Đau bụng quặn trước khi đi ngoài là bệnh gì?

Chào chuyên gia, Em năm nay 35 tuổi, làm nhân viên văn phòng. Hồi nhỏ hay ăn sáng, hay bị đau bụng tiêu chảy khi ăn những đồ ăn hải sản và đồ ăn sống. Đến năm 22 tuổi đi làm thì sáng chỉ uống cafe và không ăn sáng. Trong thời gian này vẫn hay bị đau bụng tiêu chảy liền nếu ăn phải đồ ăn không thích hợp, ngoài ra số lần đi cũng không đều, nếu không bị đau bụng thì phải 2-3 ngày mới đi ngoài và mỗi lần đi như vậy rất nhiều như kiểu bụng chứa cho nhiều ngày không đi. Có đôi khi bị đau bụng mà đứng không nổi phải cúi người xuống cho đỡ đau rồi mới đi ngoài được và đi xong thì hết đau. Cách đây 3 năm, em có mua Tràng Phục Linh uống nhưng không duy trì đúng như hướng dẫn là 3 tháng mà em chỉ mua 3 hộp 1 lần ngày uống 2 viên mà có ngày cũng quên uống. Tuy nhiên cũng đỡ bị đau bụng hơn nếu ăn uống điều độ và ăn đồ ăn nóng. Sau đó lâu lâu em cũng mua 1 hộp uống hết lại thôi, không duy trì liên tục. Gần đây, em ăn sáng lại và mỗi lần ăn sáng vào lại bị đau bụng tiêu chảy như trước kia. Em bỏ không uống cafe nữa thì thấy hết đau bụng buổi sáng sau khi ăn (em cũng nghi do dị ứng café, em chuyển sang uống tách trà nóng tự pha). Nhưng việc đi ngoài thì cũng thất thường và không kiểm soát được, 1 ngày hoặc 2-3 ngày 1 lần. Lúc vào sáng, trưa hoặc tối. Không bị tiêu chảy nhưng lâu lâu vẫn bị triệu chứng củ là đau bụng mà đứng không nổi phải cúi người xuống cho đỡ đau rồi mới đi ngoài được và đi xong thì hết đau. Hồi nhỏ bên dưới bụng phải có hay nổi cục hơi to chạy qua chạy lại trong bụng và tới giờ em vẫn còn nhưng xẹp nhỏ hơn và chỉ khi nào ăn nhiều mới nổi lên. Vừa rồi em nghĩ mình bị hội chứng ruột kích thích nên em mua Tràng Phục Linh plus về uống. Em đang uống được nữa hộp, ngày 2 viên và đang theo dõi. Em không đi khám xét nghiệm ngoài nên nhờ chuyên gia tư vấn giúp em là em bị bệnh gì ah? Bình thường thì bụng không có triệu chứng đau, phân đi ngoài không có máu kể cả khi đau. Em không uống bia rượu và chỉ có hút thuốc lá nhưng thuốc nhẹ và ít. Có chơi thể thao như đá banh và tennis. Tập Yoga và gần đây tập thêm dịch cân kinh. Sức khỏe em bình thường. Em cảm ơn ạ!

