Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, do trẻ dùng thuốc kháng sinh lâu dài… gây ra các triệu chứng như ỉa chảy, nôn trớ, đầy bụng… Tình trạng này kéo dài làm cha mẹ cảm thấy rất lo lắng, sợ con của mình bị thiếu chất, suy dinh dưỡng và chậm lớn. Vậy khi gặp tình trạng này cha mẹ cần phải làm gì?

roi loan

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đâu?

Do hệ vi sinh bị mất cân bằng, hệ vi sinh có vai trò đặc biệt trong tiêu hóa của trẻ. Đối với trẻ em, hệ vi sinh chưa phát triển hoàn thiện hoạt động khoong được bình thường nên dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy, táo bón hay nôn trớ…Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm giảm hệ miễn dịch của trẻ, dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.

Chuyển từ chế độ bú sữa sang ăn dăm: Khi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, chức năng của hệ tiêu hóa chưa đầy đủ chuyển sang chế độ ăn dặm cho trẻ, lượng thức ăn khi đó chưa được tiêu hóa hoàn toàn làm tăng nguy cơ các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh. Do đó cần từ từ cho trẻ ăn từng chút một để trẻ có thể quen dần với chế độ ăn dặm.

Dùng kháng sinh trong thời gian dài: Khi vào cơ thể kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại. Lợi dụng thời điểm đó, vi khuẩn có hại xâm nhập và phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Chế độ ăn uống không hợp lý, khoa học như ít chất xơ, nhưng lại giàu đạm , đường và chất béo hoặc đơn giản là không đảm bảo vệ sinh sẽ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ sẽ lười ăn, không hấp thu được chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ.

Môi trường và vệ sinh cá nhân của bé: Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trẻ tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ hoặc chưa có ý thức vệ sinh cá nhân làm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây mất cân bằng sinh thái làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa:

Nôn trớ

Hiện tượng trẻ ăn no quá hoặc bú no quá dẫn tới hiện tượng trào ngược những chất trong dạ dày vào thực quản làm trẻ bị nôn chớ vì vậy các bà mẹ hãy cho con ăn đủ no, không nên ép hay trẻ chưa biết dừng tại thời điểm no thì nên để ý đến lượng thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Thường hiện tượng nôn trở xảy ra khi trẻ được 2 năm tuổi, nếu sau 2 năm tuổi trẻ vẫn có hiện tượng nôn trớ thì cần đi khám tại các cơ sở có uy tín để tìm ra nguyên nhân.

Tiêu chảy

Là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, nếu bị tiêu chảy kéo dài cơ thể sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.

Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước và chất điện giải cho trẻ tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Nếu tình trạng bệnh không có tiến triển thì phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở ý tế để điều trị.

Đồng thời cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn loãng và dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe và giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Táo bón

Táo bón là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có rối loạn tiêu hóa. Táo bón ở trẻ là trường hợp trẻ đi tiêu ít hơn bình thường, phân cứng, to, trẻ hay đau rát nhiều khi còn ra cả máu.

Hiện tượng táo bón khá nguy hiểm với trẻ nhỏ, nếu táo bòn lâu ngày trẻ rất dễ bị viêm ruột, thủng ruột… Do đó các bà mẽ cần quan tâm theo dõi đến trẻ, nếu thấy tình trạng trẻ bị táo bón nhiều ngày cần đưa đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị.

Chế độ ăn uống rất quan trọng, cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả, luyện tập thể dục bằng các bài phù hợp vơi trẻ để vừa nâng cao sức đề kháng cơ thể vừa cái thiện cơ bụng và thành ruột.

Đau bụng, đầy hơi

Khi đó trẻ bị đau bụng, đầy hơi và khó tiêu, thường hay quấy khóc. Cơn đau xuất hiện đột ngột, cũng có thể kéo dài nhiều giờ là triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa. Có thể trẻ chỉ cần  đi tiêu là hết đau.

Có thể do trẻ ăn quá no hoặc quá đói hoặc do một số bệnh lý như lồng ruột, thoát vị bẹn… Để phòng ngừa triệu chứng này thì bà mẹ không được để cho trẻ bị đói, hay ăn quá nhiều nên phân chia thời gian cho các bữa ăn, tùy từng độ tuổi của trẻ mà có các chế độ thích hợp.

Nếu trẻ bị đau bụng kéo dài có thể do viêm ruột thừa vì vậy các bà mẹ nên khẩn trường đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị.

Chán ăn, chậm tăng cân

Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường chán ăn, mệt mỏi nên dẫn tới tình trạng thiếu chất dinh dưỡng làm cân nặng tăng chậm thậm chí còn không tăng, giảm.

Vì vậy, các bà mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ, kiên trì dỗ dành trẻ ăn uống, có thể thay thế các thực phẩm bằng các chất dinh dưỡng khác như hoa quả, sữa để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Cần làm gì khi trẻ mắc rối loạn tiêu hóa?

Khi chưa hiểu rõ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ thì không nên vội vàng mua thuốc về điều trị. Nếu nguyên nhân không phải do chế độ ăn uống, thực phẩm và vệ sinh thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và tìm ra nguyên nhân từ đó điều trị triệt để.

Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, vì khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường bị mất nước

Chế độ ăn thay đổi, tăng cường các loại rau củ quả tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ví dụ như: rau khoai lang, rau sam, rau má, đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quýt, chuối… Trong thực đơn nên hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đường và chất béo. Chế độ ăn và khẩu phần ăn phải phù hợp với từng độ tuổi.

lam gi

Giữ vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh cá nhân cho trẻ, đảm bảo trẻ sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không cho trẻ chơi ở các khu có rác bẩn.

Việc ăn uống của trẻ cần được quan tâm đặc biệt, nên chọn nguồn thực phẩm an toàn cho, chế biến, bảo quản và cho trẻ ăn hợp vệ sinh.  Không ăn thức ăn đường phố, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi.

Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...