Tin tức

Immune Gamma là gì? Công dụng của Immune Gamma trong điều trị bệnh viêm đại tràng như thế nào ?

ImunneGamma là thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, có tác dụng tái tạo hệ lông nhung và chất nhầy đại tràng. Từ đó, giúp vết loét mau lành, niêm mạc đại tràng được phục hồi.

Lưu ý khi sử dụng Tràng Phục Linh

Câu hỏi: Trong quá trình sử dụng Tràng Phục Linh, khi bệnh nhân đang ổn định dần, có thể vào thời điểm nào đó các triệu chứng lại xuất hiện. Tại sao lại như vậy? Có nên tiếp tục sử dụng Tràng Phục Linh không? Trả lời: Điều này là hoàn toàn bình thường. Bởi vì, sau khi sử dụng Tràng Phục Linh một thời gian thì tác dụng do Bạch Truật và Bạch Phục Linh mang lại là cầm nhanh triệu chứng của bệnh nên thời gian đầu các triệu chứng giảm dần. Tuy nhiên, khi được tiếp nhận một lượng ImmuneGamma nhất định, cơ thể sẽ tạo thêm nhiều bạch cầu ở các hạch bạch huyết dưới niêm mạc ruột, khiến các phản ứng miễn dịch nhiều lên. Chính vì vậy, thời gian này đường ruột trở nên dễ kích ứng hơn, Bạch Truật và Bạch Phục Linh không đủ khả năng cầm những triệu chứng trong giai đoạn này. Hơn nữa, việc đấu tranh giữa hệ vi khuẩn có ích và có hại để tạo ra sự cân bằng đã dẫn đến những rối loạn nhất định trong việc tiêu hóa thức ăn. Vì hai lý do trên nên bệnh nhân sử dụng Tràng Phục Linh trong thời gian này dường như đã trở lại những triệu chứng như ban đầu và cảm thấy sản phẩm không hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải kiên trì để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp này. Khi hệ miễn dịch củng cố và cân bằng hệ vi khuẩn được xác lập thì bệnh nhân có thể ổn định lâu dài và tránh tái phát. Để ổn định sức khỏe đại tràng, người bệnh nên sử dụng theo liệu trình từ 3- 6 tháng. Để tìm nơi mua sản phẩm cho bệnh viêm đại tràng, bạn có thể xem TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Nguyên nhân của viêm dạ dày cấp và mạn tính

Viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc chất, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch. Lớp niêm mạc là lớp trong cùng của dạ dày được cấu tạo bởi ba lớp: lớp tế bào biểu mô phủ, lớp đệm và lớp cơ niêm. Tùy theo từng nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày trong dân chúng là 15-11,5 trên 1.000 người dân. 1. Viêm dạ dày cấp tính Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày. Một số nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính có nhiều, song có thể xếp vào hai nhóm chính Do các yếu tố ngoại sinh thường gặp : Virus, vi khuẩn và độc tố của chúng. Thức ăn : nóng quá, lạnh quá, cứng khó tiêu, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, coli, rượu, chè, cà phê, mù tạc … Rượu mạnh, uống với khối lượng nhiều. Ăn vội và nóng là những nguyên nhân của viêm dạ dày cấp và mạn. Thuốc Aspirin, APC, Natrisalicylat, quinin, sulfamid, cortancyl, phenylbutazol, reserpin, digitalin, kháng sinh, KCL… Các chất ăn mòn : muối kim loại nặng (đồng, kẽm), thuỷ ngân, kiềm, acid sulphuric, acid chlothydric Nitrat bạc … Các kích thích nhiệt, dị vật. Các loại chất độc với ý đồ uống để tự tử. Các loại thuốc mang tính chất kích thích, nhất là dạng thuốc bột. Do các yếu tố nội sinh (các yếu tố nội sinh tràn vào máu gây ra viêm dạ dày cấp), gặp trong các bệnh sau Các bệnh nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm phổi … viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành…) Ure cao trong máu ở những bệnh nhân viêm thận cấp tính hoặc mạn tính, tăng thyroxin, tăng đường máu. Bỏng, nhiễm phóng xạ (1.100r – 25000r ), các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, shock, bệnh tim, phổi cấp, xơ gan … Dị ứng : thức ăn (tôm, ốc, sò, hến …) Niêm mạc dạ dày bị viêm cấp tính do dị ứng bởi một vài loại thức ăn không thích hợp với cơ thể hay aspirin… mà ta vẫn thường gọi là viêm dạ dày dị ứng, đôi khi có chảy máu lan tỏa trên toàn lớp niêm mạc dạ dày – gọi là viêm dạ dày dị ứng xuất huyết. Do yếu tố xúc động mạnh về tâm thần làm rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường dẫn đến sự thay đổi dạ dày dạng viêm – viêm dạ dày do bị kích động mạnh sự hoạt động của bệnh thần kinh trung ương cao cấp. 2. Viêm dạ dày mạn tính Viêm dạ dày mạn tính được xem như là tình trạng viêm của lớp niêm mạc của dạ dày, hiện tượng này diễn ra từ từ và tồn tại trong thời gian dài . Nguyên nhân của bệnh viêm dạ dày mạn tính: Hậu quả của việc điều trị không đúng hay không triệt để bệnh viêm dạ dày cấp tính, từ đó chuyển sang mạn tính. Uống cà phê đặc, uống r ư ợu, hút thuốc lá lâu ngày sẽ tác động có hại cho niê m mạc dạ dày và gây bệnh. Ăn uống không điều độ, vội vàng, không nhai kỹ thức ăn, ăn các thức ăn khi còn đang nóng,… Nuốt nhiều, nhanh, nhai không kỹ, bữa ăn không đúng giờ giấc…Ăn nhiều thức ăn có nhiễm chất các hoá học dùng trong nông nghiệp và kỹ nghệ thực phẩm . Ăn nhiều gia vị (chua, cay) như hạt tiêu, ớt… Hãy coi chừng với các loại gia vị có tính kích thích. Dùng một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… thường là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính. Hậu quả của bệnh nhiễm trùng mủ ở miệng, từ cổ họng như viêm mủ chân răng, viêm amidan hốc mủ, viêm mủ xoang hàm… Một vài bệnh lý viêm mạn tính ở các cơ quan tiêu hóa khác như viêm gan, viêm ruột non, viêm đại tràng. Các nhà nghiên cứu thường cho thấy viêm dạ dày mạn xảy ra cùng với loét dạ dày, loét hành tá tràng, bênh đại tràng chức năng, táo bón, nhiễm khuẩn ruột, túi mật viêm, trào ng ư ợc dịch mật vào dạ dày, viêm miệng nối dạ dày – hỗng tràng, ung thư dạ dày … Suy dinh dưỡng, ăn thiếu chất chủ yếu là chất đạm, thiếu các loại vitamin. T hiếu Fe, thiếu B12, thiếu axít folic, vitamin C, vitamin PP, thiếu protein. Yếu tố thần kinh – phản xạ điều hòa chức năng của dạ dày cũng đóng một vai trò quan trọng. Thu Hằng / daitrang.vn

