Rối loạn tiêu hóa khi mang thai - nguyên nhân và xử lý

Trong quá trình thai kỳ có khá nhiều bà mẹ mắc chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, ợ hơi… Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hoá khi mang thai như thế nào? Cùng tìm hiểu những lời khuyên từ bác sĩ.

rối loạn tiêu hoá khi mang thai

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng không bình thường diễn ra ở hệ tiêu hóa. Một số triệu chứng xuất hiện khi bị rối loạn tiêu hóa như: Buồn nôn và nôn, đau bụng âm ỉ, có khi từng cơn, có khi đau quặn, đi lỏng phân lúc nhão lúc rắn, bí trung tiện, bí đại tiện…

Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi mang thai khá thường gặp, đây là tình trạng hệ tiêu hóa gặp bất thường khiến cho việc hấp thu và tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa khi mang thai:

  • Táo bón, tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng
  • Ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu
  • Chán ăn
  • Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được

Tuy là là những triệu chứng thông thường nhưng nó ảnh hưởng khá nhiều đến cuốc sống và sức khỏe của mẹ bầu.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bà bầu

1. Nội tiết tố thay đổi

Nội tiết tố trong cơ thể chị em khi mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa. Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi, nồng độ progesterone tăng cao khi bắt đầu mang bầu sẽ thay đổi chức năng nhu động ruột. Hệ tiêu hóa bà bầu gặp vấn đề, thức ăn tiêu hóa chậm dễ gây táo bón hay tình trạng bà bầu bị rối loạn tiêu hóa đau bụng

Ngoài ra, nồng độ progesterone tăng, các tế bào liên kết giữa dạ dày và thực quản sẽ giảm khiến cho mẹ bầu dễ gặp triệu chứng đầy bụng, ợ hơi…

2. Thay đổi thể chất bên trong khi tử cungbà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được

Khi thai nhi phát triển to lên đồng nghĩa với việc kích thước tử cung cũng tăng lên. Kích thước tử cung tăng lên sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng khác. Khi đó, ruột già bị chèn ép, ruột non bị đẩy lên khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa của thai phụ càng trầm trọng, thai phụ có thể tăng nguy cơ táo bón, nhất là ở 3 tháng cuối thai kì. Tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến các bà bầu cảm thấy rất khó chịu.

3. Cơ thể thai phụ nhạy cảm

Khi bắt đầu mang thai, giai đoạn 3 tháng đầu thai kì, nội tiết tố thay đổi cơ thể mẹ bầu nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Cơ thể mẹ bầu có thể nhạy cảm với thức ăn, nhất là các loại thức ăn bị nhiễm khuẩn khiến cơ thể mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện rõ nhất là tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, một số loại sữa bầu chứa actose – một số mẹ bầu không hấp thu được nên bị tiêu chảy.

4. Sử dụng thực phẩm hỗ trợ

đau bụng đi ngoài khi mang thai

Trong suốt thai kì, thai phụ thường được yêu cầu sử dụng thêm một số thực phẩm hỗ trợ để hỗ trợ sức khỏe cho mẹ bầu và cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi: sắt, canxi… đây cũng là một trong những nguyên nhân chính tác động lên hệ tiêu hóa của bà bầu khiến bà bầu bị rối loạn tiêu hoá đau bụng.

5. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, không thể không kể đến thói quen ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mẹ bầu: chế độ ăn ít chất xơ, thiếu vitamin, khoáng chất, ít vận động, sinh hoạt không điều độ…

Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu khi nào cần gặp bác sĩ?

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa diễn ra vài ngày thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này diễn ra nhiều lần trong vài tuần không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đi khám bác sĩ. Bởi để lâu, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, một mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài kèm theo dấu hiệu bất thường:

  • Đi ngoài ra máu
  • Phân lỏng, cứng kèm chất nhầy
  • Người mệt mỏi, mất nước
  • Ăn uống không ngon
  • Sụt cân nhanh
  • Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được kéo dài
  • Bà bầu đau bụng quặn từng cơn
  • Bà bầu bị đau bụng buồn nôn đi ngoài nhiều lần trong ngày

Khắc phục rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Để khắc phục các tình trạng trên, lời khuyên cho các bà bầu là tuân thủ một chế độ ăn và hoạt động khoa học:

1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

tại sao bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày
Đối với tình trạng táo bón

  • Chế độ ăn cung cấp nhiều chất xơ như trái cây tươi ví dụ như bưởi, cam… rau quả, ngũ cốc vì có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Uống nhiều nước ( 8-10 cốc/ngày ).
  • Tránh các đồ uống có tính kích thích như cà phê, trà, sô đa vì chúng có thể làm cơ thể mất nước
  • Đi bộ hoặc di chuyển nhẹ nhàng

Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ mang thai. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