Trả lời

Chào bạn! Bạn gặp phải tình trạng đau quặn bụng từng cơn, tình trạng này trong nhiều trường hợp không phải là triệu chứng đơn thuần như nhiều người vẫn nghĩ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề gây ảnh hưởng tới sức khỏe, phải kể tới: Đau quặn bụng khi đi đại tiện do rối loạn tiêu hóa: Một trong những triệu chứng điển hình là đau quặn bụng từng cơn. Đau có thể xuất hiện ở một vị trí thường là ở bụng dưới nhưng cũng có thể lan ra các vị trí khác như lên trên bụng hoặc lan khắp bụng. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc đau theo từng cơn. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị chướng bụng đầy hơi, đi ngoài nhiều lần, giảm đau sau khi đi ngoài. Tùy thuộc tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà các triệu chứng có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày hoặc kéo dài nhiều ngày. Đau bụng khi đi đại tiện do bệnh Polyp đại tràng: đau quặn bụng khi đi đại tiện Chỉ với triệu chứng đau quặn bụng từng cơn không thể xác định được bạn bị polyp đại tràng. Để chẩn đoán bệnh cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác. Nhưng đau bụng quặn từng cơn là một trong những triệu chứng của bệnh không thể bỏ qua. Nếu gặp phải tình trạng này một trong những nguyên nhân có thể gặp là do polyp đại tràng. Đau bụng khi đi vệ sinh do hội chứng ruột kích thích: Với các triệu chứng đặc trưng như đau bụng, rối loạn nhu động ruột mà không phải do tổn thương ruột gây ra. Các triệu chứng của bệnh thường xảy ra trong thời gian dài, thường là vài năm. Bệnh có triệu chứng đặc trưng, một trong số đó là đau quặn bụng từng cơn sau khi ăn. Đi ngoài phân lỏng thường xuất hiện sau khi ăn từ 15 - 20 phút và được coi là sự khác biệt so với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Đau bụng mắc cầu do viêm đại tràng mạn tính: Bệnh lý về tiêu hóa này gặp khá phổ biến hiện nay và gây ra tình trạng đau quặn bụng khá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, chướng bụng đầy hơi... ☛ Đọc thêm: Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không? Đau bụng trước khi đi đại tiện do ung thư trực tràng: Đây là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Khi bệnh ở giai đoạn đầu có triệu chứng cảnh báo như đau quặn vùng bụng dưới kèm theo đó là tình trạng tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn máu và dịch nhầy. Người bệnh có thể bị mất nước, suy nhược và chán nản. → Với các triệu chứng như bạn mô tả thì rất có thể bạn gặp phải hội chứng ruột kích thích bạn nhé. Những người mắc hội chứng ruột kích thích nếu cơ co thắt quá mức dẫn tới tiêu chảy. Nhưng nếu cơ co thắt chậm hoặc ít dẫn tới táo bón. Nhu động ruột không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng và có cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức. Bệnh nhân nữ thường mắc bệnh với tỷ lệ cao gấp hai lần so với nam giới. Bệnh khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên trở lên nhưng không loại trừ khi già bệnh mới xuất hiện triệu chứng Các dấu hiệu thường gặp của hội chứng ruột kích thích bao gồm: Đau bụng: đau bụng khi đi đại tiện Vị trí đau : Vị trí đau thường không cố định, lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác Tính chất đau rất khác nhau giữa các bệnh nhân: Đau kiểu quặn, kiểu đầy tức, kiểu như trướng hơi, kiểu bỏng rát hay kiểu xoắn vặn. Đôi khi người bệnh có thể sờ thấy những cục u cục nổi lên dọc thành bụng Hoàn cảnh xuất hiện: Cơn đau thường xuất hiện trong những giờ làm việc, có thể đau ít thoáng qua và do sự bận rộn của công việc nên bệnh nhân thường lãng quên đi những triệu chứng. Cũng có khi đau nhiều hơn tuy không dữ dội nhưng bệnh nhân luôn cảm thấy ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Rất ít khi đau về đêm mà khiến người bệnh phải thức