Tiêu chảy kéo dài coi chừng lao ruột
Hãy nghĩ đến bệnh lao ruột và đi khám lao nếu thấy tiêu chảy kéo dài không khỏi (3-4 lần/ngày), kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, kém ăn và sút cân. Bệnh có thể xuất hiện ở người lao phổi do nuốt đờm có vi khuẩn lao.
Lao ruột có thể nguyên phát, tiến triển ngay sau khi nhiễm lao lần đầu (lao sơ nhiễm ruột) từ thức ăn, nước uống có vi khuẩn lao. Ít gặp hơn là trường hợp thứ phát sau một bệnh lao ngoài ruột đang tiến triển hoặc đã ổn định, thường là thường phối hợp với lao phổi do người bệnh nuốt đờm. Các tổn thương lao ở ruột thường gặp:
Loét ruột
Trên mặt niêm mạc là những ổ loét nằm thẳng góc với trục dọc của ruột. Các ổ loét này đáy sần sùi, bờ không đều, có màu tím và do các nốt lao bã đậu nhuyễn hóa vỡ ra. Nếu không được điều trị, ổ loét ăn sâu xuống thành ruột và vỡ vào ổ bụng.
Loét và xơ hỗn hợp
Tỷ lệ loét xơ tùy theo từng ca bệnh.
Xơ phì đại hay teo nhỏ
Thường gặp hơn cả là xơ phì đại manh tràng: một khối xơ mỡ lớn bao bọc lấy thành manh tràng, dày, méo mó, đôi khi vùi lấp cả ruột thừa và xâm lấn, rất dễ nhầm với ung thư.
Lao kê
Các hạt lao nằm rải rác trên mặt niêm mạc ruột, thường có cả lao kê màng bụng.
Tuy nhiên trên thực tế, có thể gặp một mớ bòng bong gồm lao ruột và màng bụng do sự dính với nhau của ruột, màng bụng và hạch thành một khối. Trong đó có xơ, nốt bã đậu hoặc áp xe lạnh. Khối này có thể vỡ vào tiểu khung, vỡ ra thành bụng hoặc gây tắc ruột.
Các dấu hiệu của bệnh rất thất thường và tiềm ẩn nên có trường hợp chỉ phát hiện được sau khi thủng ruột, tắc ruột. Người bệnh sốt nhẹ, mệt mỏi, kém ăn và sút cân; đau bụng vùng hố chậu hoặc quanh rốn, đau âm ỉ hay chỉ có cảm giác nặng nặng bụng. Cũng có người đau như co thắt, đau giảm sau khi trung hoặc đại tiện. Bệnh nhân tiêu chảy ngày 3, 4 lần hoặc nhiều hơn; một số ít thì lại táo bón hoặc táo bón và tiêu chảy xen kẽ.
Các biện pháp chẩn đoán là chụp cắt lớp bằng máy vi tính, nội soi trực tràng, đại tràng hoặc nội soi ổ bụng, tìm vi khuẩn lao trong phân… Lao ruột có thể bị nhầm với ung thư, viêm đại tràng mạn tính, bệnh Crohn .
Về điều trị, chủ yếu là dùng thuốc chống lao theo đường toàn thân. Do bệnh nhân tiêu chảy nhiều gây mất nước và điện giải nên phải bù lại cho đủ,. Dùng các thuốc chống tiêu chảy, giảm đau nếu đau bụng nhiều, có chế độ dinh dưỡng nhiều calo, tăng đạm, giảm tinh bột để tránh lên men sinh hơi… Khi tắc ruột, bệnh nhân phải được phẫu thuật kịp thời.
Đọc thêm: Bệnh lao ruột có chữa khỏi hoàn toàn được không?
BS Nguyễn Tâm Trang -SKDS
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)