Viêm đại tràng

Đi ngoài ra máu ăn gì kiêng gì mau khỏi?

Đi ngoài ra máu là tình trạng mà nhiều người gặp phải gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây ra đa dạng, có thể do bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại tràng, ung thư đại trực tràng…Bên cạnh điều trị người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng. Cùng tìm hiểu những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi đại tiện ra máu qua những thông tin sau đây. Mục lụcĐi ngoài ra máu do bệnh gì?Đi ngoài ra máu ăn gì cải thiện?Bổ sung nước đầy đủBổ sung thực phẩm giàu magieThực phẩm giàu chất xơThực phẩm giàu rutinThực phẩm giàu vitamin CĐi ngoài ra máu không nên ăn gì?Khi nào cần gặp bác sĩ?Làm gì khi bị đi ngoài ra máu?Chế độ ăn uống hợp lýKhông nhịn đi đại tiệnThói quen vận động tích cựcTâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳngGiải pháp nào khi bị đi ngoài ra máu do viêm đại tràng? Đi ngoài ra máu do bệnh gì? Nhiều người cho rằng đi ngoài ra máu là một bệnh nhưng thực tế đây là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Đi ngoài ra máu là tình trạng mỗi khi đi đại tiện có lẫn máu trong phân. Lượng máu có thể ít chỉ vài giọt thấm vào giấy vệ sinh nhưng cũng có thể chảy thành dòng, thành tia…Các biểu hiện kèm theo như đau rát, ngứa ngáy hậu môn, sốt cao…tùy thuộc vào bệnh lý mắc phải. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến người bệnh đi ngoài ra máu: Bệnh trĩ Đại tiện ra máu là triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ, bệnh hình thành do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Bệnh ở thể nhẹ, người bệnh bị đại tiện ra máu nhưng chảy ít, chỉ nhận thấy có chút máu thấm vào giấy vệ sinh sau mỗi lần đi cầu. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể bị chảy máu bất cứ lúc nào khi người bệnh chuyển động, ngồi xổm, hậu môn ẩm ướt, lở loét, máu chảy thành tia, thành dòng. Bệnh trĩ có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, có một vài yếu tố nguy cơ như mang thai, táo bón kéo dài, stress, tiêu chảy mạn tính, đi tiêu rặn mạnh, béo phì, chế độ ăn uống ít chất xơ…Điều trị chủ yếu nội khoa, khi điều trị nội khoa không có hiệu quả có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ bệnh trĩ. Táo bón Tình trạng này hầu như ai cũng đã từng gặp phải, mỗi lần đi cầu khó khăn do phân khô cứng, buồn đi vệ sinh mà không đi được. Mỗi lần đi vệ sinh phải ngồi thật lâu, rặn thật mạnh mới đi tiêu được. Do đó, vùng niêm mạc ở hậu môn dễ bị tổn thương, trầy xước dẫn tới chảy máu lúc đi ngoài. Cần cẩn trọng với bệnh lý này vì táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh trĩ. Nứt kẽ hậu môn Táo bón kéo dài khiến mỗi lần đi vệ sinh người bệnh đều phải rặn mạnh khiến vùng hậu môn bị sưng và phù nề. Các triệu chứng gặp phải là đau rát ở vùng hậu môn kèm tình trạng đi ngoài ra máu. Lượng máu của người bệnh thường không nhiều, có màu đỏ nhạt. Viêm loét đại tràng Là bệnh lý về đại tràng gặp khá phổ biến hiện nay, bệnh gây viêm loét dẫn tới tổn thương niêm mạc đại tràng. Người bệnh có các dấu hiệu như đau bụng, rối loạn đại tiện, phân có thể có lẫn máu nhầy và mủ, cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh chóng. Đọc thêm: Viêm loét đại tràng – triệu chứng, nguyên nhân, điều trị Polyp đại trực tràng Polyp là khối u lồi vào trong lòng ruột kết, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết. Một số polyp bám vào thành đại trực tràng gây ra các triệu chứng buồn đại tiện, đi đại tiền nhiều lần gây chảy máu hậu môn. Trong nhiều trường hợp cần loại bỏ polyp để kiểm tra dấu hiệu ung thư, giảm nguy cơ mắc ung thư. Ung thư đại trực tràng Ung thư đại tràng hoặc trực tràng là bệnh lý nguy hiểm, khối u có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu. Một số trường hợp ung thư được phát triển từ các polyp lành tính ban đầu. Trường hợp mắc ung thư dạ dày – ruột đều cần phải điều trị ngay lập tức để kéo dài tuổi thọ của người bệnh, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) Quan hệ tình dục không an toàn có thể gây ra nhiều bệnh lý, đặc biệt quan hệ qua đường hậu môn. Nguy cơ gây viêm vùng hậu môn, trực tràng và làm tăng nguy cơ chảy máu. Xem thêm: Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Đi ngoài ra máu ăn gì cải thiện? Bổ sung nước đầy đủ Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu khiến phân càng trở nên thô cứng hơn. Từ đó, người bệnh dễ bị táo bón, nguy cơ cao mắc các bệnh lý trực tràng – hậu môn như trĩ, polyp, viêm nhiễm hậu môn…Khi niêm mạc đường ruột bị cọ xát khiến chảy máu càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, cần uống nước đầy đủ, tối thiểu 2 lít mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe ổn định, giảm thiểu tình trạng đi ngoài ra máu. Bổ sung thực phẩm giàu magie Maige là khoáng đa lượng tối  phải cho cơ thể vì góp mặt trong nhiều chuyển hóa cần thiết của cơ thể. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ giúp tăng cường nhu động ruột, giúp đại tràng thực hiện khả năng tiêu hóa trơn tru hơn. Những thực phẩm có hàm lượng magie cao phải kể tới như các loại rau xanh, các loại họ đậu ( ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân), hải sản, thịt, sữa.. thậm chí là nguồn “nước cứng” cũng cung cấp cho cơ thể một phần magie đáng kể rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Thực phẩm giàu chất xơ Đối với người bệnh bị đi ngoài ra máu chất xơ có vai trò rất quan trọng. Các loại rau củ quả không chỉ giúp nhuận tràng, giảm táo bón khá tốt như rau diếp cá, mồng tơi, khoai lang, rau máu…Bổ sung chất xơ thường xuyên vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Thực phẩm giàu chất xơ phải kể tới như khoai lang, củ cải, cà rốt, bơ, đu đủ, bưởi, thanh long, hạt đậu đen, vừng đen… sẽ hỗ trợ tốt cho người bị táo bón, trĩ, giúp đại tiện dễ dàng hơn. Thực phẩm giàu rutin Để cải thiện tình trạng đại tiện ra máu không nên bỏ qua nguồn thực phẩm giàu rutin. Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Với những trường hợp mạch máu suy yếu, chảy máu, tổn thương niêm mạc…được khuyến cáo nên sử dụng thực phẩm giàu rutin. Các thực phẩm giàu rutin phải kể tới như lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, bưởi, diếp cá, rau máu…Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều một lần mà hãy sắp xếp thực đơn sao cho phù hợp hoặc thay đổi thực đơn liên tục để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Thực phẩm giàu vitamin C Vitamin C có vai trò quan trọng đối với cơ thể, là chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp cơ thể thanh nhiệt, tăng sức đề kháng đặc biệt rất cần thiết khi bị rách niêm mạc hay chảy máu hậu môn, trực tràng. Người bệnh có thể bổ sung vitamin C qua những thực phẩm như cam, chanh, quýt, lê, mận, bưởi…Tuy nhiên, cần lưu ý khi ăn trái cây giàu vitamin C nên ăn khi bụng no, không nên ăn lúc đói. Đặc biệt với người có tiền sử bệnh đau dạ dày thì không nên ăn các thực phẩm này quá nhiều. Lượng axit có trong loại quả giàu vitamin C có thể khiến đau dạ dày càng nặng hơn. Đi ngoài ra máu không nên ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh cần tránh một số thực phẩm để tình trạng đi ngoài ra máu không chuyển biến xấu hơn. Hãy loại bỏ những thực phẩm sau ra khỏi thực đơn hàng ngày của bạn: Đồ ăn cay nóng: Như mù tạt, tiêu, ớt…là những thực phẩm làm gia tăng nguy cơ táo bón khiến đi ngoài ra máu nặng hơn. Sữa tươi, pho mát…hạn chế sử dụng vì lượng đường lactose có trong sữa cao khiến người bệnh khó tiêu, đầy bụng. Do đó, nếu đang gặp phải vấn đề đi ngoài ra máu do trĩ, táo bón…nên hạn chế tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa. Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói có chứa hương liệu tổng hợp không tốt cho quá trình tiêu hóa Socola không nên sử dụng vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa, gia tăng tình trạng táo bón gây đi ngoài ra máu Không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê…do có chứa hàm lượng protein cao gây khó khăn cho tiêu hóa dẫn tới táo bón, đi ngoài ra máu. Không nên uống rượu bia, đồ uống có cồn vì chúng làm tăng nguy cơ mất nước, gây táo bón và đi ngoài ra máu Loại bỏ thực phẩm cay nóng ra khỏi thực đơn hàng ngày cải thiện đi ngoài ra máu Trong quá trình điều trị và sau điều trị, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý giúp chữa trị nhanh chóng và phòng ngừa đi ngoài ra máu quay trở lại. Khi nào cần gặp bác sĩ? Một số trường hợp đại tiện ra máu không cần phải điều trị. Nhưng đi ngoài ra máu do nguyên nhân bệnh lý, lượng máu nhiều và kéo dài cần gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp. Người bệnh cần đi khám khi có triệu chứng: Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần Đi đại tiện phân đẫm máu ở trẻ nhỏ Cơ thể mệt mỏi Sức khỏe suy giảm Sụt cân không rõ nguyên nhân Đau bụng, sưng bụng Sốt cao Buồn nôn, nôn Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng Kết cấu và hình dạng phân thay đổi bất thường và kéo dài hơn 3 tuần Đi đại tiện hoặc đi tiểu tiện không kiểm soát Làm gì khi bị đi ngoài ra máu? Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý kể trên, người bệnh cần thăm khám tìm nguyên nhân cụ thể và có biện pháp điều trị đúng cách. Không tự ý mua thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân để lại nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp điều trị tại nhà bằng cách: Chế độ ăn uống hợp lý Một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu, một số điều cần lưu ý trong việc ăn uống như sau: Bổ sung thực phẩm lành mạnh có chứa nhiều chất xơ, vitain giúp giải nhiệt, giảm táo bón từ rau củ quả Hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích Bổ sung đủ nước Ăn đủ bữa, đúng giờ Không nhịn đi đại tiện Khi có nhu cầu đi đại tiện không nên nhịn lâu. Nên tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, tốt nhất vào buổi sáng. Ngoài ra, sau mỗi lần đi đại tiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối ấm. Thói quen vận động tích cực Hạn chế ngồi lâu, thường xuyên vận động mỗi ngày bằng cách chạy bộ, tập yoga, đạp xe…Hoạt động thường xuyên giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, lưu thông máu giúp tiêu hóa tốt hơn. Tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng Lo lắng, căng thẳng làm niêm mạc ruột co bóp nhiều gây khó khăn cho tiêu hóa và dễ dẫn tới táo bón. Người bệnh luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, sức khỏe phát triển toàn diện. Giải pháp nào khi bị đi ngoài ra máu do viêm đại tràng? Để cải thiện tình trạng viêm đại tràng người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, kết hợp sử dụng những sản phẩm có tác dụng tái tạo niêm mạc đại tràng. Trong đó, Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng Công dụng: Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột. Giúp hỗ trợ giảm những triệu chứng: đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng. Giúp tăng cường tiêu hóa Dành cho các đối tượng: Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng. Không những thế, Tràng  Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng. Công dụng: Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY

Đi đại tiện ra máu ở nữ giới bệnh gì? Điều trị thế nào?

Đại tiện ra máu là hiện tượng gặp khá phổ biến ở nữ giới, phổ biến do bị bệnh trĩ, bệnh viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng…Để cải thiện đi ngoài ra máu ở nữ giới cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra giúp điều trị phù hợp cho từng đối tượng.   Dấu hiệu đi đại tiện ra máu ở nữ giới Đại tiện ra máu là tình trạng mà hầu như ai cũng từng gặp phải, triệu chứng này thường xuất hiện một cách đột ngột không có dấu hiệu báo trước. Mỗi lần đi đại tiện phân có lẫn máu với màu sắc khác nhau thường là máu tươi, máu đen đóng thành cục hoặc trộn lẫn vào phân. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà lượng máu ít hay nhiều. Một số người đi ngoài ra máu ít và chỉ phát hiện khi nhìn vào phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên, có những khi máu chảy thành giọt, thành dòng hoặc phun thành tia. Bên cạnh dấu hiệu đi ngoài ra máu, tùy vào nguyên nhân người bệnh còn có một số dấu hiệu khác đi kèm như: Sốt Táo bón nhiều ngày Tiêu chảy kéo dài Phân đen, có nhầy Đau bụng Chán ăn, ăn uống khó tiêu Giảm cân không rõ nguyên nhân Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ở nữ Có nhiều nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ở nữ giới, phần lớn là do các vấn đề về đường tiêu hóa như: Táo bón Nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới đi ngoài ra máu phải kể tới táo bón. Táo bón xảy ra khi bạn đi ngoài ít hơn 3 lần trong tuần, khuôn phân to, phân cứng nên khi đi qua hậu môn dễ gây rách niêm mạc hậu môn và gây ra tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Bệnh trĩ Trĩ là gì? Bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu không? Trĩ là tình trạng sưng và phồng lên của mạch máu ở hậu môn. Triệu chứng đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ, chiếm 69% số người mắc. Khối phân quá cứng và việc rặn quá mức đã tác động đến bề mặt búi trĩ gây chảy máu. Trong giai đoạn đầu, hiện tượng này thường kín đáo, chỉ nhìn thấy trên phân hoặc các vệt nhỏ ở giấy vệ sinh. Càng về sau, lượng máu nhiều hơn sẽ chuyển nhỏ từng giọt, thậm chí là bắn thành tia khi đi đại tiện. Những trường hợp nặng chảy máu ngay cả khi bệnh nhân ngồi xổm hoặc thậm chí là đi lại bình thường. Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi do bệnh trĩ là do tình trạng táo bón kéo dài, phân khô cứng, khó đi cầu. Khi đi cầu ra máu tươi. Máu tươi có thể chỉ dính phân nhưng thường chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia. Đi ngoài ra máu do trĩ có các dấu hiệu phân biệt sau: Đi ngoài ra máu tươi ngay sau khi đi ngoài. Máu này như máu gà cắt tiết hoặc phủ lên trên phân. Ngoài ra, những biểu hiện khác có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ như: Cảm thấy ẩm ướt xung quanh khu vực hậu môn. Đau, rát, sưng và ngứa hậu môn: có thể âm ỉ suốt cả ngày hoặc dữ dội trong và sau khi đi vệ sinh. Sa búi trĩ: là hiện tượng búi trĩ bị sa ra ngoài lúc đi cầu hoặc làm việc nặng. Cách điều trị Trĩ gây chảy máu khi đi ngoài với lượng ít thường tự cải thiện theo thời gian, tuy nhiên nếu thực hiện thêm một số biện pháp tại nhà có thể đẩy nhanh quá trình lành và làm dịu những cơn đau rát gây khó chịu. Khi trĩ kèm theo triệu chứng ngứa hoặc đau, bạn nên bắt đầu bằng cách làm sạch nhẹ nhàng vùng hậu môn và giảm viêm như sau: Ngâm mình trong bồn tắm giúp giảm đau. Sử dụng khăn ẩm: giấy vệ sinh thô ráp có thể gây khó chịu sau khi đi ngoài, thay vào đó nên sử dụng khăn ẩm, mềm. Túi chườm lạnh: quấn xung quanh một túi lạnh bằng khăn và sau đó ngồi lên sẽ làm giảm viêm và dịu vùng da hậu môn. Áp dụng không quá 20 phút/lần. Tránh rặn hoặc ngồi đại tiện quá lâu do làm tăng áp lực cho búi trĩ. Sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như kem bôi trĩ, thuốc đạn… Tiếp theo là làm mềm phân để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giảm nguy cơ kích ứng thêm hoặc tổn thương búi trĩ đang chảy máu: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao như rau xanh, trái cây tươi… Uống thuốc làm mềm phân không kê đơn. Duy trì tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày. Khi phương pháp tại nhà không giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh, lượng máu chảy càng nhiều thì cần sự can thiệp của bác sĩ. Lúc này tùy theo mức độ của bệnh mà có phương pháp xử lý cho phù hợp như: Chích xơ búi trĩ. Thắt dây cao su vào gốc của búi trĩ làm hạn chế lưu lượng máu và giúp chúng co lại, cuối cùng là rụng đi. Tiêm dung dịch thuốc vào búi trĩ. Kỹ thuật quang đông hồng ngoại. Phẫu thuật cắt búi trĩ bao gồm cắt từng búi trĩ, cắt khoanh niêm mạc, phẫu thuật bằng phương pháp Longo… Xuất huyết đường tiêu hóa Nếu xảy ra xuất huyết ở dạ dày, đại tràng hay bất cứ vị trí nào ở đường ống tiêu hóa khiến nữ giới đi ngoài ra máu. Máu có đặc điểm khác nhau, có thể màu đen, đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc đóng cục. Có trường hợp máu trộn lẫn vào trong thức ăn khiến phân có màu đen và mùi hôi khắm. Nứt kẽ hậu môn Nguyên nhân khiến nhiều chị em đi ngoài ra máu phải kể tới bệnh nứt kẽ hậu môn. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh do táo bón lâu ngày với biểu hiện đặc trưng là vết nứt ở hậu môn khiến hậu môn sưng tấy, rướm máu, đau dữ dội đặc biệt khi ngồi hoặc lúc đi cầu. Nứt hậu môn thường xảy ra ở những người bị táo bón kinh niên, khuôn phân to, phân thô cứng nên khó di chuyển trong đường ruột và gây sức ép lớn lên ống hậu môn khiến người bệnh phải dùng sức rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Một số dấu hiệu khác giúp chẩn đoán nứt kẽ hậu môn bao gồm: Ngứa ngáy xung quanh vùng hậu môn. Đau nhói vùng hậu môn, tình trạng nặng hơn khi hoạt động mạnh hoặc ngồi. Sốt do nhiễm khuẩn đang hình thành ổ áp xe. Xì hơi qua lỗ rò, phân dính máu hoặc cả chất nhầy, dịch mủ. Một số trường hợp đi ngoài không tự chủ do ảnh hưởng đến cơ co thắt hậu môn. Triệu chứng của nứt hậu môn rất dễ nhầm với bệnh trĩ, tuy nhiên trĩ có đặc trưng giúp dễ dàng phân biệt đó là không gây đau khi đi tiêu. Cách điều trị Hầu hết các vết nứt hậu môn không cần điều trị. Tuy nhiên, một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể cải thiện tình trạng bệnh chỉ bằng những thay đổi nhỏ dưới đây: Uống nhiều nước. Bổ sung nhiều chất xơ. Hạn chế thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn, gas. Tắm bồn để thư giãn các cơ ở hậu môn, giảm kích ứng và tăng lưu lượng máu đến khu vực hậu môn trực tràng. Luôn giữ khô hậu môn. Làm sạch hậu môn bằng xà phòng nhẹ và nước ấm mỗi khi đi ngoài. Mặc quần áo rộng, thoải mái giúp tránh các dịch nhầy, máu thấm vào trong. Sử dụng thuốc làm mềm phân không kê đơn, thuốc mỡ nitroglycerin để thúc đẩy lượng máu đến hậu môn hoặc một số thuốc giảm đau tại chỗ nếu cần. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng hai tuần điều trị, hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán thêm. Tùy theo tình hình bác sĩ có thể sử dụng: Thuốc tiêm ngăn chặt co thắt ở hậu môn bằng cách tạm thời làm tê liệt cơ. Biện pháp này giúp vết nứt hậu môn lành lại và ngăn ngừa vết nứt mới hình thành. Phẫu thuật cắt cơ vòng hậu môn. Áp xe hậu môn Là tình trạng có ổ nhiễm trùng bị mưng mủ nằm gần hậu môn. Khi ổ áp xe bị vỡ ra, hậu môn có hiện tượng bị chảy nhiều dịch mủ, máu đặc biệt khi đại tiện. Với nữ giới bị áp xe hậu môn có các triệu chứng khác như sốt cao, ớn lạnh, đau nhức dữ dội ở khu vực bị bệnh. Bệnh polyp đại trực tràng Polyp xuất hiện do sự tăng sinh quá mức ở lớp niêm mạc trực tràng tạo thành các khối u nhỏ có cuống hoặc không cuống phát triển trong lòng trực tràng. Ngoài dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi người bệnh không có triệu chứng nào khác. Polyp đa phần lành tính nhưng nếu chị em bị bệnh do di truyền thì polyp tiềm ẩn ác tính khá cao và là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư đại trực tràng. Viêm đại tràng Là bệnh lý phổ biến đường tiêu hóa gây viêm nhiễm dẫn tới tổn thương niêm mạc đại tràng. Nữ giới bị viêm đại tràng có các triệu chứng như đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn dọc khung đại tràng, tiêu chảy hoặc táo bón,  phân có lẫn máu kèm theo dịch nhầy giống như mũi ☛ Thông tin chi tiết: Viêm đại tràng là gì? Bệnh ung thư dạ dày Nếu gặp phải tình trạng đi cầu ra máu đen kèm theo một số dấu hiệu khác như đau thượng vị, ăn uống kém, sụt cân nhanh cần thận trọng vì đây là triệu chứng của ung thư dạ dày. Triệu chứng đại tiện ra máu ở nữ chỉ xuất hiện khi bệnh ung thư đã ở giai đoạn cuối do khối u bị vỡ. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đi khám để kiểm tra sức khỏe ngay. Ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác như viêm đại tràng, trĩ…Đây là căn bệnh nguy hiểm vì có khả năng di căn và gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, người có chức năng đường ruột kém, polyp đại trực tràng lâu năm hoặc do di truyền…Triệu chứng đặc trưng của bệnh phải kể tới như đi ngoài ra máu đen và máu tươi, phân lúc lỏng lúc rắn, đau bụng thường xuyên, sụt cân không rõ nguyên nhân, cơ thể luôn mệt mỏi… Bệnh lý khác Đại tiện ra máu còn là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm loét dạ dày – tá tràng, nhiễm vi sinh vật gây bệnh như lỵ amip, trực khuẩn Shigella… ➤ Xem thêm: Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Đi ngoài ra máu ở nữ có nguy hiểm không? Hiện tượng đi ngoài ra máu kéo dài khiến cơ thể bị mất máu từ đó dẫn tới nguy cơ thiếu máu rất cao. Người bệnh luôn trong trạng thái hoang mang, lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Đi cầu ra máu còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng đặc biệt là ung thư. Vì vậy, cho dù là đối tượng nào khi gặp triệu chứng đi ngoài ra máu cần phải thận trọng. Cần theo dõi sức khỏe của bản thân và sớm thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó có biện pháp điều trị đúng cách. Điều trị đại tiện ra máu ở nữ giới Điều trị đi cầu ra máu ở nữ giới chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều biện pháp cải thiện tình trạng, người bệnh có thể sử dụng thuốc tây hoặc mẹo dân gian để cầm máu. Một số trường hợp đi cầu ra máu có liên quan tới bệnh lý nguy hiểm cần phải làm phẫu thuật. Phương pháp Tây y Khi nữ giới bị đại tiện ra máu, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc tây sau: Thuốc giảm đau, chống viêm dạng uống hoặc đặt hậu môn: Aspirin,Sulfasalazine, Balsalazide, Ibuprofen, Corticosteroid, Acetaminophen… Thuốc kháng sinh: Dùng trong các trường hợp có nhiễm trùng đường ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày gây chảy máu. Thuốc làm bền thành mạch cho bệnh nhân nữ mắc trĩ đi cầu ra máu: Zinc oxide hay Resorcinol. Các thuốc khác: Thuốc cầm máu, hóa chất trị liệu cho bệnh nhân bị ung thư Trường hợp được chỉ định phẫu thuật: Bị bệnh trĩ ở mức độ 3, 4 Viêm loét đại trực tràng ở giai đoạn nặng Xuất huyết tiêu hóa gây chảy máu ồ ạt cần phẫu thuật cấp cứu để cầm máu Ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng Cách dân gian cầm máu khi đại tiện ra máu ở nữ Dưới đây là một số mẹo dân gian có thể giúp cầm máu và giảm các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa của nữ giới. Hoa hòe Theo y học cổ truyền hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt nên được dùng để chữa đi ngoài ra máu ở nữ hoặc bệnh trĩ. Cách thực hiện như sau: Hoa hòe 15g nấu chung với ruột già lơn 250g thành canh dùng trong bữa cơm. Sử dụng món ăn bài thuốc này vài lần mỗi tuần cho tới khi hết đi ngoài ra máu. Mộc nhĩ trắng và táo đỏ Mộc nhĩ trắng hầm với táo đỏ có tác dụng cải thiện đi ngoài ra máu, ngăn ngừa thiếu máu ở người bị mất máu quá nhiều. Cách thực hiện như sau: Mộc nhĩ trắng 10g đem hầm chung với táo đỏ 15g cho tới khi cả hai chín mềm. Dọn ra ăn một lần và dùng liên tục từ 5 – 10 ngay thấy được hiệu quả. Kết hợp a giao với dấm ăn Bài thuốc này sử dụng khi nữ giới bị đi ngoài ra máu nhiều do trĩ nặng hoặc nứt kẽ hậu môn. Cách thực hiện: Lấy 1 miếng keo a giao cho vào chén, thêm dấm ăn vào để đến khi a giao tan hoàn toàn. Đun nóng hỗn hợp rồi đem xông hậu môn mỗi ngày 2 lần. Nước ép bắp cải Theo nghiên cứu nước ép bắp cải giúp làm lành các vết loét ở dạ dày, đại tràng đồng thời bổ sung chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa giúp người bệnh đi ngoài đều đặn, cải thiện đi ngoài ra máu. Cach thực hiện như sau: Lấy 250g bắp cải cắt nhỏ, bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng 500ml nước, lọc qua rây lấy nước cốt bắp cải uống làm 2 đến 3 lần mỗi ngày. Trường hợp bị nữ bị đi vệ sinh ra máu có kèm tiêu chảy thì không nên uống nước ép bắp cải sống. Trà cam thảo Rễ cam thảo có chứa thành phần acid glycyrrhizic có tác dụng cầm máu, kháng viêm, xoa dịu tổn thương đường tiêu hóa. Ngoài ra, khoa học hiện đại chứng minh hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của khối u và tế bào ung thư. Cách dùng như sau: Lấy vài lát rễ cam thảo khô bỏ vào ấm hãm với nước sôi, ủ khoảng 15 phút trà chuyển sang màu vàng nhạt. Sau đó, rót ra để nguội uống hoặc pha thêm chút mật ong để tăng hương vị của trà và mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp giảm thiểu tình trạng