Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Những quầy thuốc gần nhà là địa chỉ mà các bậc phụ huynh thường tìm đến đầu tiên mỗi khi con nhỏ bị tiêu chảy kéo dài. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tùy ý khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn tới những sai lầm đáng tiếc. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, Trangphuclinh.vn sẽ giúp các bạn hiểu thêm về những loại thuốc được dùng khi trẻ bị tiêu chảy và cách sử dụng đúng.

Biểu hiện và nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ

Nếu trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường và đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) thì được gọi là tiêu chảy. Tiêu chảy cấp diễn ra dưới 5 ngày, còn nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là:

  • Dùng thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn, virus, kí sinh trùng, không đảm bảo vệ sinh.
  • Dị ứng, ngộ độc thức ăn, không dung nạp được với một loại thức ăn nào đó.
  • Tiếp xúc với phân của người mắc bệnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

Hậu quả khi trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ em thường tự khỏi sau vài ngày. Tình trạng tiêu chảy cấp mức độ nhẹ, có dấu hiệu mất nước thì chỉ cần chú ý bù nước và điện giải tại nhà bằng dung dịch oresol và dinh dưỡng qua thức ăn. Ít khi tình trạng tiêu chảy kéo dài quá 2 tuần. Nếu hiện tượng này xảy ra, cha mẹ cần biết xử lý đúng cách, nếu không bệnh có thể gây ra nhiều nguy cơ:

Nguy cơ suy dinh dưỡng: Trong tiêu chảy các chất dinh dưỡng không được hấp thu đầy đủ, do trẻ chán ăn hoặc do gia đình mắc sai lầm không cho trẻ ăn vì sợ tiêu chảy nhiều hơn. Vì vậy, khi trẻ khỏi tiêu chảy thì lại mắc chứng suy dinh dưỡng.

Nguy cơ tử vong: Tiêu chảy thường dẫn tới mất nước và chất điện giải, nếu không kịp thời bù nước và chất điện giải. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2015, có 525.977 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy, chiếm 9% số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trên thế giới.

Làm thế nào để biết trẻ bị mất nước?

Hiện tượng mất nước ở trẻ thường chia làm 3 mức độ:

Mất nước nhẹ: Trẻ em khát nước và đòi uống nước, đối với trẻ nhỏ chưa biết nói thường quấy khóc nhiều khi chỉ cho uống nước mới hết khóc.

Mất nước vừa: Ngoài khát nước trẻ còn các biểu hiện như khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Trẻ nhỏ còn một số biểu hiện khác như: Thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi…

Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã, hoặc li bì hôn mê, hoặc có những cơn co giật.

Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì? Uống như thế nào?

Bù nước và chất điện giải

Từ năm 1978, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khuyến cáo sử dụng liệu pháp bù dịch bằng dung dịch Oresol như là biện pháp chính yếu trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em. ,(Nguồn [1])

Tuy nhiên, trên thực tế, khi trẻ em bị tiêu chảy, cha mẹ thường tìm tới các quầy thuốc để mua thuốc cầm tiêu chảy (smectite intergrade, berberin, loperamid…) khi chưa biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng của con là gì.

Phần lớn các trường hợp trẻ bị tiêu chảy là do virus Rota, mà kháng sinh không thể diệt được virus. Các loại thuốc chống tiêu chảy có tác dụng làm giảm co thắt nhu động ruột, từ đó số lần tiêu chảy sẽ giảm đi, trong khi cơ thể đang cần phải đào thải hết virus và độc tố ra ngoài. Những tác nhân gây bệnh này đào thải rất chậm, khiến cho tình trạng tiêu chảy có xu hướng càng kéo dài thêm. Vì thế, trẻ sẽ không giảm tiêu chảy mà còn tăng mệt mỏi, bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, tùy ý sử dụng kháng sinh còn gây ra loạn khuẩn ruột, có thể khiến cho bé tiêu chảy kéo dài do diệt đi một vài loại vi khuẩn tiêu hóa thức ăn cần thiết.

Phương pháp được cho là “an toàn” nhất hiện nay, đó là bù dịch bằng oresol. Pha dung dịch bù nước đúng cách là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.

  • Nếu dung dịch pha quá 12 giờ mà không uống hết thì phải bỏ đi.
  • Nếu bé không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác.
  • Khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây.
  • Nếu các bé có triệu chứng tiêu chảy kèm theo ói nhiều thì việc bù nước cần thực hiện từ từ, cho bé uống từng ít một, mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn.

