Làm sao để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ?

Rối loạn tiêu hoá thường xảy ra ở trẻ, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Nếu để lâu ngày, trẻ sẽ biếng ăn, chậm phát triển và có thể mắc phải một số bệnh khác. Vậy làm sao để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa gây nên các triệu chứng như: Táo bón, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ, phân sống, lười ăn và trẻ kém hấp thu. Tình trạng này nếu tiếp diễn lâu dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Dưới đây là những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, mẹ cần biết:

Do sức đề kháng kém

Trẻ sơ sinh có cơ thể yếu ớt, các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện nên đây là lý do các bé dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài, dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Hệ vi sinh vật bên trong đường ruột cũng rất dễ bị rối loạn nếu như có mầm bệnh bên ngoài tấn công, thông qua ăn uống, hô hấp và nhiều con đường khác.

Do chế độ ăn thay đổi đột ngột

Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi thường bú mẹ hoàn toàn, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, bé bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm, với các loại thức ăn mềm, có bổ sung rau củ, đạm, béo…Lúc này, đường ruột của bé chưa quen với lượng thức ăn mới nên có thể dẫn tới tiêu chảy do thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Một số trẻ uống thêm sữa bột, sữa công thức cũng có thể bị tiêu chảy. Thậm chí, với những bé dưới 6 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn, bé cũng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do những thức ăn mà người mẹ nạp vào cơ thể làm biến đổi tính chất của sữa.

Do tác dụng phụ của thuốc

Dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài cũng dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Lợi dụng thời điểm đó, các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột (còn gọi là ” loạn khuẩn ruột” ), dẫn đến rối loạn tiêu hoá.

Chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý

Khi ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế, cha mẹ cần hết sức chú tâm trong việc lựa chọn thực phẩm sạch và chế biến đúng cách để vừa đảm bảo dinh dưỡng lại giúp bé tiêu hóa tốt. Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được trong vấn đề vệ sinh cơ thể, các bé hay có thói quen mút tay, nghịch đồ chơi sau đó chạm vào đồ ăn,…vì thế các bé cũng dễ gặp phải những vấn đề rắc rối về đường ruột do nhiễm khuẩn.

Với trẻ nhỏ, nếu bố mẹ cho con ăn uống quá no, ăn uống dồn dập, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa bởi thức ăn không được hấp thu hết. Trong khi với những trẻ lớn hơn, nếu như ăn nhiều thức ăn nhanh, nhiều đường, đồ uống có gas,..những thực phẩm này cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Do các bệnh lý khác

Nếu như trẻ vốn có bệnh lý về đường ruột thì cũng có thể phải đối mặt với chứng rối loạn tiêu hóa thường xuyên, chẳng hạn như: kiết lỵ, tả, hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, lồng ruột.

Lời khuyên khi điều trị rối loạn tiêu hóa cho bé tại nhà

Khi con bị rối loạn tiêu hóa, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao, không nên vội vàng mua thuốc cho trẻ uống. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý đúng cách.

Trong thời gian điều trị tại nhà, đừng quên cho con uống nước đầy đủ, để phòng ngừa mất nước và rối loạn điện giải. Trẻ bị mất nước có thể dẫn tới nhiều tình huống nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Mẹ có thể cho bé uống thêm men vi sinh để củng cố hệ vi khuẩn đường ruột. Tố nhất là nên chọn các loại men vi sinh là chế phẩm tổng hợp để bổ sung và can bằng men vi sinh đường ruột cho trẻ để ngăn chặn các vi khuẩn độc hại xâm nhập tiết ra độc tố gây hại cho bé.

Chế độ ăn thay đổi, tăng cường các loại rau củ quả tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ví dụ như: rau khoai lang, rau sam, rau má, đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quýt, chuối… Trong thực đơn nên hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đường và chất béo. Chế độ ăn và khẩu phần ăn phải phù hợp với từng độ tuổi.

Khi mắc chứng rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và trong ăn uống, cha mẹ nên tẩy giun thường xuyên cho bé theo định kỳ. Nên xây dựng một chế độ ăn uống, sắp xếp khẩu phần ăn cân đối giữa các dưỡng chất.

