Trẻ bị tiêu chảy do rotavirus - cha mẹ cần lưu ý gì?
Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Có hơn 90% trẻ dưới ba tuổi từng hơn một lần bị nhiễm loại virus này, đây là nguyên nhân nhập viện của 55% ca tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ và làm 2.772 trẻ tử vong
Mục lục
Virus Rota là gì?
Virus Rota được phát hiện vào năm 1973. Virus Rota là một chi của virus RNA kép trong họ Reoviridae. Loại virus này là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho đến 5 tuổi, hầu như mọi trẻ em trên thế giới đều đã bị nhiễm virus Rota ít nhất một lần.
Rota virus lây nhiễm qua con đường nào?
Virus Rota gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu qua đường tiêu hóa, khi các bé tiếp xúc với những bề mặt bị nhiễm virus hoặc tiếp xúc với phân mang mầm bệnh này. Một số ít trường hợp, trẻ có thể bị nhiễm virus này qua đường thở.
Virus Rota phát tán khá nhanh sau khi được thải qua phân của người bị bệnh. Trong 1g phân có virus Rota có thể chứa tới 10 nghìn tỷ hạt mang bệnh, và chỉ cần chừng 1/10 – 1/100 trong số đó là đủ để lây nhiễm virus sang cho người khác.
Loại virus này tồn tại bền vững trong môi trường tự nhiên. Nó có mặt ở khắp mọi nơi, mọi bề mặt mà chúng ta có thể tiếp xúc với. Virus Rota có thể lưu lại trên da tay vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày với các bề mặt rắn, vải như đồ chơi, chăn màn, quần áo. Nó cũng có sẵn ở các loài vật nuôi, thú cưng trong nhà. Vì vậy, các bé dưới 2 tuổi rất dễ nhiễm bệnh và tái phát nhiều lần do hệ miễn dịch còn non yếu.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiêu chảy do virus Rota
- Trẻ bú bình chưa được tiệt trùng sạch sẽ dễ bị tiêu chảy so với những bé bú sữa mẹ hoàn toàn
- Nếu các thực phẩm cho bé hằng ngày không đảm bảo vệ sinh thì con có thể bị lây nhiễm virus rất dễ dàng
- Trẻ không được giáo dục thói quen rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, hoặc cha mẹ không vệ sinh tay, các vật dụng nấu ăn khi chế biến đồ ăn cho trẻ.
- Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách.
- Thời tiết ẩm mùa Đông – Xuân ở Miền Bắc nước ta cũng là một điều kiện thuận lợi khiến cho virus Rota sinh sôi mạnh và lây nhiễm rộng trong cộng đồng.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị nhiễm virus Rota
Trẻ em bị nhiễm virus Rota sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày trước khi các dấu hiệu xuất hiện. Thông thường trẻ bị nhiễm virus rota thường có các biểu hiện như sau:
- Nôn ói: Thông thường, trẻ ói rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Một đặc điểm ở trẻ này là chất nôn là thức ăn chứ không lẫn các chất màu vàng, màu nâu như biểu hiện ở trẻ tắc ruột.
- Tiêu chảy cấp: Khi trẻ đi ngoài, phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đàm, nhớt nhưng không có máu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ bị tiêu chảy cấp có số lần đi ngoài > 20 lần/ ngày.
- Sốt: Sốt là triệu chứng khá phổ biến khi các bé bị nhiễm virus Rota. Có khoảng 50% các bé có biểu hiện sốt nhẹ dưới 38.5 độ C.
- Các biểu hiện khác: biếng ăn, đau bụng, có thể có ho và chảy mũi nước.
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi con có một trong những biểu hiện sau:
- Đi ngoài nhiều lần phân lỏng (đi liên tục).
- Nôn tái diễn
- Trẻ trở nên rất khát.
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú.
- Trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà
Cha mẹ cần quan tâm tới trẻ đặc biệt là khi trẻ có những dấu hiệu mất nước chẳng hạn như: Môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, quấy khóc…
Đánh giá mức độ mất nước của trẻ khi bị tiêu chảy do Rotavirus
Tình trạng mất nước ở trẻ có thể xảy đến rất nhanh, nếu cha mẹ lơ là, không kịp thời xử lý sẽ dẫn tới những biến chứng nguy kịch như suy thận, nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong.
Do đó, phụ huynh cần quan sát thường xuyên các biểu hiện của bé khi bị tiêu chảy.
Quan sát biểu hiện khát nước:
Cho trẻ uống vài thìa nước để đánh giá mức độ khát của trẻ.
- Trẻ uống bình thường khi trẻ uống nhưng không thích lắm hoặc từ chối uống khi cho trẻ nước khi trẻ chưa có biểu hiện mất nước.
- Trẻ khát nước uống một cách háo hức, vồ lấy cốc hoặc thìa để uống hoặc khóc khi ngừng cho trẻ uống khi trẻ có biểu hiện mất nước vừa. Trẻ có thể không uống hoặc uống kém do trẻ li bì khi mất nước nặng.
Quan sát độ chun giãn da của trẻ:
Bạn có thể véo nhẹ lên vùng da ở bụng hoặc đùi của con rồi thả tay ra. Nếu bé vẫn khỏe, chưa bị mất nước hoặc mất nước nhẹ thì nếp véo sẽ trở lại bình thường khá nhanh (dưới 2 giây).
