Những thông tin về viêm đại tràng co thắt ở bà bầu
“Khi mang thai được 12 tuần, cứ ba bốn ngày tôi lại bị đau bụng, tiêu chảy vào buổi trưa. Tình trạng này kéo dài mấy tháng liền khiến tôi rất hoang mang”.
Nếu các mẹ bầu đang gặp hiện tượng giống như trên đây thì rất có thể bệnh đại tràng co thắt chính là nguyên nhân. Trong bài viết này, Tràng Phục Linh sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết hơn về viêm đại tràng co thắt và cách để chống lại bệnh để có thai kỳ khỏe mạnh.
Bà bầu bị viêm đại tràng co thắt
Mục lục
- 1. Nguyên nhân của viêm đại tràng co thắt ở bà bầu
- 2. Triệu chứng ở bà bầu khi bị viêm đại tràng co thắt
- 3. Viêm đại tràng co thắt ở bà bầu có nguy hiểm không?
- 4. Điều trị viêm đại tràng co thắt trong thai kỳ bằng thuốc
- 5. Các bài thuốc dân gian trị bệnh viêm đại tràng cho bà bầu
- 6. Chế độ ăn uống sinh hoạt giúp giảm viêm đại tràng co thắt
Nguyên nhân của viêm đại tràng co thắt ở bà bầu
Do thay đổi nội tiết tố
Nói chung, phụ nữ mang thai có dễ bị viêm đại tràng co thắt hơn phụ nữ không mang thai. Điều này có thể là do các hormone thai kỳ có tác động đến hệ tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến tốc độ phân di chuyển trong ruột già và lượng nước mà phân hấp thụ khi đi qua. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy các triệu chứng của đại tràng co thắt thể tiêu chảy có thể tồi tệ hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Do chế độ ăn uống thay đổi
Trong quá trình thai nghén, bà bầu thay đổi khẩu vị, ăn uống kém, khó ăn hơn hoặc đột nhiên thèm ăn chua, cay, ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng… chính điều này khiến chức năng đại tràng trở nên rối loạn.
Do căng thẳng, stress
Khi mang thai, bà bầu thường hay lo lắng, stress, những cảm xúc tiêu cực này đều có thể tác động trực tiếp lên đường ruột làm cho đại tràng căng thẳng, hoạt động co bóp của nhu động ruột rối loạn.
Triệu chứng ở bà bầu khi bị viêm đại tràng co thắt
Đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích (IBS)) chỉ đơn giản là sự co bóp bất thường của các cơ đường tiêu hóa. Bệnh gây ra các triệu chứng đáng nói như sau:
- Tiêu chảy và táo bón xen kẽ
- Đầy hơi chướng bụng (thường gặp ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2)
- Bụng đau âm ỉ hoặc từng cơn dọc theo khung đại tràng (triệu cứng này dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau của động thai, sảy thai…)
- Bà bầu đi đại tiện phân không thành khuôn, dính nhầy và máu
Viêm đại tràng co thắt ở bà bầu có nguy hiểm không?
Các bà bầu bị viêm đại tràng co thắt đều hiểu rằng những triệu chứng của bệnh khiến họ khó chịu thế nào trong thai kỳ. Căng thẳng là yếu tố nguy cơ nhưng cũng chính là hệ quả nếu phụ nữ bị viêm đại tràng co thắt trong thai kỳ. Chức năng co bóp của đại tràng bị rối loạn khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng từ mẹ sang con bị cản trở, bé có thể bị suy dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ.
Đáng lo ngại hơn, viêm đại tràng co thắt làm tăng nguy cơ sẩy thai và chửa ngoài tử cung ở bà bầu.
Điều trị viêm đại tràng co thắt trong thai kỳ bằng thuốc
Hiện nay có rất ít nghiên cứu tập trung vào việc quản lý và điều trị viêm đại tràng co thắt ở phụ nữ mang thai. Chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng co thắt trong thai kỳ cũng là một vấn đề lâm sàng đầy thách thức.
Khi bà bầu mắc viêm đại tràng co thắt trầm trọng, mà các phương pháp điều trị không thể có hiệu quả. Việc sử dụng thuốc Tây vẫn được lựa chọn. Tuy nhiên bà bầu cần chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Các thuốc được chỉ định có thể là:
- Aminosalicylates
- Hợp chất 5-ASA
- Methotrexate
Tất cả các thuốc này đều có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ. Cần đảm bảo việc dùng thuốc đúng cách, đúng liều, đúng thời gian và tần suất. Nếu phát sinh bất cứ vấn đề gì, cần chủ động tìm đến bác sĩ ngay lập tức.
☛ Xem chi tiết: Bị viêm đại tràng co thắt nên uống thuốc gì?
Các bài thuốc dân gian trị bệnh viêm đại tràng cho bà bầu
Nghệ mật 0ng kháng khuẩn, lành các vết loét
Nghệ và mật ong
Công dụng của nghệ với bệnh về tiêu hóa:
Nghệ có công dụng là bổ trung, nhuận tràng, giảm đau, tiêu độc. Nhiều nghiên cứu chứng minh, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, làm băng se niêm mạc, làm lành các vết loét, chống ung thư, thông tiện, giải độc và nâng cao hệ miễn dịch và có lợi cho quá trình chuyển hoá đường.
Với nghệ đen:
- 2 thìa cà phê bột nghệ hòa chung 1 thìa cà phê mật ong, trộn hoàn viên. Mỗi lần dùng khoảng 5 viên nhỏ. Dùng liên tục 1 tháng để cho kết quả tốt nhất
Bột nghệ vàng và mật ong
Mật ong và nghệ rất tốt cho sức khỏe, giúp kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, làm lành vết loét ở lớp niêm mạc hoàn toàn.
