Tắc ruột ở trẻ - Bệnh lý nguy hiểm, cha mẹ chớ nên chủ quan!

Tắc ruột ở trẻ là bệnh lý được hình thành và tiến triển rất nhanh, khiến thành ruột bị tổn thương nghiêm trọng. Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh không đặc trưng nên dễ gây nhầm lẫn với táo bón, rối loạn tiêu hóa thông thường; khiến nhiều cha mẹ chủ quan, dẫn đến hậu quả nặng nề sau này. Do vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý và xử lý kịp thời ngay khi trẻ có hiện tượng bị tắc ruột. 

Hiện tượng tắc đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro

Hiện tượng tắc đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro

8 Nguyên nhân gây tắc ruột ở trẻ

Tắc ruột ở trẻ là tình trạng các chất trong lòng ruột bị tắc nghẽn. Lâu ngày, các chất này sẽ ứ đọng, trở thành “ổ vi khuẩn” gây bệnh với nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột. Nhiều trường hợp cha mẹ chủ quan hoặc không đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời có thể gây mất điện giải, hạ huyết áp, thậm chí là trụy mạch; đe dọa trực tiếp đến tính mạng trẻ.

Trường hợp tắc nghẽn đường ruột ở trẻ em chỉ xảy ra một phần (không hoàn toàn) thì được gọi là bán tắc ruột ở trẻ. Các nguyên nhân khiến trẻ bị tắc ruột được xác định chủ yếu do bã thức ăn, lồng ruột, giun sán, sỏi mật, u trong lòng ruột, phân su,… Cụ thể:

Nguyên nhân gây tắc ruột trẻ em Giải thích chi tiết
Lồng ruột Khi đoạn ruột từ phía trên di chuyển và chui vào phần ruột phía dưới (hoặc ngược lại), sự dịch chuyển của các chất trong ruột sẽ bị gián đoạn, khiến chất thải không thể đi qua đại tràng; hình thành nên hiện tượng tắc ruột ở trẻ em.
Sử dụng thuốc Một số loại thuốc được sử dụng nhằm kiểm soát cơn đau có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và sự chuyển động tự nhiên của ruột; gây hiện tượng tắc ruột hoặc bán tắc ruột ở trẻ em.
Bã thức ăn Việc tiêu thụ một lượng lớn thức ăn ít chất xơ khiến sự di duyển của phân qua ruột bị trì trệ đáng kể, lâu dần gây tắc nghẽn đường ruột.
Giun sán Giun sán cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tắc đường ruột ở trẻ, đặc biệt là trẻ em từ 6 tháng – 3 tuổi.

Khi phát triển trong ruột non, giun sán có thể tạo từng từng cục lớn, gây nghẽn đường ruột.

Sỏi mật Trong một số trường hợp đặc biệt, sỏi mật có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và gây tắc ruột khi di chuyển xuống đại tràng.
U trong lòng ruột Một khối u xuất hiện trong không gian lòng ruột có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ruột.
Phân su Khi chơi với động vật hoặc các bé khác, trẻ có thể nuốt phải phân su (phân đã khô), gây tắc ruột. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp.
Bất thường ở cấu trúc ruột Nguyên nhân tắc ruột ở trẻ sơ sinh có thể đến từ sự bất thường trong cấu trúc ruột (ví dụ: dị hình ruột non, thừa ruột, lệch ruột), khiến chức năng tiêu hóa bị suy giảm đáng kể.

Nguyên nhân gây tắc ruột trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây tắc ruột trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

4 Dấu hiệu tắc ruột ở trẻ phổ biến

Theo Bác sĩ – Tiến sĩ Vũ Trường Khanh (Trưởng khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội), cho biết: thức ăn, dịch vị tiêu hóa bị tắc nghẽn, không lưu thông dẫn đến tắc ruột non. Tình trạng nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già. Khi bị tắc ruột non, người bệnh thường có triệu chứng khởi phát là đau quặn bụng tập trung quanh rốn hoặc vùng thượng vị, bụng chướng. Cụ thể 4 dấu hiệu điển hình là: 

