Hay bị sôi bụng ọc ọc và tiêu chảy là vì sao, chữa thế nào?

Chào bác sĩ, năm nay em 24 tuổi. Cho em hỏi, em hay bị sôi bụng kêu ọc ọc và tiêu chảy, nhất là sau khi ăn xong. Bụng sôi đi ngoài lỏng nhiều lúc nằm ngủ trưa hoặc tối, mỗi lần ợ thì bụng không kêu nữa. Vậy cho em hỏi bệnh của em là gì? và phương pháp chữa trị như thế nào?

Trả lời

Chào bạn, Theo những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Tình trạng tiêu chảy thường xuyên đi kèm với triệu chứng bụng sôi đi ngoài lỏng, diễn biễn > 4 tuần, thì rất có thể là biểu hiện của tiêu chảy mãn tính. Tiêu chảy mãn tính mà không tìm thấy rõ nguyên nhân thì còn được gọi là tiêu chảy chức năng. Đây là một trong những dạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa (FDG), được định nghĩa là các vấn đề xảy ra tại đường ruột lâu ngày mà không phát hiện thấy dấu hiệu của một bệnh lí rõ ràng hay chấn thương thực thể, thông qua xét nghiệm chẩn đoán.

Tình trạng tiêu chảy kéo dài cũng có thể là do hội chứng ruột kích thích gây ra. Hội chứng ruột kích thích cũng được coi là một dạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa, bao gồm 4 nhóm chính:

  • IBS-D: Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
  • IBS-C: Hội chứng ruột kích thích thể táo bón
  • IBS-M: Hội chứng ruột kích thích vừa tiêu chảy kèm táo bón
  • IBS-U: Hội chứng ruột kích thích không có dấu hiệu tiêu chảy hay táo bón

Trong đó, khi tiêu chảy mãn tính là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích thì người ta gọi đây là hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D). ➤ Tuy nhiên, tiêu chảy chức năng được phân biệt với hội chứng ruột kích thích bởi dấu hiệu đau bụng. Đây là căn cứ phân biệt rất quan trọng. Tuy nhiên, trong câu hỏi này, bạn chưa mô tả rõ mình có bị đau bụng thường xuyên hay không.

Tiêu chảy chức năng được đặc trưng bởi tình trạng ỉa chảy phân lỏng nhưng người bệnh không bị đau bụng. Trong khi, hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D) thì có thể gây đau bụng. 

Cả 2 loại rối loạn chức năng đường tiêu hóa này đều liên quan đến hiện tượng đi ngoài phân lỏng thường xuyên. Ngoài ra còn có thể kèm theo các triệu chứng khác cụ thể là: Tiêu chảy chức năng được xác định qua các dấu hiệu sau:

  • Đại tiện phân lỏng, nhão, chảy nước nhiều lần (thường là >3 lần/ ngày).
  • Tiêu chảy nhưng không đau bụng.
  • Chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng...
  • Các triệu chứng diễn ra trong vòng ít nhất 3 tháng.

Hội chứng ruột kích thích được xác định qua các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng là triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích.
  • Cơn đau xuất hiện ở vùng hạ vị hố chậu trái, hố chậu phải, chạy dọc theo khung đại tràng.
  • Tình trạng đau bụng giảm bớt sau khi người bệnh đại tiện
  • Thỉnh thoảng người bệnh còn xuất hiện những cơn đau thắt ruột cần đi tiêu ngay lập tức nhưng không thể thực hiện được.
  • Phân có thể dính nhầy nhưng không có máu.
  • Táo bón và tiêu chảy xen kẽ từng đợt.
  • Tiêu chảy hay xảy ra vào buổi sáng, ngay sau khi ăn sáng xong.  Tiêu chảy có thể kéo dài hàng tháng, sau đó có khi tự hết mà không cần điều trị.
  • Người bệnh thường xuyên có cảm giác mót đại tiện, vừa giải quyết xong nhưng lại cảm thấy như đi chưa hết phân.
  • Bụng luôn khó chịu, tức nặng, nếu ấn vào bụng có thể thấy các cục cứng nổi lên.
  • Các triệu chứng khác như là ợ hơi dai dẳng, chướng bụng, ăn vào nhanh no, có cảm giác nóng rát vùng đại tràng.

☛ Tham khảo thêm: Tiết lộ 6 Cách chữa sôi bụng vô cùng đơn giản mà hiệu quả

Bị sôi bụng òng ọc kèm tiêu chảy bạn nên làm gì?

