Viêm đại tràng

Thực phẩm bẩn – Kẻ thù của người mắc viêm đại tràng

Gà chảy nước, thịt lợn ôi, tôm cua “ngất”, rau sống phun thuốc sâu, rau muống tưới nhớt thải… là những mối đe dọa hàng đầu đối với người tiêu dùng. Đặc biệt, với những bệnh nhân vốn đã mắc một trong các bệnh về đường tiêu hóa, việc điều trị lại càng khó khăn hơn. Thực phẩm nhiễm bẩn ngày càng khó kiểm soát Hiện nay, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang ở mức báo động, người tiêu dùng bị đe dọa bởi nguy cơ mắc phải các căn bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm… Gà chảy nước, thịt lợn ôi, tôm cua “ngất”, rau sống phun thuốc sâu, rau muống tưới nhớt thải… đang ngày ngày tiêu thụ trên thị trường là những thông tin mà báo chí đề cập đến ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Số nguyên liệu “bẩn”, không rõ nguồn gốc, xuất xứ này chủ yếu được tuồn vào các chợ đầu mối, đưa vào các cơ sở chế biến thực phẩm. Qua công đoạn chế biến và tẩm ướp hóa chất độc hại, các quán ăn, nhất là quán ăn vỉa hè “hô biến” thành những món ăn ngon miệng, bắt mắt. Trong khi đó, ăn uống tại các quán cóc lòng đường, vỉa hè lại là thói quen của không ít người dân thành thị Việt Nam. Thực phẩm “bẩn” từ nguồn gốc đến các công đoạn chế biến Mặc dù đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn nhưng công tác quản lý an toàn thực phẩm của nước ta vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Chính sự chồng chéo trong quản lý, xử lý chưa kiên quyết, minh bạch của cơ quan chức năng dẫn đến thực phẩm “bẩn” ngày càng diễn biến phức tạp. Không thể phân biệt được đâu là thực phẩm “bẩn”, đâu là thực phẩm sạch, người tiêu dùng trở thành nạn nhân của những kẻ hám lời. Đi liền với nó, nhiều bệnh nguy hiểm như viêm đường ruột, viêm đại tràng, ung thư… đe dọa người tiêu dùng. Bệnh nhân viêm đại tràng rơi vào vòng luẩn quẩn vì thực phẩm bẩn Thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm đại tràng. Các tác nhân nhiễm khuẩn từ thức ăn tấn công vào đường ruột khiến niêm mạc đại tràng thương tổn, gây ra tình trạng tiêu chảy, mót rặn, đau bụng đi ngoài nhiều lần, đi ngoài sống phân. Khi liên tục phải tiếp xúc với các loại đồ ăn không hợp vệ sinh này, bệnh càng kéo dài triền miên, niêm mạc đại tràng vốn đã mỏng manh càng trở nên dễ thương tổn. Trong khi đó, các giải pháp hiện nay như kháng sinh chỉ tập trung vào diệt khuẩn, nhiều khi “diệt” luôn cả tấm áo giáp bảo vệ niêm mạc là hệ lợi khuẩn. Những giải pháp thảo dược khác chỉ giúp khắc phục triệu chứng, chứ không ai “để ý” đến niêm mạc ruột. Hậu quả là, đỡ được vài hôm, khi vô tình ăn phải thực phẩm không vệ sinh lại thấy tái phát ngay… Cách nào để đường ruột khỏe hơn? Bằng việc sử dụng công nghệ enzym đặc hiệu để chiết tách tế bào vi khuẩn lành tính Lactobacilus fermentum, Viện nghiên cứu Biotech Research Institute, Hoa Kỳ đã thu được một chế phẩm sinh học có tên là ImmuneGamma. Khi vào cơ thể, ImmuneGamma trở thành nguyên liệu quý để phục hồi và tái tạo lại niêm mạc đại tràng bị tổn thương, cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột. Đồng thời, làm tăng lượng bạch cầu trong máu, tạo cho cơ thể một hệ miễn dịch mạnh mẽ , đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh liên tục xâm nhập từ các nguồn thực phẩm không an toàn. Ngoài ra, ImmuneGamma dễ được họ vi khuẩn có ích sử dụng trong quá trình tổng hợp thành phần tế bào, nhờ thế giúp nhanh chóng tăng trưởng về số lượng và chất lượng, đem lại sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ viêm đại tràng, bệnh nhân viêm đại tràng cần nghiêm túc tuân thủ một chế độ ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế “cơm hàng cháo chợ”, hạn chế rượu bia, đồ ăn cay nóng – những thực phẩm có tính kích ứng rất cao đối với niêm mạc. Vân Ngọc Để tìm nơi mua sản phẩm cho bệnh viêm đại tràng, bạn có thể xem TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Đừng để xem WorldCup trong Bệnh viện!