đi ngoài ra máu. Cần tuân thủ một số vấn đề sau: Bổ sung chất xơ vào trong thực đơn hàng ngày, chất xơ có tác dụng duy trì sự ổn định của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Chị em bị đi ngoài ra máu bổ sung thực phẩm chứa sắt như thịt đỏ, rau dền, rau lá xanh…đề phòng biến chứng thiếu máu Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, đồ uống có ga, bia rượu, cà phê… Những người phải làm việc trong môi trường ngồi hoặc đứng yên một chỗ quá lâu nên thay đổi tư thế thường xuyên nhằm tránh áp lực lên vùng hậu môn, ngăn ngừa bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn ở nữ giới Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, không nên nhịn đại tiện, mỗi lần đi đại tiện không nên rặn quá mạnh. Sau khi đi vệ sinh xong nên rửa hậu môn sạch sẽ bằng nước và thấm khô Tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý gây đại tiện ra máu Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục thô bạo vì những va chạm trong lúc quan hệ có thể gây ảnh hưởng xấu tới hậu môn, thậm chí khiến niêm mạc trực tràng bị xung huyết gây chảy máu. Các biện pháp trên có khả năng làm giảm nhẹ triệu chứng, với trường hợp đại tiện ra máu do bệnh lý cần phải có phương pháp đặc trị. Nếu chị em bị đi ngoài ra máu do bệnh lý cần thăm khám, xác định chính xác vấn đề đang gặp phải để có biện pháp điều trị phù hợp. ☛ Thông tin cần biết: Mách bạn 5 cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả Giải pháp khi bị đi ngoài ra máu do viêm đại tràng Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ở nữ giới phải kể tới bệnh viêm đại tràng gây nên. Để điều trị bệnh, bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt hàng ngày người bệnh nên sử dụng sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh đại tràng. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng Dành cho các đối tượng: Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng. Không những thế, Tràng  Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng. Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Xem thêm: Đi ngoài ra máu ở nam giới – Nguyên nhân và cách trị

Đi cầu ra máu ở nam giới - Nguyên nhân và điều trị

Đi ngoài ra máu ở nam giới là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau phổ biến là bệnh ở vùng hậu môn hoặc hệ tiêu hóa gây ra. Thậm chí đây là triệu chứng của bệnh lý như xuất huyết tiêu hóa, chảy máu dạ dày, ung thư…Tốt nhất, khi bị đi ngoài ra máu nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời.   Đi đại tiện ra máu ở nam giới là bệnh gì? Đi cầu ra máu ở nam giới là hiện tượng trong hoặc sau mỗi lần đi đại tiện thấy máu lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể do thực phẩm hoặc thuốc đang sử dụng nhưng trong một số trường hợp do các bệnh lý dưới đây. Bệnh trĩ Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến về hậu môn – trực tràng, do các mạch máu ở khu vực bị sưng, viêm. Nguyên nhân gây trĩ do người bệnh bị táo bón hoặc tiêu chảy trong một thời gian dài. Ngoài ra, bệnh hình thành do chế độ ăn uống ít chất xơ, sử dụng nhiều chất béo, ngồi lâu ở một tư thế, mang thai… Bệnh trĩ là nguyên nhân điển hình gây đại tiện ra máu, trường hợp bệnh nhẹ thường chảy máu khá kín đáo có thể chỉ dính một chút trên giấy vệ sinh hay dính trên phân. Nhưng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng chảy máu nghiêm trọng hơn, thành giọt hoặc phun thành tia. Các dấu hiệu khác kèm theo như đau rát hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài, nguy cơ bội nhiễm, ung thư hậu môn. Đối với hầu hết người bệnh bị trĩ ở mức độ nhẹ, điều trị bệnh là không cần thiết. Chủ yếu người bệnh cần thay đổi chế dộ ăn uống hàng ngày với những thực phẩm giàu chất xơ, sử dụng thuốc nhuận tràng triệu chứng của bệnh thuyên giảm. Nhưng ở trường hợp nặng người bệnh cần phải chữa trị theo chỉ định của bác sĩ. Viêm ruột Viêm ruột bao gồm những bệnh tự miễn gây nên trong đó phổ biến là viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn. Người bệnh gặp phải các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, giảm cân không rõ nguyên nhân, đi cầu ra máu do trực tràng bị chảy máu. Với trường hợp nam giới bị viêm ruột chỉ định dùng thuốc để điều trị. Những trường hợp không đáp ứng điều trị cần phẫu thuật. Nứt kẽ hậu môn Một trong những nguyên nhân phổ biến khác gây đi ngoài ra máu ở nam giới do nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn gây ra các vết rách hoặc loét trong niêm mạc ống hậu môn. Nguyên nhân chủ yếu do bị đi táo bón mạn tính dẫn tới các vết rách. Người bệnh có các triệu chứng như đại tiện ra máu, máu chảy thành từng giọt, màu đỏ tươi với số lượng nhiều kèm cảm giác đau dữ dội. Tình trạng bệnh càng nặng máu chảy ra càng nhiều. Ngoài biểu hiện trên, người bệnh còn bị đau nhức khi đi cầu, ngứa ở hậu môn. Để điều trị bệnh, người bệnh cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, cải thiện tình trạng táo bón. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm cần hẹn bác sĩ để thăm khám và điều trị Viêm túi thừa Túi thừa là túi nhỏ hình thành trong đại tràng hoặc bất kỳ vị trí nào của hệ tiêu hóa nhưng phổ biến ở đại tràng khi người bệnh già đi. Viêm túi thừa thường không gây bất cứ triệu chứng nào, nhưng một số trường hợp có thể gây chảy máu khi đại tiện. Các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, sốt, buồn nôn, thói quen đại tiện thay đổi… Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do chế độ ăn uống ít chất xơ gây táo bón. Điều trị bệnh chủ yếu thay đổi chế độ ăn uống nhiều chất xơ, thay đổi lối sống. Tùy thuộc vào mức độ viêm bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc phẫu thuật. Polyp đại trực tràng Polyp đại trực tràng xuất hiện do sự tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc ruột. Đây là những khối u ở trong lòng ruột kết hoặc xuất hiện ở lớp lót trực tràng khiến đại trực tràng bị kích ứng, gây viêm hoặc chảy máu. Nam giới bị polyp đại trực tràng ngoài triệu chứng đi cầu ra máu còn cảm thấy đau bụng. Với những polyp có cuống dài và gần hậu môn có thể bị sa ra ngoài. Sa trực tràng Sa trực tràng thường xảy ra ở những đối tượng là nam giới tuổi cao hoặc trẻ em từ 1 – 3 tuổi bị sa niêm mạc. Đây là hiện tượng trực tràng bị thoát ra ngoài cơ thắt hậu môn, có thể sa hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Các triệu chứng của bệnh có thể nhầm lẫn với bệnh trĩ, người bệnh bị chảy máu, vỡ tĩnh mạch, đoạn tĩnh mạch bị sa có thể bị nghẽn khi cơ hậu môn bị co thắt, phù nề và gây hoại tử. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục Đây là nguyên nhân khiến nhiều nam giới bị đi ngoài ra máu. Các nhiễm trùng qua đường tình dục (STIs) có thể dẫn tới viêm hậu môn, viêm trực tràng. Quan hệ tình dục không an toàn bằng đường hậu môn khiến nhiều người bị vi khuẩn, nấm, virus tấn công gây bệnh. Viêm đại trực tràng Viêm đại trực tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại trực tràng với nhiều mức độ khác nhau. Đây là bệnh lý có thể gây chảy máu khi đi đại tiện. Người bệnh còn có các triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi, cơ thể mệt mỏi… Nếu không điều trị bệnh tiến triển sang dạng mạn tính thậm chí biến chứng nguy hiểm khác như thủng đại tràng, chảy máu đại tràng, ung thư đại trực tràng… Ung thư đại tràng hoặc trực tràng Ung thư đại tràng và ung thư trực tràng là bệnh lý nguy hiểm khiến nam giới bị đi ngoài ra máu. Nguyên nhân do các tế bào ung thư gây ảnh hưởng tới đại trực tràng gây viêm, kích ứng dẫn tới chảy máu. Ung thư đại trực tràng thường do các khối polyp phát triển. Ngoài dấu hiệu đi cầu ra máu, người bệnh có triệu chứng khác kèm theo như táo bón, đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, thói quen đại tiện bị thay đổi, giảm cân đột ngột, cơ thể mệt mỏi, phân dẹt và lỏng, đại tiện không tự chủ… ☛ Xem thêm: Nguyên nhân đi ngoài ra máu nhưng không đau và cách khắc phục Phương pháp chữa đi cầu ra máu ở nam giới Đại tiện ra máu ở nam giới do nhiều nguyên nhân gây nên, tùy thuộc từng nguyên nhân có biện pháp khắc phục hiệu quả. Khi có triệu chứng đi ngoài ra máu, người bệnh nên