Cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích

Chị Nguyễn Thảo Nguyên ở Vĩnh Phúc có câu hỏi cần được giải đáp: "Chào bác sĩ, tôi là Thảo Nguyên năm nay 35 tuổi. Tôi đã bị hội chứng ruột kích thích 3 năm. Trong giai đoạn này, tôi thường cảm thấy ăn không ngon miệng, đầy bụng, chướng hơi. Dù cố gắng ăn ngày 3 bữa đều đặn nhưng cân nặng vẫn không đổi. Xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp tôi tăng cân và cải thiện sức khỏe không ạ? Xin cảm ơn".

Trả lời

Chào bạn Thảo Nguyên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây là gợi ý chi tiết giúp bạn tăng cân hiệu quả và cải thiện sức khỏe tổng quát.

Hội chứng ruột kích thích là gì? Bệnh gây ảnh hưởng như thế nào tới cân nặng?

Hội chứng ruột kích thích có tên khoa học là Irritable Bowel Syndrome (IBS) là tình trạng rối loạn chức năng co thắt ở đại tràng. IBS rất phổ biến, có thể gặp ở các độ tuổi khác nhau. Theo nghiên cứu, hội chứng ruột kích thích có tới 31% người thừa cân và 29% là béo phì, trường hợp giảm cân lại ít xảy ra hơn (1). Vấn đề tụt giảm cân nặng khi mắc IBS thường là do:

  • Đau bụng làm bạn ăn ít calo hơn bình thường.
  • Tiêu chảy nhiều lần trong ngày khiến việc di chuyển thức ăn nhanh hơn mức bình thường. Từ đó, chất dinh dưỡng không được hấp thu hoàn toàn.
  • Đầy hơi, chướng bụng gây khó chịu nếu ăn no.
  • Bạn xuất hiện tình trạng chán ăn, ăn không ngon từ đó mà bỏ bữa, ăn ít hơn cũng khiến cân nặng bị giảm.

Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên rất dễ gây nên thiếu hụt chất dinh dưỡng, cơ thể suy nhược.

Giảm cân không phải là một dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải tình trạng sụt cân nghiêm trọng. Thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng có thể là dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa nguy hiểm hơn như viêm ruột, bệnh celiac. Vì vậy, cần chắc chắn việc giảm cân không liên quan đến những trường hợp này để cải thiện cân nặng hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nhiều người tự điều trị IBS bằng cách hạn chế nghiêm ngặt những thực phẩm ăn vào. Tuy nhiên, việc này lại gây phản ứng ngược, khi cơ thể quá gầy và nhẹ cân làm giảm khả năng miễn dịch, suy dinh dưỡng nặng hơn. Người bệnh không còn năng lượng để chống lại bệnh tật. Do đó cần thiết phải xây dựng một chiến lược tốt để tăng cân hiệu quả, cải thiện sức khỏe tổng quát.

Cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích

Việc tăng cân không dễ dàng hơn so với giảm cân, đặc biệt đối với người bị hội chứng ruột kích thích. Người bệnh cần tuân thủ đúng một số nguyên tắc sau đây:

  • Giải quyết các triệu chứng của bệnh bằng cách thực hiện đúng phác đồ của bác sĩ về sử dụng thuốc.
  • Xây dựng lối sống phù hợp để tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Chế độ ăn uống giúp tăng cân và giảm triệu chứng của bệnh.

 

Chế độ ăn uống cho người bị hội chứng ruột kích thích

Nguyên tắc trong chế độ ăn mà bạn cần thực hiện:

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết: đạm (protein), chất béo (fats) và carbohydrat (tinh bột, carbs). Tuy nhiên không được lạm dụng quá nhiều đường, chất béo để tăng cân.
  • Tập trung xây dựng cơ bắp thay vì tăng lượng chất béo trong cơ thể.
  • Tăng lượng calo với các thực phẩm tốt.
  • Tránh những thực phẩm gây dị ứng, không dung nạp, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của IBS.
  • Không phải thực phẩm nào cũng giúp ích cho tất cả mọi người, vì vậy bạn cần lựa chọn những thực phẩm phù hợp nhất cho mình.

Mục tiêu tăng cân cho người bị mắc hội chứng ruột kích thích là cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Do vậy cần bổ sung các nhóm chất sau:

  • 3 loại dưỡng chất cung cấp calo: đạm, chất béo, tinh bột.
  • Vitamin và khoáng chất.
  • Chất xơ.
  • Bổ sung lượng chất lỏng đầy đủ.