Lưu ý, việc bù nước cho bé duy trì cho tới khi nào bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày. Lạm dụng dung dịch bù nước hoặc bù nước không đúng cách cũng là một trong những sai lầm thường thấy. Tiêu chảy khiến trẻ mất nhiều nước nhưng không phải bù lại bằng cách ép uống oresol càng nhiều càng tốt, đặc biệt là pha không đúng cách. Cho trẻ uống nước lọc hoặc nước đường không những không bù được điện giải mà còn làm trẻ biếng ăn và phản tác dụng.

Ngoài ra, việc bổ sung các loại men vi sinh có chứa vi khuẩn sống cho trẻ cũng rất quan trọng. Phương pháp này vốn được sử dụng để khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, khi mà cơ thể thiếu đi một vài chủng vi khuẩn cần thiết nào đó dẫn đến việc không tiêu hóa được thức ăn và gây kích ứng đường ruột khiến trẻ bị tiêu chảy. Bổ sung men vi sinh (bao gồm: antibio, biolactyl, biofidin, lacteol fort…) sẽ giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả. Thế nhưng phương pháp này chỉ hữu hiệu khi bổ sung đúng loại cơ thể đang thiếu (trong cơ thể có khoảng 500 chủng vi khuẩn lành tính khác nhau), còn nếu do các nguyên nhân khác như tiêu chảy do mọc răng, rota virus, … thì lại không có hiệu quả. (Nguồn [2])

Ngoài ra, để bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, trẻ bị tiêu chảy có thể uống thêm smecta. Tuy nhiên, các thuốc này không được khuyến cáo trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm độc vì làm chậm hấp thu các loại thuốc điều trị khác.

Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy

Chế độ ăn hàng ngày cho các bé cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất: Đạm, đường, béo, xơ và vitamin, khoáng chất.

Bổ sung men vi sinh nhằm tác dụng trị loạn khuẩn ruột và tạo ra một lớp bảo vệ niêm mạc ruột chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

Bổ sung kẽm để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Đưa trẻ tới bác sĩ khi có dấu hiệu sau:

  • Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giả
  • Phân bé có lẫn máu, máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
  • Bụng đau khi sờ ấ
  • Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
  • Dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…

Các bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho bé

Cha mẹ luôn lo lắng mỗi khi các bé mắc chứng tiêu chảy. Việc đầu tiên luôn là tìm cách để trị chứng bệnh này cho bé. Nếu phát hiện sớm, hiện tượng tiêu chảy của bé có thể được chữa trị bằng một số bài thuốc dân gian khá đơn giản.

Nước lá ổi

 

  • Lá ổi non 15 lá
  • Nước sạch 1,5 cốc
  • Muối

Lấy lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

Lá cây nhót

Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy cho các bé.

Hồng xiêm xanh

Nhờ vị chát và tính bình, hồng xiêm xanh được coi là phương thuốc hữu hiệu chữa chứng tiêu chảy, kiết lỵ.

Cách dùng như sau:Cắt quả hồng xiêm thành nhiều lát mỏng sau đó phơi khô và sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.

Rau sam

Dùng để phòng tiêu chảy: Hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.

Chữa tiêu chảy: Nếu có các triệu chứng tiêu chảy nhiều, đau bụng dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.

Gạo rang

  • Gạo: 10g sao vàng
  • Lá ngải cứu khô: 15g
  • Đường đỏ: 10g

Cho tất cả những thứ trên vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.

Lá củ cải tươi

  • Lá củ cải tươi 120g
  • Trần bì: 30g

Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi.

Lá lựu tươi

  • Lá lựu tươi 30g
  • Gừng tươi: 12g
  • Muối ăn: 3g

Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày.

Gừng tươi

  • Gừng tươi 100g (hoặc gừng khô 30 g)
  • Lá chè khô: 5 g

Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày.

Lá mơ

Hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước. Tiếp đó, rã lá mơ thật nhỏ rồi cho vào bát đập 1 quả trứng gà đồng thời thêm một chút muối và trộn đều.

Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần).

Lá lộc vừng

Khi bé có hiện tượng tiêu chảy, mẹ cạo bỏ lớp bần bên ngoài thân cây, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô sau đó lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, cho bé uống làm hai lần trong ngày.

