09/10/2017 13:57
Rối loạn tiêu hóa ăn gì kiêng gì?
Rối loạn tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu, đau bụng và sốt về chiều. Không những thế cơ thể còn biếng ăn, bụng đầy hơi làm cho cuộc sống hàng ngày gặp nhiều phiền toái. Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn tới việc điều trị chứng bệnh này. Dinh dưỡng phù hợp sẽ làm chứng bệnh ngày một thuyên giảm, ngược lại bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh.
Ổi tốt cho người bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa
Chế độ ăn uống có vai trò như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và ngược lại. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển khiến nhhiều người sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa, dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Vậy chế độ ăn hợp lý là như thế nào? Một chế độ ăn uống hợp lý không phải bổ sung tất cả các chất trong bữa ăn mà ta ăn những gì cơ thể thiếu và hạn chế những chất không cần thiết đối với cơ thể, ăn vừa đủ. Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ chất xơ trong rau củ quả và những vitamin cần thiết cho cơ thể giúp tiêu hóa tốt hơn.
Với người đang bị rối loạn tiêu hóa, chế độ ăn càng đóng vai trò quan trọng giúp điều trị một cách hiệu quả. Nếu mọi người duy trì chế độ ăn uống không hợp lý dễ gây rối loạn tiêu hóa lâu dần bệnh nghiêm trọng hơn và có thể chuyển sang mạn tính. Vậy rối loạn tiêu hoá nên ăn gì và cần kiêng ăn gì?
Rối loạn tiêu hoá có thể ăn gì?
Những lưu ý về chế độ ăn
Dưới đây là một số lưu ý cho người bị rối loạn tiêu hóa về chế độ ăn:
- Cung cấp nước và chất điện giải chủ yếu là kalium, vì khi bị tiêu chảy khoáng tố này dễ dàng bị thất thoát
- Bổ sung thêm chất đạm để vừa tái tạo niêm mạc đường ruột vừa tổng hợp kháng thể
- Hoạt chất sinh học có tác dụng kháng viêm của thuốc đặc hiệu để giảm liều lượng thuốc hóa chất, đồng thời bảo vệ niêm mạc khung ruột nhằm tránh tình trạng co thắt thái quá khiến bệnh nhân mệt mỏi, đứng ngồi không yên.
Do đó khi người bệnh bị rối loạn tiêu hóa cần được bổ sung:
- Uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia 6-8 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng. Cũng có thể thay thế bằng nước khoáng có nhiều kali và magie thì càng tốt.
- Ưu tiên các loại thịt trắng như thịt gia cầm vừa dồi dào đạm vừa là nguồn cung cấp ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.
- Nên ăn trứng luộc hoặc cá biển 3 lần/tuần để cung cấp sinh tố D, chất có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột theo kết quả nghiên cứu thời gian gần đây.
- Uống sữa tươi dễ gây tiêu chảy nên thay bằng sữa chua, chuối già và khoai lang cũng là món ăn bổ sung kalium và vitamin B6.
- Ăn vặt nhiều lần trong ngày trái cây để cơ thể được cung cấp thêm vitamin C, vì khi thiếu loại vitamin này các vết loét li ti trên niêm mạc ruột khó lành. Ổi vừa có vitamin C vừa là nguồn cung cấp chất chát làm êm dịu đường ruột.
Xem thêm: Thực phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá
Thực phẩm tốt cho người rối loạn tiêu hóa
Nên ăn các loại thịt trắng
- Sữa chua cung cấp vi khuẩn lành mạnh, bổ sung men tiêu hóa và dinh dưỡng cho cơ thể.
- Kim chi là món ăn của Hàn Quốc thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn lành mạnh trong ruột kết đồng thời cung cấp chất xơ để tránh táo bón.
- Thịt nạc và cá là các loại thịt trắng cung cấp đạm cho cơ thể thay thế cho thịt đỏ giàu chất béo hơn khiến cho khó tiêu hoá.
- Ngũ cốc nguyên hạt như bánh mỳ, yến mạch, gạo lứt cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
- Chuối giúp hồi phục chức năng tiêu hóa và khôi phục chất điện giảu và kali bị mất khi tiêu chảy
- Gừng được sử dụng từ rất lâu giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn mửa, say tàu xe, đầy hơi, đau bụng, ăn không ngon
Rối loạn tiêu hóa kiêng gì?