Protein

Protein khi được cung cấp đủ từ thức ăn sẽ giúp xây dựng cơ bắp, tăng cân hiệu quả. Cơ trơn trong đường tiêu hóa cũng cần protein tốt để hoạt động trơn tru hơn. Khi bạn muốn cải thiện cân nặng của mình, cần bổ sung khoảng 1,5-2g protein/ngày cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Vì vậy, nếu bạn muốn đạt đến 60kg có thể cần tới 100g mỗi ngày. Sau đây là một số thực phẩm chứa hàm lượng protein cao phù hợp với người bị hội chứng ruột kích thích. Protein động vật:

  • Thịt gà không da.
  • Trứng.
  • Hải sản.
  • Thịt bò ít béo.
  • Sữa không chứa lactose.

Protein thực vật:

  • Đậu phụ, đậu lăng với lượng vừa phải, pho mát.
  • Các loại hạt như hạnh nhân, hạt vừng, hạt chia, hướng dương.
  • Đậu phộng.
  • Sữa hạnh nhân, sữa gạo.

Tập trung vào chất béo lành mạnh

Nếu cơ thể bạn dung nạp tốt chất béo, nó sẽ cung cấp nhiều calo hơn đường và đạm, từ đó giúp tăng cân hiệu quả hơn. Chất béo cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của não bộ, bảo vệ các cơ quan của cơ thể, giúp hòa tan các vitamin tan trong dầu và xây dựng cơ bắp. Nếu sử dụng các chất béo bão hòa như thịt mỡ có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Thay vào đó bạn cần tiêu thụ một số loại chất béo lành mạnh sau:

  • Dầu dừa, dầu oliu.
  • Cá hồi, cá mòi.
  • Các loại hạt như óc chó, hồ đào.
  • Bơ.

Carbohydrate (Carbs)

Chế độ ăn FODMAP thấp giúp giảm các tác động tiêu cực của hội chứng ruột kích thích (2). Ngoài ra, carbohydrate còn cung cấp năng lượng cần thiết cho não bộ và nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột. FODMAPs (oligosacarit lên men, disacarit, monosacarit và polyol) là các carbohydrate chuỗi ngắn. Chúng có thể đi qua đại tràng mà không được hấp thu, nhưng lại kéo theo nước vào lòng ống tiêu hóa làm sinh khí, co thắt, tiêu chảy, căng tức và chướng bụng. Ngoài ra, các sản phẩm của phản ứng giữa FODMAPs và hệ vi sinh vật đường ruột tác động đến các tế bào ở ruột. Từ đó làm các tế bào này biệt hóa không bình thường thành tế bào nội tiết, dẫn đến thay đổi nhu động ruột, giảm khả năng bảo vệ miễn dịch tại chỗ và cảm giác thèm ăn. Thực phẩm FODMAP thấp mà bạn cần sử dụng gồm:

  • Rau: Cà rốt, khoai tây, gừng, rau bina, cà chua, bí ngòi, dưa chuột, ớt chuông...
  • Trái cây tươi: Chuối không chín quá, ổi, dứa, cam, đu đủ...
  • Sữa dành cho người bị hội chứng ruột kích thích: Sữa gạo, sữa dừa, một số loại phô mai (Cheddar, Parmesan...).
  • Thịt: Trứng, cá, thịt lợn, tôm, gà.
  • Hạt: Gạo trắng, kiều mạch, bột mì...
  • Đồ uống: Trà xanh, nước, nước ép hoa quả tươi, trà bạc hà...
  • Quả hạch: Hạnh nhân, quả óc chó, hồ đào, đậu phộng...
  • Khác: Đậu nành, đậu phụ, hạt vừng, hạt tiêu...

Ngoài ra, cần hạn chế thực phẩm có FODMAP cao như:

  • Rau: Bông cải xanh, hành, tỏi, súp lơ, củ cải đường, bắp cải...
  • Trái cây tươi: Dưa hấu, mận, đào, táo, xoài, quả mọng đen...
  • Chất tạo ngọt tự nhiên hoặc nhân tạo: Mật ong, mứt, siro...
  • Ngũ cốc: Bánh mì làm từ lúa mì hoặc lúa mạch đen...
  • Đồ uống: Nước ép táo, cocktail, rượu, nước ngọt có ga...
  • Các loại hạt và trái cây khô: Hạt điều, hạt dẻ cười.