Nếu nếp véo trở lại trạng thái bình thường chậm hoặc rất chậm (trên 2 giây) thì chứng tỏ bé bị mất nước nặng.
Quan sát biểu hiện ở chân tay:
Khi bị mất nước nặng và sốc bàn chân bàn tay thường lạnh, ẩm, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.
Quan sát các biểu hiện khác:
- Nhìn xem mắt của bé có trũng hơn bình thường không
- Khi bé khóc có nước mắt hay không. Nếu khóc không thấy nước mắt là trẻ đã bị mất nước ở mức độ trung bình
- Môi miệng của bé khô, chạm tay vào không thấy ướt thì bé đang có biểu hiện mất nước
- Thóp của trẻ trũng hơn bình thường cũng là dấu hiệu chứng tỏ mất nước ở trẻ
- Trẻ bị mất nước nghiêm trọng thường quấy khóc nhiều, cơ thể mệt lả, li bì, mạch đập nhanh, thở gấp
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus
Tiêu chảy do Rotavirus hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và không đáp ứng với điều trị bằng thuốc kháng sinh. Do vậy, phương pháp chữa bệnh chủ yếu phụ thuộc vào dung dịch bù nước và điện giải oresol, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để đào thải mầm bệnh ra ngoài.
Bù nước
Khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước và chất điện giải cho trẻ, tốt nhất là dùng nước oresol. Cần lưu ý là pha vào nước theo quy định, không pha loãng hay đặc quá vì nếu không sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, có thể dẫn tới tử vong. Nên cho trẻ uống từng thìa chứ không uống liên tục có thể xảy ra nôn trớ.
Một số gia đình bù nước và chất điện giải cho trẻ không hợp lý như chỉ cho trẻ uống nước lọc nên không hiệu quả, hoặc cho trẻ uống cháo gạo quá mặn, nước hoa quả pha đường. Thậm chí, có cha mẹ cho con uống cả coca, soda khiến bệnh của trẻ càng nặng hơn.
Chế độ dinh dưỡng
Cần cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Nhiều bà mẹ cho trẻ kiêng thịt, cá… khi trẻ bị tiêu chảy. Đây là một quan niệm sai lầm và làm cho chứng tiêu chảy của trẻ càng lâu khỏi, đồng thời có thể dẫn tới sụt cân và suy dinh dưỡng ở trẻ.
Do đó, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cho bú bình thường, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, chuối tiêu, uống sữa… và ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu trẻ dùng sữa mà bị tiêu chảy nhiều thì nên dùng loại không có lactose.
Nếu trẻ bị trướng bụng mà không ăn thì cũng không nên cố ép bé ăn liên tục. Hiện tượng đầy hơi thường hết sau 1-2 ngày. Thay vào đó, bạn hãy nhử bé ăn từng chút một.
Không cho trẻ ăn các loại lá và quả chát có nhiều chất tanin như lá nhọ nồi, lá ổi xanh, quả ổi xanh, quả hồng xiêm xanh… Chất tanin có tác dụng làm săn màng ruột, có tác dụng ngay tức khắc, nên trẻ cầm tiêu chảy ngay lập tức. Nhưng bệnh chỉ đỡ giả tạo, còn các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… thải hồi rất chậm do màng ruột bị săn, làm cho bệnh càng nặng, thậm chí kéo dài hơn
Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì cho sớm khỏi bệnh?
Cần truyền dịch khi nào?
Nếu bé đi ngoài, nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da nhăn nheo chi cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.
Một số trẻ dưới 1 tuổi đưa đến viện trong tình trạng bị mất nước nặng và bác sĩ cho truyền dịch. Nhưng trong lúc truyền thì dây bị tụt, nhiều cha mẹ sót con nhất quyết không cho truyền nữa. Điều này là không nên vì trẻ mất nước, điện giải quá nhiều, có thể dẫn đến tử vong nếu không bù kịp.
Phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus
Trẻ có thể nhiễm rotavirus qua đường tiêu hóa từ thức ăn, thức uống, đồ vật nhiễm bẩn… Vì vậy, cần giữ vệ sinh sạch sẽ là biện pháp căn bản để phòng bệnh cho trẻ. Cha mẹ nên giáo dục con những thói quen giữ gìn vệ sinh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Cha mẹ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con để trẻ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.
Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ hoặc không đươc bú mẹ hoàn toàn. Bú mẹ cũng làm giảm nguy cơ dị ứng sớm, đồng thời cũng tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng, làm giảm các đợt nhiễm trùng khác.
Nếu mẹ không đủ sữa, có thể cho trẻ ăn dặm bổ sung từ giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi, lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, hợp vệ sinh
Trẻ sơ sinh cần được tiêm đủ vắc xin ngừa Rotavirus theo lịch tiêm chủng mở rộng của nhà nước. Tiêm phòng sởi cũng có thể giúp giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Nguồn tham khảo:
- http://benhviennhitrunguong.org.vn/rotavirus-nguyen-nhan-hang-dau-gay-tu-vong-do-tieu-chay-o-tre-em.html
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Virus_rota
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)