Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn và cách xử trí

Trẻ em rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là vào những ngày nghỉ lễ kéo dài cha mẹ cho bé được ăn ngủ thoải mái hơn bình thường. Ăn uống không đúng giờ, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dễ khiến trẻ bị đau bụng do ngộ độc thức ăn. Những biểu hiện thường gặp ở bé như buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần, khô môi, khát nước… Làm thế nào để nhận biết trẻ bị ngộ độc thức ăn và cách xử trí đúng? Mời các bạn theo dõi những thông tin sau đây nhé.

 

Triệu chứng trẻ bị ngộ độc thức ăn

Khi trẻ ăn phải các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất hoặc các yếu tố gây hại khác dễ gây ngộ độc. Trẻ em có nguy cơ cao mắc hơn, chỉ cần cha mẹ lơ là, thiếu chú ý trong khâu lựa chọn và chế biến thức ăn cho bé. Thói quen vệ sinh kém, không rửa tay thường xuyên ở cả trẻ và người lớn là yếu tố khiến trẻ dễ dàng bị ngộ độc thực phẩm.

Các biểu hiện của ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn hay uống thực phẩm bị nhiễm độc, thường là một vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Trẻ có các biểu hiện như:

  • Đau bụng đột ngột.
  • Buồn nôn hay nôn.
  • Đi ngoài nhiều lần.
  • Phân lỏng, có thể lẫn máu.

Ngoài các dấu hiệu đường tiêu hóa trên, khi bị ngộ độc thức ăn trẻ nhỏ có thể bị sốt cao, trẻ lớn thường không sốt hoặc sốt nhẹ hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn và đi ngoài ra máu nhiều lần, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, có thể dẫn đến trụy tim mạch. Cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng cần chú ý dấu  hiệu mất nước. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, có thể bị mất nước nghiêm trọng và kiệt sức nhanh. Không những vậy, mất nước, mất điện giải còn rất dễ dẫn tới sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây ra. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu mất nước như sau cần cho trẻ đi khám ngay.

  • Đi tiểu ít.
  • Môi khô, miệng khô.
  • Lừ đừ.
  • Tay chân yếu.
  • Ít nước mắt khi khóc.
  • Ngủ gà, ngủ gật.
  • Mắt trũng.
  • Ít nước mắt khi khóc.
  • Tỏ ra bứt rứt, khó chịu.
  • Bàn tay hoặc chân lạnh.
  • Da nhợt nhạt hoặc nổi bông.
  • Thở nhanh và thường thở dốc.

☛ Tham khảo thêm: Chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em – Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn

Khi bị trẻ bị ngộ độc thức ăn, cha mẹ cần ngừng ngay không ăn món đó nữa và thực hiện các điều sau đây:

Gây nôn

Khi xác định trẻ bị ngộ độc thức ăn, người lớn cần nhanh chóng làm cho chất độc cùng thức ăn đào thải ra ngoài càng nhiều càng tốt. Người lớn có thể dùng ngón tay ngoáy vào vòm họng ở gốc lưỡi, kích thích để bé nôn ra thức ăn. Nếu trẻ đang nằm thì cho bé nằm nghiêng đầu qua một bên để tránh hít sặc lúc bé nôn, tránh để nước và thức ăn bị sặc vào phổi. Tuy nhiên, không áp dụng gây nôn trong ngộ độc axit, kiềm, xăng dầu.

Cần chú ý lúc trẻ bị nôn và cả lúc trẻ đang ngủ. Bởi có một số bé đang ngủ thiếp đi vì quá mệt cũng bị nôn vọt và nôn trong tư thế nằm rất nguy hiểm, có thể bị sặc lên mũi và xuống phổi. Khi nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và dẫn tới tử vong.

Bù nước và điện giải

Tiêu chảy và nôn mửa khiến cơ thể trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải trầm trọng. Nếu không bù nước và điện giải kịp thời, trẻ dần mệt lả, suy kiệt, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng. Để tránh tình trạng này, cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc dung dịch oresol. Cần nhớ nguyên tắc, pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không nên uống quá nhiều một lúc, không ép trẻ uống quá nhiều có thể khiến bé nôn vọt ra ngoài.