Một số lưu ý khi ăn chế độ FODMAP thấp:

  • Chế độ này cần áp dụng cho từng đối tượng kể cả cải thiện hệ tiêu hóa cho người gầy, có sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
  • Bạn không nên tuân thủ nghiêm ngặt trong thời gian dài. Nên duy trì 3-4 tuần, sau đó tích hợp lại FODMAP các loại.
  • Nếu không hiệu quả sau 4 tuần cần lựa chọn phương pháp khác để tăng cân và giảm triệu chứng của bệnh.

Vitamin và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe đường ruột. Đặc biệt là kẽm, magie, canxi và vitamin (vitamin A, D). Chúng còn tham gia nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể, từ đó tăng năng lượng cho tế bào. Trong trái cây và rau có nhiều vitamin và khoáng chất, tuy nhiên cần lựa chọn những loại ít FODMAP sau:

  • Chuối, dứa, dâu.
  • Nho, cam, đu đủ.
  • Việt quất, dưa lưới.

Chất xơ

Chất xơ rất tốt cho đường ruột nếu được sử dụng đúng cách. Mỗi người có mức độ dung nạp chất xơ khác nhau. Ở một số trường hợp IBS, chất xơ không hòa tan có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng. Lúc này cần thay thế bằng chất xơ hòa tan để cải thiện cân nặng hiệu quả hơn.

  • Chất xơ hòa tan chủ yếu trong trái cây, đậu, yến mạch.
  • Chất xơ không hòa tan trong ngũ cốc nguyên hạt và rau củ.

Trái cây ngoài việc bổ sung vitamin và khoáng chất, nó còn cung cấp chất xơ, đường tự nhiên giúp hấp thụ calo mà không làm tăng quá nhiều glucose trong máu.

Bổ sung chất lỏng đầy đủ

Bệnh nhân IBS nên uống tối đa 1,5 - 3 lít chất lỏng mỗi ngày (khoảng 25ml/kg). Nước làm dịu các cơn đau bụng, sinh tố và súp chứa lượng nước cao cũng giúp bạn tăng cân hiệu quả. Tuy nhiên không phải loại chất lỏng nào cũng tốt cho đường tiêu hóa. Bạn nên hạn chế:

  • Đồ uống có cồn, chứa nhiều đường.
  • Cà phê, thức uống chứa caffein khác.
  • Nước ngọt có ga như coca cola, soda...
  • Nước ép trái cây có hàm lượng fructose cao như táo, xoài...
  • Nước dừa.

Thay vào đó bạn hãy chọn:

  • Nước lọc.
  • Sinh tố chuối, dâu tây, việt quất, rau bina...
  • Trà nghệ, hoa cúc, bạc hà...

Bạn có thể tìm hiểu một số lưu ý về thực phẩm cho người IBS từ video dưới đây:[youtube id="3xyZoV_agSU"][/youtube]

Cách nấu ăn cho người bị hội chứng ruột kích thích

Sau khi đã xác định được những thực phẩm cần thiết cho bữa ăn thì việc chế biến cũng vô cùng quan trọng. Nguyên tắc số 1: Tránh chiên, rán nhiều dầu mỡ. Bạn có thể nướng, quay hoặc áp chảo với càng ít dầu càng tốt. Một mẹo đơn giản là bạn nên xịt dầu lên thịt thay vì đổ dầu vào chảo. Nguyên tắc số 2: Rau luộc, hấp giúp dễ tiêu hóa hơn, đặc biệt khi đang bị tiêu chảy. Nếu salad là món yêu thích của bạn nhưng lại gây khó tiêu có thể sử dụng salad nấu chín. Đồng thời bóc vỏ cà chua, rau, trái cây cũng giúp dễ tiêu hơn.

Thay đổi lối sống ở người mắc hội chứng ruột kích thích

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm cần thiết để tăng cân và giảm triệu chứng của bệnh IBS. Bạn cũng cần lưu ý một số hoạt động sau.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Người dân Việt Nam thường có thói quen ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa và tối. Nhưng cách truyền thống này không phù hợp với người bị hội chứng ruột kích thích. Các bữa ăn lớn khiến ruột tăng cường chuyển động, góp phần gây đau bụng và co thắt. Vì vậy, bạn nên ăn mỗi ngày từ 4 - 6 bữa với khẩu phần nhỏ hơn và không được ăn quá khuya. Việc này giúp cơ thể hấp thu được nhiều calo hơn và hạn chế các đợt tấn công của hội chứng ruột kích thích.

