Tin tức

Hội thảo khoa học Chi hội Nội soi Tiêu hóa miền Trung lần thứ nhất

Được sự cho phép của Hội khoa học Việt Nam, Liên chi hội nội soi tiêu hóa Việt Nam, ngày 27/8/2011, tại Khách sạn Hội An, Quảng Nam, Chi hội nội soi tiêu hóa miền trung phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tổ chức Hội nghị khoa học lần thứ nhất nhằm cập nhật một số kiến thức mới về nội soi tiêu hóa, hoàn thiện tổ chức cũng như thông qua chương trình hành động của Chi hội Nội soi tiêu hóa Miền Trung trong thời gian đến. Ban tổ chức Hội nghị gồm PGS.TS Trần Văn Huy, Phó CT LCH NSTH VN, chủ tịch chi hội NSTH Miền Trung, BSCK2 Thân Trọng Long, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, BSCK2 Trần Như Nguyên Phương, Trưởng khoa Nội soi, BVTƯ Huế, ThS Lê Viết Nho, PGĐ BVĐKTƯ Quảng Nam. Tham dự hội nghị có 07 đại biểu khách mời gồm GS. Trịnh Đình Hỷ – Cộng hoà Pháp, GS thỉnh giảng ĐHYD Huế, TS. Nguyễn Thúy Vinh, Chủ tịch Liên chi hội Nội soi Tiêu hóa Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện E, PGS.TS Nguyễn Thúy Oanh, Phó Chủ tịch Liên Chi Hội nội soi tiêu hóa VN, Trưởng khoa nội soi BV ĐHYD TP HCM, PGS.TS , Phó CT Liên Chi Hội NSTH VN, trưởng khoa nội tiêu hóa BV TƯ QĐ 108, ThS Hồ Đăng Quý Dũng, Tổng thư ký Liên Chi Hội Nội soi Tiêu hóa Việt Nam, Trưởng khoa nội soi BV Chợ Rẫy, BSCK2 La Văn Phương, Phó Giám đốc BVĐKTƯ Cần Thơ, ThS. Quách Trọng Đức, Phó khoa Nội soi Tiêu hoá, Bệnh viện ĐHYD TP HCM cùng 65 bác sĩ làm công tác nội soi tiêu hóa tại các bệnh viện miền trung, Tây nguyên. Chương trình hội nghị gồm 2 phần chính: Phần báo cáo khoa học và Phần thông qua chương trình hoạt động của Chi hội nội soi tiêu hóa miền trung. – Trong chương trình báo cáo khoa học, chủ tịch đoàn gồm GS. Trịnh Đình Hỷ, TS. Nguyễn Thúy Vinh, PGS.TS Nguyễn Thúy Oanh và PGS.TS. Trần Văn Huy, có 4 báo cáo viên báo cáo về 4 chủ đề gồm: Tổng quan về EMR và ESD – GS. Trịnh Đình Hỷ ERCP: Chỉ định và kỹ thuật – BSCK2. Trần Như Nguyên Phương Cập nhật và điều trị xuất huyết tiêu hoá cao không do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản –  ThS. Quách Trọng Đức Siêu âm nội soi: Chẩn đoán và điều trị – PGS.TS. Trần Văn Huy Hội nghị được nghe nhiều tham luận của ThS. Quách Trọng Đức trong chẩn đoán sớm ung thư dạ dày và các bệnh cảnh tiền ung thư, tham luận của BSCK 2 La Văn Phương về ERCP cấp cứu và một số biến chứng đã gặp trong thực tiễn, tham luận của ThS Hồ Đăng Quý Dũng về hướng triển khai siêu âm nội soi tại bệnh viện Chợ Rẫy, PGS.TS  và ThS Trần Phạm Chí về kinh nghiệm điều trị xuất huyết tiêu hóa trên không do vỡ tĩnh mạch trướng thực quản tại Bệnh viện Trung ương Huế và nhiều tham luận lý thú khác. – Hội nghị cũng thông qua phương hướng hoạt động của Chi hội nội soi tiêu hóa miền trung phương hướng chung và các hoạt động cụ thể trong năm 2012-2013: Trong phương hướng chung, Hội nghị thống nhất xây dựng một chi hội nội soi thống nhất, góp phần nâng cao vị thế và vai trò của chuyên ngành nội soi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân, thu hút được các chuyên gia nội soi trong khu vực tham gia, từng bước xây dựng một chi hội chuyên ngành mạnh, có khả năng tham mưu xây dựng chính sách để phát triển chuyên ngành. Các hoạt động cụ thể năm 2012 gồm hoàn thiện và mở rộng tổ chức Chi hội, Đào tạo, Hội thảo, Hội nghị chuyên