Nhận biết viêm đại tràng chảy máu và điều trị

Loét đại tràng là nguyên nhân thường gặp gây chảy máu đại tràng. Tình trạng ngày một nguy hiểm nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thế nào là viêm đại tràng chảy máu?

Viêm đại tràng chảy máu là hiện tượng niêm mạc đại tràng tồn tại những tổn thương dạng viêm loét gây xuất huyết, đồng thời bệnh gây rối loạn chức năng của đại tràng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Triệu chứng phổ biến và điển hình của bệnh viêm đại tràng chảy máu là đau bụng đi ngoài ra máu. Do đại tràng thuộc cơ quan tiêu hóa dưới, nên khi đại tiện phân có màu đen giống như bã cà phê. Ở giai đoạn nặng, có khi đại tiện chỉ thấy toàn nhầy và máu.

Mỗi giai đoạn của bệnh có những triệu chứng khác nhau. Thông thường người ta chia làm 3 thể: thể nhẹ, thể trung bình và thể nặng.

Dưới đây là những biểu hiện chung về tiêu hóa của người bệnh:

  • Đau quặn bụng từng cơn dọc theo khung đại tràng
  • Đại tiện thường bị tiêu chảy lẫn táo bón
  • Thói quen đại tiện bị thay đổi
  • Có cảm giác muốn đi ngoài cấp thiết, phân nhầy máu kèm sốt
  • Sụt cân
  • Xuất huyết tiêu hóa dưới biểu hiện là đại tiện ra phân màu đen như bã cà phê.

Ngoài ra người bệnh còn có một số biểu hiện khác như:

  • Biểu hiện về khớp: Viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp
  • Màu da: hồng ban nút
  • Mắt: Viêm kết mạc, mống mắt
  • Gan mật: Viêm gan tự miễn, viêm xơ đường mật,
  • Thận: Viêm đài bể thận, sỏi thận
  • Thiếu B12: viêm lưỡi do thiếu B12 (Crohn)

Nếu bệnh nhân có những biểu hiện như trên kèm theo một số triệu chứng toàn thân như là: sốt nhẹ, thiếu máu, tim nhanh, môi lưỡi khô… cần đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nên quá nặng. Khi đó việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm đại tràng chảy máu vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Vì thế việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, người ta cho rằng bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch.

Viêm đại tràng chảy máu và bệnh Crohn được xếp chung trong nhóm bệnh viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease- IBD). Lúc đầu bệnh có thể chỉ khu trú tại trực tràng, về sau lan dần vào trong, tổn thương có thể toàn bộ đại tràng đôi khi có thể lan cả sang một phần của đoạn cuối ruột non.

Bệnh thường gặp ở dân số tại những quốc gia phát triển như khu vực châu Âu và bắc Mỹ, trong độ tuổi từ 18 – 30 và 60 – 70. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới và nữ giới là như nhau.

Hiện nay, những ca bệnh viêm đại tràng chảy máu có xu hướng tăng lên ngày một nhiều hơn tại các nước châu Á.

Những người có lối sống kém khoa học đặc biệt là các thói quen ăn uống không lành mạnh, hay căng thẳng stress, có các bệnh lý như viêm đại tràng, viêm đại tràng xung huyết thì sẽ là yếu tố thuận lợi để phát triển bệnh viêm đại tràng chảy máu.

Chẩn đoán viêm đại tràng chảy máu

Người bệnh thường đi khám khi có các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, phân đen kéo dài. Thông thường, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tiền sử bệnh tật của bệnh nhân và các triệu chứng họ gặp phải để chẩn đoán ban đầu.

Các triệu chứng được ghi nhận là căn cứ để phân biệt và loại trừ với các bệnh như là bệnh Crohn, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm túi thừa và ung thư đại tràng.

Để giúp chẩn đoán viêm đại tràng chảy máu chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm và thủ tục sau:

  • Xét nghiệm phân:  Xét nghiệm phân để tìm dấu hiệu của bạch cầu và máu trong phân. Sự hiện diện của các tế bào bạch cầu trong phân chỉ ra bệnh viêm nhiễm, có thể gây loét đại tràng.
  • Xét nghiệm máu: Nếu các chỉ số về bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu tăng, CRP tăng, có thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ thì chứng tỏ bệnh nhân bị viêm loét đại tràng. Nếu có dấu hiệu thiếu máu hồng cầu thì có liên quan đến bệnh Crohn. Xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra xem có thiếu máu hoặc nhiễm trùng.
  • Sinh hóa: Albumin giảm do mất qua đường tiêu hóa khi viêm loét, giảm Vit B12, axit folic, Fe huyết thanh. Rối loạn điện giải ( giảm K, Mg) .
  • Chụp X-quang khung đại tràng: Kỹ thuật này giúp bác sĩ thấy được vùng tổn thương trong niêm mạc đại tràng, các ổ loét nông, nhỏ hoặc polyp giả.
  • Nội soi khung đại tràng: Được xem là biện pháp hữu hiệu và áp dụng phổ biến nhất trong công tác chẩn đoán bệnh viêm đại tràng chảy máu. Nội soi đại tràng giúp bác sĩ quan sát được các vùng tổn thương, xuất huyết bên trong niêm mạc đại tràng. Thao tác nội soi cần thực hiện cẩn thận nhằm tránh gây các tai biến thủng do đại tràng đã bị loét nặng.
  • Sinh thiết niêm mạc đại tràng: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ trong niêm mạc đại tràng để phân tích trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm này có vai trò quan trọng giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư.