Không bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào

Nhiều người nghĩ rằng "Nếu không có gì trong đường tiêu hóa thì không thể xảy ra các cơn khó chịu ở bụng", từ đó hình thành thói quen bỏ bữa. Điều này hoàn toàn sai lầm, bỏ bữa khiến quá trình tiêu hóa trở nên căng thẳng hơn, các cơ ở ruột hoạt động không đều đặn. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên làm cơ thể không đủ năng lượng chống lại bệnh tật. Ngoài ra, hãy dành thời gian riêng cho bữa ăn, hạn chế xem các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại... Bạn sẽ thấy cơ thể thoải mái và sẵn sàng tiêu hóa hơn. Đồng thời cần "ăn chậm nhai kĩ" để giảm tình trạng hoạt động quá mức của ruột, cải thiện triệu chứng khó tiêu, chướng bụng.

Mục tiêu trong kiểm soát hội chứng ruột kích thích là duy trì bộ máy hoạt động đều đặn và trơn tru. Thói quen ăn uống không theo giờ giấc ở bệnh nhân IBS có thể ảnh hưởng tới nhu động đại tràng, góp phần vào triệu chứng của IBS. Vì vậy, các bữa ăn phải thống nhất thời điểm mỗi ngày.

Không uống nước trong khi ăn

Để cải thiện các triệu chứng của IBS, bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nhưng việc uống nước như thế nào cũng cần được quan tâm. Một lưu ý cho người bị hội chứng ruột kích thích là bạn không nên uống nước trong khi ăn vì chất lỏng sẽ chiếm chỗ của thức ăn, điều này làm bạn ăn ít hơn mức cần thiết.

Đảm bảo giấc ngủ chất lượng

Các triệu chứng của bệnh đường ruột có thể tồi tệ hơn trong thể trạng mệt mỏi, thiếu ngủ. Thông thường, cơ thể cũng xây dựng cơ bắp vào ban đêm trong khi nghỉ ngơi. Vì vậy mục tiêu ngủ đủ 8 tiếng là điều quan trọng khi bạn bắt đầu thay đổi chế độ ăn để tăng cân.

Hoạt động thể chất

Tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khỏe nói chung và tác động tích cực đối với IBS nói riêng. Với những hoạt động thể chất vừa và nhẹ làm giảm các triệu chứng của bệnh, tăng cường thanh thải khí ở ruột, giảm táo bón và đầy hơi. Tác dụng này là do giảm lưu lượng máu trong bao tử, thay đổi một số yếu tố thần kinh-nội tiết, cải thiện nhu động đường tiêu hóa. Đồng thời, việc tập thể dục còn tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống, giảm lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm giúp duy trì trạng thái thoải mái, vui vẻ. Vì vậy, bạn nên dành thời gian mỗi ngày khoảng 30 phút để rèn luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên những hoạt động gắng sức lại làm trầm trọng thêm triệu chứng của IBS do đó một số hoạt động thể chất nhẹ và vừa gợi ý cho bạn như sau:

  • Đi dạo.
  • Chạy bộ.
  • Đạp xe.
  • Yoga.
  • Bơi lội.
  • Tập gym.

Tràng Phục Linh PLUS - giải pháp dành cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Một trong những phương pháp cải thiện triệu chứng của IBS là sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ. Trong đó nổi bật nhất là Tràng Phục Linh PLUS - giải pháp chuyên biệt dành cho người hội chứng ruột kích thích được 92.7% người bệnh hài lòng sau khi sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS.Sản phẩm là sự kết hợp của y học hiện đại và y học cổ truyền có công dụng: Immune Gamma làm phục hồi các niêm mạc bị tổn thương và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hoạt chất 5 - hydroxytryptophan (5-HTP) là tiền chất của serotonin, khi vào cơ thể sẽ sản sinh serotonin. Nó làm giảm tính tăng nhạy cảm của ruột, từ đó giúp cho việc tiêu hóa thức ăn của ruột và tạo phân được tốt hơn. Dược liệu Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá, Bạch thược giúp giảm các triệu chứng của IBS như đầy bụng, chướng hơi, đau bụng, co thắt, tiêu chảy, táo bón... Như vậy, Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp ưu việt trong hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh đại tràng, nhất là hội chứng ruột kích thích. Hi vọng với biện pháp mà chúng tôi gợi ý có thể giúp bạn tăng cân hiệu quả ngay cả bị hội chứng ruột kích thích đã nhiều năm. Chúc bạn sớm đạt được số cân mình mong muốn và thật nhiều sức khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 30 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
2-hop-1-vi.png
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
Loading...