Phác Đồ Điều Trị Viêm Đại Tràng
Phác đồ điều trị viêm đại tràng của Bộ Y tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Vậy phác đồ đó được áp dụng như thế nào trong thực tế? Hãy cùng trangphuclinh.vn tìm hiểu chi tiết thông qua phần nội dung sau đây.
Nhận định chung về viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến, xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị phù nề, tổn thương hoặc đã xuất hiện các vết loét. Tình trạng này thường xảy ra ở nữ giới và người cao tuổi; gây suy giảm chức năng đường ruột, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Trong giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và chỉ kéo dài trong thời gian rất ngắn. Vì vậy nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh có thể sẽ tái phát và tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng, song cách điều trị đối với từng nguyên nhân lại có sự khác biệt nhất định. Vì thế, phác đồ điều trị bệnh viêm đại tràng được Bộ Y tế đưa ra nhằm cung cấp thông tin ngắn gọn nhưng đầy đủ về các bước xử lý hiệu quả, phù hợp nhất với người bệnh.
Chẩn đoán xây dựng phác đồ điều trị viêm đại tràng
Không chỉ riêng viêm đại tràng, bất kỳ bệnh lý nào trước khi điều trị đều cần được chẩn đoán kỹ lưỡng. Sau đó, tùy vào thể trạng, nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể “cá nhân hóa” phác đồ điều trị viêm đại tràng cho người bệnh.
Đa số các trường hợp bị viêm đại tràng sẽ được chẩn đoán theo 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh
Để đưa ra phác đồ điều trị viêm đại tràng một cách dứt điểm, bác sĩ bắt buộc phải biết chính xác được nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Vì thế, trong quá trình thăm khám, bác sĩ thường sẽ trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, phần lớn nguyên nhân gây bệnh đều đến từ chế độ sinh hoạt thiếu khoa học (ví dụ: làm việc liên tục không nghỉ ngơi, sử dụng thực phẩm ôi thiu/mất vệ sinh gây áp lực lên hệ tiêu hóa), lạm dụng thuốc kháng sinh, xạ trị ung thư vùng bụng hoặc có giun sống ký sinh trong ruột.
Bước 2: Chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng
Khi đã biết được các thông tin cơ bản của người bệnh, bác sĩ cần xác minh thêm một vài dữ liệu liên quan đến dấu hiệu lâm sàng của bệnh để đưa ra kết luận. Trong đó, một số triệu chứng thường gặp ở người bị viêm đại tràng bao gồm:
- Đi ngoài ra máu
- Thường xuyên bị đau ở hố chậu trái/phải hoặc đau dọc theo khung đại tràng
- Bụng bị đau âm ỉ trong thời gian dài
- Đầy hơi, chướng bụng
- Tiêu chảy/táo bón kéo dài
- Sốt
- Sụt cân
- Mệt mỏi
Bước 3: Xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng
Nếu đã xem xét toàn bộ thông tin trên nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành một số xét nghiệm cần tiết. Cụ thể:
- Chụp CT, MRI, X-quang: Đây đều là những phương pháp xét nghiệm hình ảnh, giúp phát hiện những tổn thương ở mô mềm, tình trạng rò rỉ bên trong đại tràng một cách nhanh chóng. Hơn nữa, qua phương pháp này, bác sĩ có thể biết chính xác diện tích đại tràng bị viêm và mức độ của chúng.
- Xét nghiệm máu (CBC): Việc xét nghiệm máu sẽ cho biết số lượng bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu trong máu của bạn là bao nhiêu. Nhờ đó, bác sĩ có thể phân tích cũng như chỉ ra được tình trạng nhiễm trùng, thiếu máu hay những bất thường trong máu (nếu có).
- Xét nghiệm phân: Mặc dù ít được chỉ định, thế nhưng phương pháp này lại cho kết quả cực kỳ chính xác. Bằng cách này, các sĩ sẽ đo được tỷ lệ vi khuẩn đường ruột, cặn dư tinh bột,… giúp tìm ra nguyên nhân gây nên triệu chứng viêm đại tràng.
- Nội soi đại tràng: Đây là phương pháp cho phép bác sĩ và bệnh nhân quan sát được những thay đổi bất thường phía bên trong niêm mạc ruột già.
- Điện giải đồ: Loại xét nghiệm này được tiến hành nhằm kiểm tra và theo dõi một vài chỉ số liên quan đến các bệnh lý về gan, tim mạch, huyết áp,… Thông qua kết quả thu được, bệnh nhân có thể nắm rõ hơn về tình hình sức khỏe của mình.
Phác đồ điều trị viêm đại tràng
Phác đồ điều trị viêm đại tràng được Bộ Y tế xây dựng dựa trên nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và mức độ tổn thương trong đại tràng. Do đó, sau khi được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ được bác sĩ lên từng phác đồ điều trị khác nhau. Cụ thể:
Viêm đại tràng do lao
Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng lao với công thức sau: 3SHZ + 6 – 9SH (HZ) hoặc 3REH (RZH) + 6 – 9 REH (RZH), 2 REZH + 4 – 6 REZ H; nhằm điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Một số trường hợp sẽ cần sử dụng Corticoid – thuốc chữa viêm đại tràng nhằm cải thiện tình trạng xơ, dính hoặc teo đại tràng do bệnh lao. Trong 8 tuần đầu, người bệnh nên sử dụng Corticoid với liều lượng được khuyến cáo là 1mg/kg/ngày (kết hợp song song với thuốc điều trị lao).