tới trung tâm y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Với nam giới bị đi ngoài ra máu do các bệnh lý vùng hậu môn, đại tràng như viêm đại tràng, trĩ, nứt kẽ hậu môn…muốn chữa khỏi đi ngoài ra máu cần chữa khỏi các bệnh lý trên. Để cải thiện triệu chứng đại tiện ra máu bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây: Cách dân gian chữa đi ngoài ra máu ở nam giới Nước ép bắp cải Theo kết quả của một số nghiên cứu chỉ ra rằng nước ép bắp cải có tác dụng tốt làm lành vết loét ở dạ dày nên làm giảm nhanh các triệu chứng chảy máu gây đại tiện ra máu ở nam giới. Cách dùng như sau: Lấy 250g bắp cải đem rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn với 500ml nước lọc Chia uống 2 – 3 lần trong ngày, uống đều đặn mỗi ngày giúp cải thiện đi ngoài ra máu Trà rễ cam thảo Rễ cam thảo có chứa hoạt chất chống viêm acid glycyrrhizic, rễ cam thảo có tác dụng làm dịu dạ dày. Ngoài ra, hợp chất này còn được chứng minh có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống khối u nên có tác dụng giảm đau, làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày và đại tràng ngăn ngừa chảy máu. Thực hiện như sau: Lấy 2 – 3 lát rễ cam thảo hãm trong nước nóng từ 10 – 15 phút, thêm một muỗng mật ong và khuấy đều uống. Hoặc nhai 1 – 2 lát rễ cam thảo mỗi ngày là cách đơn giản mà hữu ích giúp giảm triệu chứng bệnh. Nghệ Nghệ từ lâu được biết tới là vị thuốc dùng chữa nhiều bệnh lý do chứa các hoạt chất sinh học có tác dụng làm dịu các vết loét ở niêm mạc đại tràng và hậu môn giúp ngăn ngừa chảy máu, loại bỏ máu trong phân Để kiểm soát tình trạng đi ngoài ra máu ở nam giới, người bệnh lấy vài lát nghệ hãm trong nước ấm, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong và uống. Thay đổi chế độ ăn uống Để cải thiện đi cầu ra máu ở nam giới người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách: Tăng cường chất xơ trong thực đơn ăn uống hàng ngày giúp tăng cường nhu động ruột, cải thiện táo bón. Bổ sung thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa như chuối, khoai lang, lê hoặc táo… Hạn chế ăn đồ chua cay, nóng như ớt, mù tạt, tiêu… Hạn chế dùng đồ uống chứa cồn, caffein, đồ uống có ga, thuốc lá… Uống nhiều nước tối thiểu 2 lít/ngày giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể, làm mềm phân, đào thải vi khuẩn gây hại cho đường ruột ra ngoài ☛ Xem thêm chi tiết: Đi ngoài ra máu ăn gì kiêng gì mau khỏi? Thay đổi chế độ sinh hoạt Có chế độ vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nên lựa chọn bài tập phù hợp với bản thân như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… Hạn chế làm việc nặng nhọc, không nên ngồi lâu ở một tư thế Thường xuyên tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cơ thể đặc biệt vùng quanh hậu môn Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xa stress Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể lấy lại năng lượng Đi ngoài ra máu ở nam giới có thể là triệu chứng không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm người bệnh nên thăm khám, tư vấn bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. ☛ Chi tiết: Mách bạn 5 cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả hiện nay Khắc phục đi ngoài ra máu ở nam giới do viêm đại tràng Một trong những nguyên nhân đi ngoài ra máu ở nam giới do bệnh viêm đại tràng gây ra. Để điều trị bệnh, bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt hàng ngày người bệnh nên sử dụng sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh đại tràng. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng Dành cho các đối tượng: Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng. Không những thế, Tràng  Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng. Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện.

Đi ngoài ra máu sau sinh do đâu? Điều trị?

Đi ngoài ra máu sau sinh là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Tình trạng này xảy ra thường xuyên khiến chị em không khỏi lo lắng và bất an. Vậy nguyên nhân đi đại tiện ra máu sau sinh là gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục? Cùng theo dõi những thông tin dưới đây. Mục lụcĐi ngoài ra máu sau sinh do đâu?Thay đổi nội tiết tốSa búi trĩKiêng khem quá mứcTác dụng phụ của thuốcBệnh trĩPolyp hậu mônUng thư trực tràngĐi ngoài ra máu sau sinh nguy hiểm không?Điều trị và phòng ngừa đi ngoài ra máu tươi sau sinh?Thay đổi chế độ ăn uốngThay đổi chế độ sinh hoạtMẹo dân gian giảm đau sau đại tiện cho chị em sau sinhBài thuốc cải thiện khó đi đại tiện sau sinh mổ Đi ngoài ra máu sau sinh do đâu? Đại tiện ra máu sau sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp ở chị em. Đi ngoài ra máu là tình trạng phân có dính máu, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà lượng máu nhiều hay ít. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến phụ nữ đi cầu ra máu sau sinh thường gặp phải kể tới: Thay đổi nội tiết tố Phụ nữ sau sinh bị đi ngoài ra máu có thể do sự bất thường của nồng độ nội tiết tố trong cơ thể gây ra. Trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố của cơ thể có sự thay đổi kèm theo việc bổ sung những khoáng chất ( canxi, sắt…), áp lực của thai nhi lên vùng khoang chậu khiến nhiều chị em đi đại tiện gặp khó khăn. Các tĩnh mạch ở hậu môn sưng phù khiến chị em dễ bị táo bón hoặc trĩ. Tuy nhiên, nếu đại tiện ra máu do sự bất thường của nồng độ nội tiết không nên quá lo lắng vì tình trạng này sẽ cải thiện sau khoảng 1 – 2 tháng tiếp theo. Sa búi trĩ Sa búi trĩ là nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị đại tiện ra máu. Với những chị em sinh thường phải dùng sức để rặn thật mạnh đẩy con ra ngoài. Quá trình này thực hiện không đúng cách sẽ gây sức ép lên ổ bụng tăng cao khiến khóm trĩ dễ bị sa ra bên ngoài dẫn tới chảy máu khi đi đại tiện. Kiêng khem quá mức Nhiều sản phụ sau sinh bị đi ngoài ra máu do thói quen ăn uống và sinh hoạt kiêng khem quá mức. Sau sinh chị em thường vận động ít, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng như ăn nhiều thịt, ít rau, uống ít nước…nên dễ gây ra táo bón. Tình trạng táo bón ngày càng trở nên trầm trọng khiến phân khô cứng, đi cầu gặp nhiều khó khăn và gây đại tiện ra máu. Tác dụng phụ của thuốc Một số thuốc sử dụng như thuốc gây tê, thuốc kháng sinh…có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, nếu bị đi ngoài ra máu sau sinh không nên loại bỏ nguyên nhân do thuốc gây ra làm ảnh hưởng chức năng của đường ruột. Bệnh trĩ Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đại tiện ra máu sau sinh do bệnh trĩ gây nên. Ở giai đoạn đầu chỉ có một ít máu dính ở phân hoặc trên giấy vệ sinh. Nhưng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng máu chảy thành giọt thậm chí phun thành tia. Bệnh trĩ nếu không có biện pháp điều trị khiến chị em mệt mỏi do tình trạng thiếu máu. Polyp hậu môn Là khối u lành tính được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn, polyp có thể di chuyển trong lòng ruột. Bệnh gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu tươi ở cả đối tượng người bệnh là phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, người bệnh cảm thấy đau rát và buốt ở hậu môn, cơ thể mệt mỏi thậm chí trực tràng sa ra ngoài hậu môn… Ung thư trực tràng Đây là bệnh lý vể đường tiêu hóa rất nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Ung thư trực tràng gây đi ngoài ra máu ở bất kỳ đối tượng nào kể cả phụ nữ sau sinh. Vì vậy, khi gặp hiện tượng đại tiện ra máu chị em tuyệt đối không nên chủ quan. ☛  Xem thêm: Đi ngoài ra máu tươi bệnh gì? Đi ngoài ra máu sau sinh nguy hiểm không? Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi thực sự tình trạng nguy hiểm, trong nhiều trường hợp là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe: Tình trạng chảy máu kéo dài làm cơ thể mất máu gây thiếu máu. Lúc này, chị em cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tay chân lạnh. Với trường hợp nặng hơn có thể gây tụt huyết áp, rối loạn ý thức, mạch đập nhanh, khó thở, sốc phản vệ… Nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc ung thư trực tràng gây ảnh hưởng tới sức khỏe  thậm chí đe dọa tới tính mạng. Máu chảy sau khi đại tiện làm tăng nguy cơ bị ngứa, viêm loét, viêm nhiễm hậu môn, nặng nhất có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu. Khi có bất cứ biểu hiện nào chị em sau sinh đều phải hết sức chú ý để xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, chị em cần chú ý ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ nhanh chóng cải thiện tình trạng. Điều trị và phòng ngừa đi ngoài ra máu tươi sau sinh? Đại tiện ra máu sau sinh là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nên chị em tuyệt đối không nên chủ quan. Tốt nhất, nên chủ động thăm khám sớm để có biện pháp hỗ trợ khắc phục. Tùy từng nguyên nhân gây đi ngoài ra máu sau sinh mà bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Để khắc phục tình trạng này, chị em cần chú ý thực hiện một số điểm sau đây: Thay đổi chế độ ăn uống Chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt… Hạn chế thực phẩm cay nóng, chất kích thích, đồ uống có ga, đồ ăn chế biến sẵn…gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước. Với phụ nữ sau sinh bổ sung đủ nước càng trở nên quan trọng vừa giúp tăng lượng sữa cho bé vừa cải thiện tình trạng táo bón sau sinh. Thay đổi chế độ sinh hoạt Có chế độ vận động thường xuyên giúp kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Chị em sau sinh không nên ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu. Thay vào đó, nên đi lại nhiều hơn hoặc thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm táo bón. Hạn chế ngồi xổm, nên ngồi trên một cái ghế thấp phòng tình trạng sa búi trĩ Không nên nhịn đại tiện, tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định. Mỗi lần đi vệ sinh không nên ngồi quá lâu Sau đại tiện cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm Dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi để cơ thể được thoải mái, có thể massage bụng theo chiều kim đồng hồ hàng ngày để kích thích nhu động ruột Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xa stress vì stress kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý về đường tiêu hóa gây đại tiện ra máu. Bài tập trị táo bón cho phụ nữ sau sinh Mẹo dân gian giảm đau sau đại tiện cho chị em sau sinh Đại tiện ra máu ở phụ nữ sau sinh khiến chị em luôn có cảm giác đau đớn, khó chịu…thậm chí sợ đi đại tiện nên dễ bị táo bón. Vì vậy, tình trạng đi ngoài ra máu càng trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số mẹo đơn giản nhưng hữu ích giúp chị em giảm đau sau đại tiện: Sử dụng nước ấm: Nước ấm giúp làm giảm cảm giác đau rát sau mỗi lần đi đại tiện giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn. Mỗi ngày vài lần bạn có thể dùng nước ấm ngâm hậu môn, dùng nước ấm rửa hậu môn sau mỗi lần đại tiện hoặc tắm bằng nước ấm. Nước đá lạnh: Để giảm đau và khó chịu sau khi đại tiện, dùng đá lạnh bọc bằng khăn vải sạch và chườm lên hậu môn giúp giảm đau hiệu quả Sử dụng gối chữ O : Ngồi gối chữ O được coi là bí quyết giảm áp lực lên hậu môn đặc biệt là những người mắc bệnh trĩ giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa hiện tượng búi trĩ xung huyết căng phồng. Nằm nghiêng sang một bên: Hãy nằm nghiêng sang một bên tốt nhất là bên trái để giảm ứ máu tại hậu môn Bài thuốc cải thiện khó đi đại tiện sau sinh mổ Phụ nữ sau sinh mổ không đi đại tiện được có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng mà không cần thiết phải sử dụng thuốc tây. Dưới đây là mẹo dân gian các mẹ có thể tham khảo: Lá thiên lý non Lấy 1 nắm lá thiên lý non rửa sạch, giã nát với chút muối hạt. Đổ thêm 30ml nước ấm, khuấy đều và lọc lấy nước cốt. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau đó lấy bông thấm dung dịch và đắp lên vùng hậu môn, thực hiện đều đặn hàng ngày. Hoa mào gà Bông hoa mào gà phơi khô sau đó tán thành bột và trữ trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần dùng khoảng 5g pha với nước trà uống mỗi ngày 3 – 4 lần. Rau diếp cá Diếp cá rửa sạch và có thể ăn sống trong bữa ăn hàng ngày hoặc dùng rau diếp cá rửa sạch, nấu nước và đem xông hậu môn. Sau khi nước nguội bớt đem rửa hậu môn, phần bã đắp lên vùng hậu môn. Bài thuốc dân gian có hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa từng người, không phải trường hợp nào áp dụng cách này cũng mang tới hiệu quả tốt.

Đi ngoài ra máu cuối bãi bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu cuối bãi là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi gặp phải hiện tượng này người bệnh không nên chủ quan mà cần chủ động thăm khám cụ thể. Hãy theo dõi những bệnh lý có liên quan tới đại tiện ra máu cuối bãi. Mục lụcĐi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì?Bệnh trĩNứt kẽ hậu mônPolyp tiêu hóaViêm túi thừaBệnh viêm đại tràngViêm dạ dày ruộtNhiễm trùng qua đường tình dụcSinh conUng thư đại trực tràngKhi nào cần đến bệnh viện?Điều trị và phòng ngừa đi ngoài ra máu cuối bãiGiải pháp nào khi bị đi ngoài ra máu cuối bãi do viêm đại tràng? Đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì? Đi ngoài ra máu là hiện tượng gặp khá phổ biến, máu có thể màu đỏ tươi, đỏ thẫm cũng như có thể là máu đông hay máu vón cục. Lượng máu ít hay nhiều còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Có những nguyên nhân gây đại tiện ra máu không gây nguy hiểm với sức khỏe nhưng nhiều trường hợp cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Phải kể tới: Bệnh trĩ Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải, hình thành do các tĩnh mạch tại hậu môn bị giãn quá mức tạo thành búi trĩ. Bệnh trĩ phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội. Bệnh thường không gây đau cũng như không có bất cứ triệu chứng gì khi ở giai đoạn đầu. Nhưng khi búi trĩ phát triển lớn có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu cuối bãi. Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng như đau rát hậu môn, sa búi trĩ, có cảm giác vướng cộm, có mùi hôi rất khó chịu. Bệnh trĩ thường không quá nghiêm trọng và đáp ứng với các loại thuốc, kem và các phương pháp điều trị trĩ tại nhà. Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh. Nứt kẽ hậu môn Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi đi đại tiện gặp khó khăn, tiêu chảy, khối phân lớn, cứng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc sinh con. Vết nứt hậu môn khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người bệnh nứt kẽ hậu môn có thể dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu, lượng máu ít hay nhiều phụ thuộc vào vết nứt nông hay sâu. Ngoài ra, còn kèm các triệu chứng như: Đau trong và sau khi đi đại tiện Hậu môn bị co thắt thường xuyên Ngứa rát hậu môn Hình thành cục u nhỏ ở hậu môn Để cải thiện tình trạng người bệnh nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày, tắm nước ấm hoặc sử dụng chất làm mềm phân giúp cải thiện triệu chứng. Polyp tiêu hóa Polyp là khối u lành tính phát triển bên trong niêm mạc trực tràng hoặc đại tràng. Polyp có thể dẫn tới kích ứng hoặc viêm niêm mạc tiêu hóa và có thể gây ra xuất huyết nhỏ. Một số trường hợp, polyp gây kích ứng kèm nhu động ruột dẫn tới đi ngoài ra máu cuối bãi, máu cục, có trường hợp máu đỏ tươi. Phương pháp nội soi có thể phát hiện và loại bỏ polyp. Trong một số trường hợp bác sĩ đề nghị sinh thiết polyp để kiểm tra dấu hiệu của ung thư. Viêm túi thừa Viêm túi thừa là tình trạng viêm túi nhỏ phát triển ở thành đại tràng và xung quanh một số cơ quan trong cơ thể. Trong một số trường hợp viêm túi thừa có thể gây chảy máu, dẫn tới đi ngoài ra máu cuối bãi. Tuy nhiên, chảy máu này có thể tự cải thiện mà không cần điều trị trừ khi có dấu hiệu nhiễm trùng. Điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, những trường hợp nghiêm trọng cần phải phẫu thuật. Bệnh viêm đại tràng Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta, gây viêm nhiễm dẫn tới tổn thương niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn tới chảy máu trực tràng gây đi ngoài ra máu đặc biệt sau khi đại tiện xong. Người bệnh gặp phải các triệu chứng khác như đau quặn bụng, rối loạn đại tiện, đầy hơi, giảm cân không rõ nguyên nhân, người mệt mỏi, chán ăn… Viêm dạ dày ruột Viêm dạ dày ruột là bệnh lý gây nhiễm khuẩn dạ dày, đại tràng với các triệu chứng phổ biến bao gồm: Đau dạ dày, đi ngoài ra máu cuối bãi, tiêu chảy có chứa chất nhầy hoặc máu dạng đốm. Bệnh không gây tiêu chảy kèm máu. Người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung chất lỏng, sử dụng kháng sinh hoặc thuốc chống virus để điều trị. Với những trường hợp nghiêm trọng người bệnh cần nhập viện và truyền nước. Nhiễm trùng qua đường tình dục Hoạt động tình dục không an toàn qua đường hậu môn gây lây lan vi khuẩn và virus. Điều này gây ra viêm niêm mạc hậu môn hoặc trực tràng, làm tăng nguy cơ chảy máu trực tràng khi đại tiện. Để điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng. Sinh con Khi mang thai và sinh con khiến các mô ở trực tràng bị suy yếu. Một phần của trực tràng bị đẩy về phía trước hoặc phình ra bên ngoài hậu môn gây đau đớn, khó chịu và dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi. Hiện tượng này gặp phổ biến ở những phụ nữ sinh con khi lớn tuổi. Một số trường hợp nghiêm trọng người bệnh cần phải phẫu thuật để cải thiện triệu chứng. Ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng là một dạng ung thư khá phổ biến và có tiến triển chậm. Hầu hết bệnh ung thư này có liên quan tới các khối polyp nhỏ, lành tính, phát triển trên niêm mạc của đại tràng và trực tràng. Theo thống kê, có tới 48% các trường hợp ung thư đại trực tràng có dấu hiệu đi ngoài cuối bãi. Các dấu hiệu khác bao gồm: Thay đổi thói quen đại tiện kéo dài hơn 4 tuần Phân rất hẹp, nhỏ như cây bút chì Đau dạ dày hoặc khó chịu ở bụng Giảm cân mà không rõ lý do Mệt mỏi thường xuyên Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể chữa trị được. Thông thường việc điều trị thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ khu vực ung thư và xạ trị hoặc hóa trị để loại bỏ các tế bào ung thư còn lại. ☛ Xem thêm: Đại tiện ra máu tươi là bệnh gì? Khi nào cần đến bệnh viện? Thỉnh thoảng bị xuất huyết nhẹ sau khi đại tiện khá phổ biến và không cần điều trị. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cuối bãi kéo dài hoặc chảy máu nghiêm trọng là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị phù hợp. Khi có các triệu chứng dưới đây cần đến bệnh viện sớm: Phân có mùi rất hôi, màu sẫm hoặc có lẫn máu đỏ sẫm tới đen Chảy máu kéo dài hơn 2 – 3 tuần Trẻ em bị chảy máu trực tràng hoặc đi ngoài ra máu Giảm cân không rõ lý do kèm theo tình trạng người mệt mỏi Đau bụng, sưng bụng kèm đầy hơi Sốt Sờ thấy cục cứng hoặc khối u ở bụng Buồn nôn hoặc nôn Phân dài, mỏng hoặc mềm kéo dài trong 3 tuần trở lên Chảy máu mũi, mắt hoặc tai Mất ý thức hoặc nhầm lẫn Đau bụng dưới dữ dội, đau lưng nghiêm trọng Điều trị và phòng ngừa đi ngoài ra máu cuối bãi Khi có triệu chứng đi ngoài ra máu cuối bãi người bệnh nên chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám, tìm nguyên nhân từ đó có phác đồ điều trị cụ thể từng trường hợp. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà, sử dụng thuốc nào, liều lượng bao nhiêu và cách dùng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Trong nhiều trường hợp không có biện pháp phòng ngừa tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi. Tuy nhiên, để cải thiện sức khỏe đặc biệt là sức khỏe hệ tiêu hóa để giảm thiểu nguy cơ chảy máu. Cần thực hiện theo một số điểm lưu ý sau: Thay đổi chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày, rau xanh, củ quả và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin tuyệt vời tốt cho sức khỏe. Không sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồ uống có ga… Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tối thiểu 2 – 2,5 lít mỗi ngày Sau đi vệ sinh cần lau nhẹ nhàng bằng giấy mềm, vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm Thiết lập thói quen đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày, khi đi đại tiện không nên quá căng thẳng và dùng quá nhiều lực Giảm cân và duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh Tắm nước ấm thường xuyên Quan hệ tình dục an toàn Có chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, hạn chế lo lắng, stress ☛ Tìm hiểu chi tiết: Mách bạn 5 cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả hiện nay Giải pháp nào khi bị đi ngoài ra máu cuối bãi do viêm đại tràng? Để cải thiện tình trạng viêm đại tràng người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, kết hợp sử dụng những sản phẩm có tác dụng tái tạo niêm mạc đại tràng. Trong đó, Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng Công dụng: Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột. Giúp hỗ trợ giảm những triệu chứng: đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng. Giúp tăng cường tiêu hóa Dành cho các đối tượng: Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY Tràng  Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng. Không những thế, Tràng  Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng. Công dụng: Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY

Dấu hiệu của bệnh đại tràng co thắt

Bệnh đại tràng co thắt thường gặp ở người trẻ tuổi, tuy bệnh ít ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân nhưng vì do yếu tố tâm lý khi bệnh nhân lo lắng dẫn đến rối loạn nặng nề về chức năng của đại tràng. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết của bệnh đại tràng co thắt, giúp người bệnh phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời nhé. Mục lục1. Hiểu đúng về bệnh đại tràng co thắt1.1. Đại tràng là gì?1.2. Thế nào là bệnh đại tràng co thắt?2. Nguyên nhân của bệnh đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích)3. Dấu hiệu nhận biết bệnh đại tràng co thắt3.1. Dấu hiệu bụng3.2. Rối loạn thói quen đại tiện3.3. Ngoài ra còn có dấu hiệu4. Bệnh đại tràng co thắt có nguy hiểm không?5. Phòng ngừa giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh đại tràng co thắt5.1. Tái khám định kỳ5.2. Thay đổi lối sống phòng bệnh đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích)5.3. Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS Hiểu đúng về bệnh đại tràng co thắt Đại tràng là gì? Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là phần áp cuối của hệ tiêu hóa. Nó có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy của các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng. Thế nào là bệnh đại tràng co thắt? Bệnh đại tràng co thắt (hay hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đại tràng cơ năng: Irritable bowel syndrome -IBS) là một bệnh lý đặc biệt của đại tràng. Bệnh biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng đại tràng mà không có tổn thương thực thể ở đại tràng như rối loạn tính chất của phân, tăng co bóp đại tràng,… Bệnh chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh nhân đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa. Xem đầy đủ: Bệnh đại tràng co thắt là gì? Nguyên nhân của bệnh đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích) Cho tới nay, nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng co thắt (bệnh đại tràng cơ năng) hiện còn nhiều tranh cãi và chưa thật sự hiểu rõ cơ chế. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ sau thường xuất hiện và có thể gây tác động đến sự xuất hiện của bệnh: Tình trạng tăng mẫn cảm ruột do rối loạn về cảm giác của hệ thống thần kinh giữa ruột và não khiến tăng nguy cơ mắc địa tràng co thắt. Khi tín hiệu phối hợp giữa não và ruột khiến cơ thể người bệnh phản ứng thái quá với những thay đổi xảy ra trong quá trình tiêu hóa dẫn đến triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Hầu hết những người mắc bệnh đại tràng co thắt có thể có đại tràng nhạy cảm hơn những người khác, đôi khi một vài thay đổi nhỏ trong cơ thể cũng khiến dấu hiệu bệnh đại tràng co thắt, gây ra đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Bất thường về các thụ thể cảm nhận của đại tràng. Các yếu tố khách quan bên ngoài như trạng thái lo lắng, rối loạn cảm xúc, stress trong công việc, người khó khăn khi hòa nhập với cộng đồng,…khiến tinhf trạng bệnh ngày càng xấu đi Chế độ ăn uống không điều độ, nhiều thực phẩm khó tiêu hay nhiều dầu mỡ, thức ăn kém vệ sinh, sử dụng nhiều rượu bia và chất kích thích cũng là những yếu tố nguy cơ xuất hiện bệnh. Thay đổi nội tiết tố có thể liên quan đến bệnh. 70% những người bị hội chứng kích thích đường ruột là phụ nữ. Ở những người bệnh, hệ thống miễn dịch có thể phản ứng khác với stress và nhiễm trùng. Một số người bị hội chứng ruột kích thích có số tế bào hệ miễn dịch tăng lên trong ruột. Các serotonin chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất trong ruột có thể tác động lên các dây thần kinh đường tiêu hóa. Những người bị tiêu chảy có thể làm tăng nồng độ serotonin trong ruột, trong khi những người bị bệnh thể táo bón thì có giảm lượng serotonin. Dấu hiệu nhận biết bệnh đại tràng co thắt Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, với ba triệu chứng chính thường gặp là đau bụng, táo bón và tiêu phân lỏng. Ba triệu chứng này có thể phối hợp hoặc đơn độc xen kẽ nhau. Bạn có thể đang gặp phải bệnh lý đại tràng khi có các biểu hiện sau: Dấu hiệu bụng Hiện tượng đau bụng, đau quặn bụng là dấu hiệu dễ thấy ở bệnh đại tràng co thắt. Đau bụng thường xuất hiện sau khi ăn, khi ăn thức ăn lạ hoặc đôi khi ngay cả trong lúc ăn làm bệnh nhân phải ngừng ăn và muốn đi tiêu. Thường kèm theo cảm giác trướng bụng, đầy hơi,… gây khó chịu. Khi triệu chứng đau bụng xảy ra, người bệnh có thể thấy những cơn quặn bụng, sờ thấy những gò, những cục ở ổ bụng. Những cơn đau có thể kéo dài, âm ỉ, không tập trung đau ở một vị trí, nó có thể lan ra những vị trí khác như hông và ngực. Đôi khi người bệnh có triệu chứng bụng sôi ùng ục, nóng bụng, nóng ruột, ngoài ra còn có cảm giác cồn cào ở bụng, giống như rất đói. Đầy hơi, chướng bụng là triệu chứng hầu hết xảy ra ở người bệnh đại tràng co thắt, không chỉ đầy hơi, chướng bụng người bệnh còn sưng phù dạ dày, đau ở dạ dày. Rối loạn thói quen đại tiện Nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón là do hệ thống hấp thu nước quá nhiều khiến phân bị thô cứng gây khó khăn cho việc thoát ra ngoài mà nằm lại ở trực tràng lâu hơn. Vì thế khiến cho việc đi đại tiện trở lên khó khăn, mất sức khi rặn khi đi đại tiện Hiện tượng tiêu chảy diễn ra khi người bệnh dung nạp những thực phẩm không hợp vệ sinh, những thực phẩm kị với bệnh đại tràng co thắt: Café, rượu, bia, chất cay, chua, nhiều dầu mỡ… Nhiều người bệnh không chỉ gặp hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy mà còn vừa tiêu chảy vừa táo bón. Thông thường đi ngoài vào buổi sáng hoặc tối là nhiều. Ngoài ra còn có những biểu hiện cảm giác buồn đi ngoài nhưng không thể đi, hoặc có cảm giác rất buồn đi nhưng đi rất ít, đi xong lại buồn đi tiếp. Có thể đi nhiều lần trong ngày không có quy luật. Có thể một ngày đi nhiều lần hoặc bị táo bón 2 đến 3 ngày mới đi tiêu được một lần. Bệnh nhân tự cảm thấy có sự thay đổi trong thói quen này trong thời gian gần đây. Rối loạn thói quen đi tiêu: Có thể một ngày đi nhiều lần hoặc bị táo bón 2 đến 3 ngày mới đi tiêu được một lần. Bệnh nhân tự cảm thấy có sự thay đổi trong thói quen này trong thời gian gần đây. Sau khi đi tiêu xong đôi khi còn cảm giác muốn đi tiếp tục. Ngoài ra còn có dấu hiệu Ngoài những dấu hiệu trên, người bệnh còn có những dấu hiệu khác cần chú ý: Bệnh điển hình thường không có lẫn máu trong phân. Có máu trong phân là một dấu hiệu báo động có tổn thương ở ống tiêu hóa và cần xem xét kỹ để tìm ra nguyên nhân nguy hiểm trong hệ tiêu hóa. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tinh thần của bệnh nhân. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, cảm giác chán ăn, mất ngủ, thiếu tinh thần. Ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Bệnh đại tràng co thắt có nguy hiểm không? Bệnh đại tràng co thắt gây ra các rối loạn tiêu hóa triền miên, ngoài thể táo và lỏng, người bệnh đối diện với tình trạng đi không hết phân kéo dài dễ dẫn tới bệnh trĩ, hoặc các bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng… Người bị đại tràng co thắt bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thần kinh như lo lắng, căng thẳng… khiến các triệu chứng tăng nặng. Người bệnh thường có một số triệu chứng ngoài tiêu hóa như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh… Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không kiểm soát được. Chưa kể, người mắc bệnh thường phải kiêng khem khổ sở do thức ăn cũng là yếu tố làm tái phát các triệu chứng bệnh. Điều này cũng là nguyên nhân khiến người mắc bệnh đại tràng co thắt ngại đi chơi xa, ngại tụ tập ăn uống cùng bạn bè khiến chất lượng cuộc sống người bệnh kém đi làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh này kéo dài sẽ khiến người bệnh thiếu hụt dinh dưỡng, ăn không hấp thụ được, từ đó dẫn đến thể trạng gầy yếu, suy nhược. Nếu điều trị không kịp thời hay điều trị không đúng cách, sử dụng kháng sinh kéo dài…, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng. Nguy hiểm hơn, nếu để lâu ngày, bệnh sẽ biến chứng thành trĩ, viêm đại tràng, ung thư trực tràng… Những triệu chứng của bệnh như đi ngoài, đau bụng thường xuyên làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi lo lắng, chán nản. Cảm xúc thay đổi khiến bệnh tình ngày một trở lên nặng hơn và dễ dẫn tới stress, cứ lặp đi lặp lại thành vòng luẩn quẩn khiến người bệnh mệt mỏi bệnh ngày 1 nặng nếu không biết phương pháp điều trị. => Bệnh đại tràng co thắt có chữa khỏi được không? Phòng ngừa giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh đại tràng co thắt Tái khám định kỳ Liệu pháp tốt nhất vẫn là cân bằng chế độ ăn và sinh hoạt để giảm triệu chứng của bệnh và đẩy lùi bệnh tật: Mọi người nên đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần để phòng chống bệnh đại tràng co thắt. Nếu có phát hiện bệnh để kịp thời điều trị bệnh Thay đổi lối sống phòng bệnh đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) Chế độ ăn uống Một chế độ ăn hợp lý sẽ đẩy lùi nguy cơ tái phát triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt. Vì vậy người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý sau đây: Tránh thức ăn lạ, dễ gây tiêu chảy hay đau bụng. Giảm thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn sống, sữa,… Bổ sung chế độ ăn nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa như trái cây, rau, sản phẩm sữa lactose-free, bánh mì,… Tránh ăn những loại thức ăn sống như ăn gỏi, tiết canh, rau sống Không nên ăn những thức ăn tanh, tôm, cua, cá, đường… Tránh những loại hoa quả khó tiêu, nhiều đường như xoài, mít, sầu riêng , thức ăn sinh hơi nhiều như khoai tây, sắn.. Tuyệt đối tránh xa thức ăn uống có chất kích thích như rượu, cà phê, gia vị, đồ uống có gas hoặc các loại thức ăn nguội lạnh để lâu.. Những thực phẩm này làm kích thích ruột khiến cho bạn đi ngoài và đau bụng nhiều hơn. Chế độ sinh hoạt Nên tránh tâm lý căng thẳng, tập luyện một lối sống lành mạnh. Tận dụng thời gian để thư giãn sau khi làm việc mệt mỏi cũng là một biện pháp hữu hiệu để kiểm soát tốt bệnh. Chế độ sinh hoạt lành mạnh: thường xuyên tập thể dục, rèn luyện sức khỏe. Nên tập cho cơ thể một khung giờ đi tiêu để tạo thói quen đi tiêu. Đa số các trường hợp Hội chứng ruột kích thích kiểm soát tốt nhờ một thói quen đi tiêu đúng giờ và đều đặn. Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp tối ưu cho bệnh đại tràng co thắt giúp ổn định thần kinh đại tràng . Bởi Tràng Phục Linh PLUS được kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính được rất nhiều người đã dùng và trải nghiệm mang lại kết quả rất tốt. Sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS giúp hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng co thắt – hội chứng ruột kích thích. Bởi Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa 4 thành phần thảo dược tự nhiên, cùng 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả bởi Đại học Y Hà Nội, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ. Tràng Phục Linh PLUS giúp: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng Giảm đau bụng quặn thắt Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...