 Đối với trường hợp tiêu chảy

  • Cần tránh hiện tượng mất nước và chất điện giải
  • Uống nhiều nước để bù lại lượng nước cho cơ thể, uống nước trái cây hoặc nước muối đường, Oresol.
  • Chế độ ăn uống bình thường nhưng lưu ý hơn về thành phần thức ăn. Nên ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo, khoai tây, táo, cà rốt, bánh mì, chuối… Thận trọng với các sản phẩm từ sữa nhưng có thể sử dụng sữa chua (vì có chứa các vi khuẩn có lợi ). Tránh ăn thức ăn có dầu mỡ, hoặc bơ.
  • Nếu có thêm các triệu chứng buồn nôn, nôn và một số triệu chứng mất nước như khô miệng, tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt…cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi.
  • Nếu kèm theo ói mửa, buồn nôn, nôn và các triệu chứng mất nước như khô miệng, tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu hoặc chóng mặt…. cần đến cơ sở y tế theo dõi truyền dịch.

Với trường hợp ợ hơi, đầy bụng…

  • Cần lưu ý tránh các thức ăn có nhiều dầu ăn, đồ chiên rán…
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (6 – 8 bữa/ngày)
  • Ăn kỹ, nhai chậm.
  • Dùng một số thuốc kháng acid (theo chỉ dẫn của nhân viên y tế)

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Chị em cần xây dựng cho mình một thực đơn lành mạnh giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách:

  • Ưu tiên sử dụng các loại thịt trắng trong bữa ăn hàng ngày như thịt gia cầm. Các loại thịt này có nhiều đạm, có khả năng cung cấp ứng chất vôi cần thiết để chống dị ứng tuyến thượng thận
  • Ăn trứng, cá nước mặn 3 lần/tuần để bổ sung vitamin D cần thiết cho cơ thể.
  • Bổ sung nhiều trái cây để cung cấp vitamin C cho cơ thể
  • Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc giúp kích thích hệ vi khuẩn đường ruột phát triển
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày
  • Tránh sủ dụng đồ uống kích thích như rượu bia, cà phê, trà, sođa…
  • Bà bầu cần ăn chậm nhai kĩ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày đồng thời hạn chế tối đa đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ để tránh đầy bụng và ợ hơi

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở bà bầu cần đảm bảo những nguyên tắc trong chế độ ăn uống của bản thân, cụ thể:

  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh
  • Rõ nguồn gốc
  • Thực hiện ăn chín uống sôi
  • Không nên ăn đồ tái sống, các loại gỏi,.. vì những thực phẩm này có chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho thai nhi.

2. Vận động thường xuyên

bà bầu đau bụng quặn từng cơn

Vận động thường xuyên là một trong những cách tốt nhất giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Nhất là phụ nữ có thai càng cần vận động nhẹ nhàng để cải thiện nhu động ruột và quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn bằng các môn thể thao như: đi bộ, yoga…

Theo nghiên cứu, những người tập luyện thể dục vừa phải phù hợp với sức khỏe giúp thời gian vận chuyển đường ruột tăng lên gần 30%, cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón mãn tính. Bên cạnh đó, tập luyện thể dục thể thao còn giúp chống viêm, giảm các hợp chất gây viêm trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm ruột.

Một số thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hoá đau bụng khi mang thai

Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được có nguy hiểm không?

Nếu bạn đang mang bầu và gặp phải các triệu chứng như đau bụng và buồn đi ngoài mà không thể đi được, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khoẻ và bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Có một số nguyên nhân có thể gây đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được trong khi mang bầu, bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường tiêu hóa như vi khuẩn hoặc virus có thể gây ra triệu chứng này.
  • Thức ăn hoặc nước uống ô nhiễm: Tiếp xúc với thức ăn hoặc nước uống ô nhiễm có thể gây ra tiêu chảy và đau bụng.
  • Thay đổi hormone: Trong quá trình mang bầu, các thay đổi hormone có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra các vấn đề như tiêu chảy.
  • Các vấn đề tiêu hóa khác: Những vấn đề như táo bón, dị ứng thức ăn hoặc rối loạn tiêu hóa khác cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được
Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được

Tuy nhiên, mỗi trường hợp đều có thể khác nhau, và chỉ bác sĩ mới có thể đưa ra đánh giá chính xác sau khi thăm khám và chẩn đoán. Họ sẽ xem xét lịch sử sức khỏe của bạn và các triệu chứng cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tại sao bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày

Khi mang bầu, cơ thể của phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về hormone, sự mở rộng tử cung và áp lực lên các cơ quan xung quanh. Điều này có thể gây ra một số biến đổi trong hệ tiêu hóa, làm tăng tần suất đi tiểu và đại tiện của bà bầu.

Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày:

Tử cung mở rộng Trong quá trình mang bầu, tử cung mở rộng để tạo không gian cho sự phát triển của thai nhi. Sự mở rộng này có thể làm thay đổi vị trí các cơ quan bên trong bụng, gây áp lực lên ruột và dẫn đến tần suất đi tiểu và đại tiện tăng
Hormone và sự thay đổi trong hệ tiêu hóa Các thay đổi hormone trong cơ thể bà bầu có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn qua ruột. Điều này có thể dẫn đến tăng tần suất và lượng phân cứng đại tiện
Tác động của progesterone Progesterone, một hormone sản xuất trong quá trình mang bầu, có tác động làm giãn cơ trơn, bao gồm cả ruột. Điều này có thể làm cho quá trình di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa trở nên chậm hơn, dẫn đến tình trạng táo bón hoặc đại tiện nhiều lần trong ngày
Thức ăn và lối sống Cách ăn uống và lối sống của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng tiêu hóa. Tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm chứa chất xơ, uống ít nước, hoặc thiếu hoạt động thể chất có thể gây ra táo bón hoặc tăng tần suất đại tiện.

Tuy nhiên, mỗi trường hợp có thể khác nhau, và nếu bạn có bất kỳ mối quan ngại nào về tình trạng đi tiểu và đại tiện của mình khi mang bầu, bạn nên thảo luận và thăm khám với bác sĩ để được đánh giá và tư vấn cụ thể.

Tại sao bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày
Tại sao bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày

Bà bầu đi phân lỏng có sao không?

Trong quá trình mang bầu, có thể xảy ra tình trạng đi ngoài phân lỏng, và trong nhiều trường hợp, điều này không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bà bầu đi ngoài kéo dài hoặc có các triệu chứng khác đi kèm, có thể có một số nguyên nhân nên cần có sự tư vấn của bác sĩ. Một số nguyên nhân phổ biến có thể gây đi ngoài khi mang thai:

  • Thay đổi hormone: Các thay đổi hormone trong cơ thể bà bầu có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, làm tăng tần suất đại tiện và gây ra phân lỏng.
  • Thức ăn và chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống không cân đối hoặc tiêu thụ thức ăn chứa chất kích thích tiêu hóa như cafein có thể gây ra phân lỏng. Các loại thực phẩm giàu chất xơ, như trái cây và rau xanh, cũng có thể tăng tần suất đi tiêu và phân lỏng.
  • Nhiễm trùng: Một số nhiễm trùng đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn hoặc vi khuẩn có thể gây ra phân lỏng. Nếu phân lỏng đi kèm với sốt, buồn nôn, mệt mỏi hoặc các triệu chứng khác, cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.
  • Các thuốc hoặc chất kích thích: Một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình mang bầu có thể gây phân lỏng. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Trên đây là thông tin về rối loạn tiêu hóa do mang thai, hiện tượng này tuy phổ biến nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Cần hết sức theo dõi các triệu chứng, nếu có những dấu hiệu bất thường như trên cần đến gặp bác sĩ ngay để được khắc phục vì rất có thể sẽ diễn biến nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu nhé.

Cập nhật lúc: 28/11/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Hạnh đã bình luận

    13/08/2019 07:38

    Giá?
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      13/08/2019 11:44

      Chào bạn Hạnh! Tràng Phục Linh có giá bán dao động từ 110-120 nghìn/ hộp 20 viên bạn nhé. Hiện Tràng Phục Linh đã được bán rộng rãi tại các hiệu ...[Xem thêm]
  • Linh đã bình luận

    12/05/2018 17:15

    Chao bs a. E bầu 6 tuan nhưng hay bị ra phân sống vẫn có đồ ăn làm thế nào để khắc phục ạ
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      24/11/2022 10:24

      Chào bạn! Rất có thể bạn đang gặp hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất, bạn nên thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cụ thể ...[Xem thêm]
  • Nguyễn thị Kiều Trang đã bình luận

    01/04/2018 17:47

    Em chao BS. Em mang thai được 13tuần.. Nhưng em không hiểu sao 1 tuần không đi cầu được.
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      25/11/2022 15:19

      Chào bạn! Táo bón là dấu hiệu mà nhiều bà bầu gặp phải trong thai kỳ. Có nhiều yếu tố khiến bạn gặp phải hiện tượng này như thay đổi nội ...[Xem thêm]
  • Ha van cong đã bình luận

    16/03/2018 01:32

    Vợ em đang có bầu buồn đại tiện nhung khong di duoc là bị sao ak bs
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      29/11/2022 14:50

      Chào bạn! Có nhiều lý do khiến chị em bị táo bón khi mang thai như thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống ít chất xơ, ít vận động, ...[Xem thêm]
  • Hiền đã bình luận

    06/03/2018 17:20

    E bầu tuần 39 mà 2 hôm nay có triệu trứng đau bụng buồn ffi ngoài nhưng kg đi đc là nguyên nhân gì ạ
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      29/11/2022 15:05

      Chào bạn! Đau bụng buồn đi ngoài cũng là 1 trong những dấu hiệu sắp sinh. Bạn nên thăm khám cụ thể để theo dõi tình hình sức khỏe của bản ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...