Triệu chứng của loét dạ dày

Loét dạ dày là một bệnh đã được biết từ khá lâu. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, và bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc. Tỉ lệ mắc bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số, với một người bình thường thì khả năng mắc bệnh là 10%. Nếu có các yếu tố nguy cơ khác kèm theo thì tỷ lệ này cao hơn. Việc điều trị bệnh loét dạ dày đã có những thay đổi lớn trong vài thập niên trở lại đây, đặc biệt với việc phát triển hệ thống các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970 và việc phát hiện cũng như xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori từ thập niên 1980. Tuy vậy nhưng chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét dạ dày là có triệu chứng điển hình, 40 – 45% có triệu chứng mơ hồ không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của dạ dày như: ung thư dạ dày. Có 5 – 10% bệnh nhân loét  hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi. Một số các triệu chứng bạn có thể nhận biết như sau: 1. Đau: Là triệu chứng đặc biệt và thường xuyên của bệnh loét dạ dày. Thường đau ở giữa bụng trên rốn, có lan hoặc không lan ra sau lưng. Đau thường xuất hiện ngay sau khi ăn. Đau có thể phát ra theo mùa, đau tăng lên vào mùa thu và mùa đông hay mùa xuân điều này phụ thuộc vào tính cá biệt của từng người. Đau là triệu chứng dễ bắt gặp trong loét dạ dày. Đau có liên quan đến các thời kỳ của tiêu hóa, thường hay gặp nhất ở người trẻ tuổi trong thời kỳ bắt đầu phát triển bệnh và thường phụ thuộc vào sự co bóp của môn vị do chất chua của dịch vị tăng lên nhiều. Dịch vị càng chua bao nhiều thì môn vị càng co bóp mạnh và lâu bấy nhiêu, điều này sẽ làm cho thức ăn bị giữ lại trong dạ dày lâu bấy nhiêu. Loại đau này mất đi sau khi bệnh nhân nôn mửa hay sau khi dịch vị chua đã được trung hòa bằng thuốc muối. Đau không liên quan đến các thời kỳ tiêu hóa: sau khi lao động mệt nhọc, khi bị xúc động mạnh. Loại đau này phụ thuộc và những kích thích bên ngoài và biểu lộ ra đau dạ dày. Triệu chứng thường mất đi khi người bệnh trở lại yên tĩnh và đã được chườm nóng vùng thượng vị và khi những kích thích bên ngoài cũng biến mất. Đau ngâm ngẩm thường xuyên, tăng lên hay giảm đi từng thời kỳ, nhưng không bao giờ biến mất cả. Loại đau này thường gặp khi bị loét xơ chai mạn tính hay ổ loét dính vào các cơ quan xung quanh. Đau phát sinh ra bởi sự kích thích thường xuyên các bó thần kinh giao cảm ở các cơ quan ấy. Loại đau này thường thấy trong lúc ăn hoặc sau khi ăn, và không giảm đi khi uống thuốc muối hay sau khi thức ăn đã trôi xuống tá tràng. 2. Ợ chua: Ợ chua trong bệnh loét dạ dày chỉ gặp ở những người có dịch vị với độc chua cao. Tuy vậy, trong đại đa số các trường hợp, ở thời kỳ đầu phát triển của bệnh này thường thấy dịch vị có độ chua cao. Chính vì thế, đa số những người bị loét dạ dày đều có triệu chứng ợ chua trong thời kỳ đầu của bệnh. Ợ chua và đau có liên quan đến các thời kù tiêu hóa là hai triệu chứng gặp bất kỳ ở bệnh nhân nào mới bị loét dạ dày. Hai triệu chứng này thường cùng xuất hiện và mất đi khi uống thuốc muối. 3. Ợ hơi: Ợ hơi có nhiều tính chất khác nhau: Ợ chua và ợ hơi có cảm giác mùi tanh sắt gỉ ở miệng thường à triệu chứng đặc biệt của viêm dạ dày tăng acid và của bệnh loét dạ dày ở thời kỳ đầu mới phát triển bệnh. Ợ hơi có mùi rượu bia vì bị lên men acid lactic trong dạ dày thường là triệu chứng của viêm loét dạ dày giảm HCl. Ợ hơi, ợ chua đôi khi có kèm theo buồn nôn khiến bạn khó chịu. 4. Buồn nôn và nôn mửa Triệu chứng này thường gặp lúc đang tiêu hóa thức ăn, khi bị đau nhiều gây co bóp dạ dày phản xạ trong bệnh loét dạ dày cấp tính. Sau khi nôn mửa, thấy đau nhẹ hẳn đi. Triệu chứng này có thể gặp ở thời kỳ cuối cùng của bệnh loét dạ dày do đóng sẹo làm hẹp môn vị, thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không qua được môn vị để xuống tá tràng. Trong các chất nôn ra có thể thấy có cả thức ăn bệnh nhân đã ăn vào từ hôm trước. Nhưng cũng có thể thấy các chất nôn có dính lẫn màu đen sẫm (bã cà phê) – một triệu chứng đặc biệt của biến chứng chảy máu tiêu hóa trong bệnh loét dạ dày. 5. Có thể bị táo bón 6. Ăn ít Vì sợ đau nhưng không mất cảm giác ngon miệng. Giảm cân. Xem thêm: Nguyên nhân của viêm dạ dày cấp và mãn tính Thanh Hằng/daitrang.vn Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Chảy máu tiêu hóa: Đừng chủ quan

Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch máu, mà mạch máu ấy lại nằm trong ống tiêu hóa. Đây là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa. Nếu như chảy máu đường tiêu hóa trên với biểu hiện chủ yếu là nôn ra máu làm cho mọi người lưu tâm và chữa trị kịp thời thì với chảy máu đường tiêu hóa dưới đôi khi rất âm thầm khiến người bệnh dễ chủ quan. Chảy máu tiêu hóa dưới được định nghĩa là chảy máu đường tiêu hóa có nguồn gốc từ góc Treitz xuống tận hậu môn. Chảy máu từ ruột non Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu ở ruột non, thông thường chảy máu ở ruột non là một trong các bệnh lý khó phát hiện nhất. Viêm ruột xuất huyết : Thường xuất hiện khi bị nhiễm khuẩn các vi khuẩn gây bệnh bằng nội độc tố như E.Coli có nhóm huyết thanh 0 157-H7. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tình trạng nhiễm khuẩn nặng, đau bụng, tiêu chảy, phân có máu tươi hoặc màu đỏ sẫm. Bệnh nhân có thể có tình trạng mất nước, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và chảy máu. Điều trị chủ yếu là kháng sinh mạnh, bù nước và điện giải, nếu cần có thể phải truyền máu. Thương hàn : Ngoài những triệu chứng của bệnh cảnh thương hàn, biến chứng chảy máu thường xảy ra sau 1-2 tuần do biến chứng loét ruột, có thể kèm theo biến chứng thủng ruột. Bệnh nhân đau bụng, đại tiện phân có màu đỏ gạch hoặc đỏ sẫm. Ngoài điều trị chảy máu cần chú ý điều trị thương hàn. Bệnh Scholein Henoch : Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, hiện đang nghĩ nhiều đến nguyên nhân miễn dịch dị ứng. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Bệnh có nhiều thể, với thể tổn thương tiêu hóa, biểu hiện chủ yếu là tình trạng nhiễm khuẩn với sốt, đau khớp, đau bụng, đại tiện phân máu thường là tươi hoặc đỏ bầm. Điều trị cần phối hợp corticoid. Viêm ruột xuất huyết hoại tử : Đây là một cấp cứu nội – ngoại khoa. Bệnh cảnh thường là nặng nếu xảy ra ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốt cao 40 – 41oC. Đau và trướng bụng, đại tiện phân đen mùi thối khắm. Điều trị bằng kháng sinh, truyền dịch, cân nhắc điều trị ngoại khoa khi có biến chứng. Bệnh Crohn : Thường gặp là tổn thương vùng hồi manh tràng với đau bụng, đại tiện phân lỏng từng đợt kèm theo sốt, máu lắng tăng. Biến chứng chảy máu thường gặp vào giai đoạn 2 hoặc 3 của bệnh với tổn thương loét hoặc rò thủng vách ruột. Điều trị bằng kháng sinh, corticoid và thuốc ức chế miễn dịch. Loét túi thừa Meckel : Đây là bệnh cảnh hiếm gặp, chẩn đoán lâm sàng rất khó. Bệnh có thể chảy máu từng đợt tự ngừng, có thể kèm theo sốt hoặc không, khám vùng hố chậu phải có thể đau. Lồng ruột : Thường là lồng hồi – hồi tràng hoặc hồi – manh tràng, bệnh thường xảy ra ở những trẻ em bụ bẫm 8-9 tháng tuổi có yếu tố thúc đẩy như sau tiêu chảy . Khởi bệnh với đau bụng từng cơn sau đó có dấu hiệu tắc ruột và đại tiện phân nhầy máu. Điều trị chủ yếu bằng ngoại khoa để cắt bỏ khối lồng ruột và cầm máu. Ngoài ra còn có thể gặp chảy máu ruột non từ các nguyên nhân hiếm gặp khác như: lao ruột, ung thư ruột non, hoặc chảy máu từ ruột non trong bệnh lý chảy máu toàn thể như trong sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp… Chảy máu từ đại tràng Loét túi thừa Meckel : Là loại chảy máu thường gặp trong chảy máu tiêu hóa thấp. Do đặc điểm vị trí chảy máu thấp, nếu có tổn thương vùng trực tràng hậu môn sẽ kích thích đại tiện làm tăng số lần đi đại tiện, do đó lâm sàng thường có hội chứng lỵ hoặc giả lỵ và phân có màu đỏ tươi. Ung thư đại tràng : Là bệnh lý thường gây chảy máu tiêu hóa thấp ở người già. Tùy theo vị trí ung thư đại tràng phải hay trái mà có những biểu hiện khác nhau. Ung thư đại tràng phải thường kèm theo đại tiện phân lỏng và máu đỏ sẫm. Ung thư đại tràng trái thường có dấu hiệu táo bón, đại tiện phân máu tươi. Còn ung thư trực tràng hậu môn thường kèm theo dấu hiệu kích thích đại tiện nhiều lần hoặc nhiều khi chảy máu hậu môn một cách tự nhiên. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào chụp nhuộm đại tràng baryt hoặc nội soi sinh thiết đại tràng. Điều trị chủ yếu bằng phát hiện sớm để cắt bỏ khối u, cầm máu. Lỵ trực trùng : Thường xảy ra ở trẻ em có yếu tố dịch tễ kèm theo. Lâm sàng có hội chứng nhiễm khuẩn có thể nhiễm độc với sốt cao, đau quặn bụng dữ dội, đại tiện nhiều lần (15-20 lần/ngày), kèm mót rặn và đau hậu môn. Phân lỏng, rất ít hoặc chỉ toàn máu, màu đỏ như máu cá hoặc nước rửa thịt. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, bù nước và điện giải, vitamin và các thuốc băng se niêm mạc. Lỵ amíp : Bệnh cảnh lâm sàng thường nhẹ với sốt nhẹ, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và vùng hạ vị; đại tiện phân nhầy máu, thường máu chỉ dính quanh phân có màu đỏ tươi, kèm mót rặn và đau hậu môn sau đại tiện. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, thường là nhóm metronidazol hoặc nhóm quinolon. Viêm loét đại trực tràng chảy máu : Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, với biểu hiện từng đợt bao gồm sốt, đau khớp, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và đại tiện ra máu, thường là máu tươi. Điều trị đáp ứng với corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch khác. Polyp đại tràng : Thường chảy máu từng đợt, do viêm loét nhiễm khuẩn các polyp. Chẩn đoán bằng chụp baryt đại tràng hoặc nội soi. Điều trị bằng đốt điện hoặc cắt bỏ qua nội soi. Bệnh Crohn đại – trực tràng : Có thể kèm theo tổn thương Crohn ở các phần khác của ống tiêu hóa nhất là vùng hồi manh tràng. Bệnh có tính chất xảy ra từng đợt với sốt, máu lắng tăng, thương tổn đại tràng dài hoặc nhiều đoạn. Điều trị kết hợp nhóm kháng sinh, corticoid và ức chế miễn dịch. Trĩ nội : Là do vỡ hoặc viêm nhiễm khuẩn búi trĩ, chủ yếu là máu tươi, có thể chảy thành tia hoặc giọt. Điều trị bằng các thuốc đặc hiệu trĩ hoặc chích xơ thắt hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Tóm lại, biểu hiện chảy máu đường tiêu hóa dưới rất đa dạng, có nhiều nguyên nhân, dễ làm người bệnh chủ quan. Vì vậy mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ mình, nếu có biểu hiện bất thường nên tới khám sớm ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. ThS.BS. Nguyễn Bạch Đằng

