Mẹ bầu 5 tháng bị viêm ruột thừa cần phải làm gì? Phương pháp điều trị thế nào?v

Viêm ruột thừa có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng tình trạng này khi xuất hiện ở phụ nữ mang thai lại cực kỳ nguy hiểm. Do đó nếu không kịp thời phát hiện để gây ra nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Vậy bầu 5 tháng bị viêm ruột thừa cần phải làm gì và phương pháp điều trị hiện nay có an toàn không? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé. 

Viêm ruột thừa là triệu chứng cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ bầu

Viêm ruột thừa là triệu chứng cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ bầu

Viêm ruột thừa khi có bầu là tình trạng gì?

Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, có hình dạng giống như túi nhỏ nhô ra từ đại tràng ở phía dưới bên phải của bụng. Khi thức ăn bị ứ đọng trong ruột thừa kết hợp cùng các vi khuẩn gây bệnh sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy. Triệu chứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, kể cả với phụ nữ đã mang thai 5 tháng. 

Tình trạng viêm ruột thừa trong thai kỳ rất khó chẩn đoán

Tình trạng viêm ruột thừa trong thai kỳ rất khó chẩn đoán

Khi mang thai 5 tháng, ngoài việc gặp khó khăn khi sinh hoạt thì phụ nữ còn phải chịu đựng nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như nội tiết tố thể. Bà bầu sẽ thường bị đau lưng, nôn ói liên tục do thai nghén, ăn uống kém,…Do đó, viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai rất khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của thai kỳ và quá trình chuẩn đoán cũng gặp nhiều khó khăn nên dẫn tới điều trị có thể bị chậm trễ.

Bầu 5 tháng bị viêm ruột thừa có nguy hiểm không?

Viêm ruột thừa khi có bầu sẽ gây ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe của mẹ, điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Theo số liệu nghiên cứu, tỷ lệ viêm ruột thừa trong thai kỳ có dấu hiệu tăng cao ở trong 6 tháng đầu.

Tình trạng viêm ruột thừa khiến mủ và phân bị rò rỉ vào khoang bụng, nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn tới vỡ ruột thừa và nhiễm trùng bên trong khoang bụng (được gọi là viêm phúc mạc). Đồng thời, do khó chẩn đoán nên một khi tình trạng này kéo dài sẽ tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non ở phụ nữ. 

Viêm ruột thừa khi mang thai gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé

Viêm ruột thừa khi mang thai gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé

Nhiều tổ chức nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra diện rộng và kết quả khảo sát chỉ ra rằng: “ Trong số những bà mẹ bị viêm ruột thừa, cứ thêm một ngày trì hoãn phẫu thuật thì khả năng sinh non hoặc sảy thai tăng 23%”.

Vì vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé cùng với việc ngăn ngừa được các rủi ro không đáng có.  

 Viêm ruột thừa có phổ biến khi mang thai không?

Viêm ruột thừa hiếm khi xảy ra khi mang thai. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng cấp tính (tình trạng đau bụng cần điều trị khẩn cấp) trong thai kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 1/1500 ca mang thai. Tỷ lệ chung của viêm ruột thừa cấp tính ở phụ nữ mang thai là 0,05-0,07%.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột thừa trong mỗi tam cá nguyệt là:

  • 19-36% trong ba tháng đầu
  • 27-60% trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ)
  • 15-33% trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối của thai kỳ)

Dấu hiệu nhận biết khi bà bầu 5 tháng bị viêm ruột thừa

Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất khi bị viêm ruột thừa khi có bầu nhưng dấu hiệu này cũng là một trong những biểu hiện thường gặp khi mang bầu. 

Ruột thừa nằm ở vùng dưới bên phải của bụng, vì vậy cơn đau sẽ xuất hiện ở vị trí này và lan sang các vùng lân cận. Cơn đau thường đột ngột, dữ dội, đa phần các bà bầu sẽ đau tăng theo thời gian. Trong những trường hợp nhẹ thì thường sẽ đau âm ỉ, kéo dài trong một thời gian.

