Tiêu chảy ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến mà hầu hết chúng ta đều đã gặp phải. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy ra máu thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Máu có thể phát sinh từ bất cứ nơi nào dọc theo đường tiêu hóa của bạn, từ miệng cho đến hậu môn. Tiêu chảy ra máu thường là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa do chấn thương hoặc bệnh tật. Vậy, hiện tượng tiêu chảy lẫn máu là biểu hiện của những bệnh nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Thế nào được gọi là tiêu chảy có máu?

Tiêu chảy

Tiêu chảy được định nghĩa là sự gia tăng của số lần đi tiêu trong một ngày (trên 3 lần), trọng lượng phân bài tiết trên 200g/ngày.

Cụ thể:

  • Đối với người lớn: Đi tiêu với lượng phân bài tiết trên 200g/ngày
  • Đối với trẻ em: Đi tiêu với lượng phân bài tiết trên 20g/ngày

Khi bị tiêu chảy, phân có đặc điểm là chứa nhiều nước, do sự chuyển hóa quá nhanh qua hệ thống tiêu hóa. Theo quy luật thông thường thì ruột có thể hấp thu một lượng lớn nước cần thiết mỗi ngày nhưng khi khả năng dự trữ bị áp đảo thì hiện tượng tiêu chảy sẽ xảy ra.

  • Nếu thời gian bị tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần thì được gọi là tiêu chảy cấp tính
  • Nếu thời gian bị tiêu chảy kéo dài trên 4 tuần thì được xem là tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy có máu

Hiện tượng tiêu chảy ra máu có thể gặp phải ở mọi đối tượng, dù nhỏ tuổi hay người trưởng thành. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng này có thể diễn biến trong thời gian ngắn (cấp tính) và biến mất tương đối nhanh chóng, chẳng hạn như khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa; hoặc tồn tại trong suốt một thời gian dài (mãn tính), như ở những người bị viêm ruột.

Nếu tiêu chảy ra phân màu đen như hắc ín thì chứng tỏ tổn thương đến từ đường tiêu hóa trên (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng). Trong khi, tiêu chảy ra máu đỏ tươi thì tổn thương thường bắt nguồn ở đường tiêu hóa dưới (bao gồm đại tràng, trực tràng và hậu môn).

Thông thường, tình trạng tiêu chảy có lẫn máu sẽ luôn đi kèm với một trong những triệu chứng dưới đây:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi
  • Đại tiện không tự chủ, mót đại điện
  • Phân có lẫn chất nhầy hoặc mủ
  • Chán ăn
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Có thể có sốt trong những trường hợp nghiêm trọng

Những người bị tiêu chảy ra máu kéo dài sẽ rất nguy hiểm. Theo thời gian, tiêu chảy ra máu có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Thiếu máu, mất máu nghiêm trọng
  • Mất nước
  • Sốc, choáng
  • Suy tạng có thể dẫn tới tử vong

Khi một người bị tiêu chảy ra máu kéo dài, cơ thể sẽ mất nhiều nước và muối. Nếu như không được bù đắp lại, sự mất nước nghiêm trọng sẽ dẫn tới tử vong. Điều này xảy ra đặc biệt nhanh ở trẻ nhỏ.

Tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như là: mắt trũng, khóc không có nước mắt, miệng khát khô, da khô, nhăn nheo, mạch đập nhanh và yếu.

Đến giai đoạn nghiêm trọng, chức năng của các nội tạng suy giảm mạnh. Người bệnh sẽ bị sốc và rơi vào trạng thái hôn mê, sau đó tim ngừng đập.

Trường hợp bị tử vong do mất nước thường xảy ra khi cơ thể mất đi 10 – 15% tổng lượng nước.

2. Tiêu chảy ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

2.1. Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ 1

Kiết lỵ là dạng bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa dưới, thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây hại chủ yếu là do vi khuẩn salmonella và shigella. Những loại hại khuẩn này xâm nhập vào cơ thể khi người bệnh ăn uống không hợp vệ sinh, không rửa tay sau khi đại tiểu tiện.