Ngoài ra, viêm đại tràng do lao sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như: viêm phúc mạc, thủng manh tràng, tắc ruột,…
Viêm đại tràng do Amip
Tùy vào từng trường hợp viêm đại tràng do Amip mà phác đồ điều trị của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một trong các nhóm kháng sinh sau:
Nhóm Imidazole | Dùng Metronidazol với liều lượng 30mg/kg/ngày, liên tục từ 7 đến 10 ngày. |
Nhóm Tinidazole (Fasigyn) | Dùng Tiberal (Ornidazole) theo liều lượng 1.5 – 2g/ngày, liên tục từ 3 – 5 ngày. |
Nhóm Quinoleine | Dùng Direxiode với liều từ 3 – 9 viên/ngày, liên tục từ 7 – 20 ngày hoặc dùng Methylene theo liều 4 – 6 viên ngày, liên tục 10 ngày. |
Nhóm Secnidazole (Flagentyl) | Dùng Dehydroemetin 1.2 mg/kg/ngày, liên tục trong 10 ngày. |
Viêm loét đại tràng
Để điều trị viêm loét đại tràng đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị viêm đại tràng mà Bộ Y tế đã công bố như sau:
Bước 1: Đầu tiên, người bệnh sẽ được đánh giá mức độ của vết viêm trong đại tràng bằng cách đo thân nhiệt, nhịp tim, hemoglobin và tần suất tiêu chảy trong ngày. Cụ thể:
- Nếu thân nhiệt bình thường (từ 36 – 37.5°C), mạch ít hơn 90 nhịp.phút; hemoglobin bình thường (đối với nam thường là 13 – 18g/dl và nữ là 12 – 16g/dl) và tiêu chảy ít hơn 4 lần mỗi ngày thì chứng tỏ mức độ viêm loét đại tràng của bạn đang ở mức nhẹ.
- Nếu bạn có thân nhiệt lớn (> 37.5°C), mạch nhiều hơn 90 nhịp/phút, hemoglobin cao và tiêu chảy ít hơn 6 lần mỗi ngày, điều này cho thấy mức độ viêm đại tràng của bạn đang ở mức nặng.
Bước 2: Điều trị chung:
- Người bệnh không được ăn uống qua đường miệng, phải nuôi ăn với các liệu pháp dinh dưỡng tạm thời thông qua đường tĩnh mạch
- Bác sĩ, y tá cần trấn an người bệnh, giúp người bệnh ổn định tâm lý
- Chỉ định truyền máu nếu bệnh nhân bị thiếu máu
- Cân bằng chất điện giải nhằm ngăn ngừa nguy cơ thiếu nước trong quá trình điều trị
Bước 3: Điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, phần lớn bệnh nhân đều được kê các đơn thuốc sau:
- Thuốc đặc hiệu: Nhóm 5 – ASA (bao gồm Sulfasalazine và Mesalazine). Ban đầu, người bệnh có thể sử dụng với liều lượng từ 2 – 4g/ngày trong 6 tuần đầu. Sau khi các dấu hiệu bệnh đã thuyên giảm, người bệnh chỉ cần sử dụng liều duy trì với liều lượng từ 1 – 1.5g/ngày, liên tục từ 1 – 2 năm.
- Thuốc điều trị phối hợp: Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng song song thuốc đặc hiệu và thuốc điều trị phối hợp (bao gồm Prednisolone 1mg/kg/ngày hoặc Corticoid thông qua đường tiêm tĩnh mạch). Khi bệnh dần ổn định, người bệnh có thể chuyển sang dạng uống, cùng với đó kết hợp thụt giữ đại tràng nếu có những tổn thương rõ ràng.
Lưu ý: Tùy vào thể trạng, mức độ bệnh và thời gian đáp ứng thuốc mà phác đồ điều trị viêm đại tràng trên sẽ cần thời gian điều trị khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ cần sử dụng liều khởi đầu từ 4 – 12 tuần, sau đó giảm dần liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Bước 4: Điều trị ngoại khoa đối với trường hợp thủng đại tràng hoặc điều trị nội khoa thất bại.
Viêm đại tràng giả mạc
Theo phác đồ điều trị viêm đại tràng của Bộ Y tế, việc điều trị viêm đại tràng giả mạc được thực hiện chủ yếu bằng cách ngưng sử dụng chất kích thích, đồng thời kết hợp với các loại thuốc phù hợp. Cụ thể:
- Thuốc Metronidazole với liều lượng 30mg/kg/ngày
- Thuốc Vancomycin với liều lượng 500mg x 4/ngày
- Cholestyramine với liều 4g x 3/ngày
Viêm túi thừa đại tràng
Trước khi điều trị viêm túi thừa, người bệnh cần chụp hình khoang bụng nhằm loại trừ nguy cơ thủng đường tiêu hóa. Kế tiếp, người bệnh sẽ được áp dụng một trong các phương pháp điều trị bao gồm: truyền dịch; chế độ nghỉ ngơi phù hợp; ăn loãng và uống đủ nước; sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau, chống co thắt (nếu cần); chỉ định phẫu thuật nếu phần phúc mạc bị viêm có mủ hoặc hẹp khí.