Bị viêm đại tràng có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Bị viêm đại tràng có ảnh hưởng đến việc mang thai không? Xét về mặt tổng thể thì tốt nhất không bị mắc bệnh gì trước và trong khi mang thai. Song trên thực tế không phải bà mẹ nào cũng hoàn hảo và tránh được mọi bệnh tật trong thời kì mang thai. Tuy nhiên, bệnh viêm đại tràng mạn tính không nằm trong bệnh chống chỉ định mang thai, hay nói cách khác không phải những bệnh mạn tính có nguy cơ cao đối với thai nhi. Tìm hiểu bị viêm đại tràng có ảnh hưởng đến việc mang thai hay không? Một số bệnh có nguy cơ cao đối với thai nhi và cần chăm sóc đặc biệt trong suốt qua trình mang thai hoặc nếu chưa có thai thì thì nên chữa cho ổn định rồi mới mang thai là: Suyễn: Đây là một bệnh rất phổ biến ở phụ nữ có thai, tuy có ít nguy cơ với sự phát triển của thai nhi nhưng có thể gây chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non. Bệnh tim: Những người mắc bệnh tim cần phải được tham vấn đặc biệt tùy theo mức độ của bệnh. Động kinh: Nếu mang thai vẫn phải uống thuốc và có sự kiểm tra chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Bệnh thận, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như Herpes, giang mai… cũng cần phải được theo dõi trong suốt quá trình thai kỳ để phát hiện những bất thường của thai nhi; đặc biệt khi đang bị bệnh cúm, sởi không nên thụ thai. Tiểu đường: bệnh tiểu đường gây ra những bất thường về tim mạch và cân nặng của thai, bé sinh ra thường có cân nặng hơn bình thường, thai quá to và người mẹ thì có thể gặp nhiều biến chứng dẫn đến tiền sản giật, vì vậy cần phải kiểm soát tốt bệnh trước khi thụ thai và phải được theo dõi lượng đường trong máu và nước tiểu trong suốt thời kì mang thai. Với bệnh lý viêm đại tràng mạn, bạn cần quan tâm đến chế độ ăn uống kỹ hơn, tránh căng thẳng. Khi bị viêm đại tàng tái phát trong thời kỳ mang thai, bạn nên khám bệnh để căn cứ vào mức độ cũng như tuổi của thai, các bác sĩ sẽ cho thuốc uống mà không gây nguy hại đến sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển của thai. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...