Trẻ bị đi ngoài ra máu nên ăn gì?
Nhiều trẻ bị đi ngoài ra máu khiến cha mẹ rất lo lắng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, rối loạn hệ thống tiêu hóa…Vì vậy, xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ sẽ ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng này? Dưới đây là một số thông tin về thực đơn dinh dưỡng của trẻ cải thiện tình trạng trẻ đi ngoài ra máu.
Mục lục
Hiện tượng đi ngoài ra máu?
Đi ngoài ra máu là tình trạng đi ngoài có lẫn máu trong phân hoặc cuối phân có xuất hiện máu. Máu có thể xuất hiện kèm trong phân có màu đỏ thẫm, đỏ tươi, hoặc đỏ đen. Hiện tượng đi ngoài ra máu có thể do người bệnh đang gặp phải tình trạng táo bón hoặc một số bệnh lý của trực tràng, đường ruột hoặc hậu môn.
Nguyên nhân hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu
Triệu chứng trẻ bị táo bón cha mẹ hoàn toàn có thể nhận biết được thông qua theo dõi phân và dịch nhầy khi trẻ đi đại tiện. Bên cạnh đó còn quan sát biểu hiện trẻ như: Chán ăn, mệt mỏi, sốt, đau bụng…
Bệnh kiết lị
bệnh kiết lị hay gọi nhanh là bệnh lị, đây là một trong những nguyên nhân hay gặp ở đường tiêu hóa khiến trẻ đi ngoài ra máu. Nguyên nhân bởi đường ruột trẻ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, hay gặp nhất là amip Entamoeba histolytica và trực khuẩn Shigella. Ngoài đi ngoài ra máu trẻ còn gặp triệu chứng: Phân có dịch nhầy, bọt hơi, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, đau rát hậu môn… Nếu không được can thiệp kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công vào máu gây tử vong.
Polyp đại – trực tràng
Polyp đại – trực tràng không chỉ là bệnh xảy ra ở người lớn, nó vẫn có thể gặp ở trẻ nhỏ, bệnh ít xảy ra triệu chứng, tuy nhiên khi polyp gia tăng về kích thước thì có thể trẻ sẽ có biểu hiện đi ngoài ra máu hoặc chảy máu ngoài trực tràng. Nguyên nhân gây polyp ở trẻ là do chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ và thói quen ăn quá nhiều thịt đỏ.
Thiếu vitamin K
Vitamin K là thành phần quan trọng, chúng giúp tăng khả năng đông máu, nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến một số rối loạn gây chảy máu và có thể gặp tình trạng phân có máu, chảy máu trong ruột. Do đó, chế độ ăn của trẻ không đủ, bé sẽ dễ thiếu hụt vitamin K và gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi gặp những triệu chứng nguy hiểm.
Bệnh thương hàn
Thương hàn là bệnh lý nhiễm trùng hệ tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella Typhi gây nên, vi trùng Salmonella enterica Typhi là mối nguy cơ hàng đầu gây nên bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ. Vi trùng này có khả năng sinh sống trong đường ruột khiến trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa và xâm nhập, lây lan khắp cơ thể. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt cao (thường hơn 40 độ C), xuất hiện ban toàn thân, tiêu chảy (kèm theo phân có máu), đổ mồ hôi bất thường…
Lồng ruột cấp tính
Lồng ruột là hiện tượng dễ gặp ở những bé dưới 3 tuổi do cơ chế đoạn ruột bị lộn ngược lại chui vào không gian bên trong của ruột gần kề. Với triệu chứng là: bé quấy khóc, đau bụng dữ dọi, tiếp đó là nôn mửa, đi phân có máu lẫn chất nhầy nhớt. bệnh cần điều trị kịp thời nếu không sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là bệnh lý viêm ruột liên quan đến di truyền, chúng xảy ra khiến các mô ruột vị viêm nặng, khiến cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng gây tiêu chảy. Lâu dần nếu không được điều trị kịp thời các mô ruột dễ bị hoại tử, gây tình trạng chảy máu và có biểu hiện đi ngoài ra máu.
Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Trẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu không bình thường ở cơ thể trẻ, nó có thể cảnh báo trẻ mắc bệnh lý khác nữa, chính vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm và chẩn đoán bệnh, có hướng điều trị phù hợp.
Triệu chứng đi ngoài ra máu nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ như: Suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm phát triển…
Ngoài ra, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc không theo đơn để điều trị cho trẻ hoặc không nên tự ý áp dụng các biện pháp để điều trị vì nó có thể gây tác dụng phụ và nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.