Nguyên tắc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Hệ tiêu hoá của trẻ có tới hàng tỷ vi khuẩn khác nhau. Do đó khi ó những bất lợi cho việc tiêu hoá của trẻ có thể dẫn đến tình trạng táo bón, tiêu chảy, làm cho cơ thể mất nước dẫn đến còi cọc, kém phát triển. Khi đó cần có biện pháp giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này. Dưới đây là một số gợi ý nhỏ cho các phụ huynh khi trong gia đình có trẻ bị mắc rối loạn tiêu hoá:

1: Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh

Với những trẻ còn đang bú sữa mẹ thì cần cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và kéo dài sẽ giúp bé tránh các vấn đề về tiêu hóa do được tăng cường hệ thống miễn dịch của mình thông qua các dưỡng chất có trong sữa mẹ.

Thực phẩm bổ sung không được sớm hơn khi con chưa được 6 tháng tuổi, vì sau thời thời gian này cơ thể của con mới bắt tiếp nhận được sản phẩm mới. Nếu trẻ còn quá nhỏ cần cố gắng cho trẻ bú trong suốt thời gian đó và đừng vội cho con ăn thực phẩm bổ sung vì đó có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Nhiều cha mẹ luôn có suy nghĩ phải bồi bổ cho trẻ nhiều nhất có thể để trẻ mau lớn, vì vậy họ cho con ăn uống dồn dập, ăn liên tục trong ngày khiến hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn do làm việc quá tải. Trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân sống do dinh dưỡng không kịp hấp thu. Chính vì thế, cha mẹ nên cân đối các bữa ăn của con một cách hợp lý, thay vì ăn khẩu phần lớn, hãy chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày với lượng thức ăn nhỏ hơn để cơ thể bé hấp thu tốt, đường ruột làm việc nhẹ nhàng hơn.

Chọn thực phẩm hữu ích và giàu vitamin để chế biến cho con mình nhằm mang lại cảm giác ngon miệng, tránh lựa chọn thực phẩm trẻ cần nhiều thời gian để ăn bởi hầu hết trẻ nhỏ đều rất ngại phải nhai nhiều.

Ngoài ra, bạn không nên cho con ăn uống tùy tiện bất cứ loại thức ăn nào, bởi có những loại thức ăn ít dinh dưỡng nhưng lại có hại nhiều cho cơ thể như là đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga. Thay vào đó, trong chế độ ăn nên cân đối đủ các nhóm dinh dưỡng chính, tăng cường chất xơ để giúp đường ruột hoạt động tốt hơn, phân dễ đào thải ra ngoài.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm cho con hay cả gia đình nói chung là điều rất quan trọng. Thực phẩm bẩn có thể ẩn chứa nhiều nguồn vi sinh vật gây hại. Cho nên, các bà mẹ cần biết chọn mua thức ăn tại những địa chỉ uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khâu chế biến bữa ăn cho gia đình hằng ngày cũng cần chú tâm tới từng chi tiết nhỏ nhất, chẳng hạn như việc dùng dao thớt chế biến thức ăn sống và chín cần tách biệt, rửa tay kỹ trước khi sơ chế thức ăn, úp đậy thức ăn cẩn thận, không ăn đồ tái, gỏi, chưa được nấu chín.

2: Rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ

Khi trẻ vui chơi, tay bé có thể tiếp xúc với nhiều vật thể và môi trường xung quanh, nên sẽ dễ dính phải mầm bệnh. Do đó, cha mẹ cần rèn cho con thói quen không được mút tay, ngậm đồ chơi trong miệng. Trước khi ăn và sau khi vệ sinh phải cho bé rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Trong bữa ăn, không được dùng tay bốc thức ăn trực tiếp.

Nên tẩy giun định kỳ cho bé nhằm giảm những tác hại do giun sán gây ra dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá.

Theo dõi đặc điểm phân của trẻ, vì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể phát hiện ra nhờ đặc điểm của phân. Khi con bị rối loạn tiêu hóa, hãy mang mẫu phân của con tới gặp các bác sĩ nhi khoa để xác định mức độ rối loạn tiêu hóa của con bạn.

3. Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ

Trẻ em mà hiếu động thì thường bị táo bón và tiêu chảy cấp, khi đó nên bổ sung men tiêu hoá cho bé để giúp hệ tiêu hoá hấp thu được tốt hơn. Đặc biệt đối với những bé điều trị kháng sinh thì điều này càng cần thiết hơn vì kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh của đường ruột.

Trên đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ để cha mẹ tham khảo để bé yêu của mình không gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống và các món ăn hàng ngày gây ra.Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...