Trẻ bị tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh: Mẹ nên làm gì?
Cứ 5 trẻ dùng thuốc kháng sinh thì có 1 trẻ bị tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh nên làm gì, đó hẳn là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Mục lục
Tiêu chảy do dùng kháng sinh nhận biết thế nào?
Bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có nguy cơ gây tiêu chảy ở các bé, dù là đường uống hay tiêm truyền. Tuy nhiên, tình trạng tiêu chảy do kháng sinh gây ra thường không nghiêm trọng, cha mẹ có thể chủ động can thiệp tại nhà.
Một số loại kháng sinh có thể gây tiêu chảy đơn thuần như là: Erythromycin, Clindamycin, Amoxicillin, Tetracycline…
Hiện tượng tiêu chảy do dùng kháng sinh thường có dấu hiệu khá giống với chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Bé thường có các triệu chứng như sau: đau bụng, phân sống, phân lỏng lẫn nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân không hôi thối. Hiện tượng này thường xảy ra trong khi dùng kháng sinh từ 2-5 ngày. Nếu thời gian điều trị kháng sinh ngắn ngày, tình trạng tiêu chảy diễn ra rất nhẹ và hết ngay khi trẻ ngưng dùng thuốc.
Tuy nhiên, nếu dùng thuốc dài ngày có thể khiến tiêu chảy ở trẻ nặng hơn. Bé có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như là lên cơn sốt cao, bụng đau nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, thậm chí phân có lẫn máu hoặc mủ.
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như là phình giãn đại tràng nhiễm độc, mất nước nặng, suy dinh dưỡng, viêm loét niêm mạc ruột.
Nguyên nhân gây tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
Hệ tiêu hóa là một hệ sinh thái phức tạp, với hàng triệu vi sinh vật bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Tỷ lệ cân bằng của hệ vi sinh này là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Khi trẻ bị ốm cần sử dụng thuốc kháng sinh, bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại, các loại kháng sinh cũng đồng thời diệt luôn cả các lợi khuẩn trong đường ruột. Lúc này, sự cân bằng bị đảo lộn, hại khuẩn được dịp “bùng lên” và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy do dùng kháng sinh. Tiêu chảy khiến bé bị đau, hăm đỏ hậu môn, do phân thải ra có tính axit. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, chất điện giải, khiến bé giảm cân và gầy sút.
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do thuốc kháng sinh
Tiêu chảy nhẹ do kháng sinh có thể tự khỏi sau 2 tuần. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhẹ, bạn nên tiếp tục cho trẻ dùng thuốc kháng sinh cho đủ liều mà bác sĩ yêu cầu. Bởi ngừng thuốc kháng sinh khi chưa uống hết theo chỉ định sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh – vi khuẩn kháng thuốc.
Để giảm bớt tiêu chảy, bạn nên lựa chọn những món mềm, dễ tiêu hơn với hệ tiêu hóa của bé. Các món mềm bạn có thể tham khảo cho bé ăn là cháo loãng, súp, cơm nát. Kết hợp với các loại thịt giàu dinh dưỡng như lợn, gà. Một lưu ý nho nhỏ nữa là lúc này bé đang ốm, kèm theo tiêu chảy do dùng kháng sinh, nên tiêu hóa của bé sẽ rất yếu. Việc băm hoặc xay nhỏ đồ ăn rồi nấu chín kỹ sẽ phù hợp hơn. Nên tránh các loại đậu, thức ăn cay, các món chế biến từ hải sản, đồ ăn lạnh…
Các bữa ăn hằng ngày của con vẫn phải đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu: đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất, tinh bột. Nếu bữa ăn không đủ chất, bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng sau này. Ngoài ra, mẹ nên chú ý hơn tới chế độ và giờ ăn của con, chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh để con ăn uống dồn dập, bị nôn ói.