Bệnh kiết lỵ gây ra tình trạng tiêu chảy nhiều lần và kéo dài nhiều ngày, phân thải ra loảng và có lẫn máu hoặc chất nhầy.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Đau quặn bụng ở manh tràng dọc theo khung đại tràng dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa và viêm loét đại tràng
  • Phân ra sền sệt sau đó chuyển thành lỏng có lẫn nhầy, máu hoặc mủ
  • Phân thường sủi bọt và có mùi rất hôi thối
  • Đau rát hậu môn
  • Số lần đi tiêu có khi đến 5-10 lần/ngày
  • Sốt, mất nước, cơ thể mệt mỏi

Bệnh kiết lỵ thường kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng như: xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột, lồng ruột…

Điều trị:

Sử dụng kháng sinh diệt lỵ (Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim, Metronnidazole, Dehydro-émétine), bổ sung nước và điện giải nhằm tránh mất nước.

Ngoài ra, người bệnh nên chú ý đến việc vệ sinh cá nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo nhanh khỏi bệnh, hạn chế tái phát.

2.2. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là các tổn thương xuất hiện dưới dạng viêm hoặc loét trên niêm mạc dạ dày. Bệnh xảy ra là do sự mất cân bằng giữa những yếu tố bảo vệ và yếu tố gây hại trong niêm mạc dạ dày. Có khoảng 80% các trường hợp bị viêm loét dạ dày là bởi sự tấn công của vi khuẩn HP.

Các triệu chứng của bệnh lý này nói chung khá đa dạng, tiêu chảy có lẫn máu là một trong số đó.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Đau vùng thượng vị
  • Hay bị ợ hơi, ợ chua, chướng bụng
  • Buồn nôn
  • Đi ngoài phân nát hoặc táo bón
  • Phân thải ra thường tối màu như bã cà phê hay nhựa đường

Viêm loét dạ dày kéo dài, chuyển sang mãn tính sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, gầy yếu, suy nhược cơ thể. Nếu ổ loét ăn sâu trong niêm mạc dạ dày sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như là: xuất huyết ống tiêu hóa, hẹp môn vị dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Điều trị:

Việc xác định phương pháp điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phần lớn những người bị viêm loét dạ dày đều có thể điều trị bằng thuốc tây (các loại thuốc giảm đau, thuốc bao vết loét, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc diệt vi khuẩn HP…); trong trường hợp có biến chứng nặng thì cần can thiệp phẫu thuật ngay lập tức để không nguy hại tới tính mạng.

2.3. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng co thắt hay viêm đại tràng mãn tính. Khi khám bệnh thường không thấy tổn thương trong lòng đại tràng, nhưng lại có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tiêu chảy ra máu nhiều lần là một trong những biểu hiện của căn bệnh này.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhiều lần trong ngày
  • Sình hơi, đầy bụng
  • Phân đôi khi có lẫn máu
  • Thỉnh thoảng thấy đau thắt ruột
  • Sờ nắn bụng có thể cảm nhận được những cục cứng gồ lên
  • Buồn nôn
  • Ăn vào khó tiêu hóa

Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 20 % dân số mắc phải hội chứng ruột kích thích. Ở nước ta, có đến 30 – 40% bệnh nhân bị mắc hội chứng này, trong đó tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam giới và thường gặp ở lứa tuổi thanh niên.

Hội chứng ruột kích thích tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường khó điều trị dứt điểm, vì vậy các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Điều trị:

Bệnh được điều trị chủ yếu bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt, ăn uống kết hợp với việc sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

2.4. Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan toả với nhiều mức độ khác nhau. Ước tính có khoảng 4 triệu người Việt mắc phải căn bệnh này. Mặc dù bệnh được phát hiện chủ yếu là ở người cao tuổi, nhưng hiện nay viêm loét đại tràng có xu hướng ngày càng trẻ hóa với những người dưới 35 tuổi.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Đau bụng dọc theo khung đại tràng, khi thì đau ở hố chậu trái, hố chậu phải, lúc đau dưới rốn hoặc hạ sườn trái, hạ sườn phải.
  • Cơn đau lúc âm ỉ lúc đau kéo dài thành từng cơn, người bệnh bị đau nhiều sau khi ăn xong hoặc uống bia, rượu.
  • Cơn đau giảm bớt phần nào sau khi người bệnh đi đại tiện – trung tiện.
  • Hay mót rặn, đại tiện nhiều lần trong ngày có thể từ 2 – 6 lần.
  • Chướng bụng, đầy hơi, trung tiện nhiều.
  • Đại tiện ra phân lỏng hoặc nát, trong giai đoạn cấp tính người bệnh có thể đại tiện kèm theo máu trong phân.
  • Viêm loét đại tràng kéo dài có thể khiến người bệnh bị mệt mỏi, lên cơn sốt, cơ thể mất nước, chán ăn, sút cân.

