Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả
Chứng tiêu chảy không còn xa lạ với chúng ta, nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng như do thức ăn không hợp vệ sinh, nguồn nước nhiễm bẩn, triệu chứng của một số bệnh lý… Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả chứng bệnh này.
Mục lục
Nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp
Tác nhân vi-rút
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cấp tính. Trường hợp này còn được biết đến như là: Viêm dạ dày ruột do virus (viral gastroenteritis) hay có vẻ văn hoa một chút là “cúm dạ dày” (stomach flu)!
Các loại virut gây tiêu chảy thông thường là:
- Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em)
- Adenovirus
- Caliciviruses
- Astrovirus
Do vi trùng
Vi trùng hay vi khuẩn cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy. Một số loại được liệt kê dưới đây:
- Staphylococcus aureus (S. aureus) thường hay nhiễm các loại thịt đã qua xứ lí công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa.
- Clostridium perfringens thường nhiễm ở các thực phẩm hâm ấm.
- Bacillus cereus lây nhiễm qua gạo và đậu, kể cả giá sống.
- Salmonella thường nhiễm trứng gà, trứng vịt và gia cầm. Sốt thương hàn thường do nhiễm trùng Salmonella typhi .
- Shigella là vi khuẩn/trùng này là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy thường được phát hiện trong các nhà giữa trẻ, các làng ở nông thôn.
- E. coli thường nhiễm vào thịt chưa nấu chín.
- Campylobacter jejuni Vi khuẩn này thường được phát hiện ở các nhà có nuôi gia cầm.
- Yersinia enterocolitica – một vi khuẩn/trùng gây nhiễm trùng Yersin (yersiniosis).nhiễm trùng này xảy ra khi ăn thịt, sữa bị nhiễm trùng.
- Vibrio parahaemolyticus là một loại nhiễm trùng thường do ăn đồ biển sống, nhất là hàu.
- Vibrio cholerae đây là vi trùng/khuẩn gây bệnh tả, thường hay thấy ở các nước đang phát triển, và là hệ quả của nguồn nước bị ô nhiễm.
Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống. Một số loại thường gặp:
- Giardia lamblia là loại ký sinh trùng này thường làm ô nhiễm nguồn nước, là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy ở người đồng tính luyến ái.
- Entamoeba histolytica là loại ký sinh trùng này lan truyền qua đường nước hay thực phẩm bị nhiễm phân người, cũng có thể tiếp xúc qua tay hoặc đường tình dục.
- Cryptosporidium .Nguy cơ thường cao hơn ở trẻ em hơn là người lớn. Các loại rau sống trộn (salad) trồng bằng phân bón cũng là một nguồn lây truyền kí sinh trùng này.
Do thuốc men
Một số loại thuốc có thể gây nên hiện tượng tiêu chảy như:
- Thuốc trụ sinh;
- Thuốc chống cao huyết áp;
- Thuốc nhuận tràng;
- Antacids chứa magnesium.
Một số chất hóa học khác cũng có thể gây bệnh tiêu chảy như rượu, cà phê, trà, kẹp chewing gum không đường và bạc hà cũng có thể gây tiêu chảy
Do bệnh lý
Một số bệnh lý có triệu chứng tiêu chảy ví dụ như: Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, do buồn phiền, lo lắng, do nhiễm trùng máu…
Triệu chứng của bệnh
- Đầy bụng, sôi bụng;
- Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo);
- Nôn, ban đầu nôn ra thức ăn sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt;
- Cơ thể mệt mỏi, có thể bị chuột rút;
- Biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ tới nặng như: Khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.
Cách phòng ngừa tiêu chảy như thế nào?
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Mỗi gia đình nên có nhà tiêu hợp vệ sinh, không nên đi tiêu bừa bãi.
- Không nên đổ các chất thải hoặc phân đến ao hồ.
- Không nên sử dụng phân tươi chưa qua xử lý để bón cây trồng.
- Giữ gìn nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ.
- Hạn chế ra vào các vùng đang có dịch tiêu chảy.
- Đối với bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, rửa tay thường xuyên là biện pháp phòng ngừa tốt nhất, vì vi khuẩn gây tiêu chảy có thể dễ dàng lây lan từ tay sang miệng. Do đó, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng (không nhất thiết phải là xà phòng diệt khuẩn) ít nhất 15 giây.