Tiêu chảy khiến cho trẻ bị mất nước. Vì thế, việc cho trẻ uống nước thường xuyên là rất quan trọng. Nên bổ sung những loại rau củ có tác dụng giữ nước như cà rốt, củ cải đường, bí, chuối, hồng xiêm, cam,… rất tốt cho tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Bổ sung thêm các loại men vi sinh từ sữa chua, giúp củng cố lợi khuẩn đường ruột, để chống chọi lại vi khuẩn gây hại, giúp tăng cường miễn dịch của trẻ.
Mẹ không nên cho bé uống các loại nước ngọt có gas, nước trái cây nhiều đường, cà phê hay các đồ uống kích thích tương tự, chúng sẽ làm cho tiêu chảy trầm trọng hơn.
Mẹ có thể tham khảo hơn về chế độ ăn khi con bị tiêu chảy trong bài viết: Bé bị tiêu chảy ăn gì, kiêng gì?
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh
Luôn thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc trị tiêu chảy tại nhà cho con.
Sau khi bé khỏi tiêu chảy, nếu mắc bệnh và phải dùng kháng sinh hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp hơn với con.
Với trẻ còn đóng bỉm, nếu bị hăm tã quanh hậu môn do tiêu chảy nhiều ngày, cha mẹ nên nhẹ nhàng lau chùi và rửa sạch vùng này bằng nước sạch, lấy khăn mềm thấm khô da cho bé. Hạn chế đóng bỉm 24/24h, không thoa các loại phấn rôm vào vùng đang có tổn thương.
Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ hiếm khi nào là vấn đề đáng lo lắng, nhưng một khi thấy tình trạng tiêu chảy của con có dấu hiệu chuyển biến nghiêm trọng (đau bụng dữ dội, sốt cao, mệt li bì, từ chối uống nước, đi ngoài ra máu…), bạn cần đưa bé tới các cơ sở y tế ngay lập tức, để được các chuyên gia y tế can thiệp kịp thời.
Đọc thêm: Cách phòng ngừa tiêu chảy cho bé – điều mẹ nên quan tâm
Hỗ trợ tái tạo, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, việc phục hồi các lợi khuẩn là ưu tiên hàng đầu.
Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã tìm ra ImmuneGamma – nguyên liệu công nghệ sinh học có khả năng siêu tái tạo hệ vi khuẩn đường ruột. Bản chất của ImmuneGamma là các mảnh Peptidoglycan được phân tách từ thành vách của vi khuẩn lành tính Lactobacillus fermentum. Đây là thức ăn thông thường của các lợi khuẩn sống tại ruột và đại tràng. Chính vì vậy ImmuneGamma không bị phá hủy ở dạ dày, đảm bảo xuống ruột non và đại tràng 100%. Được cung cấp đầy đủ nguồn sống, các lợi khuẩn có điều kiện để sinh sôi và phát triển, bảo vệ hệ thống đường ruột của bé khỏi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, ImmuneGamma giúp tăng sinh bạch cầu Lympho B và Lympho T tạo ra kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch từ bên trong.
Đặc biệt, ImmuneGamma khi kết hợp với Bạch truật, Bạch phục linh có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của tiêu chảy do sử dụng kháng sinh ở trẻ. Đây chính là ưu điểm được tìm thấy trong sản phẩm Tràng Phục Linh:
- Cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức đề kháng.
- Giúp giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh ở trẻ.
- Sản phẩm Tràng Phục Linh hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn cho trẻ nhỏ. Hơn nữa, với thành phần cao bạch truật có tác dụng an thai, các mẹ bầu cũng hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng sản phẩm.
- Được sản xuất dưới dạng viên nang, Tràng Phục Linh có thể dễ dàng hòa tan trong nước, phù hợp để sử dụng cho trẻ em.
Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ khi dùng kháng sinh bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1506 để được các dược sĩ tư vấn kỹ hơn.
“Theo báo Đời sống & Pháp Luật”
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)