31/10/2017 19:00
Chuyên gia tư vấn: Bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Viêm đại tràng là bệnh liên quan đến tiêu hóa, nên chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân cần được đặc biệt chú ý. Một thực đơn hợp lý, lành mạnh không những giúp người bệnh giảm bớt được những cơn đau, mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả. Vậy người bệnh viêm đại tràng nên và không nên ăn gì? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa gặp khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính, do nhiễm khuẩn đường ăn uống, nhưng không có biện pháp điều trị hoặc điều trị không triệt để gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Ngoài ra, những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, stress, lo lắng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới sự điều tiết hệ thống thần kinh thực vật, từ đó đường ruột tăng cường bài tiết tiết độc tố làm loét niêm mạc ruột.
Các dấu hiệu của viêm đại tràng mạn tính phải kể tới như:
- Tình trạng rối loạn tiêu hóa
- Chướng bụng, đầy hơi
- Đau bụng
- Phân khi táo, khi lỏng, nát
- Có cảm giác không thoải mái sau khi đi vệ sinh, đi xong lại muốn đi tiếp…
Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị viêm đại tràng
Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị viêm đại tràng là thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Chất đạm (protein): 1g/kg/1ngày
- Năng lượng: 30 – 35 kcal/kg mỗi ngày tùy theo từng người bệnh
- Chất béo: không quá 15 g/ngày, không nên sử dụng nhiều
- Cung cấp đủ nước, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể
(1) Người bệnh viêm đại tràng bị táo bón cần lưu ý tăng hàm lượng chất xơ, đặc biệt là các chất xơ dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose…, giảm lượng chất béo trong ngày. Cần chia làm nhiều bữa nhỏ, hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.
(2) Nếu bị tiêu chảy nên tránh hẳn các thực phẩm chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, để hạn chế sự cọ xát lên thành ruột. Rau sống, các loại trái cây khô, trái cây đóng hộp cần loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày. Nếu ăn trái cây tươi cần bỏ vỏ.
(3) Ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm từ cá, sữa đậu nành, sữa không lactose để bổ sung đạm cần thiết cho cơ thể. Thịt nạc nên xay và vo viên giúp cơ thể tiêu hóa dễ hơn khi dùng miếng lớn.
(4) Ăn uống điều độ, ăn đúng giờ, có định lượng phù hợp là yếu tố quan trọng để hình thành phản xạ có điều kiện, giúp hỗ trợ bài tiết và hạn chế nguy cơ viêm đại tràng
(5) Ăn chậm nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng cho đại tràng. Khi nhai kỹ, nước bọt tiết ra nhiều hơn giúp tiêu hóa một phần thức ăn, điều này rất có lợi cho dạ dày, đại tràng.
(6) Thức ăn chế biến cho người viêm đại tràng thường dưới dạng luộc, hấp, hoặc kho, hạn chế các món xào rán.
(7) Bổ sung vitamin C tự nhiên giúp bảo vệ đại tràng. Nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả tươi.
(8) Bổ sung nước cho cơ thể đúng cách, người bệnh nên uống vào lúc ngủ dậy sáng sớm và một giờ trước khi ăn rất tốt cho đại tràng. Không nên uống nước sau khi ăn làm loãng dịch đại tràng và gây ra viêm đại tràng. Cũng đừng uống quá nhiều nước canh trong bữa ăn vì nó có thể ảnh hưởng tới hoạt động của đại tràng.
Viêm đại tràng nên ăn gì?
Do các tác nhân gây bệnh làm tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn tiêu hóa và bài tiết. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng phù hợp, vừa đẩy lùi bệnh tật, vừa cung cấp đủ chất cho cơ thể.
Sau đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe đại tràng mà người bệnh nên bổ sung trong thực đơn ăn uống hằng ngày:
Rau họ bí
Bí ngô, bí đao, bí xanh, bầu, mướp là những loại rau chứa nhiều chất xơ hòa tan. Chúng dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Hơn nữa, bã thải (phân) từ các loại rau củ có chất xơ hòa tan thường mềm hơn, dễ di chuyển trong đường ruột và đào thải ra bên ngoài. Không chỉ vậy, những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có thể kích thích sản sinh vi khuẩn có lợi trong đường ruột, chống lại viêm loét đại tràng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Củ gừng
Gừng có tác dụng chống chướng bụng, buồn nôn. Vì thế hãy sử dụng củ gừng như một loại gia vị cần thiết trong các bữa cơm gia đình, để chống lại những triệu chứng khó chịu do viêm đại tràng gây ra.