- Cố gắng hạn chế tối đa tiếp xúc với bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt không dùng chung dụng cụ ăn uống. Một khi bệnh nhân bị tiêu chảy, nôn ói tại nhà cần kịp thời đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng phương pháp.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, không uống nước lã, không ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn chưa chế biến và nấu chín
- Không nên thường xuyên ăn những thức ăn dễ sinh vi khuẩn gây bệnh như gỏi, tiết canh, ốc, sò, cua, ghẹ và các loại thủy sản khác, khi ăn nên nấu chín, hấp kỹ, ăn sống, nửa sống ngâm rượu, dấm hoặc muối rồi ăn trực tiếp.
- Mọi người phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, không nên ham đồ lạnh, ăn đồ lạnh theo kiểu ăn quá no chắc chắn sẽ khiến dạ dày yếu và gây ra nhiều chứng khó chịu.
- Chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng; các thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn còn dư, để từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt.
- Hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin, liên hoan… trong vùng đang có dịch.
Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch
- Các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của gia đình cần phải sạch sẽ. Không nên dùng nguồn nước bẩn từ bên ngoài ao hồ, sông, suối… chảy vào.
- Ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy thì tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng cloramin B.
- Cấm đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối…
Xử trí khi có người bị tiêu chảy
Tiêu chảy có thể gây mất nước và mất cân bằng điện giải, vì vậy người bệnh phải bổ sung nhiều nước. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các giải pháp bù nước đường uống, chẳng hạn như oresol, không chỉ có thể ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng mất nước. Nó cũng có thể bổ sung chất điện giải trong cơ thể và duy trì sự cân bằng axit-bazơ của đường ruột để giảm các triệu chứng tiêu chảy.
Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân, trên lâm sàng chủ yếu được phân thành hai loại, một là tiêu chảy nhiễm trùng và hai là tiêu chảy không nhiễm trùng, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, vi rút và các nguyên nhân khác. Không bao giờ dùng thuốc trị tiêu chảy một cách mù quáng, nếu không sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng; nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh, khó tiêu và các yếu tố khác. Vì vậy, muốn tạm biệt bệnh tiêu chảy trước hết phải tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp. Xem xét nguyên nhân gây bệnh như thế nào để sử dụng kháng sinh, men tiêu hoá hoặc thuốc làm giảm nhu động ruột…
Tất cả những loại thuốc muốn sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ, không nên sử dụng tuỳ tiện để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Hiện tượng tiêu chảy mà do phẩy khuẩn tả, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, bù nước và điện giải. Tiêu chảy cấp do Salmonella thì điều trị chủ yếu bằng bù dịch, hạ sốt, dùng thuốc an thần hoặc dùng kháng sinh nếu cần. Tiêu chảy cấp do độc tố của tụ cầu, đều cần bổ sung nước và điện giải, trợ tim mạch. Bệnh do Rotavirus thì chỉ cần cân bằng nước và điện giải…
Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc điều trị tiêu chảy
Lưu ý cần phải pha dung dịch bù bước theo đúng hướng dẫn sử dụng, không nên chia nhỏ gói hoặc viên thuốc để pha nhiều lần. Các bạn cần lưu ý, dung dịch bù nước nếu mà pha quá 12 giờ mà không uống hết thì phải bỏ đi. Việc bù nước phải duy trì cho tới khi người bệnh đi ngoài mà phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
Ngoài việc bù nước nên có khẩu phần ăn phù hợp. Các loại thức ăn nên lỏng và mềm hơn so với bình thường và đủ 4 món thực phẩm. Nếu là trẻ nhỏ thì cho bú mẹ và ăn dặm phải lỏng hơn, mềm hơn và chia thành các bữa nhỏ trong ngày.
Trong thời gian bị tiêu chảy, người bệnh phải chú ý nghỉ ngơi, không nên lao động nặng nhọc, nếu không sẽ khiến cơ thể suy nhược hơn và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh tiêu chảy.
Chú ý vệ sinh cá nhân, nhớ rửa tay trước và sau bữa ăn để tránh bội nhiễm vi khuẩn và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Khi có người bị tiêu chảy cấp cần đưa ngay tới các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Không được để người bệnh ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và làm cho bệnh lây sang người khác.
Tiêu chảy cấp gây nên hiện tượng tử vong ở khá nhiều vùng miền ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. VÌ vậy cần tuyên truyền giáo dục người dân có ý thức giữ vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi và tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… để có một cuộc sống lành mạnh.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)