Tuy nhiên, mỗi lần uống bé vẫn bị nôn, rồi tình trạng đi ngoài quá nhiều cần nhanh chóng đưa con tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.

Không dùng thuốc cầm tiêu chảy

Cha mẹ tuyệt đối không có bé dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, không quen ăn thức ăn hoặc ăn những món ăn kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn này được tống ra ngoài hết là sẽ khỏi bệnh. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, đau bụng rất khó chịu. Mọi thuốc cầm tiêu chảy cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Tránh hoạt động mạnh

Khi bé bị tiêu chảy và nôn mửa thường xuyên khiến cơ thể rất mệt mỏi. Do đó, cha mẹ nên để cho bé nghỉ ngơi nhiều. Những hoạt động mạnh trong thời điểm này sẽ càng khiến bé thêm mệt mỏi và dễ gặp phải các chấn thương.

Ăn thức ăn mềm

Để giúp được ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường cần cho trẻ ăn cơm, cháo, súp nghiền… Những bé còn bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú và bú nhiều hơn so với trước. Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại rau củ quả chưa được nấu chín kỹ… Bơ, sữa là những thực phẩm cần tránh trong giai đoạn này bởi cơ thể đang duy trì trạng thái chống lại các độc tố trong cơ thể nên rất khó dung nạp được lactose, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng.

Đưa trẻ đi khám

Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu có những dấu hiệu nặng như:

  • Nôn nhiều
  • Không thể uống được hoặc bỏ bú.
  • Mệt nhiều.
  • Chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh.
  • Dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, khát nhiều, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.

☛ Đọc thêm thông tin: Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn là tình trạng khá thường gặp trong cuộc sống, trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này. Bên cạnh cách xử trí kịp thời, chế độ ăn uống trong giai đoạn này rất quan trọng đối với trẻ. Vậy khi bị ngộ độc thức ăn, cha mẹ cần chăm sóc và thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào? Dưới đây là một số món ăn, thực phẩm tốt cho trẻ bị gặp phải tình trạng ngộ độc thức ăn.

Thức ăn loãng

Trẻ bị ngộ độc thức ăn, khi chế biến bữa ăn hàng ngày cho trẻ cha mẹ cần lưu ý chế biến cho trẻ dạng loãng như cháo, súp, canh…Chế biến dạng này vừa dễ ăn, dễ tiêu vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục

Thức ăn ít chất béo và chất xơ

Khi chuẩn bị nguyên liệu cho bữa ăn nên lựa chọn những thực phẩm ít chất béo, ít chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ hấp thu hơn. Các thực phẩm như ngũ cốc, lòng trắng trứng, khoai tây, cơm, bánh mì…được ưu tiên trong thực đơn của bé

Chất béo và chất xơ là những chất khó tiêu hóa cho đường ruột đặc biệt trong trường hợp đường ruột của trẻ đang có vấn đề. Vì vậy, trong chế độ ăn nên hạn chế lựa chọn những thực phẩm này để tránh làm gia tăng gánh nặng cho đường ruột và giảm bớt những khó chịu ở trẻ.

Chuối

Trong chuối có chứa thành phần kali dồi dào làm giảm cảm giác buồn nôn ở trẻ. Hơn thế nữa, chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa phù hợp với trẻ đang bị ngộ độc thực phẩm bổ sung năng lượng. Mẹ có thể cho trẻ ăn chuối chín hoặc xay sinh tố cho trẻ ăn mỗi ngày.

Gừng

Đây là loại gia vị rất phổ biến đối với bữa ăn của người Việt, gừng hỗ trợ hiệu quả các bệnh lý về đường tiêu hóa mà trẻ thường mắc phải đặc biệt là tình trạng ngộ độc thức ăn.

Khi chế biến thức ăn cho trẻ, cha mẹ có thể cho thêm chút gừng giúp làm dịu dạ dày đồng thời làm giảm các triệu chứng buồn nôn và khó chịu xảy ra ở trẻ. Hoặc có thể cho trẻ uống chút nước gừng pha loãng hoặc nước ép gừng pha mật ong nhiều lần trong ngày mang lại hiệu quả tốt.