  • Đau bụng: Các cơn đau thường xảy ra tại vùng bụng (trên rốn), vùng chậu, bên phải hoặc trái bụng. Cơn đau diễn ra đột ngột, dữ dội vài phút rồi giảm dần và lặp lại. Cường độ và tần suất các cơn đau ở trẻ ngày càng tăng dần.
  • Nôn: Trẻ em tắc ruột thường bị nôn kèm theo các cơn đau quặn bụng. Mới đầu, trẻ nôn ra thức ăn, sau đó nôn dịch mật, dịch tiêu hóa do tăng nhu động và phản nhu động. Mặt khác, nôn sớm cho thấy trẻ có nguy cơ tắc ruột cao. Ngược lại, trong trường hợp trẻ nôn muộn kèm chướng bụng, nôn ra phân thường do tắc ruột thấp; khiến trẻ mất nước, mệt mỏi, kém vận động.
  • Chướng bụng: Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận biết thông qua thăm khám lâm sàng (nghe, sờ, nắn, nhìn,…)
  • Táo bón: Dù là triệu chứng gây tắc đường ruột ở trẻ do làm ngưng trệ lưu thông các chất trong lòng ruột. Song, táo bón thường bị nhầm lẫn với táo bón hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa thông thường nên dễ bị bỏ qua.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tắc đường ruột ở trẻ

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tắc đường ruột ở trẻ

Không phải tất cả trẻ em bị tắc ruột đều có 4 dấu hiệu trên. Một số trẻ em bị tắc ruột nhưng không có biểu hiện cụ thể hoặc kèm theo nhiều triệu chứng như: đi ngoài ra máu, sốt, tiêu chảy,… Do đó, khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị tắc ruột, cha mẹ cần quan sát và theo dõi cẩn thận, nhất là những trường hợp bị tắc ruột ở trẻ sơ sinh.

Chẩn đoán trẻ bị tắc ruột

Dưới đây là quy trình chung, được nhiều bác sĩ sử dụng nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp cho trẻ. 

    1. Tiếp nhận triệu chứng: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiếp nhận thông tin về các triệu chứng trẻ gặp phải, bao gồm: buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón,…
    2. Lấy lịch sử bệnh: Sau khi đã có thông tin sơ bộ, bác sĩ sẽ hỏi những thông tin liên quan về lịch sử bệnh của trẻ, bao gồm thời gian, tần suất, mức độ cùng nhiều nguyên nhân góp phần tắc ruột trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
    3. Khám cơ bản và xét nghiệm (nếu cần): Để hỗ trợ chính xác trong việc chẩn đoán, tìm hiểu những tổn thương tại phần ruột bị tắc, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm như: chụp X quang, siêu âm, cắn ngón tay nhằm kiểm tra niêm mạc ruột
    4. Đưa ra chẩn đoán cuối cùng và giải pháp điều trị 

Quy trình chẩn đoán trẻ em tắc ruột

Quy trình chẩn đoán trẻ em tắc ruột

Nhìn chung, việc chẩn đoán sớm tình trạng tắc ruột ở trẻ thường rất khó. Nguyên nhân là do kích thước khoang bụng của trẻ rất nhỏ, thế nên khi siêu âm vùng bụng thường không thấy được bã thức ăn trong khoang bụng trẻ, chụp Xquang cũng không đem lại kết quả khả quan.

Thế nên, chẩn đoán tắc đường ruột ở trẻ là quá trình phức tạp, đòi hỏi kiến thức và trình độ chuyên môn cao từ bác sĩ. 

Điều trị tắc ruột ở trẻ em

Như đã tìm hiểu, tắc ruột là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm và cần được chữa trị sớm và đúng cách. Vậy trẻ bị tắc ruột phải làm sao? Có những phương pháp nào giúp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị tắc ruột ở trẻ em an toàn, hiệu quả và nhanh chóng?

Truyền dịch

Truyền dịch là liệu pháp tiêm tĩnh mạch, cho phép chất lỏng đi trực tiếp vào tĩnh mạch cụ thể. Phương pháp này có tác dụng rất tốt trong việc làm mềm và đẩy phân ra khỏi ruột; chấm dứt tắc nghẽn đường ruột.

Lưu ý: Truyền dịch thường chỉ mang lại hiệu quả cao với các trường hợp trẻ bị tắc ruột do bã thức ăn, dị vật,…

Điều trị bệnh tắc đường ruột ở trẻ em bằng phương pháp truyền dịch

Điều trị bệnh tắc đường ruột ở trẻ em bằng phương pháp truyền dịch

Thụt tháo

Việc thụt tháo giúp trẻ lấy đi khối bã thức ăn, dị vật ra khỏi đại tràng an toàn, nhanh chóng.