Viêm loét đại tràng là bệnh hay tái phát, vì thế rất khó chữa dứt điểm. Bệnh kéo dài dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm là xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng, phình giãn đại tràng nhiễm độc thậm chí là ung thư, nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị:

Ở giai đoạn cấp tính, viêm loét đại tràng được điều trị nội khoa bằng thuốc tây y. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc xảy ra biến chứng nguy hiểm thì phải can thiệp phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm loét đại tràng – đi ngoài ra máu

2.5. Bệnh phình đại – trực tràng bẩm sinh (Hirschsprung)

Bệnh phình đại – trực tràng bẩm sinh đa phần xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân là bởi sự thiếu hụt các tế bào thần kinh trên một đoạn ruột già nào đó (tình trạng này còn gọi là vô hạch) khiến cho đoạn ruột ấy không thể co giãn hay nhu động như bình thường, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Táo bón xen kẽ tiêu chảy kéo dài nhiều năm
  • Phân có lẫn máu
  • Buồn nôn hoặc nôn, chất nôn có màu xanh lá hoặc nâu
  • Chướng bụng, sình hơi
  • Chán ăn, bú kém (ở trẻ) khiến cơ thể gầy yếu, tăng cân chậm
  • Trường hợp không tự đại tiện được phải dùng đến thụt tháo thường xuyên

Điều trị:

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh khi phát hiện cần xử trí sớm. Bố mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại – trực tràng bị vô hạch, sau đó phần đầu đại tràng lành sẽ được nối với ống hậu môn. Hiện có 2 phương pháp chính được áp dụng để điều trị cho những ca phình giãn đại – trực tràng bẩm sinh đó là mổ nội soi (xâm lấn tối thiểu) và mổ hở.

2.6. Polyp đại – trực tràng

Polyp đại – trực tràng là những tổ chức tăng sản quá mức trên niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng. Bề ngoài chúng giống như những khối u trồi ra khỏi lòng ruột.

Đặc điểm của polyp:

  • Hình dạng: Có các loại như dạng cuống, không cuống
  • Số lượng: Có thể một hoặc nhiều polyp đại tràng
  • Kích thước: Các polyp có đường kính từ vài mm cho đến vài cm

Hầu hết các polyp này là loại lành tính, hiếm khi chuyển biến thành ung thư. Tuy nhiên, khối polyp có kích thước lớn thì nguy cơ ung thư sẽ cao hơn.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Chảy máu từ hậu môn: Hậu môn là mở cửa vào cuối của đường tiêu hóa nơi phân rời khỏi cơ thể. Bạn có thể nhận thấy máu trên đồ lót của bạn hoặc trên giấy vệ sinh sau khi bạn đã có một phong trào ruột.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần.
  • Trong phân có máu, máu có thể làm phân đen, hoặc nó có thể hiển thị như là vệt màu đỏ trong phân.

Điều trị:

Polyp đại – trực tràng cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là ung thư. Với trường hợp có nhiều polyp hoặc những polyp có kích thước lớn, gây ra các triệu chứng bất thường như chảy máu, nôn, đau bụng, buồn nôn,… cần được hội chẩn sớm và chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa xuất hiện ung thư.

Phẫu thuật cắt bỏ polyp hiện nay có nhiều kĩ thuật khác nhau, cụ thể:

  • Với những polyp kích thước nhỏ thì có thể loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi, giúp giảm biến chứng sau mổ, bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
  • Khối u lớn, tính chất phức tạp có thể mổ nội soi hoặc mổ mở ổ bụng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh

Sau khi loại bỏ polyp, cần sử dụng thêm thuốc theo kê đơn của bác sĩ nhằm hạn chế polyp tái phát.

2.7. Tăng bạch cầu ái toan

Tăng bạch cầu ái toan là hiện tượng số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi tăng lên bất thường.  Chỉ số lượng bạch cầu ái toan bình thường ở mức 0.6 × 10⁹/L (600/microlit), thấp hơn (khoảng 0.4 × 10⁹/L [400/microlit]) trừ trường hợp người bị dị ứng nhẹ.

