Phình đại tràng bẩm sinh cần được phát hiện sớm

Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh chiếm tỷ lệ khoảng từ 1/4.000 – 1/5.000 trẻ sơ sinh. Khi mắc bệnh, bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất.

trang phuc linh18 Phình đại tràng bẩm sinh cần được phát hiện sớm

Ngoài ra, có thể bị mắc thêm các dị tật khác như tim, thần kinh, đường tiết niệu, không hậu môn, hội chứng Down… PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, Phình đại tràng bẩm sinh (PĐTBS) còn có các tên gọi khác như bệnh Hirschsprung, bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Bệnh PĐTBS là dị tật tắc ruột hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

Do không có nhu động ở đoạn ruột cuối nên phân bị ứ đọng lại ở đoạn ruột trên làm cho đoạn ruột phía trên bị giãn dần. Thành ruột phía trên tăng cường nhu động để cố gắng vượt qua cản trở ở phía dưới nên cơ thành ruột bị phì đại.

Phân bị tích tụ ở phía trên lâu ngày làm cho trẻ bị “ngộ độc phân”, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất. Các biến chứng như vỡ đại tràng, viêm ruột có thể xảy ra do ứ đọng phân và ruột bị giãn nặng.

Khoa Ngoại (Bệnh viện Nhi T.Ư) có 2 phòng dành cho bệnh nhi PĐTBS với 8 giường. Tuy nhiên, lúc nào cũng có tới 14-15 bệnh nhân nội trú.

Trong căn phòng số 7 của khoa Ngoại, N.V.G. là bệnh nhân lớn tuổi nhất, năm nay G. 14 tuổi. Các giường bên cạnh do bệnh nhân còn ít tuổi nên có giường ghép 2 cháu, tất cả đều chung căn bệnh kể trên.

Bố cháu G. cho biết, khi mới sinh, thỉnh thoảng G. bị đầy hơi trong bụng, gia đình lấy khăn nóng chườm thì đỡ. Sau 1 năm tuổi, khi G. bắt đầu ăn dặm với những thức ăn khó tiêu hơn sữa thì cháu lại đầy bụng, tiêu hóa khó. Kết luận của các bác sĩ ở Hải Dương cho biết G. bị bệnh PĐTBS. Qua 2 lần phẫu thuật ở Bệnh viện tỉnh Hải Dương nhưng cuộc sống của G. vẫn gặp nhiều khó khăn do không tự đại tiện được. Hệ thống tiêu hóa quá yếu nên cậu bé luôn phải dùng thức ăn lỏng và mềm như cháo, mỳ.

Thậm chí, thịt nạc cũng ninh thật nhừ để lấy nước vì ăn chất bã, cơ thể không tự thải ra được, khiến bụng G. đau tức. G. vẫn tới lớp học nhưng không bao giờ dám đi chơi dã ngoại cùng các bạn vì mỗi lần đi vệ sinh, cậu phải nhờ bố, mẹ trợ giúp. Suốt 14 năm qua, G. phải chiến đấu với căn bệnh này.

Năm 2005, G. phải vào Bệnh viện Nhi cấp cứu do tắc ruột. Đến tháng 6/2006, các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư đã phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo cho G.

G. rất vui vì từ giờ trở đi, cậu có thể tự mình giải quyết được việc cá nhân chứ không phải nhờ tới bố mẹ như suốt 14 năm vừa qua.

Đối diện với giường G. là bé Phạm Thị Minh Th. ( 21 tháng tuổi, ở Quảng Bình) vừa được phẫu thuật thoát khỏi tình trạng táo bón, đi ngoài không tự chủ.

Mới đây, bác sĩ Trần Bình Giang – Phó giám đốc Bệnh viện Việt – Đức đã phẫu thuật cho bệnh nhân L.M.T (62 tuổi) bị PĐTBS. Suốt hơn 60 năm qua, bà T. luôn phải sống trong tình trạng táo bón, mỗi lần muốn giải quyết “nỗi buồn” phải nhờ người khác thụt tháo.

Mỗi tuần bà T. phải thụt tháo 2 lần nên rất bất tiện. Đây được xem là bệnh nhân nhiều tuổi nhất sống chung với bệnh “tắc đầu ra” một cách trường kỳ.

Trở lại cuộc sống bình thường

PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm cho biết, bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái, với tỷ lệ nam/nữ từ 4/1 – 9/1. Bệnh cần được phát hiện sớm để chăm sóc, theo dõi và điều trị kịp thời.

Theo PGS.TS Trần Ngọc Bích – Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi (Bệnh viện Việt- Đức) cho biết, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh có biểu hiện ở các lứa tuổi khác nhau.

Các bậc cha mẹ có thể phát hiện bệnh ở trẻ sơ sinh khi thấy trẻ chậm đại tiện phân su (sau đẻ trên 24 giờ mới đại tiện phân su). 80%-90% các trường hợp, bệnh nhân có các biểu hiện ngay ở thời kỳ sơ sinh.

Một số trẻ có thể có các biến chứng nặng như thủng ruột hoặc viêm ruột nhiễm độc, nhiễm trùng máu. Bệnh nhân bị tắc hoặc bán tắc ruột chiếm tới 60% các trường hợp bị PĐTBS.

Sau khi chào đời, trẻ có biểu hiện trướng bụng tăng dần, bụng thường trướng đều, da căng bóng; nôn ra sữa rồi dịch mật, dịch ruột; tiêu chảy do viêm ruột…

Với một số trẻ sơ sinh, các triệu chứng của bệnh bắt đầu từ tuần thứ 2 hoặc 3 sau đẻ. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm ruột, thủng đại tràng.

Bệnh cũng có thể xuất hiện khi trẻ từ 2 – 24 tháng tuổi. Khi bú mẹ, trẻ đại tiện bình thường, phân hơi lỏng. Nhưng khi bắt đầu ăn sữa hộp, triệu chứng bệnh xuất hiện, trẻ bị táo bón kéo dài, trướng bụng, ăn uống kém, chậm lên cân, da xanh, suy dinh dưỡng. Nặng hơn trẻ bị viêm đại tràng do ứ đọng phân nhiều.

Hầu hết các trường hợp mắc PĐTBS đều được chỉ định phẫu thuật để đạt hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, các bác sĩ có chỉ định mổ cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Những năm gần đây, nhờ chẩn đoán sớm được bệnh và theo dõi điều trị tốt bằng thụt tháo phân hàng ngày nên có thể mổ một lần để điều trị hiệu quả. Thái Hà

Bệnh nhân bị bệnh này có thể bị thêm các dị tật phối hợp như  hội chứng Down mắc ở tỷ lệ 2-5%, tim mạch khoảng 1%, thần kinh là 1%, dị tật 3 nhiễm sắc thể 18 %, dị tật đường tiết niệu sinh dục 3%, dị tật đường tiêu hóa như teo thực quản, teo đại tràng, hội chứng nút phân su, dị tật không hậu môn… Đáng chú ý, bệnh PĐTBS có tính chất gia đình, chiếm từ 3-6% các trường hợp.

Nguyên nhân gây bệnh là do không có các tế bào hạch thần kinh ở đám rối của lớp cơ ruột tại một đoạn ruột, thường là ở trực – đại tràng Sigma, có thể tới đại tràng trái, toàn bộ đại tràng và cả ruột non.

Hiện nay tại Bệnh viện Nhi T.Ư đã áp dụng kỹ thuật hút sinh thiết trực tràng để chẩn đoán bệnh PĐTBS. Đây là biện pháp được sử dụng khi đã loại trừ được tất cả các nguyên nhân khác gây táo bón.

Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...