Sau một thời gian, nếu việc áp dụng các biện pháp trên không mang lại kết quả mong muốn, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật cho các đối tượng sau:
- Không đáp ứng được phác đồ điều trị viêm đại tràng theo nội khoa
- Tình trạng bệnh bị tái phát nhiều đợt trong năm
- Tình trạng viêm loét ở đại tràng ngày một nặng, gây ra nhiều vết loét nghiêm trọng
- Người bệnh gặp các biến chứng như xuất huyết không kiểm soát, thủng đại tràng, giãn đại tràng hoặc ung thư đại tràng.
Hiện nay, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật dưới 2 hình thức chính, đó là: phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở. Trong đó, phẫu thuật nội soi là phương pháp được áp dụng phổ biến hơn hẳn vì tính an toàn cao, ít gây đau đớn, chảy máu và giúp người bệnh mau chóng phục hồi.
Lưu ý: Trong một số trường hợp, thay vì điều trị triệt để tình trạng viêm đại tràng, việc phẫu thuật chỉ được tiến hành với mục đích cầm máu, khâu lại lỗ thủng hoặc loại bỏ khối u ác tính do viêm đại tràng mãn tính gây ra.
Chế độ dinh dưỡng theo phác đồ điều trị
Song song với quá trình chữa viêm đại tràng, người bệnh xây dựng chế độ sinh dưỡng lành mạnh. Chẳng hạn như:
- Giới hạn lượng dầu/mỡ được tiêu thụ
- Hạn chế ăn rau sống hoặc hoa quả chưa rửa kỹ càng
- Nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa nhằm giúp đường ruột giảm bớt “gánh nặng”
- Tăng cường bổ sung rau xanh, sữa chua, trái cây tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày (nhất là bữa phụ); nhằm tăng cường hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa.
- Hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đặc biệt là thức ăn đóng hộp
- Trong những ngày bị tiêu chảy, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các loại thực phần giàu tinh bột như: khoai tây, ngũ cốc, gạo, bánh mì,…
- Khi bị táo bón, táo, lê, chuối, khoang lang và các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ là những thực phẩm bạn không nên bỏ qua.
- Ăn chậm, nhai kỹ và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Tránh xa các món ăn tươi sống như gỏi, sushi, tiết canh,…
- Không sử dụng nước ngọt có gas, rượu, bia, cà phê, thuốc lá hoặc những chất kích thích khác
Tóm lại, việc lựa chọn thực phẩm có liên quan mật thiết đến tốc độ hồi phục của người bệnh. Do đó, khi tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng khoa học, đại tràng của bạn sẽ mau chóng được chưa lành. Ngược lại, thường xuyên ăn các loại thực phẩm không phù hợp có thể khiến bệnh tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng.
Theo dõi sau điều trị
Để phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y tế phát huy hiệu quả tối đa thì sự phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh và bác sĩ là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, sau quá trình điều trị, người bệnh cần được chăm sóc tốt, nghỉ ngơi nhiều và rèn luyện chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Bên cạnh đó, để vết mổ mau chóng lành lại, y tá hoặc người nhà của bệnh nhân có thể hỗ trợ họ tập những bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng. Người bệnh cũng có thể tự chủ động ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh bằng một số phương pháp như:
- Tái khám định kỳ
- Ghi nhật ký thực đơn hàng ngày
- Tăng mức độ hoạt động
- Kiểm soát cảm xúc, tránh căng thẳng bằng các bài tập chánh niệm, thiền và yoga
- Đến bệnh viện uy tín hoặc báo cáo cho bác sĩ điều trị ngay lập tức khi thấy một lượng máu đáng kể trong phân
- Tăng cường bổ sung vitamin, omega 3, đạm, cellulose, chất xơ, probiotic,…
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nghỉ hẳn khi viêm đại tràng tái phát
- Ăn uống đúng giờ giấc
- Rèn thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định, tốt nhất là sau khi vừa ngủ dậy
- Sử dụng một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm ổn định thần kinh đại tràng, giảm các kích thích co thắt hiệu quả. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến Tràng Phục Linh PLUS – viên uống chuyên dành cho người bị viêm đại tràng cấp và mãn tính, được điều chế và sản xuất tại Thái Minh Hitech – nhà máy đạt chuẩn GMP hàng đầu Việt Nam.
Với các thông tin về phác đồ điều trị viêm đại tràng Bộ Y tế trên, hy vọng sẽ giúp bạn có kế hoạch điều trị, chăm sóc và phục hồi sức khỏe phù hợp. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào, bạn đều cần tìm hiểu kỹ và được tham vấn bởi đội ngũ bác sĩ lành nghề.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)