Khi tử cung phát triển trong thời kỳ mang thai, ruột sẽ bị dịch chuyển và ruột thừa cũng sẽ di chuyển. Khi tuổi thai tăng lên, cơn đau có thể lan lên phía trên bên phải của bụng và vị trí của ruột thừa cũng sẽ thay đổi theo. Do vậy để chẩn đoán đúng bệnh viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai, cần phải có bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao. 

Dấu hiệu khi mẹ bầu bị viêm ruột thừa

Dấu hiệu khi mẹ bầu bị viêm ruột thừa

Bên cạnh đau bụng, các triệu chứng nghiêm trọng khác xuất hiện đột ngột trong viêm ruột thừa cấp tính có thể bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo: Chảy máu âm đạo đặc biệt nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Nếu ra máu, dù ít hay nhiều và kèm theo đau bụng, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện.
  • Nôn mửa, buồn nôn: Đây là triệu chứng phổ biến khi bị ốm nghén nhưng khi xuất hiện kèm theo với cơn đau ở vùng bụng bên phải, chúng có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa. 
  •  Thay đổi chuyển động của thai nhi: Viêm ruột thừa có thể ảnh hưởng đến các kiểu chuyển động của thai nhi đang phát triển. Phụ nữ mang thai có thể nhận thấy cử động của thai nhi giảm hoặc thay đổi mức độ hoạt động thông thường của em bé.
  • Đau lưng: Trong một số trường hợp viêm ruột thừa khi mang thai, phụ nữ có thể bị đau lưng thay vì đau bụng. Cơn đau lưng này có thể dai dẳng và sẽ lan từ lưng dưới xuống mông hoặc chân. 
  • Chán ăn (rối loạn ăn uống)
  • Sốt cao và sưng tấy
  • Co hồi tử cung làm thay đổi các lớp niêm mạc, cơ, cổ tử cung,…
  • Khó tiểu (đi tiểu đau)
  • Đau trực tràng và đau âm đạo trong ba tháng đầu
  • Mệt mỏi, thường xuyên bị cảm cúm.

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa khi mang thai

  • Viêm ruột thừa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân gây nên và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu 5 tháng bị viêm ruột thừa như: 
  • Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường phải đối diện với những vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón dẫn tới khối phân bị khô và cứng hay bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma nên sẽ làm tắc nghẽn ruột và gây viêm. 
  • Viêm ruột thừa có sỏi khi lòng ruột bị tắc nghẽn do tăng sản tế bào, sự hiện diện của vôi hóa nên dẫn tới viêm.
  • Nuốt phải vật thể lạ.
  • Nhiễm trùng do một số vi khuẩn sinh sôi bệnh, như vi khuẩn salmonella, sởi hoặc Shigella.
  • Các hạch bạch huyết mở rộng ở vùng bụng có khả năng gây chèn ép hoặc tắc nghẽn ruột thừa, dẫn đến viêm ruột thừa.
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể góp phần làm tăng nguy cơ viêm ruột thừa bằng cách thay đổi hoạt động bình thường của ruột thừa hoặc các mô xung quanh nó.
  • Khi mang thai, lưu lượng máu đến vùng xương chậu tăng lên để hỗ trợ thai nhi đang phát triển. Sự lưu thông máu tăng cường này có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng, bao gồm cả viêm ruột thừa.