đề, Nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động của Liên chi hội nội soi tiêu hóa Việt Nam. Sau hội nghị, Ban tổ chức có tổ chức một tiệc liên hoan thân mật với sự tham gia đầy đủ của các đại biểu mang lại không khí hào hứng, phấn khởi cho tất cả đại biểu. Một số hình ảnh hội thảo Toàn cảnh hội thảo Chụp hinh lưu niệm Báo cáo khoa học – BCV GS. Trịnh Đình Hỷ Báo cáo khoa học – BCV ThS. Quách Trọng Đức Báo cáo khoa học – BCV PGS.TS Trần Văn Huy TS. Nguyễn Thúy Vinh – Chủ tịch LCH NSTH tặng hoa chúc mừng GS. Trịnh Đình Hỷ – Chủ tịch danh dự Chi hội Nội soi miền Trung PGS.TS Trần Văn Huy – Chủ tịch Chi hội Nội soi miền Trung – thông qua chương trình hành động của chi hội Tặng quà trong đêm Gala

Lưu ý khi nội soi tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa là từ được dùng để chỉ chung nội soi dạ dày tá tràng và đại tràng. Đây là một phương pháp thăm khám trực tiếp hệ tiêu hóa gồm phần trên: dạ dày tá tràng (nội soi dạ dày tá tràng), phần dưới là tá tràng hay ruột già (nội soi đại tràng). Thông qua quá trình nội soi, bác sĩ sẽ có được chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị thích hợp. Tại sao phải nội soi tiêu hóa? Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý. Các phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay chụp cộng hưởng từ dù rất đắt tiền nhưng vẫn không có giá trị trong chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa. Qua nội soi, bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương rất nhỏ, chỉ vài milimét, có thể sinh thiết tìm tế bào ung thư, lấy mẫu mô chẩn đoán vi khuẩn trong dạ dày, hoặc khi soi đại tràng bác sĩ có thể cắt polyp để phòng ngừa ung thư đại tràng. Đối với các trường hợp đang xuất huyết, nội soi có thể được thực hiện cấp cứu để cầm máu tránh một cuộc mổ. Chỉ định của nội soi tiêu hóa rất rộng rãi, hầu như tất cả các bệnh nhân nghi ngờ có vấn đề ở đường tiêu hóa đều có thể chỉ định nội soi tiêu hóa. Nội soi tiêu hóa có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, đây là một thủ thuật an toàn rất ít tai biến. Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi tiêu hóa được thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú không cần nhập viện. Những vấn đề thường gặp là đau bụng sau khi soi dạ dày, hoặc đau quặn bụng sau khi soi đại tràng . Trước, trong và sau khi nội soi, bệnh nhân đều được chăm sóc và kiểm tra chặt chẽ, chu đáo cho đến khi tỉnh hẳn. Chuẩn bị thế nào khi nội soi tiêu hóa? Để thực hiện nội soi dạ dày người bệnh chuẩn bị rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần nhịn ăn trước khi soi ít nhất 6 giờ, có thể uống nước nhưng là nước lọc và lượng ít. Nội soi đại tràng cần sự chuẩn bị phức tạp hơn để lòng đại tràng sạch hết phân, khi nội soi bác sĩ sẽ có thể thấy rõ lòng đại tràng. Bệnh nhân nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất xơ và rau trong vài ngày, trước khi nội soi. Bệnh nhân có thể ăn nhẹ vào buổi tối (ít nhất 2 giờ trước khi uống thuốc). Uống thuốc làm sạch ruột vào khoảng từ 7 – 9 giờ tối. Tốt nhất là nên để lạnh thuốc trước khi uống. Xem chi tiết hơn: Nội soi đại tràng, các bước chuẩn bị và thực hiện Sau khi nội soi tiêu hóa cần lưu ý Sau khi nội soi tiêu hóa, bệnh nhân sẽ có thể còn cảm giác đau họng sau khi soi dạ dày, hoặc giảm cảm giác đau quặn bụng sau khi soi đại tràng . Các cảm giác này p> sẽ giảm dần trong ngày. Bệnh nhân không nên tự đi xe về vì trong quá trình nội soi có sử dụng thuốc ngủ có thể làm bệnh nhân không tỉnh táo khi lái xe. Khi có những dấu hiệu đau bụng ngày càng nhiều, bụng trướng căng, hoặc đi tiểu ra máu cần nhanh chóng tái khám để được xử lý thích hợp và điều trị kịp thời. Nguồn: SK – ĐS Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Phình đại tràng bẩm sinh cần được phát hiện sớm

Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh chiếm tỷ lệ khoảng từ 1/4.000 – 1/5.000 trẻ sơ sinh. Khi mắc bệnh, bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất. Ngoài ra, có thể bị mắc thêm các dị tật khác như tim, thần kinh, đường tiết niệu, không hậu môn, hội chứng Down… PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, Phình đại tràng bẩm sinh (PĐTBS) còn có các tên gọi khác như bệnh Hirschsprung, bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Bệnh PĐTBS là dị tật tắc ruột hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Do không có nhu động ở đoạn ruột cuối nên phân bị ứ đọng lại ở đoạn ruột trên làm cho đoạn ruột phía trên bị giãn dần. Thành ruột phía trên tăng cường nhu động để cố gắng vượt qua cản trở ở phía dưới nên cơ thành ruột bị phì đại. Phân bị tích tụ ở phía trên lâu ngày làm cho trẻ bị “ngộ độc phân”, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất. Các biến chứng như vỡ đại tràng, viêm ruột có thể xảy ra do ứ đọng phân và ruột bị giãn nặng. Khoa Ngoại (Bệnh viện Nhi T.Ư) có 2 phòng dành cho bệnh nhi PĐTBS với 8 giường. Tuy nhiên, lúc nào cũng có tới 14-15 bệnh nhân nội trú. Trong căn phòng số 7 của khoa Ngoại, N.V.G. là bệnh nhân lớn tuổi nhất, năm nay G. 14 tuổi. Các giường bên cạnh do bệnh nhân còn ít tuổi nên có giường ghép 2 cháu, tất cả đều chung căn bệnh kể trên. Bố cháu G. cho biết, khi mới sinh, thỉnh thoảng G. bị đầy hơi trong bụng, gia đình lấy khăn nóng chườm thì đỡ. Sau 1 năm tuổi, khi G. bắt đầu ăn dặm với những thức ăn khó tiêu hơn sữa thì cháu lại đầy bụng, tiêu hóa khó. Kết luận của các bác sĩ ở Hải Dương cho biết G. bị bệnh PĐTBS. Qua 2 lần phẫu thuật ở Bệnh viện tỉnh Hải Dương nhưng cuộc sống của G. vẫn gặp nhiều khó khăn do không tự đại tiện được. Hệ thống tiêu hóa quá yếu nên cậu bé luôn phải dùng thức ăn lỏng và mềm như cháo, mỳ. Thậm chí, thịt nạc cũng ninh thật nhừ để lấy nước vì ăn chất bã, cơ thể không tự thải ra được, khiến bụng G. đau tức. G. vẫn tới lớp học nhưng không bao giờ dám đi chơi dã ngoại cùng các bạn vì mỗi lần đi vệ sinh, cậu phải nhờ bố, mẹ trợ giúp. Suốt 14 năm qua, G. phải chiến đấu với căn bệnh này. Năm 2005, G. phải vào Bệnh viện Nhi cấp cứu do tắc ruột. Đến tháng 6/2006, các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư đã phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo cho G. G. rất vui vì từ giờ trở đi, cậu có thể tự mình giải quyết được việc cá nhân chứ không phải nhờ tới bố mẹ như suốt 14 năm vừa qua. Đối diện với giường G. là bé Phạm Thị Minh Th. ( 21 tháng tuổi, ở Quảng Bình) vừa được phẫu thuật thoát khỏi tình trạng táo bón, đi ngoài không tự chủ. Mới đây, bác sĩ Trần Bình Giang – Phó giám đốc Bệnh viện Việt – Đức đã phẫu thuật cho bệnh nhân L.M.T (62 tuổi) bị PĐTBS. Suốt hơn 60 năm qua, bà T. luôn phải sống trong tình trạng táo bón, mỗi lần muốn giải quyết “nỗi buồn” phải nhờ người khác thụt