Chuối tiêu xanh

Chuối tiêu xanh mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho bé hiệu quả

Để các bé yêu nhà bạn hạn chế tiêu chảy “ghé thăm” nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Với trẻ sơ sinh:

  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là 06 tháng đầu, cho ăn thêm sau 6 tháng.
  • Cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng với thức ăn lượng đủ dinh dưỡng, thức ăn đảm bảo vệ sinh.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Cho bé ăn thực phẩm sạch đã nấu chín, không nên ăn thức ăn bán ngoài đường.
  • Sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn, uống và tắm giặt cho trẻ.
  • Vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn cho con, sau khi thay tã cho trẻ.
  • Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé bằng xà bông diệt khuẩn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
  • Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.
  • Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
  • Tiêm phòng đầy đủ.
  • Trường hợp điều trị ở nhà cho các bé tiêu chảy cấp mất nước ở mức độ A mà không có dấu hiệu tích cực, các mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Bạn có thể đặt thêm câu hỏi liên quan tới tiêu chảy ở trẻ nhỏ trong phần bình luận dưới chân bài viết hoặc gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết về tình trạng của con bạn.

Các nguồn tham khảo:

https://zingnews.vn/co-nen-dung-ngay-thuoc-cam-tieu-chay-cho-tre-post697590.html
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-tieu-chay-tre-em-nhung-dieu-can-luu-y-n153797.html

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
  • Vũ thị phượng đã bình luận

    08/09/2018 15:38

    E chào bác sĩ ạ Bác sĩ cho em hỏi, bé gái nhà em 3 tuổi, đi ngoài nhiều lần, lúc lại đi,phân nát lỏng. Sốt, kém ăn. Có nên đi ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      08/09/2018 16:15

      Chào chị Phượng! Với biểu hiện của con nhà mình, chị Phượng cho bé đi khám để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chị nhé. Cần tư vấn thêm chị ...[Xem thêm]
  • Hà Thị lệ đã bình luận

    30/03/2018 01:22

    Chào BS cháu muốn hỏi bé nhà cháu bị tiêu chảy có mùi tanh khó chịu nên uống thuốc gì ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      25/11/2022 15:30

      Chào bạn! Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy như rối loạn tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm... Bạn không nên ...[Xem thêm]
  • Đỗ ngân đã bình luận

    27/01/2018 19:45

    chào bác sỹ ạ con em 2,5 tuổi đi ngoài phân toàn nước 3lan/ngày. e muốn hỏi bs cho e biết nên dùng thuoc gì ạ. e cảm ơn
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      26/03/2018 14:02

      Chào bạn Ngân! Qua triệu chứng bạn miêu tả rất có thể bé nhà bạn đang bị rối loạn tiêu hóa bạn nhé. Hệ vi sinh sinh lý bị mất cân ...[Xem thêm]
  • Hoàng Thị thảo đã bình luận

    08/11/2017 13:15

    Bé nhà mình được 5 tháng, cach đây 2 hôm thì bị sốt đi khám bác sĩ bảo bị viêm họng cấp cho thuốc về uống từ hôm qua đến ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      17/01/2018 11:26

      Chào chị Thảo! Hiện tượng tiêu chảy của bé có thể do tác dụng phụ của kháng sinh gây ra chị nhé! Ở đường ruột của mỗi người có một số ...[Xem thêm]
  • Phạm Thị Hường đã bình luận

    22/07/2017 15:34

    Cho em hỏi: bé nhà em được 1 tuổi, 4 ngày nay bé đi ngoài phân sống có lẫn chất nhầy, ngày đi ngoài từ 1-3 lần. Bé vẫn ăn ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      28/07/2017 11:25

      Chào chị Hường! Theo như triệu chứng chị chia sẻ thì có thể bé nhà mình bị Rối loạn tiêu hóa, gây rối loạn đại tiện như trên chị nhé. Chị ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

    ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

    5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

    Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

    Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

    "Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

    ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    TRÀNG PHỤC LINH

    • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

    TRÀNG PHỤC LINH PLUS

    • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
    • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
    Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
    Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
    TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
    TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
    Tổng giá trị đơn
    Phí giao hàng
    Tổng thanh toán
    Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
    hot line

    Tư vấn miễn cước gọi

    18001506 (miễn phí gọi đến)
    Loading...