Củ nghệ
Nghệ cũng là một loại củ họ nhà gừng, được dùng để làm gia vị nấu ăn hay chữa bệnh. Thành phần Curcumin được tìm thấy trong những củ nghệ là một hoạt chất kháng khuẩn rất tốt. Khi vào trong đường ruột, nó có thể ức chế sự lây lan của hại khuẩn, đồng thời làm lành vết loét tại niêm mạc đại tràng.
Chuối, dưa, việt quất, dâu tây, cam và nho
Hoa quả là câu trả lời cho câu hỏi: Viêm đại tràng nên ăn gì? Những trái cây như Chuối, dưa, việt quất, dâu tây, cam và nho rất giàu vitamin C giúp chống oxy hóa tốt, đồng thời nó dễ tiêu hóa hơn, không giống như những loại trái cây có nhiều fructose khác.
Quả bơ
Bơ là một nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho cơ thể. Một nghiên cứu năm 2014 nói rằng, bơ là loại thực phẩm phù hợp để chống lại tình trạng suy dinh dưỡng trên 85% số bệnh nhân viêm đại tràng. Vì thế, những người bị viêm đại tràng mãn tính lâu năm, cơ thể gầy yếu, thì nên ăn nhiều bơ để có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể theo cách lành mạnh nhất.
Hạt óc chó, dầu hạt lanh và đậu nành
Đây là nguồn cung cấp axit béo omega-3 rất tốt cho cơ thể. Ăn một ít các loại hạt cùng với bánh mì giống như một bữa ăn nhẹ cho buổi sáng là sự lựa chọn tuyệt vời những người có bệnh đại tràng.
Chú ý quan trọng: Khi các triệu chứng của viêm loét đại tràng bùng phát thì nên hạn chế ăn ngũ cốc hay các loại hạt khác, vì hàm lượng chất xơ của các loại hạt này có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Thịt trắng
Thịt trắng trong các loại gia cầm, hải sản rất giàu protein và chất béo không bão hòa, hơn nữa lượng cholesterol thấp hơn nhiều so với thịt đỏ. Do đó, đây là loại thịt phù hợp cho những người bị viêm đại tràng vì chúng dễ hấp thu và tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ béo phì hay các bệnh về tim mạch.
Cá hồi, cá thu, cá trích, cà mòi
Các loại cá nước lạnh rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe của đại tràng. Các loại cá này có nhiều Omega-3 – một loại axit béo không no, dễ dung nạp. Omega-3 kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào và hormone điều hòa quá trình đông máu, làm giảm viêm trên niêm mạc đại tràng. Ngoài ra, Omega-3 cũng giống như các loại men vi sinh có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Mặc dù những người bị viêm đại tràng được khuyên rằng không nên ăn hải sản tanh lạnh. Nhưng bạn hoàn toàn có thể chế biến nó theo cách phù hợp hơn như là cá hồi hấp, súp cá hồi, thay vì các món sống dạng gỏi hay sushi, để tránh gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Trứng
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nạp đầy đủ chất dinh dưỡng khi bị viêm loét đại tràng chảy máu, thì bạn có thể lựa chọn loại thực phẩm đơn giản nhất và tiện dụng nhất chính là trứng.
Trứng là nguồn cung cấp protein rất tốt và cũng được dung nạp khá tốt, kể cả trong trường hợp các vết viêm loét làm bạn khó chịu. Ngoài ra, trứng cũng rất giàu các vitamin nhóm B, là loại vitamin có khả năng chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng nhanh chóng, giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh.
Thực phẩm bổ sung men vi sinh
Sữa chua, kim chi, dưa cà muối là những thực phẩm dạng lên men có chứa probiotics. Probiotics là những vi khuẩn hoặc nấm men (Lactobacillus, Bifidobacterium…) có lợi trong cho đường ruột. Lượng lợi khuẩn này được bổ sung vào cơ thể sẽ làm tăng sức mạnh của các yếu tố bảo vệ, để chống lại những yếu tố gây hại cho đại tràng. Tuy nhiên, chú ý rằng chỉ nên ăn những loại sữa chua không có hoặc ít đường. Dưa cà muối ăn vừa phải tránh để vị chua cay kích thích vết loét.
Viêm đại tràng không nên ăn gì?
Những loại thực phẩm khó tiêu hóa, có xu hướng làm cho các triệu chứng của bệnh đại tràng nghiêm trọng hơn thì nên tránh ăn.
Rau họ cải
Các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ, cải xanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nó lại không hề phù hợp với những ai bị viêm đại tràng. Bởi hầu hết rau họ cải đều có chứa chất xơ không hòa tan.