tháo. Mỗi tuần bà T. phải thụt tháo 2 lần nên rất bất tiện. Đây được xem là bệnh nhân nhiều tuổi nhất sống chung với bệnh “tắc đầu ra” một cách trường kỳ. Trở lại cuộc sống bình thường PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm cho biết, bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái, với tỷ lệ nam/nữ từ 4/1 – 9/1. Bệnh cần được phát hiện sớm để chăm sóc, theo dõi và điều trị kịp thời. Theo PGS.TS Trần Ngọc Bích – Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi (Bệnh viện Việt- Đức) cho biết, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh có biểu hiện ở các lứa tuổi khác nhau. Các bậc cha mẹ có thể phát hiện bệnh ở trẻ sơ sinh khi thấy trẻ chậm đại tiện phân su (sau đẻ trên 24 giờ mới đại tiện phân su). 80%-90% các trường hợp, bệnh nhân có các biểu hiện ngay ở thời kỳ sơ sinh. Một số trẻ có thể có các biến chứng nặng như thủng ruột hoặc viêm ruột nhiễm độc, nhiễm trùng máu. Bệnh nhân bị tắc hoặc bán tắc ruột chiếm tới 60% các trường hợp bị PĐTBS. Sau khi chào đời, trẻ có biểu hiện trướng bụng tăng dần, bụng thường trướng đều, da căng bóng; nôn ra sữa rồi dịch mật, dịch ruột; tiêu chảy do viêm ruột… Với một số trẻ sơ sinh, các triệu chứng của bệnh bắt đầu từ tuần thứ 2 hoặc 3 sau đẻ. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm ruột, thủng đại tràng. Bệnh cũng có thể xuất hiện khi trẻ từ 2 – 24 tháng tuổi. Khi bú mẹ, trẻ đại tiện bình thường, phân hơi lỏng. Nhưng khi bắt đầu ăn sữa hộp, triệu chứng bệnh xuất hiện, trẻ bị táo bón kéo dài, trướng bụng, ăn uống kém, chậm lên cân, da xanh, suy dinh dưỡng. Nặng hơn trẻ bị viêm đại tràng do ứ đọng phân nhiều. Hầu hết các trường hợp mắc PĐTBS đều được chỉ định phẫu thuật để đạt hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, các bác sĩ có chỉ định mổ cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Những năm gần đây, nhờ chẩn đoán sớm được bệnh và theo dõi điều trị tốt bằng thụt tháo phân hàng ngày nên có thể mổ một lần để điều trị hiệu quả. Thái Hà Bệnh nhân bị bệnh này có thể bị thêm các dị tật phối hợp như  hội chứng Down mắc ở tỷ lệ 2-5%, tim mạch khoảng 1%, thần kinh là 1%, dị tật 3 nhiễm sắc thể 18 %, dị tật đường tiết niệu sinh dục 3%, dị tật đường tiêu hóa như teo thực quản, teo đại tràng, hội chứng nút phân su, dị tật không hậu môn… Đáng chú ý, bệnh PĐTBS có tính chất gia đình, chiếm từ 3-6% các trường hợp. Nguyên nhân gây bệnh là do không có các tế bào hạch thần kinh ở đám rối của lớp cơ ruột tại một đoạn ruột, thường là ở trực – đại tràng Sigma, có thể tới đại tràng trái, toàn bộ đại tràng và cả ruột non. Hiện nay tại Bệnh viện Nhi T.Ư đã áp dụng kỹ thuật hút sinh thiết trực tràng để chẩn đoán bệnh PĐTBS. Đây là biện pháp được sử dụng khi đã loại trừ được tất cả các nguyên nhân khác gây táo bón. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Workshop Nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi

Cho đến nay, bệnh lý ruột non vẫn là vùng rất khó khảo sát và đánh giá kể cả bằng x-quang cũng như nội soi. Cho đến khi có những cải tiến đáng kể phương pháp nội soi viên nang, nhưng thực chất đây không phải là thiết bị nội soi, cho phép chúng ta khảo sát được toàn bộ ruột non. Nội soi viên nang là bước đột phá trong mới trong chẩn đoán tuy nhiên nó cũng có rất nhiều hạn chế. Ví dụ: không thể lấy mẫu mô để xét nghiệm, hoặc không thể đánh giá lại tổn thương khi viên nang đã đi qua, không làm được những thủ thuật can thiệp như cắt polyp, nong các chỗ hẹp, cầm máu… Kỹ thuật nội soi ruột non bằng bóng đôi được phát minh bởi GS Hirononi Yamamoto vào năm 2001, kỹ thuật này dựa trên nguyên lý sử dụng hai balloon được gắn trên đầu ống soi và overtube có thể được bơm hơi và làm xẹp bởi hệ thống bơm có điều khiển. Kể từ đó đến nay, kỹ thuật này được phát triển đến hoàn thiện và có rất ứng dụng trên lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở ruột non. Workshop nội soi ruột non đã được tổ chức tại Khoa Nội soi – Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 15 tháng 4 năm 2011. Hội thảo tập trung thảo luận tìm hiểu kỹ thuật nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi (Double Balloon Enteroscopy), các chỉ định, chống chỉ định và vai trò của nó trong lâm sàng. Chương trình này được tài trợ bởi Công ty Fujifilm – Nhật với sự tham gia của GS. Hironori Yamamoto và 40 bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện ở Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Bình Định, Khánh Hoà, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành miền Đông và Tây Nam Bộ. CHƯƠNG TRÌNH WORKSHOP 8:30 – 9:00: Đón tiếp đại biểu 9:00 – 9:15: Khai mạc: – Phát biểu của Phòng Đào tạo – NCKH – Phát biểu của Khoa Nội Soi – BVCR 9:15-10:30: Tổng quan Nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi Double Balloon Enteroscopy – Prof. Hironori Yamamoto Xem Click here 10:30-11:00: Thảo luận – Discussion Giải lao – Coffee break 11:00-12:30: Live demostration – Case 1 12:30-14:00: Ăn trưa tại Nhà ăn Câu lạc bộ bệnh viện Lunch 14:00-16:00: Live demostration – Case 2 16:00-17:00: Thảo luận – Discussion Một số hình ảnh của workshop

Viêm đại tràng… bị mổ ruột thừa

Đang ngậm tăm xỉa răng sau bữa ăn thì anh Nguyên (38 tuổi, Việt Trì, Phú Thọ) bị ho, sặc nước bọt nên nuốt luôn cả chiếc tăm nhọn. Gần 2 tuần sau, anh thấy sốt và đau bụng, đi khám thì bị chẩn đoán nhầm thành viêm ruột thừa, phải mổ cấp cứu. Khi nuốt phải chiếc tăm, anh Nguyên không hề thấy đau, vướng họng nên cứ nghĩ nó chui vào bụng rồi sẽ tự ra, nên không đi khám. Đến khi bị sốt, đau bụng vùng hố chậu (bên phải bụng dưới rốn), anh mới đến bệnh viện tỉnh khám. Tại đây, dù đã được siêu âm, chụp chiếu nhưng bác sĩ không hề phát hiện ra dị vật, còn anh thì không hề nhớ tới việc mình từng nuốt một chiếc tăm nhọn. Vì thế, sau thăm khám, bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm ruột thừa và phải mổ cấp cứu. Sau 6 ngày mổ nội soi ruột thừa, anh được xuất viện vì dứt đau, dứt sốt. Tuy nhiên về nhà được 10 ngày, anh phải lên bệnh viện khám lại vì vẫn thấy đau và sốt nhẹ. Anh Nguyên được giữ lại, điều trị nội khoa vì nghi ngờ có viêm đại tràng . Thế nhưng uống rất nhiều thuốc vẫn không thấy đỡ, gia đình mới chuyển anh lên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Qua chụp cắt lớp vi tính, siêu âm, các bác sĩ Việt Đức phát hiện có tổn thương viêm nhiễm ở vùng đại tràng nên được nội soi chẩn đoán. Kết quả cho thấy, vùng đại tràng có một chiếc tăm nhọn chọc thủng đại tràng ra ngoài. Các bác sĩ đã tiến hành mổ nội soi lấy chiếc tăm ra. Hiện bệnh nhân đã xuất viện. Theo các bác sĩ khoa Nội soi, Bệnh viện Việt Đức, trường hợp của bệnh nhân Nguyên là cực kỳ may mắn vì tăm chọc thủng đại tràng nhưng do có các tạng che chắn mà dịch mủ chưa tràn ra ổ bụng. Nếu dịch mủ từ vị trí viêm nhiễm bị tràn ra ổ bụng sẽ gây viêm phúc mạc và như thế bệnh nhân sẽ phải được phẫu thuật lần nữa, nếu không sẽ tử vong. Theo Vnexpress Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Tốn nhiều tiền, mắc thêm “tật” sau chữa bệnh ở nước ngoài