Tùy từng tình trạng rối loạn tiêu hóa mà sẽ có cách kiêng khem khác nhau:
Trào ngược dạ dày, thực quản
Người bệnh bị đau ngực, khó nuốt, ho, thở khò khè, trào ngược khi ăn các thức ăn chua. Khi đó cần tránh:
- Tránh sử dụng thuốc lá, rượu, cà phê, sô-cô-la,
- Tránh các loại thực phẩm béo, bạc hà, ớt, thịt xông khói, thịt chiên, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, bơ, đậu phộng và các loại tráng miệng khác có hàm lượng chất béo cao
Đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn một cách bình tĩnh, thoải mái để giảm bớt triệu chứng của bệnh.
Không dung nạp lactose
Không dung nạp lactose là do không có khả năng sản xuất đủ lactase (enzyme cần thiết để phá vỡ lactose, một loại đường có trong sữa). Người bệnh sẽ bị tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào số lượng lactose tiêu hóa và tăng theo tuổi. Lưu ý:
- Không nên sử dụng các sản phẩm từ sữa
- Đối với trẻ không dung nạp lactose, sữa đậu nành tăng cường là một thay thế tốt, nó cung cấp lactose tự nhiên, có vị tương tự như sữa.
Bệnh loét dạ dày
Khi bị loét dạ dày, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn của ruột non bị phá hủy. Điều này dẫn đến thiếu sắt, vitamin và thiếu khoáng sản, và kém hấp thu. Biểu hiện như đau bụng và có mùi phân hôi chảy nước chủ yếu là khi tiêu thụ các sản phẩm lúa mì.
Do đó người bệnh không nên sử dụng:
- Hạn chế ăn bánh mì, mì ống, bánh quy và các sản phẩm ngũ cốc khác.
- Chế độ ăn nhạt bao gồm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nhẹ, ít chất xơ và axit, và mềm.
- Loại bỏ các loại thực phẩm chiên, đồ uống có chứa rượu và Xanthine
Rối loạn tiêu hóa ăn mì tôm được không?
Rối loạn tiêu hóa có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi trường hợp có thể đáp ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Mì tôm chứa nhiều thành phần như mì, gia vị, và bột ngọt, có thể gây kích thích hệ tiêu hóa đối với một số người và làm gia tăng triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Một số thành phần trong mì tôm có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích thích quá mức hệ tiêu hóa ở một số người, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Các chất bảo quản và chất tạo màu có thể là nguyên nhân tiềm năng gây kích ứng cho một số người.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc các rối loạn tiêu hóa như dạ dày nhạy cảm, hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào khác thì nên tránh tiêu thụ mì tôm hoặc các thực phẩm có thành phần tương tự.
Rối loạn tiêu hóa ăn bánh mì được không?
Trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, việc ăn bánh mì có thể ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi người. Bánh mì có thành phần chủ yếu là bột mì, nước, men và các chất tạo độ mềm. Đối với một số người, bánh mì có thể không gây ra vấn đề gì và là một phần của chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, đối với những người có rối loạn tiêu hóa, bánh mì có thể gây khó chịu hoặc tăng triệu chứng.
Nếu bạn thấy rằng bánh mì gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, hoặc tiêu chảy, bạn có thể xem xét điều chỉnh lại lượng bánh mì khi ăn hoặc thử các loại bánh mì khác nhau để xem liệu có thay đổi tình trạng của mình hay không.
Nói chung, rối loạn tiêu hóa có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng. Bạn cần hiểu rõ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa của mình do đâu để điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Nắm được rối loạn tiêu hoá ăn gì và cần kiêng ăn gì là cách tốt nhất để giảm triệu chứng đau thắt bụng, đi ngoài, đầy hơi do rối loạn tiêu hoá gây ra.
Tham khảo sử dụng sản phẩm: Tràng Phục Linh PLUS – hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá an toàn, hiệu quả.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506-
14/10/2017 08:32
Chào bạn Linh! Tình trạng của bạn rất có thể là do Rối loạn tiêu hóa gây ra, có thể do thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và ...[Xem thêm]
15/08/2017 13:05
-
31/08/2017 09:18
Chào bạn Nhung! Táo bón và/hoặc tiêu chảy, là những biểu hiện thường gặp ở trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng ...[Xem thêm]
30/04/2017 15:38
-
19/07/2017 13:28
Chào bạn Linh Lan! Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây đau bụng, rối loạn đại tiện. Khi ...[Xem thêm]
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)