Chuẩn bị
- Bột nghệ vàng uy tín
- Mật ong nguyên chất
Cách dùng:
- 2 thìa cà phê bột nghệ hòa chung 1 thìa cà phê mật ong, trộn hoàn viên
- Mỗi lần dùng khoảng 5 viên nhỏ
- Dùng liên tục 1 tháng để cho kết quả tốt nhất
Mè đen và mật ong
Cách thực hiện
- 100g mè đen rang chín thơm. Mật ong nguyên chất
- Mè đen rang nhỏ lửa cho chín rồi giã mịn, bỏ vào hũ thủy tinh đỡ mất mùi. Mỗi lần dùng 1 thìa mè đen trộn với 1/2 thìa mật ong. Ngày dùng 2 lần
Chế độ ăn uống sinh hoạt giúp giảm viêm đại tràng co thắt
Chế độ ăn uống khoa học
Cách an toàn nhất để cố gắng kiểm soát các triệu chứng viêm đại tràng co thắt trong thai kỳ là thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống. Bạn cần đảm bảo tuân thủ một chế độ ăn uống toàn diện để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi phát triển.
Bổ sung lợi khuẩn:
Bổ sung lợi khuẩn hằng ngày sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và tránh xảy ra tình trạng thức ăn bị ứ đọng bên trong – nguyên nhân chính gây ra tình trạng co thắt đại tràng. Để bổ sung lợi khuẩn, mẹ nên ăn thêm sữa chua hoặc uống sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ sữa tươi trong thực đơn hằng ngày.
Ăn đầy đủ dinh dưỡng:
- Mẹ nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nên chia nhỏ thức ăn 1 ngày trong một khoảng thời gian sẽ giúp cho đại tràng có thời gian nghỉ ngơi và thích nghi.
- Bà bầu nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường chất xơ cho cơ thể, ngăn ngừa táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Hạn chế chất béo, bổ sung chất đạm cho cơ thể từ các loại thức ăn dễ tiêu hóa như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, các loại thịt nạc, cá nạc. Thịt heo cần băm nhuyễn trước khi chế biến để đường ruột dễ tiêu hóa.
- Bên cạnh đó, các mẹ khi uống sữa bầu nên thay thế bằng các loại sữa tách béo, sữa không lactoser hoặc sữa chua.
- Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là vấn đề rất quan trọng cần được thực hiện ngay cả khi bạn có sức khỏe tốt. Bà bầu bổ sung đủ nước sẽ giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Ngoài việc bổ sung nước lọc thì mẹ bầu có thể uống thêm nước ép mận để làm giảm táo bón tốt hơn. Bên cạnh đó nếu bị buồn nôn thì hãy thử khắc phục với một cốc nước gừng ấm
Thực hiện các thói quen ăn uống khoa học:
- Không nên ăn quá no bởi khi quá no đại tràng của mẹ phải làm việc với lượng thức ăn quá lớn sẽ gây ra các cơn co thắt nghiêm trọng. Do đó, nếu thức ăn đi vào cơ thể nhẹ nhàng sẽ giúp cho dạ dày hoạt động hiệu quả.
- Tuyệt đối không nên ăn đồ sống, rau sống tránh tiêu chảy, đồ ăn cay nóng, dưa muối hay các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas,…
- Ăn đồ ăn hấp, luộc giúp mẹ bầu dễ dàng tiêu hóa hơn.
- Những chị em gặp cảnh nghén, khó ăn uống nên chia ra nhiều bữa nhỏ dể dễ hấp thụ.
☛ Bạn cần xem: Bệnh viêm đại tràng co thắt cần kiêng ăn gì giúp bệnh tốt hơn
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Tập thói quen không nằm luôn sau khi ăn, bởi như vậy vô tình khiến lượng thức ăn khó tiêu hóa đi và gây ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa khác.
- Lắng nghe hướng dẫn của chuyên khoa về những bài tập và chọn nơi phù hợp để vận động cơ thể.
- Khi có các cơn đau quặn ở bụng, hay khó chịu tức bụng mẹ bầu có thể xoa nhẹ bụng để làm dịu cơn đau.
- Học massage nhẹ nhàng quanh rốn giúp kích thích hệ tuần hoàn ở dạ dày nhiều hơn
Chế độ vận động hợp lý
Nên vận động đi lại nhẹ nhàng. Tập một số môn thể thao nào đó khi rảnh sẽ giúp bà bầu ngăn được tình trạng táo bón: Yoga, đi bộ nhẹ…
Quản lý căng thẳng, stress
Tinh thần thoải mái à điều đặc biệt quan trọng nhất trong những điều mà phụ nữ mang thai cần lưu ý. Các mẹ yên tâm rằng, mắc đại tràng co thắt khi mang thai rất nhiều, mà đều có thể trải qua được quãng thời gian này an toàn, sinh bé khỏe mạnh thì mình cũng làm được.
Tinh thần lo lắng đôi khi lại làm triệu chứng bệnh nặng lên, đại tràng co thắt quá mức sẽ ảnh hưởng đến bé.
Tái khám định kỳ
Luôn nhớ ngày khám thai định kỳ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi, ngoài ra nên đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường từ cơ thể hay từ thai nhi.
Hi vọng, những thông tin về viêm đại tràng co thắt ở trên có thể giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về triệu chứng cũng như cách điều trị với chứng bệnh viêm đại tràng ở phụ nữ mang thai. Để có tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các chuyên gia tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)