Nguyên gây gây mẹ bầu 5 tháng bị viêm ruột thừa

Nguyên gây gây mẹ bầu 5 tháng bị viêm ruột thừa

Chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa trong thai kỳ

Nếu mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu được nêu ra ở trên hoặc nghi ngờ bản thân đang gặp phải triệu chứng viêm ruột thừa thì phải tới ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Quá trình để chẩn đoán viêm ruột thừa khi mang bầu thường khó khăn và điều trị phức tạp. Những công việc mà mẹ bầu sẽ làm khi tới kiểm tra gồm:

  • Xét nghiệm máu: Khi bị viêm ruột thừa thì sẽ làm tăng số lượng bạch cầu trong máu. Do đó bà bầu cần được lấy máu để đi xét nghiệm nhằm xác định lượng bạch cầu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là kết quả của viêm ruột thừa. 
  • Siêu âm: Đây là phương pháp tốt nhất và dễ thực hiện để xác định viêm ruột thừa. Siêu âm có thể giúp bác sĩ quan sát được những hình ảnh trong ruột để xác định ruột thừa có bị viêm hay không.
  • Chụp CT: Nếu kết quả siêu âm không thuyết phục hoặc nếu cần làm rõ thêm, có thể tiến hành chụp CT. Kỹ thuật hình ảnh này sẽ cung cấp hình ảnh cắt ngang chi tiết của bụng, cho phép bác sĩ hình dung ruột thừa và đánh giá các dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng. 

Siêu âm là phương pháp thường dùng nhất khi kiểm tra

Siêu âm là phương pháp thường dùng nhất khi kiểm tra

Ngoài các xét nghiệm và hình ảnh trong phòng thí nghiệm, các bác sĩ còn dựa vào quan sát lâm sàng và khám thực thể để chẩn đoán viêm ruột thừa ở phụ nữ. Họ cẩn thận đánh giá các triệu chứng của bệnh nhân, chẳng hạn như đau bụng, đau và cứng, đồng thời khám sức khỏe toàn diện để kiểm tra các dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng. Điều này bao gồm đánh giá các dấu hiệu như nhiệt độ, nhịp tim và huyết áp.

Chuyên gia giải đáp: Viêm ruột thừa có tự khỏi không?

Điều trị viêm ruột thừa khi mang bầu

Điều trị cho mẹ bầu 5 tháng bị viêm ruột thừa như thế nào luôn là vấn đề vô cùng quan trọng mà không chỉ mỗi mẹ bầu mà bác sĩ cùng đều quan tâm và lo lắng liệu có ảnh hưởng tới thai nhi không. Đứng về phương diện ngoại khoa thì cần phải loại bỏ ổ nhiễm để bảo vệ người mẹ, nhưng nếu xét theo sản khoa thì phải xem xét kỹ thời điểm của thai kỳ, thai đã đủ lớn hay chưa,…Vì vậy, hiện nay đang có 2 phương pháp được bác sĩ điều trị đó là sử dụng thuốc kháng sinh và phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sau khi đánh giá, xem xét nếu không có nguy cơ thủng, tình trạng viêm nhẹ thì các bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng kháng sinh cho sản phụ. Điều này có thể giúp giảm nhiễm trùng và các triệu chứng liên quan. 

Kháng sinh được chỉ định điều trị trong trường hợp viêm nhẹ

Kháng sinh được chỉ định điều trị trong trường hợp viêm nhẹ

Cephalosporin thế hệ thứ hai có phổ rộng nên điều trị được cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Ngoài ra còn có thể dùng clindamycin hoặc metronidazol điều trị cho vi khuẩn kỵ khí. Kháng sinh có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch đều được.

Phẫu thuật loại bỏ ruột thừa

Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt ruột thừa được lên kế hoạch trong vòng 24 giờ vì nếu trì hoãn có thể làm tăng nguy cơ thủng ruột. Các quy trình phẫu thuật dành cho phụ nữ mang thai sẽ được sửa đổi cho phù hợp để tránh làm tổn thương tới tử cung của bà bầu. Việc điều trị viêm ruột thừa có thể phụ thuộc vào đặc điểm của viêm nữa. 

Nếu đang mang thai ở ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để mổ viêm ruột thừa. Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn và hạn chế được tối đa các biến chứng có thể xảy ra. 

