Nhận biết Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và cách phòng ngừa
Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ em, do hệ miễn dịch còn hạn chế do đó thường gặp phải những biểu hiện như: Đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, lười ăn, kém hấp thu… gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách chăm sóc trẻ để có biện pháp phòng ngừa và chăm trẻ tốt hơn.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bé
Hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ còn non yếu nên thường gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng này:
Sức đề kháng yếu
Khi còn ở trong bụng mẹ sống trong môi trường vô trùng được bao bọc cẩn thận nhưng khi trào đời tiếp xúc với môi trường mới, cuộc sống mới khi hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Đặc biệt đối với những trẻ vừa mới chào đời nhưng chưa được bú những giọt sữa mẹ đầu tiên dồi dào sức đề kháng do mẹ bị mất sữa, tắc sữa thì nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa càng cao hơn rất nhiều.
Do sử dụng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh để chữa một số bệnh cho trẻ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Khi kháng sinh đi vào cơ thể chúng diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi nên gây ra các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như:
- Phân sống
- Tiêu chảy
- Táo bón
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá do dùng kháng sinh nếu kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mãn tính, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.
Vì vậy, các bà mẹ cần lưu ý khi mang thai cần tiêm phòng đầy đủ và tiến hành tiêm phòng ngay cho bé khi vừa trào đời để phát huy tác dụng phòng ngừa bệnh tật một cách tốt nhất cho trẻ, tránh tối đa việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi còn quá nhỏ. Trường hợp trẻ bị bệnh phải dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh hiện tượng rối loạn tiêu hóa “ghé thăm”.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ em rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng đồng thời giúp phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, chính vì sức đề kháng của trẻ còn hạn chế, các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa hoạt động chưa hiệu quả do đó nếu chế độ dinh dưỡng có sự bất hợp lý như thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh vì bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ,… sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa .
Khi vi khuẩn tấn công nếu cơ địa trẻ thành ruột quá yếu thì bệnh càng trở nên trầm trọng hơn đặc biệt là tình trạng ngộ độc thức ăn làm trẻ bị tiêu chảy ồ ạt, nôn ói nhiều và đau quặn bụng…
Trạng thái tâm lý tiêu cực
Khi trẻ gặp các trạng thái tâm lý như áp lực, lo lắng, căng thẳng… nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóacực như áp lực, lo lắng, căng thẳng, bồn chồn,… cũng là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy, việc tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ sẽ giúp trẻ phòng ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, phát triển toàn diện hơn.
Do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh
Môi trường sống có chứa nhiều vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu không có biện pháp ngăn chặn, giữ vệ sinh bé cẩn thận. Bé chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật hoặc sau khi vệ sinh không rửa tay gây chứng rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa trẻ em
Chứng trào ngược dạ dày thực quản
Hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản. Do cấu trúc giải phẫu dạ dày – thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản thì ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ.
Nếu trẻ nôn ít vẫn bú khỏe và lên cân tốt thì không có vấn đề gì vì hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn.
Táo bón
Làm trẻ đi tiêu ít hơn bình thường, phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu. Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp.
Táo bón gặp ở trẻ nhỏ khi ăn quá nhiều dầu mỡ, chất đạm và ít chất khoáng cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột và ít sữa mẹ.
Những trẻ còi xương hoặc sinh thiếu tháng rất hay táo bón. Những trẻ lớn nhất, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.
Tiêu chảy
Hiện tượng tiêu chảy xảy ra khi đi phân lỏng trên 3 lần/ngày. Nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.
Điều quan trọng nhất là khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước và chất điện giải cho trẻ. Cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Nếu diễn biến bệnh nặng hơn thì tốt nhất nen cho trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.
Chế độ ăn cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Tiêu chí về chế độ ăn cho bé
Chất lượng bữa ăn: Bữa ăn cần cân đối giữa các chất dinh dưỡng bao gồm đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các món ăn phải đảm bảo tính an toàn, sạch, ăn chín uống sôi.
Dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi: Không cho trẻ ăn thức ăn cần phải nhai khi trẻ chưa đủ răng vì động tác nuốt mà chưa nhai kỹ làm cho hệ tiêu hóa dưới phải làm việc nhiều và nặng hơn, có thể làm giảm sự tiết men và giảm cả nhu động ruột.
Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách cho ăn đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa…để trẻ phát triển khỏe mạnh để tiêu hóa và hấp thu tốt.
Điều trị khi trẻ mắc bệnh: Không ép trẻ ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng trẻ có thể chấp nhận được. Khi trẻ bị bệnh thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu để trẻ phục hồi sau khi bị bệnh.
Thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, trong khi sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp đề kháng tốt cho trẻ. Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ muốn kể cả ngày lẫn đêm.
Từ tháng thứ tư trở đi có thể cho trẻ ăn thêm dạng bột loãng và đảm bảo trong bột chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không được ép trẻ ăn, có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày.
Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi:
Cho trẻ bú mẹ bất cứ khi nào trẻ muốn kể cả ngày lẫn đêm. Đồng thời cho trẻ ăn dinh dưỡng chuyển dần sang nấu bột loãng sang nấu bột đặc đủ dinh dưỡng cho trẻ trong đó nên có nhiều chất xơ, ít đường và chất béo
Cho trẻ ăn ít nhất 3/4 đến 1 bát bột đặc. Cho trẻ ăn từ 3 đến 5 bữa 1 ngày. Cho trẻ ăn thêm một số loại sinh tố như hồng xiêm, chuối xen giữa các bữa chính.
Đối với trẻ trên 1 năm tuổi:
Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, đồng thời bổ sung thêm cháo dinh dưỡng cho trẻ. Các loại thực phẩm nhiều chất xơ hoặc hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu trong chế độ ăn của trẻ. Không nên dùng các loại thức ăn chứa nhiều đường và chất béo vì chúng làm tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn.
Trái cây như chuối, hồng xiêm chín nên cho trẻ ăn. Đây là các loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Làm gì chữa trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bổ sung nước cho trẻ. Cho trẻ uống nhiều hơn và bổ sung rau xanh trong các bữa ăn sẽ hỗ trợ điều tị rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ cần được ăn tối thiểu 3 bữa: sáng, trưa, tối. Có thể xen giữa bằng các bữa phụ, tuy nhiên mẹ nên tập trung vào các bữa trong ngày, hạn chế ăn nhiều vào tối và đêm
Thức ăn cần đun chín kỹ, mềm để trẻ dễ ăn. Một số loại thực phẩm nên dùng như:
- Rau: mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ.
- Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quit, chuối, táo…
- Củ quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ…
- Ngũ cốc, đậu đỗ: Đậu xanh, đậu đỏ, gạo lức… Ngoài ra còn có các loại khác: Hạt é, sương sâm…
Lưu ý, thức ăn cần đun chín kỹ, mềm để trẻ dễ ăn.
Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ có hiện tượng rối loạn tiêu hóa cần chăm sóc đúng cách để tình trạng của bé ngày một thuyên giảm. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ rối loạn tiêu hoá cho bé của bạn:
- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ, không nên cho trẻ đưa các đồ chơi vào miệng sẽ làm vi khuẩn tấn công, đồng thời rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Vệ sinh đồ chơi cho trẻ, tốt nhất là 2 tuần/lần. Lưu ý, những món đồ bằng nhựa thì rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi phơi phóng cho khô. Lau sạch các đồ chơi bằng gỗ hoặc giấy.
- Người lớn hay tiếp xúc với trẻ cần giữ sạch sẽ đặc biệt là tay
- Khi thấy bé có dấu hiệu tốt hơn nhưng cũng không nên ép ăn vì thực chất rối loạn tiêu hóa có thể trở lại nếu việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn chỉnh.
- Chọn các thực phẩm tươi sống và chế biến đúng cách, đảm bảo vệ sinh. Với các bé rối loạn tiêu hóa cha mẹ nên chú ý hạn chế các chất đạm và bé gây hiện tượng khó tiêu cho bé yêu.
- Nếu bé bị tiêu chảy không nên kiêng cữ các món ăn như thịt, tôm, cua, cá mà vẫn giữ chế độ ăn bình thường vì như thế cơ thể bé sẽ bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
- Kiên định điều trị ở một nơi nhất định: Không nên quá nóng ruột khi điều trị cho bé vì thực chất bệnh cần phải thăm dò, theo dõi mới tìm ra được phương thuốc thích hợp. Đừng quá nôn nóng mà cho bé uống quá nhiều loại thuốc.
Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)