súp, các món được ninh và hầm nhừ.
- Người bệnh không nên ăn quá no, nên chia thành các bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau ít nhất 3 – 4 tiếng.
Sau khi nội soi đại tràng không nên ăn gì?
Người bệnh sau khi nội soi đại tràng nên tránh những thực phẩm sau:
- Tránh ăn các món nóng, chỉ nên ăn ấm và không nên nếm quá nhiều gia vị để hệ đường ruột hoạt động tốt hơn.
- Tránh ăn các loại quả có vị chua vì có thể gây kích thích, ảnh hưởng tới đại tràng trong quá trình phục hồi.
- Không ăn các loại đồ ăn cay, mặn, quá nhiều gia vị, dầu mỡ
- Tránh bia, rượu, đồ uống có ga, chất kích thích
Tư vấn miễn cước gọi
18001506-
25/04/2020 16:18
Chào bạn Phượng, Theo như mô tả thì rất có thể bạn đăng gặp phải Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi Đại tràng co thắt đó ạ. Nguyên ...[Xem thêm]
18/04/2020 17:53
-
25/08/2022 22:17
Cho e hỏi là e bị đau bụng dưới bên trái,đau nhói cả ngày lun,e cũng có chụp ct rồi nhưng ko có gì bất thường,e cũng còn nghi ngờ ...[Xem thêm]
14/01/2020 12:03
-
15/01/2020 11:50
Chào bạn Đặng Thị Lợi, Nếu bạn không muốn nội soi đại tràng thì hiện nay cũng có phương pháp Chụp CT đại tràng khá thuận tiện và có thể ...[Xem thêm]
09/01/2020 14:49
-
10/01/2020 11:51
Chào anh Nguyễn Văn Cường Theo những thông tin anh cung cấp, rất có thể anh đang có dấu hiệu viêm đại tràng anh nhé! Niêm mạc đại tràng đang có ...[Xem thêm]
26/07/2018 14:38
-
01/08/2018 14:52
Chào chị Kim Thị Trinh! Trường hợp này vẫn có thể khám nội soi được, tuy nhiên chị nên cân nhắc bởi chù kỳ rất nhạy cảm và dễ xảy ra ...[Xem thêm]
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)