Khi loại bạch cầu này tăng lên thường liên quan đến đáp ứng điều hòa miễn dịch, xảy ra ở nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm bệnh dị ứng, nhiễm trùng, suy thượng thận, rối loạn tâm sản, viêm thực quản…

Các triệu chứng thường gặp:

  • Phát ban
  • Ngứa
  • Tiêu chảy (có thể lẫn máu), chủ yếu xuất hiện trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng
  • Chảy nước mũi, thường phát sinh nếu nguyên nhân gây ra liên quan đến dị ứng
  • Ho sốt, khó thở (chủ yếu gặp trong bệnh viêm phổi do tăng bạch cầu ái toan)

2.8. Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) là một phản ứng miễn dịch lớn nhất của cả cơ thể khi có sự xâm nhập của vi khuẩn vào dòng máu. Đây là một bệnh rất nghiêm trọng có thể gây tử vong nhanh chóng nếu như không được cứu chữa kịp thời.

Tình trạng đi ngoài kèm theo máu, số lần đại tiện >5 lần/ ngày là một trong những triệu chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh, chứng tỏ bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cấp tính. Tình trạng tiêu chảy kéo dài dẫn đến đau rát và chảy máu hậu môn.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Cơ thể mất nước nghiêm trọng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau bụng nhiều, quặn ruột theo từng cơn từ 3-4 phút hoặc dài hơn
  • Sốt cao đôi khi thân nhiệt bị hạ thấp
  • Da lạnh toát, vã mồ hôi, có cảm giác ớn lạnh
  • Nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh
  • Tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn máu
  • Tình trạng nguy kích có thể dẫn tới sốc và mất ý thức

Điều trị:

Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, rối loạn đông máu, hô hấp, suy giảm chức năng gan thận và các tạng khác.

Bệnh được điều trị chủ yếu bằng kháng sinh theo từng giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sử dụng đơn thuốc tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu bệnh tiến triển nặng, thậm chí là có biến chứng nguy hiểm thì cần điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, thuốc vận mạch để tăng huyết áp, insulin để ổn định đường huyết, corticosteroid để kháng viêm và giảm đau. Trường hợp bệnh nhân bị suy thập cấp thì phải tiến hành lọc máu. Nếu nhiễm trùng gây ra các ổ áp xe, ổ mủ thì có thể phải phẫu thuật để loại bỏ.

2.9. Bệnh tiểu đường

Bị tiểu đường (đái tháo đường) lâu ngày sẽ làm tổn thương hệ thần kinh và dẫn tới một bệnh lý được gọi là bệnh thần kinh tự trị.

Bệnh thần kinh tự trị sẽ làm rối loạn chức năng hoạt động của nhiều phần khác nhau trong cơ thể từ huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt đến hệ tiêu hóa.

Riêng đối với hệ tiêu hóa, khi lượng đường trong máu lên cao sẽ gây ra tình trạng kém hấp thu trong đường ruột, người bệnh bị đi ngoài phân lỏng, thậm chí tiêu chảy tới chục lần trong ngày. Bệnh nhân thường bị tiêu chảy thường xuyên hơn vào ban đêm.

Những đợt tiêu chảy có thể dừng lại xen kẽ với những lần đại tiện bình thường hoặc táo bón. Tiêu chảy có thể xuất hiện máu trong phân.

Cũng nên lưu ý rằng việc sử dụng thuốc chữa đái tháo đường là metformin hay là thuốc ức chế men alpha glucosidase cũng có thể gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy.

2.10. Bệnh cường giáp

Có khoảng 25% bệnh nhân cường giáp gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy. Triệu chứng này xảy ra là do các hormone tuyến giáp sản xuất quá mức kích thích hoạt động của nhu động ruột, làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng và gây ra tiêu chảy.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Nhịp tim nhanh (thường trên 100 nhịp/phút)
  • Sút cân, chán ăn, cơ thể suy nhược
  • Thường xuyên căng thẳng, stress
  • Giảm khả năng vận động, gặp nhiều vấn đề về cơ bắp, xương khớp
  • Gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, đa phần là tình trạng tiêu chảy, táo bón kéo dài
  • Chân tay ra nhiều mồ hôi
  • Phì đại tuyến giáp (gây lồi mắt, cổ sưng to, giọng khàn)
  • Rối loạn kinh nguyệt, thường là chậm kinh, thiểu kinh (trường hợp bị cường giáp ở nữ giới)

Điều trị:

Bệnh cường giáp được điều trị bằng các loại thuốc điều chỉnh hormone, sử dụng tia phóng xạ hoặc phẫu thuật (trường hợp chỉ định cho những bệnh nhân có tuyến giáp lớn)

2.11. Viêm túi thừa

Túi thừa là những túi nhỏ phình ra ở thành đại tràng, khi những túi này bị vi khuẩn xâm nhiễm thì được gọi là viêm túi thừa. Theo thống kê, có khoảng 10 -25% những người trên 60 tuổi bị bệnh viêm túi thừa.