Worldcup đã đến! Giới mộ điệu lại có dịp hòa mình vào không khí bóng đá sôi động bậc nhất hành tinh này. Tuy nhiên, đi kèm với Worldcup lại là nỗi lo của không ít gia đình. Thức khuya, nhậu nhẹt, chế độ sinh hoạt đảo lộn… chính là “thủ phạm” gây ra rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng. Làm thế nào để có thể tận hưởng trọn vẹn Worldcup đây? Thức khuya, nhậu nhẹt,…là “thủ phạm” gây rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng Mục lụcMàn “chào mùa giải mới” nhớ đờiTự bảo vệ mình để tránh bệnh đại tràngThứ nhất là tăng cường sức đề khángThứ hai là tái tạo niêm mạcThứ ba là ngăn triệu chứng ngay khi vừa mới xuất hiện Màn “chào mùa giải mới” nhớ đời Hôm khai mạc Worldcup, trước trận mở màn giữa Brazil và Croatia, cùng với bạn bè, anh Nguyễn Thế Lực (32 tuổi, Q7, TP Hồ Chí Minh) gầy một độ nhậu “chào mùa giải mới”. Món nhậu có hải sản sống, gỏi xoài tôm. Nhậu về anh bị đi ngoài liên tục, bụng đau quặn, phân toàn nước, người sốt, rất mệt mỏi. Anh đã dùng thuốc cầm tiêu chảy nhưng triệu chứng không đỡ, kiệt sức vì mất nhiều nước sau 1 đêm anh phải nhập viện điều trị. Bác sĩ kết luận anh bị viêm đại tràng cấp tính. Một màn “chào mùa giải mới” mà anh khó có thể quên! Hình ảnh viêm đại tràng Chỉ tức một nỗi, một đám chiến hữu cùng nhậu, mà chỉ sao mỗi mình anh bị “Tào Tháo rượt”? Đem thắc mắc này hỏi bác sĩ, anh được giải thích là trong đồ ăn không thể tránh khỏi nhiễm khuẩn, dù rửa sạch đến mấy. Với người khỏe, vi khuẩn không kịp lây lan đã bị tiêu diệt ngay từ dạ dày, còn với người có sức đề kháng kém, chúng dễ có cơ hội sinh sôi nảy nở và gây bệnh. Biết anh đã có tiền sử mắc viêm đại tràng, bác sĩ còn kết luận vì niêm mạc đại tràng của anh vốn không khỏe, dễ bị tổn thương nên khi gặp những chất kích thích như bia rượu, đồ ăn không hợp vệ sinh dễ gây ra tái phát. Tự bảo vệ mình để tránh bệnh đại tràng Theo các chuyên gia tiêu hóa, chế độ ăn uống vệ sinh luôn luôn là cách phòng tránh tốt nhất. Nhưng có phải lúc nào cũng có thể từ chối những bữa nhậu được đâu, nhất là khi đội bóng thân yêu vừa vượt qua vòng bảng? Có ba bí quyết mà những người “bụng dạ yếu” như anh Lực cần biết để “phòng thân”: Thứ nhất là tăng cường sức đề kháng Tất cả hệ miễn dịch của con người đều được hình thành từ các tế bào lympho B và T. Tăng được lượng lympho B và T thường trực, chúng ta có đủ lượng bạch cầu cần thiết để chống lại nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. ImmuneGamma là một chế phẩm công nghệ sinh học được sản xuất theo công nghệ của Hoa Kỳ, giúp kích thích sản sinh các tế bào lympho B và T mạnh mẽ. Sử dụng lâu dài có thể giúp người “bụng dạ yếu” tăng cường sức đề kháng vượt trội đối với đồ ăn, thức uống dễ nhiễm khuẩn. Làm thế nào để phòng bệnh viêm đại tràng? Thứ hai là tái tạo niêm mạc Đàn ông thường “vui miệng uống đến say” mà không thương lấy đường ruột, vốn luôn phải tiếp xúc với đồ ăn cay nóng, dễ nhiễm khuẩn, lại thêm bia rượu trở nên càng dễ kích thích. Với thành phần peptidoglycan, ImmuneGamma giúp cơ thể dễ hấp thụ và trở thành “nguyên liệu” để tái tạo những mảng niêm mạc ruột dễ bị tổn thương. Thứ ba là ngăn triệu chứng ngay khi vừa mới xuất hiện Đầy bụng, trướng hơi? – Đã có Bạch phục linh – một loài nấm quý sống trên cây thông, giúp “thăng thanh, giáng trọc”, giảm ngay các cảm giác căng thẳng, tức bụng. Triệu chứng hay gặp nhất là tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần thì có thể khắc phục không khó bằng Bạch truật – một loại rễ cây có tác dụng cầm tiêu chảy vừa mạnh vừa an toàn. Và tất nhiên, các anh không cần phải vất vả mua những loại dược liệu trên về sắc uống. Thực phẩm chức năng Tràng Phục Linh với các thành phần ImmuneGamma®, Bạch truật, Bạch phục linh được phối trộn vừa đủ nên có trong tủ thuốc của mỗi nhà. Chỉ với 3 viên một lần ngay khi có triệu chứng đường tiêu hóa, Tràng Phục Linh có thể giúp khắc phục nhanh những vấn đề của người bị viêm đại tràng cấp. Còn trường hợp mãn tính, dễ tái phát nên dùng khoảng hai tháng để có thể hoàn toàn “yên tâm” với nỗi lo Tào Tháo rượt mỗi lúc tụ tập bạn bè mùa Worldcup! Minh Nguyễn Để tìm nơi mua sản phẩm cho bệnh viêm đại tràng, bạn có thể xem TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Nguyên nhân của viêm đại tràng và cách chữa trị ít ai biết