Kháng sinh được chỉ định điều trị trong trường hợp viêm nhẹ

Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn và hạn chế được biến chứng

Trong trường hợp mẹ đang mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ thì quá trình sẽ phức tạp hơn. Lúc này tử cung của mẹ đã phát triển đến một kích thước nhất định rồi nên sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật.

Viêm ruột thừa nhẹ có cần mổ không?

Chăm sóc phục hồi sau phẫu thuật

Phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa ở phụ nữ mang thai tháng thứ 5 cần được thực hiện một cách cẩn thận. Đặc biệt việc phục hồi sau phải thuật rất là quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ. Có một số trường hợp sau khi phẫu thuật một đến 2 tuần, mẹ bầu sẽ có dấu hiệu chuyển dạ, sinh non. Do đó để vết thương mau chóng lành lại và hạn chế các biến chứng, người bệnh nên:

  • Nghỉ ngơi thật tốt, duy trì một số hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ.
  • Nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, các thực phẩm giàu vitamin C như rau củ, trái cây, không những giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng mà còn tăng quá trình đào thải các chất cặn bã, hạn chế các chất ứ đọng gây viêm trong cơ thể. 
  • Bổ sung các thực phẩm giàu đạm, bởi đạm rất tốt cho quá trình làm lành vết thương. Đạm có tác dụng hỗ trợ tổng hợp collagen để tái tạo mô liên kết và giúp vết thương mau chóng lành lại.
  • Tránh uống các loại đồ uống có gas, nước ngọt, các thực phẩm nhiều dầu mỡ cay nóng.
  • Không được mang vác các vật nặng, ăn uống phải đầy đủ chất, khoa học, xây dựng thực đơn và hỏi ý kiến chuyên gia trước.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sẽ để đảm bảo mẹ bầu được phục hồi đúng cách. Tùy thuộc vào thời điểm phẫu thuật nên mỗi người bệnh cũng có thời gian chuyển dạ khác nhau. Vì vậy khi xuất hiện các cơn đau, cảm thấy tử cung đang mở rộng hoặc chảy nước ối thì phải tới bệnh viện ngay lập tức nhé. 

Một số câu hỏi thường được thắc mắc

Mổ ruột thừa khi đang bầu 5 tháng có an toàn không?

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa nội soi có thể được thực hiện một cách an toàn trong thời kỳ mang thai. Phẫu thuật đúng kỹ thuật không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Phẫu thuật nội soi thường được ưu tiên hơn so với phẫu thuật mở vì nó ít nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật hơn.

Viêm ruột thừa có gây sảy thai không?

Viêm ruột thừa có thể tiến triển thành vỡ ruột thừa liên quan đến sảy thai và các biến chứng khi sinh nở như sinh non hoặc mất thai. Chẩn đoán chính xác và kịp thời về bệnh viêm ruột thừa sẽ giúp phụ nữ mang thai tránh những rủi ro không đáng có.

Mổ ruột thừa có ảnh hưởng đến mang thai không?

Cắt ruột thừa và để lại sẹo có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Vỡ ruột thừa khi mang thai thì phải làm sao?

Phẫu thuật khẩn cấp hoặc phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa sẽ loại bỏ ruột thừa nếu nó bị vỡ trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị vỡ ruột thừa và nhiễm trùng huyết nếu có chất lây nhiễm tràn vào khoang bụng.

Qua bài viết trên, mong rằng sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc khi bầu 5 tháng bị viêm ruột thừa có nguy hiểm không và tình trạng này ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào. Đồng thời mẹ bầu nên chú ý tới chế độ ăn uống và quá trình chăm sóc sau khi phẫu thuật để tình trạng được cải thiện rõ rệt và bé được phát triển toàn diện. Đặc biệt khi có xuất hiện các dấu hiệu được nêu ra ở trên phải tới bệnh viện ngay lập tức nhé. 

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Từ 24/07-31/07: Tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Đông trùng hạ thảo trị giá 600.000đ. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...