Bệnh nhân bị viêm túi thừa có thể bị tiêu chảy hay táo bón, bụng chướng hơi, nhiều khí, khi trung tiện thì đỡ đau hơn. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên thấy buồn nôn, lên cơn sốt cao.

Bệnh lý này có nguy cơ gây ra các biến chứng như xuất huyết đại tràng, áp xe, viêm phúc mạc.

Điều trị:

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp.

  • Trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là bệnh tình sẽ thuyên giảm. Người bệnh được uống kháng sinh diệt vi khuẩn theo đơn của bác sĩ.
  • Nếu viêm túi thừa nghiêm trọng, bệnh nhân cần nhập viện điều trị nội trú bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi thừa bị viêm.

2.12. Giãn tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản đúng như tên gọi của nó, chỉ tình trạng những tĩnh mạch ở thực quản bị giãn phồng bất thường. Đa phần, những người bị giãn tĩnh mạch thực quản có tiền sử bệnh gan mãn tính.

Các triệu chứng thường gặp

  • Nôn ra máu (triệu chứng phổ biến nhất) có một lượng máu đáng kể trong chất nôn
  • Đi ngoài phân màu đen (phân có máu do tổn thương tại tĩnh mạch thực quản)
  • Khó nuốt
  • Choáng váng
  • Mất ý thức (trong trường hợp nặng)
  • Nhịp tim tăng
  • Huyết áp hạ
  • Giảm chỉ số Glasgow.
  • Nôn ra máu (thường gặp nhất), đi cầu phân đen.
  • Đau bụng.
  • Triệu chứng của bệnh gan (da vàng, mắt vàng, dễ bầm tím, cổ chướng)

Điều trị:

Mục tiêu trong điều trị giãn tĩnh mạch thực quản là nhằm ngăn chặn xuất huyết mạch máu. Một khi tình trạng này xảy ra, nó có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

  • Sử dụng dải đàn hồi để buộc tĩnh mạch chảy máu.
  • Tiêm tĩnh mạch chảy máu.
  • Các loại thuốc để làm chậm dòng chảy của máu vào tĩnh mạch cửa.
  • Chuyển hướng lưu lượng máu đi từ tĩnh mạch cửa (TIPS).
  • Thay thế gan bệnh. Ghép gan là một lựa chọn cho những người bị bệnh gan nặng hoặc những người bị chảy máu tái phát do giãn tĩnh mạch thực quản. Mặc dù cấy ghép gan thường thành công, số người đang chờ cấy ghép đến nay vượt quá các cơ quan có sẵn.

Bị tiêu chảy ra máu, khi nào cần đi khám?

Trong một số trường hợp, tiêu chảy ra máu chuyển biến xấu hay kèm theo các triệu chứng khác có thể đe dọa đến tính mạng, thì cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có cách điều trị hợp lý:

  • Ỉa chảy trên 3 ngày
  • Đau bụng hoặc đau ruột dữ dội
  • Nôn ra máu hoặc vật chất đen (giống như bã cà phê)
  • Phân có máu hoặc có màu hắc ín khi đi tiêu
  • Nước tiểu có màu sẫm
  • Bụng căng cứng
  • Số cao trên 38 độ C
  • Mạch đập nhanh
  • Dấu hiệu mất nước, miệng khô, hốc mắt trũng
  • Rối loạn nhận thức
  • Nhầm lẫn và mất phương hướng
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Mạch nhanh
  • Mất sức

Một số cách chữa tiêu chảy tại nhà hiệu quả

Để cải thiện tình trạng tiêu chảy, bạn có thể áp dụng một số cách sau tại nhà giúp thuyên giảm các triệu chứng khó chịu:

Bổ sung nước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ bị mất đi một lượng nước cùng với các chất khoáng và điện giải. Do đó, điều quan trọng là cần bù đắp lượng nước cùng dưỡng chất thiết yếu đã mất đi.