Viêm đại tràng là một căn bệnh phổ biến, khó điều trị dứt điểm và hay tái phát khiến người bệnh khổ sở trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh viêm đại tràng có thể bị mắc phải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.  Vậy bạn đã biết chính xác nguyên nhân của viêm đại tràng là gì chưa? Dưới đây là một loạt những nguyên nhân nguy hiểm mà chúng ta cần tránh. Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan toả với nhiều mức độ khác nhau. Trong trường hợp nhẹ, chúng có xuất hiện các vết viêm gây đau đớn. Giai đoạn nặng có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết, hay có thể là những ổ áp xe ở đại tràng. Viêm đại tràng kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm đại tràng - Người bị đau đại tràng vi thể và viêm ruột Đây cũng là những người có khả năng bị viêm cao hơn những người khác. Do đó, nếu mắc phải những bệnh lý này nên nhanh chóng chữa trị tránh để bệnh biến chứng nặng. Đồng thời, duy trì chế độ tái khám định kỳ bằng phương pháp nội soi đại tràng. - Những người trưởng thành Bệnh lý về đại tràng thường xảy ra phổ biến nhất ở người trưởng thành. Tuy nhiên theo thống kê, những người từ 30 trở đi có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Một số có thể phát bệnh ở tuổi 50 hoặc 60. - Người có chế độ ăn không lành mạnh Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn nhiều thực phẩm chứa chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, thực phẩm tanh, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia,… sẽ có nguy cơ cao lớp niêm mạc đại tràng bị phá hủy trầm trọng. Từ đó gây ra hiện tượng viêm, loét… - Lạm dụng thuốc kháng sinh Người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh cũng thuộc nhóm đối tượng hàng đầu mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính. Bởi, theo các chuyên gia y tế, việc lạm dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể tiêu diệt hết lợi khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra bệnh đại tràng. Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng 1. Viêm đại tràng do nhiễm trùng Những nguy hiểm tiềm ẩn nếu không chữa trị viêm đại tràng kịp thời Virus và vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng ruột kết. Hầu hết các bệnh truyền qua thực phẩm “ngộ độc thực phẩm”. Các nguyên nhân phổ biến trong vi khuẩn Shigella, E Coli , Salmonella và Campylobacter. Các bệnh nhiễm trùng có thể gây tiêu chảy ra máu và có thể dẫn đến tình trạng mất nước khá nghiêm trọng. Ký sinh trùng như giardia có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy. Ký sinh trùng có thể nhập vào cơ thể khi uống nước bị nhiễm giardia chưa qua xử lý; các nguồn như sông, hồ, và hồ bơi; nó cũng có thể bị ô nhiễm từ nước giếng hoặc bể chứa nước. Viêm đại tràng giả được gây ra bởi vi khuẩn Clostridium difficile (C. difficile). Rối loạn này thường gặp ở những bệnh nhân đã được dùng kháng sinh cho nhiễm trùng. Kháng sinh làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường hiện diện trong đại tràng và cho phép phát triển quá mức của Clostridium đây là tình trạng loạn khuẩn ruột do kháng sinh. Vi khuẩn Clostridium là vi khuẩn sản xuất ra độc tố gây tiêu chảy. Đây là một biểu hiện của nhiễm trùng và thường có sốt. 2. Thiếu máu cục bộ đại tràng Các động mạch cung cấp máu cho đại tràng giống như bất kỳ động mạch khác trong cơ thể. Nó có thể bị hẹp do xơ vữa động mạch (giống như mạch máu trong tim, có