“Nhiều bệnh nhân sau khi đi khám bệnh ở nước ngoài mất hàng trăm ngàn USD nhưng tiền mất, tật mang và phải về bệnh viện trong nước để chữa “tật”. Có những đợt, bệnh viện tiếp nhận cùng lúc 5 trường hợp ghép gan đến điều trị, người sống ít nhất được 27 ngày…” PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức cho biết tại Hội nghị trực tuyến chỉ đạo tuyến chuyên ngành ngoại khoa và tổng kết dự án bệnh viện vệ tinh diễn ra sáng 15/7 tại Hà Nội. Nhiều rủi ro Theo TS Quyết, cùng một kỹ thuật, phương pháp điều trị nhưng chi phí khám ở nước ngoài đắt gấp hàng trăm lần so với chi phí khám chữa bệnh tại Việt Nam. Chưa kể, nhiều người bệnh vì chọn nhầm những nơi không uy tín, khiến tiền mất, tật mang. Thực tế, có rất nhiều người Việt Nam mắc bệnh ung thư, phải ghép tạng, sinh nở… đã sang nước ngoài điều trị. Và ở nhóm bệnh nào thì cũng có rất nhiều người đã không được chữa trị khỏi, phải quay lại Việt Nam điều trị và họ đã được chữa thành công, với chi phis chỉ bằng một phần rất nhỏ so với số tiền họ đã bỏ ra để khám ở nước ngoài. Như tại bệnh viện Việt Đức, có những đợt cùng lúc bệnh viện tiếp nhận 5 trường hợp đi ghép gan ở nước ngoài về điều trị, người sống ít nhất được 27 ngày, người sống nhiều nhất được 6 tháng. Ngoài ra, có nhiều bệnh nhân dù được ghép tạng rồi nhưng không đạt, phải về đăng ký chờ ghép tạng lại sau khi đã được ghép ở nước ngoài. Trong khi đó, ghép tạng ở Việt Nam chi phí rẻ, tỷ lệ thành công thậm chí cao hơn các nước trên thế giới vì sàng lọc ghép rất khắt khe. Tại bệnh viện Việt Đức đã ghép thành công 53 ca ghép thận, 4 ca ghép gan, 1 ca ghép tim và 2 ca ghép van tim. Đến giờ, các bệnh nhân vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, có cuộc sống sinh hoạt bình thường, nên có thể đánh giả tỷ lệ thành công sau ghép là 100%. Tại VN, bệnh nhân ghép gan đâu tiên ở Việt Đức vẫn sống khỏe mạnh sau hơn 4 năm. Chưa kể, chi phí một ca ghép tạng ở Việt Nam rẻ chỉ bằng 1/3 các nước trên thế giới. Một trường hợp khác, chị Thủy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) sang Singapore mổ đẻ vì có nhau thai cài răng lược, chị mong muốn với tay nghề bác sĩ ngoại sẽ giữ lại được tử cung. Không ngờ, sau khi sinh em bé, chị vẫn phải cắt tử cung với số tiền phải nộp lên đến 98.000 đô la Singapore. Chưa dừng lại ở đó, sau 3 ngày mổ chị vẫn không tiểu tiện được và bị phù, suy thận… được bác sĩ xác định chị bị tổn thương thận và niệu quản và sẽ phải mổ lại. Chị được chuyển sang cơ sở y tế chuyên khoa về tiết niệu và được hẹn sau 3 tháng sẽ phẫu thuật với chi phí cho ca phẫu thuật này là 35 nghìn đô la Singapore (khoảng 460 triệu đồng). Số tiền phải chi trả quá lớn suốt cả quá trình mổ đẻ, lại không thể ở lại chờ đợi phẫu thuật, chị đã về Việt Nam và tới bệnh viện Việt Đức khám. Không ngờ bác sĩ đã cho nhập viện và lên lịch phẫu thuật ngay và sau 4 ngày nằm viện, chị đã được xuất viện với số tiền phải thanh toán chỉ là 9,3 triệu đồng (bảo hiểm đã chi trả 5,7 triệu đồng). Theo TS Quyết, người