Chất xơ không hòa tan khi vào đường ruột sẽ không bị vi khuẩn phá vỡ và chuyển hóa thành dinh dưỡng. Thay vào đó, nó sẽ tích lũy thành những cặn bã dư thừa và gây ra chứng táo bón, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đại tiện.
Thịt đỏ, thịt mỡ
Mặc dù quan điểm ăn thịt không tốt cho người bị viêm loét đại tràng vẫn đang là vấn đề đáng bàn cãi. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng những người bị viêm loét đại tràng thì không nên ăn thịt đỏ có nhiều mỡ. Nếu ăn các loại thịt này thì nên loại bỏ mỡ và ăn với lượng vừa phải để không gây ra cảm giác ì ạch, nặng bụng, tiêu chảy sau khi ăn.
Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu cho biết, ăn nhiều thịt đỏ còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, do đó bạn nên hạn chế.
Các loại đồ ăn cứng, khó tiêu hóa
Nếu bạn đang bị viêm đại tràng, thì nên hạn chế ăn các thực phẩm thô cứng vì chúng dễ gây chướng bụng, đầy hơi. Mặt khác, những thực phẩm này rất khó tiêu hóa, chúng có thể cọ xát và làm tổn thương niêm mạc ruột khiến viêm đại tràng càng trở nên nặng hơn.
Các thực phẩm thuộc nhóm này phải kể tới như:
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Trái cây sấy, hoa quả khô
- Bắp rang bơ
Đồ ăn cay
Chất capsaicin trong những đồ ăn cay sẽ làm rối loạn chức năng đại tràng, ảnh hưởng tới hệ vi sinh trong đường ruột. Điều này sẽ kích thích các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và làm cho vết loét lan sâu hơn.
Thực phẩm nhiều đường
Đồ ăn nhiều đường là thủ phạm gây ra tình trạng co thắt đại tràng, khó tiêu, đi ngoài nhiều lần. Do đó người bị viêm đại tràng nên tránh những loại đồ ăn có nhiều đường bao gồm cả đường tự nhiên và đường nhân tạo như Sorbitol, mannitol, maltitol, và xylitol (có nhiều trong kẹo cao su)
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên xào dễ khiến người bệnh gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Vì vậy, thay vì sử dụng đồ ăn chiên, rán, thì nên chế biến dưới dạng hấp, luộc để giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ, giảm tải cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, khi chiên rán thức ăn thì nên sử dụng các loại dầu, bơ thực vật thay vì dầu mỡ động vật.
Thức ăn tanh sống, bảo quản lâu ngày
Mọi người cần tuân thủ theo nguyên tắc ăn chín uống sôi, đặc biệt là người bệnh viêm đại tràng. Các thực phẩm tanh sống, bảo quản lâu ngày sẽ tồn tại các vi khuẩn có hại phát triển mạnh, số lượng vi khuẩn có lợi giảm xuống gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Không chỉ vậy, những thực phẩm này còn có chứa nhiều vi khuẩn ký sinh dễ gây đau bụng, đi ngoài, nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.
Những thực phẩm cần tránh:
- Nem chua
- Gỏi sống
- Tiết canh
- Rau sống…
Lúa mì, yến mạch
Lúa mì, yến mạch là hai loại thực phẩm có nhiều protein glutein. Nhưng thật không may, có những người bị dị ứng với loại protein này. Người ta thường gọi đó là chứng không dung nạp glutein.
Chứng không dung nạp protein là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh celiac (là một loại bệnh đường ruột do mẫn cảm với thành phần gluten khiến cho đường ruột gặp nhiều khó khăn khi tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng). Chính vì thế, nếu bạn cảm thấy các triệu chứng của bệnh đại tràng rầm rộ hơn sau khi ăn lúa mỳ, lúa mạch, yến mạch thì bạn nên dừng lại.
Sữa có lactoser
Sữa là một loại đồ uống thiết yêu trong những bữa ăn hằng ngày, tuy nhiên nếu bạn đang bị viêm đại tràng thì cần hạn chế uống sữa, nhất là sữa lactoser có đường và các chế phẩm từ sữa (bơ, phô mai…).
Đó là bởi, loại đồ uống này có thể gây ra tình trạng khó tiêu sau khi vào dạ dày do không dụng nạp lactose. Ở những người bị viêm đại tràng, cơ thể thiếu hụt men lastese nên các phân tử lactose không thể phân tách thành dạng dường đơn được, khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, sinh ra các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng tiêu chảy, khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước.
Xem thêm: Bị viêm đại tràng uống sữa thế nào là đúng?