Với những gì bạn mô tả như trên chưa đủ căn cứ để kết luận chính xác bệnh tình của bạn. Vì thế, theo chúng tôi, bạn nên tới các bệnh viện uy tín tiến hành thăm khám, xác định rõ nguyên nhân là gì để có biện pháp điều trị đúng đắn và kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải, thói quen ăn uống, tiền sử bệnh tật hay việc sử dụng thuốc của bạn để giúp nhận định ở bước đầu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thực thể, sờ nắn hoặc gõ vào vùng bụng để xác định những dấu hiệu bất thường. Sau khi khám lâm sàng, họ sẽ chỉ định thêm một vài xét nghiệm chẩn đoán khác chẳng hạn như là xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp CT bụng, siêu âm, quét MRI hoặc nội soi để tìm kiếm nguyên nhân. Chứng tiêu chảy chức năng được chẩn đoán bằng phép loại trừ.

Có nghĩa là bệnh này chỉ được chẩn đoán sau khi các chứng rối loạn tiêu hóa hoặc các vấn đề về sức khỏe khác đã được loại trừ. Thông thường, các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tiêu chảy cần được loại trừ trước khi chẩn đoán tiêu chảy chức năng bao gồm:

Nhiễm trùng đường ruột: Hầu hết triệu chứng của các trường hợp bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đều kéo dài không quá vài tuần và thường tự khỏi. Nhiễm trùng đường ruột mãn tính có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm mẫu phân.

Tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy, chẳng hạn như là Cefpodoxime, Amoxicillin, Ampicillin, Forlax, Duphalac... Vì thế bạn cần liệt kê chính xác và chi tiết tất cả loại thuốc đã sử dụng trong thời gian qua để bác sĩ nắm được.

Chế độ ăn uống không khoa học/ dị ứng thức ăn: Nếu ăn phải thực phẩm bẩn, mất vệ sinh hoặc dị ứng với thực phẩm cũng có thể khiến đường ruột bị kích thích gây ra tiêu chảy. Bạn cần ghi lại những thực phẩm đã ăn uống gần đây giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong công tác chẩn đoán và loại trừ nguyên nhân.

Bệnh celiac: Bệnh celiac là bệnh xảy ra với những người mắc chứng không dung nạp glutein (một loại protein thường có trong lúa mì, lúa mạch, bánh mì...).

Không dung nạp Lactose: Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Những người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường sữa thường bị tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. Các triệu chứng này có thể đến từ 30 phút đến 2h sau khi uống sữa.

Hấp thu fructose: Fructose là một loại đường được tìm thấy tự nhiên trong trái cây và mật ong. Đôi khi nó được thêm vào như một chất làm ngọt cho một số đồ uống. Ở những người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa fructose, nó có thể dẫn đến tiêu chảy.

Các bệnh khác: Ung thư tuyến tụy, ung thư gan, cường giáp, tiểu đường, bệnh lí thần kinh tự trị...

***

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Thông thường, điều trị tiêu chảy chức năng hoặc hội chứng ruột kích thích là nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống. Chẳng hạn như là loại bỏ những loại thực phẩm có nguy cơ kích hoạt và gia tăng tần suất tiêu chảy. Hoặc, nếu căng thẳng là lý do gây tiêu chảy thì bạn cần học cách nghỉ ngơi thư giãn, thay vì làm việc quá sức, để ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu bạn bị tiêu chảy do chứng không dung nạp glutein, fructoser hay lactoser thì hãy thử tiết giảm hoặc ngừng ăn những thực phẩm này trong một vài tuần xem tình trạng tiêu chảy có giảm bớt hay không. Bác sĩ cũng có thể kê thêm đơn thuốc hoặc phương pháp điều trị khác tùy theo các tình trạng y tế khác mà bạn gặp phải. Trên đây là những thông tin tư vấn xin được gửi đến bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh, vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.1506 để được tư vấn!

☛ Tham khảo thêm: Tiết lộ 6 Cách chữa sôi bụng vô cùng đơn giản mà hiệu quả

Tràng Phục Linh PLUS - cải thiện đại tràng kích thích hiệu quả

Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp tối ưu cho bệnh đại tràng co thắt giúp ổn định thần kinh đại tràng . Bởi Tràng Phục Linh PLUS được kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính được rất nhiều người đã dùng và trải nghiệm mang lại kết quả rất tốt. Sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS giúp hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng co thắt – hội chứng ruột kích thích. Bởi Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa 4 thành phần thảo dược tự nhiên, cùng 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả bởi Đại học Y Hà Nội, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ. Tràng Phục Linh PLUS giúp:

  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng
  • Giảm đau bụng quặn thắt
  • Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát

Bài viết liên quan

Xem thêm »

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 30 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
2-hop-1-vi.png
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
Loading...