giấc. Cơn đau thường tăng lên sau ăn hoặc có những stress, giảm đau sau khi trung tiện hoặc đại tiện và thường biến mất vào ban đêm. Thời gian kéo dài của cơn đau cũng rất thất thường: Có khi vài ngày vài giờ hoặc vài phút. Cơn đau tái phát với các tính chất tương đối hằng định giống những cơn đau trước đó. Đặc điểm đau rất đa dạng và không đặc hiệu này làm cho thầy thuốc rất khó định hướng trong chẩn đoán. Táo bón: Người bệnh có cảm giác rất khó đi ngoài nên phải cố rặn, đại tiện không hết phân nên luôn có cảm giác muốn đi ngoài, thời gian đại tiện lâu. Phân cứng hoặc lổn nhổn, có chất nhày bám theo phân. Số lần đại tiện giảm, ≤3 lần/ ngày. Lúc đầu táo bón từng đợt, sau táo bón liên tục hơn và ngày càng kém đáp ứng về các thuốc nhuận tràng. Táo bón có thể xen kẽ với tiêu chảy, sau một đợt táo bón là ỉa lỏng và ngược lại. Triệu chứng táo bón thường kèm theo cảm giác căng trướng bụng và đầy hơi ☛ Đọc thêm: Mách bạn 6 mẹo trị táo bón đơn giản tại nhà Tiêu chảy: Mật độ phân: Phân không thành khuôn và kém độ kết dính, rất ít khi ỉa chảy nước với khối lượng phân không tăng (thường từ 200 – 300 ml/ ngày). Tính chất của phân khác với những trường hợp giảm hấp thu do những tổn thương ở ruột non hoặc do viêm tụy mạn tính. Phân thường có nhiều mũi nhày nên trước kia một số tác giả nước ngoài nhầm lẫn gọi là viêm đại tràng tiết nhày. Trong phân không bao giờ có máu trừ khi có bệnh trĩ kèm theo và cũng không bao giờ có hạt mỡ. Nếu tăng nhu động nhiều, trong phân có thể có các sợi thức ăn chưa tiêu hóa hết như sọi rau, quả và các loịa ngũ cốc… Số lần đi ngoài nhiều: Ít nhất 3 lần / ngày, buộc phải đi ngoài ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, có khi cảm giác muốn đi ngoài ngay sau khi ăn, hoặc đi ngoài xong lại muốn đi ngay vì cảm giác đi chưa hết phân Các triệu chứng khác:
  • Sôi bụng : Do khí trong các quai ruột có xu hướng đi ngượi từ dưới lên trên tạo ra các cơn sôi bụng và ợ hơi.
  • Bụng trướng hơi : Bệnh nhân luôn có cảm giác nhiều hơi trong bụng, bụng ậm ạch khó chịu.
  • Chán ăn do cảm giác đầy bụng hoặc đau . Sau khi những khó chịu ở bụng mất, người bệnh trở lại ăn bình thường nên ít khi sụt cân vì chán ăn.
  • Lo lắng, căng thẳng tâm lý, mất ngủ khiến các triệu chứng tăng nặng
  • Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng ngoài tiêu hóa như hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, khó thở....
Các triệu chứng này thường tái đi tái lại khiến người bệnh rất khó chịu. Với trường hợp của bạn tốt nhất  bạn nên sắp xếp thời gian đi khám để được chẩn đoán 1 cách chính xác hơn bạn nhé. Bên cạnh đó thì bạn cần điều chỉnh chế độ ăn, lối sống sinh hoạt bạn nhé. Bạn cần kiêng các đồ ăn chế biến không hợp vệ sinh, các đồ ăn tái, sống, lên men, các thực phẩm, đồ uống có tính kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe, đồ uống có ga và các đồ ăn cay nóng bạn nhé! Bạn nên đảm bảo ăn chín, uống sôi và tốt nhất là nên nấu ăn tại nhà, hạn chế ăn hàng, ăn quá bạn nhé. Bạn cũng cần bổ sung nước (2-3 lít/ngày) và ăn tăng cường rau xanh để duy trì thói quen ngày đi đại tiện từ 1 - 2 lần là tốt nhất bạn nhé. Bạn cũng cần sinh hoạt điều độ, tránh thức quá khuya và làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh kéo dài bạn nhé! Bạn cũng nên tiếp tục sử dụng sản phẩm Tràng phục linh Plus (nhãn đỏ) bạn nhé và nên dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần và dùng từ 3 đến 6 tháng để bệnh tình được ổn định bạn nhé! Nếu cần được tư vấn thêm bạn vui lòng gọi về tổng đài 18001506 (miễn cước gọi) trong giờ hành  chính bạn nhé! Chúc bạn mau khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 30 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
2-hop-1-vi.png
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
Loading...