Những biến chứng của bệnh có thể xảy ra

Cơ thể người bệnh suy kiệt, gầy yếu do bị viêm đại tràng chảy máu lâu ngày.

Biến chứng nhẹ gặp phải như giả polyp (gặp ở 20% người bệnh).

Các biến chứng ít gặp hơn có thể là rò hậu môn, nứt hoặc bị áp – xe hậu môn

Biến chứng thường gặp ở người bệnh là:

  • Hay bị thiếu máu
  • Cơ thể suy nhược
  • Có thể bị thủng đại tràng, sốc do nhiễm độc nếu bệnh nặng.

Trong trường hợp nặng thì biến chứng có thể gặp phải là:

  •  Phình đại tràng nhiễm độc (2 – 6%)
  • Thủng đại tràng (2,8%)
  • Hẹp đại tràng
  • Chảy máu nghiêm trọng (1 – 5%) và không thể kiểm soát bằng các phương pháp nội khoa được nữa.
  • Ung thư hóa với tỷ lệ tăng dần theo thời gian mắc bệnh (trên 10 năm: 3-5%; trên 25 năm: 41%; trên 35 năm: 56%).

Một số biến chứng khác có thể gặp là:

  • Viêm khớp
  • Da bị hồng ban nút
  • Viêm quanh mật quản
  • Viêm da mủ hoại thư
  • Viêm bể thận, sỏi thận
  • Viêm xơ đường mật tiên phát,…
  • Khi tình trạng xuất huyết lan rộng thì còn xuất hiện hiện tượng đông máu rải rác nội mạc.

Điều trị bệnh viêm đại tràng chảy máu

Khi có triệu chứng, bệnh nhân nên chủ động đi khám bệnh sớm và điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng; theo dõi định kỳ để phát hiện tránh để bệnh tiến triển thành ung thư.

Điều trị bằng thuốc

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc để điều trị dứt điểm bệnh mà việc điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh phối hợp nhằm đẩy lui các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng, giai đoạn của bệnh, tổng trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cụ thể.

Thông thường, trong viêm đại trực tràng chảy máu các thuốc thường được dùng phối hợp là Corticoid, Azathioprin, Cyclosporin, Sulfasalazin và các dẫn chất của nó.

Nếu cấy phân phát hiện vi khuẩn bội nhiễm, nên dùng kháng sinh thích hợp theo kháng sinh đồ. Trường hợp không tìm thấy dấu hiệu vi khuẩn trong mẫu phân xét nghiệm thì dùng các loại thuốc: Sulfamide, Salazopyrine, Sulfaguanidine. Nếu kết hợp với corticoide thụt hậu môn; khi dùng corticoide (uống hoặc tiêm) phải thận trọng hơn vì niêm mạc ruột đã có sẵn ổ loét nên rất dễ thủng.

Đặc biệt không dùng các chế phẩm của thuốc phiện, thuốc chống tiêu chảy và thuốc kháng cholin vì có thể gây ra phình đại tràng. Đặc biệt trong trường hợp có biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, bệnh nhân phải được theo dõi và điều trị trong trung tâm hồi sức tích cực.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thì cần kết hợp với chế độ sinh hoạt và cân bằng tâm lý để cải thiện tình trạng bệnh. Đây cũng là những biện pháp hữu hiệu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa với những người khỏe mạnh.

Xem thêm: Bị viêm đại tràng chảy máu nên và không nên ăn loại thực phẩm nào?

Điều trị bằng phẫu thuật

Biện pháp duy nhất để điều trị khỏi bệnh hoàn toàn là phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp nặng khi bệnh có biến chứng nhiễm độc đại tràng, thủng đại tràng, xuất huyết ồ ạt hoặc bệnh nhân không đáp ứng với việc điều trị bằng thuốc.

Viêm đại  tràng cháy máu cần được theo dõi thường xuyên mỗi 6 tháng một lần bằng nội soi đại tràng và sinh thiết nhiều mảnh ở đại tràng, đại tràng sigma, để kịp thời phát hiện giai đoạn loạn sản nặng hoặc là giai đoạn đầu của tiến triển ung thư.

Cập nhật lúc: 20/09/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...