Táo

Một trong những thực phẩm tốt cho trẻ khi bị ngộ độc thức ăn là táo vì đây là trái cây lý tưởng giúp trẻ đối phó với những triệu chứng khó chịu do ngộ độc thức ăn gây ra.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý chia nhỏ bữa ăn cho trẻ mỗi ngày. Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn quá nhiều và ăn quá nhanh khiến tình trạng của trẻ càng thêm nặng.

☛ Thông tin xem chi tiết:  Tổng hợp các cách chữa ngộ độc thức ăn

Làm gì để phòng ngộ độc thức ăn cho bé?

Với tình trạng thực phẩm bẩn, có chứa nhiều hóa chất độc hại hiện nay nên cha mẹ cần hết sức cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thức ăn để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ ngộ độc. Cha mẹ cần:

  • Chọn lựa những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng và có xuất xứ rõ ràng.
  • Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống.
  • Không dùng những thức ăn có chứa độc tố như thịt cá nóc, khoai tây mọc mầm, thực phẩm bị lên nấm mốc, các loại nấm lạ… và các thực phẩm nghi ngờ bị nhiễm chất độc hóa học.
  • Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ quá 2 giờ, đặc biệt là vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng không nên để bên ngoài quá 1 giờ.
  • Dụng cụ chế biến thức ăn phải sạch sẽ, rửa lại bằng xà phòng và nên rửa với nước ấm.
  • Làm chín thức ăn đúng cách và ở nhiệt độ phù hợp. Thức ăn cần được nấu chín, đun sôi trước khi sử dụng. Các loại trái cây cần được rửa sạch trực tiếp dưới vòi nước đang chảy.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.
  • Khi ăn bên ngoài cần lựa chọn những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn và ẩm thấp.
  • Nhắc nhở trẻ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi bên ngoài. Nếu bé có thói quen rửa tay vội vàng, bạn cần kiểm tra lại sau khi bé rửa sạch.

Cha mẹ cần lựa chọn kỹ thực phẩm an toàn cho bé.

Hi vọng những thông tin trên đây giúp cha mẹ nhận biết khi bé bị ngộ độc thức ăn và có biện pháp xử trí đúng cách. Hãy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để các bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhé.
Cập nhật lúc: 24/10/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Già đã bình luận

    15/01/2022 22:35

    Cháu 1.2h giờ nôn 1 lần và tiêu chảy đó là bệnh gì vậy và cách điều trị thế nào vậy
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      11/11/2022 15:24

      Chào bạn! Bạn có ăn thực phẩm gì lạ trước đó không ạ? Tính chất phân như thế nào? Theo mô tả rất có thể bạn bị ngộ độc thực phẩm. ...[Xem thêm]
  • Hồng Thao đã bình luận

    24/09/2019 09:33

    Xin chào bác sĩ. Bé nhà e được 3 tháng 20 ngày. Bé bú mẹ hoàn toàn. Dạo gần đây bé hay có biểu hiện nhợn nhợn như muốn ói ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      18/11/2022 14:21

      Chào bạn! Hiện tượng nôn trớ gặp hầu hết ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là sau khi ăn no hoặc vặn mình. Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh ...[Xem thêm]
  • than thi kim đã bình luận

    24/03/2018 06:20

    Bé 3 tuổi tự dưng bị di ngoài, cho uống men được 2 hôm nhưng chưa khỏi, phải làm sao ạ. Cháu cảm ơn!
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      29/11/2022 14:11

      Chào bạn! Đi ngoài là dấu hiệu trong nhiều bệnh lý khác nhau ở bé như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp, ngộ độc thực phẩm, bệnh lý về dạ ...[Xem thêm]
  • Phan Duyên đã bình luận

    23/04/2017 07:13

    Cháu lớn nhà e năm nay 10 tuổi cũng bị ăn xong là đi ngoài, đi ngoài ngày 2-3 lần/ngày, phân lúc nào cũng nát và nhầy nhầy, ko nhầy ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      15/07/2017 13:19

      Chào bạn Duyên! Qua các triệu chứng bạn miêu tả trên rất có thể bé nhà bạn đang gặp vấn đề về bệnh viêm đại tràng rồi bạn nhé. Bệnh này ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...