Các chất kích thích
Cà phê, trà, nước tăng lực: đây là những thức uống có nhiều caffeine, có tính axit cao, khi sử dụng dễ gây ra các triệu chứng đau bụng, khó chịu ở bụng dưới. Nó có thể là nguyên nhận khiến bạn phải ghé thăm nhà vệ sinh thường xuyên hơn.
Bia rượu: Bia rượu có thể kích thích đường ruột khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng suy yếu gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Uống nhiều bia rượu làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm đại tràng mãn tính.
Nước ngọt có gas: có chứa cacbonat và đường có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và gây ra đầy hơi và sình bụng.
Gợi ý một số thực đơn phù hợp cho bệnh nhân viêm đại tràng
Thực đơn nên áp dụng vào hai bữa trưa và tối cho người bệnh. Cụ thể như sau:
Thứ 2
Trưa:
- Cơm nát
- Trứng kho thịt nhừ
- Bí xanh luộc kỹ
- Nước bí luộc
Tối:
- Cơm nát
- Đậu phụ sốt cà chua
- Su su luộc
Thứ 3
Trưa:
- Cháo thịt băm
- Thịt nạc băm vo viên
- Sữa chua
Tối:
- Cơm nát
- Thịt gà băm nhỏ
- Rau bí đỏ xào dầu đậu nành
Thứ 4
Trưa:
- Cơm nát
- Cá quả hấp
- Rau cải xào nấm nhừ
Tối:
- Phở thịt băm
- Sữa chua
Lưu ý: Người bệnh viêm đại tràng khi dùng thịt nên xay nhỏ và vo viên
Thứ 5
Trưa:
- Cơm nát
- Thịt băm rim mắm
- Rau muống luộc
Tối:
- Bánh mì ruốc
- Sữa chua
Thứ 6
Trưa:
- Cơm nát
- Tôm rim mắm
- Canh khoai tây cà rốt hầm nhừ
Tối:
- Cơm nát
- Đậu ván luộc
- Cá kho tộ
Thứ 7
Trưa:
- Cơm nát
- Cật heo luộc
- Củ cải xào
Tối:
- Cháo củ sen và hạt sen
- Vải khô
Lưu ý: Buổi sáng người bệnh nên chọn các món ăn như bún, cháo, phở dễ ăn hơn. Khoảng thời gian giữa các bữa ăn nên ăn thêm hoa quả khác như vải, chuối, nho, long nhãn rất có lợi cho người bị viêm đại tràng.
Tràng Phục Linh – bí quyết giúp người bệnh viêm đại tràng sống vui khỏe
Viêm đại tràng là bệnh có tổn thương trong hệ tiêu hóa, nên để điều trị tận gốc bệnh thì ngoài việc điều trị triệu chứng thì cần tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng thì bệnh mới có thể hết được.
Trong khi đó, phác đồ điều trị viêm đại tràng bằng kháng sinh hiện nay chỉ tập trung vào việc cải thiện triệu chứng, thuốc có nhiều tác dụng phụ. Về lâu dài, sẽ sinh ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, việc điều trị khó khăn hơn, bệnh dễ tái phát.
Hiện nay, việc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược để phục hồi chức năng đại tràng đang trở thành xu hướng. Những sản phẩm này có tính hiệu quả cao mà lại lành tính. Trong số đó, sản phẩm đang được tin cậy hàng đầu chính là Tràng Phục Linh.
Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Tư vấn miễn cước gọi
18001506-
08/11/2017 09:37
Chào anh Đoàn! Viêm trực tràng ngoài điều trị theo đơn, bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý để bệnh nhanh chóng được ổn định. Tùy từng ...[Xem thêm]
30/09/2017 18:35
-
02/10/2017 13:32
Chào bạn Dũng! Qua các triệu chứng bạn miêu tả trên rất có thể bạn đang gặp vấn đề về bệnh đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ...[Xem thêm]
22/08/2017 15:14
-
05/09/2017 13:50
Chào bạn Hằng! Bệnh viêm đại tràng là do trên niêm mạc đại tràng có tổn thương nên khi phân qua lại cọ xát làm cho vết viêm không lành được ...[Xem thêm]
02/08/2017 15:22
-
14/08/2017 08:47
Chào bạn Bảo! Bệnh viêm đại tràng là do trên niêm mạc đại tràng có tổn thương nên khi phân qua lại cọ xát làm cho vết viêm không lành ...[Xem thêm]
13/07/2017 11:40
-
01/08/2017 09:15
Chào chị Ly, Theo những thông tin, triệu chứng chị chia sẻ, chị đang bị viêm loét van Bauhin mạn tính. Van Bauhin là nếp gấp cấu tạo bởi một lớp ...[Xem thêm]
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)