Trẻ bị đi ngoài ra máu nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh
Cháo, súp, những thực phẩm giàu vitamin K tốt cho tiêu hóa của trẻ
Khi thấy dấu hiệu bất thường đi ngoài ra máu ở trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, trẻ sẽ được điều trị sử dụng thuốc theo đơn để điều trị một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ để quá trình điều trị được hiệu quả nhanh hơn:
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi, đặc biệt là chế diến thức ăn ở dạng lỏng, mềm hạn chế gây áp lực tới bộ phận tiêu hóa của trẻ
- Bổ sung vào thực đơn ăn uống của trẻ những thực phẩm giàu vitamin K: súp lơ, bắp cải giúp thúc đẩy quá trình đông máu, hạn chế chảy máu khi đi đại tiện
- Cho bé ăn nhiều hơn các loại rau xanh, trái cây và rau củ quả bởi đây là những thực phẩm giàu chất xơ, chúng giúp kích thích sự co bóp tại nhu động ruột, từ đó tạo áp lực tống phân ra ngoài nhanh chóng, đỡ đau rát hậu môn.
- Bổ sung thêm cho trẻ những loại thực phẩm thịt đỏ, củ dền, trứng… Tăng sản xuất hồng cầu, bù đắp lại lượng máu thiếu hụt, hạn chế thiếu hụt dinh dưỡng
- Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn lượng thức ăn vừa đủ, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để hệ tiêu hóa hấp thụ dễ dàng hơn.
Cho bé uống nhiều nước
Nước là 1 phần không thể thiếu cho cơ thể, chúng tốt cho hệ hô hấp và giúp quá trình tiêu hóa tại ruột diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài nước lọc ra, cha mẹ có thể chế biến, bổ sung dạng nước như: Nước trái cây, sữa, nước cơm… vừa bù được mất nước và bù được lượng điện giải thiếu hụt. Tùy theo độ tuổi, cân nặng của trẻ mà cha mẹ cần bổ sung cho trẻ theo lượng như sau:
- Trẻ từ 1-10kg: Nạp lượng nước mỗi ngày là 100ml
- Trẻ từ 11-20kg: Nhu cầu nước mỗi ngày là 1000ml
- Trẻ từ 21kg trở lên: Nhu cầu nước mỗi ngày là từ 1500ml
Bổ sung nước, nước trái cây giúp quá trình tiêu hóa tại ruột diễn ra dễ dàng hơn
Bổ sung thêm men vi sinh
Men vi sinh có tác dụng giảm táo bón, cung cấp lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp trẻ hấp thu thức ăn tốt hơn, cỉa thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ. Ngoài ra, chúng còn tăng sinh chất nhờn bôi trơn ống tiêu hóa để quá trình đòa thải diễn ra thuận lợi hơn.
Chế biến thực ăn dạng mềm
Thức ăn dạng mềm, lỏng sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc được trơn tru hơn, nhất là với những trẻ bắt đầu tập ăn dặm, bộ phận tiêu hóa chưa thích nghi được với thức ăn dạng thô nên trẻ thường có dấu hiệu táo bón. Chính vì thế trong thời gian đầu giai đoạn ăn dặm, cha mẹ nên chuẩn bị thức ăn dạng lỏng, mềm như: Súp, cháo… để hệ hóa của trẻ được làm quen và dễ thích nghi hơn.
Mẹ hạn chế ăn đồ cay nóng
Với những trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, chính vì thế, chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới trẻ. Do đó, mẹ cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế đồ ăn cay nóng, hay đồ uống có chất kích thích. Thay vào đó nên bổ sung nhiều chất xơ để hệ tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh hơn.
Bổ sung vitamin K
Để trẻ không mắc tình trạng đi ngoài ra máu do thiếu vitamin K, mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ nên bổ sung đủ dưỡng chất bằng cách thiết lập chế độ ăn lành mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất và vitamin nhất là thời kì cho con bú.
☛ Đọc thêm: Đi ngoài ra máu cục (đông) do đâu? Cách khắc phục?
Kết luận
Những triệu chứng đi ngoài ra máu ở trẻ sẽ được cải thiện và phục hôi nếu trẻ được chăm sóc đúng cách và điều trị sớm, để lâu sẽ dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.
Qua những thông tin trên, hi vọng các bạn có thêm thông tin bổ ích về hiện tượng đi ngoài ra máu ở trẻ. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị nhé.
Nếu cha mẹ còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc gì hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: Viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)