bệnh khám nước ngoài đôi khi phải gánh thêm nhiều rủi ro. Bởi lẽ, người bệnh không đến được các trung tâm khám chữa bệnh uy tín như ở Việt Đức, mà thường được giới thiệu đến những bệnh viện mà theo đánh giá của nhiều người, chỉ là bệnh viện hạng 3. Do đó, việc điều trị cũng có thể gặp nhiều rủi ro như những trường hợp kể trên. Tay nghề bác sĩ Việt Nam không thua thế giới Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, một bộ phận người dân vẫn chọn đi khám bệnh nước ngoài vì họ chưa biết được những tiến bộ y học mà Việt Nam đã đạt được. Thực tế, tất cả các kỹ thuật khó từ ghép tạng, mổ tim bẩm sinh dị tật phức tạp, điều trị ung thư, các phương pháp nội soi, ngoại khoa khác… trình độ của Việt Nam không chỉ đã sánh ngang tầm khu vực mà còn được đánh giá là tương đương với trình độ của các nước phát triển trên thế giới. 100% ca ghép tạng ở Việt Đức đều thành công. Trong ảnh là bệnh nhân được ghép tim hồi tháng 4/2011. Hiện ông đã được xuất viện và có cuộc sống khỏe mạn Cùng quan điểm này, TS Quyết khẳng định: “Bác sĩ Việt Nam hoàn toàn không thua kém gì bác sĩ nước ngoài về trình độ. Thậm chí, điều kiện thực hành ở Việt Nam còn tốt hơn họ rất nhiều. Ví như một bác sĩ nước ngoài mổ cắt gan mỗi năm chỉ mổ từ 40-50 ca. Còn bác sĩ tại Việt Nam, như chúng tôi, một năm cắt từ 150-200 ca. Ghép tạng thì thấy quá rõ, 100% ca ghép đều thành công”. Thực tế, có rất nhiều người giàu có, hoàn toàn có khả năng chi trả những khoản tiền khổng lồ khi đi chữa bệnh nước ngoài đã chọn khám bệnh trong nước và họ đã được chữa thành công. Như trường hợp được ghép gan từ người chết não ở Việt Đức hồi tháng 4/2011 là một doanh nhân rất nổi tiếng. Bệnh nhân này đã đi tham khảo ở nhiều nước, rồi đã quyết định về Việt Nam đăng ký ghép gan và ca ghép đã thành công. Cũng theo TS Quyết, phần lớn người bệnh Việt Nam khi lựa chọn khám ở nước ngoài đều có chung tâm lý ngại cảnh đông đúc, chật chội, chờ đợi khi khám chữa tại Việt Nam. Vì thế, mục tiêu của bệnh viện Việt Đức đạt ra là tiếp tục trang bị cơ sở vật chất, phòng ốc, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ để người bệnh tin tưởng, Hiện viện có khu điều trị tự nguyện với cơ sở khang trang, hiện đại không thua kém bất cứ nước nào trên thế giới. Người bệnh vừa nằm điều trị, vừa có thể cập nhật thông tin bên ngoài qua ti vi, internet… “Giá rất đắt, 1 triệu/1 ngày/2 giường nhưng lượng bệnh nhân cũng rất đông. Muốn nằm đây điều trị, người bệnh phải đăng ký trước đó cả tuần”, TS Quyết nói. Tôi chắc chắn một điều, không có lý gì người bệnh không chọn điều trị trong nước khi điều kiện cơ sở vật chất được nâng cao. Vì tay nghề bác sĩ Việt Nam giỏi, có những lĩnh vực đạt được thành tựu ngang tầm khu vực và thế giới, trong khi đó, giá viện phí ở Việt Nam so với các nước trong khu vực rẻ bằng 1/20- 1/30 lần. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, một bộ phận người dân vẫn chọn đi khám bệnh nước ngoài vì họ chưa biết được những tiến bộ y học mà Việt Nam đã đạt được. Thực tế, tất cả các kỹ thuật khó từ ghép tạng, mổ tim bẩm sinh dị tật phức tạp, điều trị ung thư, các phương pháp nội soi, ngoại khoa khác… trình độ của Việt Nam không chỉ đã sánh ngang tầm khu vực mà còn được đánh giá là tương đương với trình độ của các nước phát triển trên thế giới. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...