Nên bổ sung 8 ly nước mỗi ngày, có thể uống nước trà kèm đường hoặc các loại nước ép trái cây…

Chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp giúp chữa tiêu chảy nhanh hơn, nếu cơ thể thoải mái, thư giãn tiêu chảy nhanh chóng giảm bớt. Do đó, khi bị tiêu chảy bạn nên nghỉ ngơi thật thoải mái, đừng quên đặt một chai nước ấm lên bụng để giảm thiểu các cơn co thắt.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột rất tốt đối với người bệnh bị tiêu chảy, cần lưu ý khi chế biến chúng cần cho thêm đường và muối và tránh xa các loại bột yến mạch, khoai tây… vì chúng làm tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Các loại rau củ như cà rốt giúp bạn tiêu hóa dễ hơn và hỗ trợ điều trị đau bao tử nhanh chóng và giàu dưỡng chất. Gạo trắng nấu chín hoặc cháo trắng là sự lựa chọn hợp lý cho những người đang bị tiêu chảy.

Quả việt quất

Việt quất được coi là loại quả có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh. Quả việt quất có thể khắc phục tiêu chảy hiệu quả vì trong chúng có chứa chất anthocyanosides, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiêu chảy cực tốt.

Trà vỏ cam

Trà vỏ cam là biện pháp khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng. Cho trà vỏ cam vào nồi và đổ một ít nước nóng. Hãy để nguội trong một vài phút trước khi thưởng thức tách trà thơm ngon này.

Lưu ý: Với những trường hợp tiêu chảy ra máu kéo dài, bạn cần tìm kiếm nguyên nhân và điều trị phức tạp hơn và tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

***

Lời khuyên dành cho bạn:

Để khắc phục tình trạng hiện nay, bạn nên đi khám xem có tổn thương đại tràng không để có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân là do viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích thì bạn có thể sử dụng những sản phẩm có công dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng để sớm thoát khỏi tình trạng tiêu chảy ra máu.

Hiện nay, sản phẩm Tràng Phục Linh với nguyên liệu ImmuneGamma mang lại 3 tác động kép giúp người bệnh thoát khỏi những triệu chứng rối loạn tiêu hóa gây mất ăn mất ngủ:

  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc
  • Cân bằng vi sinh đường ruột
  • Tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa.

Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé.

– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY

– Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Hoàng Nam đã bình luận

    07/06/2019 11:29

    từ sáng đến giờ tôi đại tiện tổng cộng 3 lần, cả 3 lần phân đều lỏng như nước. Triệu chứng xuất hiện từ sáng nay. Không biết tôi đã ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      21/11/2022 14:34

      Chào bạn! Bạn có ăn thực phẩm lạ gì không? Dấu hiệu mà bạn mô tả rất có thể bạn đang bị ngộ độc thực phẩm. Nếu hiện tượng đi ngoài ...[Xem thêm]
  • Mai Thuý Vy đã bình luận

    13/07/2018 03:48

    Chào bác sĩ con tên là Vy hồi chiều con có ăn 1 miếng mỳ không hiểu sau từ lúc tối đến tới bây giờ con ói với đi cầu ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      15/08/2018 15:15

      - Chào bạn Vy, Tình trạng của bạn là do Rối loạn tiêu hóa gây ra, có thể do thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và sức đề kháng ...[Xem thêm]
  • Phương đã bình luận

    25/06/2018 21:13

    Chuyên gia cho e hỏi e bị đau bụng song rồi e bị bi ngoài nhưng toàn nước la nhiều vây chuyên gia tư vấn cho e vs ạ
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      22/11/2022 14:33

      Chào bạn! Tình trạng của bạn rất có thể do rối loạn tiêu hóa như ăn phải thực phẩm không đảm bảo và sức đề kháng hệ tiêu hóa đang kém ...[Xem thêm]
  • Hang đã bình luận

    13/01/2018 08:27

    Bac si oi e bị tiêu chảy . Bụng sôi . Thỉnh thoảng bụng nhói đau ở rôn
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      17/01/2018 16:14

      Chào chị Hằng, Triệu chứng chị gặp phải có thể do Rối loạn tiêu hóa gây ra chị nhé! Có thể do thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh ...[Xem thêm]
  • truong thanh ngoc đã bình luận

    30/11/2017 21:28

    Chào bác sỹ tư vấn! Tôi thường xuyên bị tiêu chảy, ăn uống phải kiêng khêm nhiều mà vẫn không tránh khỏi. Tôi bị tình trạng này cũng lâu ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      17/01/2018 13:57

      Chào anh Ngọc! Triệu chứng của anh có thể gặp trong bệnh lý về đại tràng anh nhé! Ngoài bị tiêu chảy, anh có bị đau bụng ở đâu không? Hay ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...