Nếu thụt tháo thành công, tình trạng tắc ruột ở trẻ đã được điều trị khỏi và không cần tiếp tục áp dụng bất kỳ phương pháp nào khác. Tuy nhiên, sau khi thụt tháo, tình trạng tắc nghẽn đường ruột ở trẻ vẫn không thuyên giảm, cha mẹ nên cân nhắc cho trẻ thực hiện các cuộc phẫu thuật tiểu phẫu dưới đây.

Phẫu thuật

Phẫu thuật trị tắc ruột thường được sử dụng trong những trường hợp trẻ bị tắc ruột do viêm ruột thừa hoặc tình trạng tắc nghẽn đường ruột diễn ra quá nặng.

Đa phần các ca phẫu thuật thường được tiến hành dưới tình trạng gây tê toàn thân nhằm giúp trẻ không cảm thấy đau. Ban đầu, bác sĩ sẽ tạo một đường mổ nhỏ trên bụng để tiếp cận đoạn ruột bị tắc, sau đó tùy từng trường hợp mà ra quyết định có nên loại bỏ đoạn ruột đó hay không. 

Một số ít trường hợp xuất hiện biểu hiện viêm nhiễm, bác sĩ sẽ rửa sạch vùng bụng kết hợp loại bỏ phần ruột bị tắc/viêm để ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan rộng sang vùng khác.

Phẫu thuật giúp loại bỏ triệt để chứng tắc đường ruột ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Phẫu thuật giúp loại bỏ triệt để chứng tắc đường ruột ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Phòng ngừa tắc ruột ở trẻ

Để ngăn ngừa hoặc phòng tránh bệnh tắc ruột ở trẻ em tái phát sau điều trị, cha mẹ cần:

  • Chế biến các loại thức ăn mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước để duy trì quá trình tiêu hóa, giảm nguy cơ tắc nghẽn đường ruột
  • Tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ bị tắc ruột (đặc biệt là các loại rau có độ nhớt cao như rau đay, mồng tơi,…)
  • Khuyến khích trẻ vận động tối thiểu từ 15 – 30 phút/ngày giúp kích thích quá trình tiêu hóa và duy trì sự linh hoạt của hệ đường ruột.

Vận động thường xuyên giúp trẻ giảm nguy cơ mắc chứng tắc đường ruột

Vận động thường xuyên giúp trẻ giảm nguy cơ mắc chứng tắc đường ruột

  • Tránh sử dụng thuốc khi không cần thiết hoặc chưa có sự chỉ định từ bác sĩ
  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì cho bé ăn quá no trong một bữa
  • Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm có vị chát hoặc nhiều nhựa như hồng, hồng xiêm,… nhất là khi trẻ đói
  • Khám sức khỏe định kỳ cùng trẻ để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu sức khỏe bất thường
  • Bổ sung thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức đề kháng đường ruột cho trẻ. Theo đó, một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất phải kể đến Tràng Phục Linh – viên uống hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc đại tràng, cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, từ đó nâng cao sức đề kháng đường ruột hiệu quả – được Bộ Y tế công nhận và cấp phép lưu hành trên toàn quốc – an toàn cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 12 tuổi. 

Tràng Phục Linh - Giải pháp cải thiện sức đề kháng đường ruột cho trẻ từ những thành phần tự nhiên

Tràng Phục Linh – Giải pháp cải thiện sức đề kháng đường ruột cho trẻ từ những thành phần tự nhiên

Để biết thêm thông tin chi tiết về tình trạng tắc đường ruột ở trẻ và các giải pháp an toàn, lành tính, hiệu quả cao, vui lòng liên hệ 1800 1506 trong giờ hành chính để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Hoặc truy cập / để tìm hiểu rõ hơn về Tràng Phục Linh và những thông tin xoay quanh vấn đề sức khỏe đại tràng.

***Lưu ý: Mọi thông tin được cung cấp trong bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán hoặc can thiệp điều trị y khoa. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị bệnh tắc ruột ở trẻ. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được tầm soát và tìm ra liệu pháp điều trị hợp lý.

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...