thể gây đau thắt ngực , hoặc hẹp mạch trong não có thể gây ra một cơn đột quỵ). Khi các động mạch trở nên hẹp, đại tràng có thể mất nguồn cung cấp máu của nó và trở thành viêm. Đại tràng cũng có thể mất nguồn cung cấp máu của mình vì những lý do cơ học. Một vài ví dụ bao gồm như xoắn ruột, hoặc thoát vị , một phần đại tràng bị kẹt bên trong một “điểm yếu” của thành bụng, ở trong bao chật hẹp của thoát vị, đoạn đại tràng đó có thể thiếu máu. Những người có nguy cơ giảm lưu lượng máu cho đại tràng gây viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có thể xảy ra nếu huyết áp giảm. Điều này có thể xảy ra với tình trạng mất nước hoặc thiếu máu, sốc. Thiếu máu cục bộ hoặc thiếu nguồn cung cấp máu gây ra triệu chứng đau dữ dội, sốt và đi tiêu ra máu. 3. Bệnh viêm ruột Bệnh viêm ruột cũng là một trong số các nguyên nhân chính gây nên viêm đại tràng. Có hai loại bệnh viêm ruột: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Viêm loét đại tràng là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công đại tràng và gây ra viêm. Viêm loét đại tràng bắt đầu trong trực tràng và có thể dần dần lan rộng khắp đại tràng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau bụng và đi tiêu ra máu. Viêm ruột gây nên viêm đại tràng Bệnh Crohn có thể liên quan đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ thực quản và dạ dày, ruột non 4. Viêm đại tràng vi thể Viêm đại tràng vi thể gồm 2 loại, đó là: viêm đại tràng lympho và viêm đại tràng collagen. Trong các bệnh này, tình trạng viêm gây ra khi thành đại tràng xâm nhiễm một lượng lớn với một trong hai thành phần collagen hoặc tế bào lympho, các nhà nghiên cứu cho rằng thực chất đây là 2 giai đoạn khác nhau cùng một bệnh – bệnh viêm đại tràng mạn tính. Bệnh này có triệu chứng phổ biến là tiêu chảy nước, phân có lẫn nhiều nhày. Đây là một căn bệnh hiếm gặp được nhìn thấy thường xuyên hơn ở phụ nữ lớn tuổi. Nguyên nhân là chưa biết nhưng có một khả năng nguyên nhân tự miễn dịch có thể tồn tại. 5. Hóa chất gây Viêm ruột kết Nếu hóa chất được thấm nhuần vào ruột già, thì viêm nhiễm và thiệt hại hoàn toàn có thể xảy ra. Một trong những biến chứng của thuốc xổ một là viêm màng niêm mạc đại tràng. Người ta ước tính rằng: “cứ 10% đến 20% người bị tiêu chảy mãn tính có thể là viêm đại tràng vi thể”. Vi viêm đại tràng thường xảy ra ở tuổi trung niên, người cao tuổi và gặp tần số mắc bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ hơn là nam giới. 6. Tác dụng phụ của thuốc tây Lạm dụng thuốc có ảnh hưởng không nhỏ đến đại tràng Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa. Lúc này, hại khuẩn phát triển mạnh gây tổn thương đại tràng. Đặc biệt, nếu sử dụng kháng sinh dài ngày ở trẻ em và người già thì có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh, chức năng đại tràng ngày càng yếu đi và dễ bị viêm nhiễm. 7. Bệnh Crohn Bệnh Crohn có tính chất khu trú tổn thương trên từng đoạn, từng vùng của đại tràng. Bệnh thường diễn biến chậm và để lại biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa… 8. Bệnh lao Một số trường hợp bị lao như: lao phổi, lao thực quản,… đều có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn những người khác. Các vi khuẩn lao đi vào đường ruột sẽ gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây tắc ruột và trở thành mạn tính rất khó điều trị triệt để. 9. Stress Căng thẳng lâu ngày có thể dẫn đến viêm đại tràng Những người thường xuyên chịu áp lực công việc, lo lắng, stress kéo dài, tâm lý không thoải mái, hay suy nghĩ ăn uống thất thường cũng dễ mắc viêm đại tràng hơn người khác. 10. Nhiễm độc Viêm đại tràng cấp cũng có thể xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm độc asen, chì, thủy ngân hay thuốc diệt cỏ. ☛ Xem thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng hiện nay Giải pháp phòng ngừa và xử lý khi mắc viêm đại tràng Tùy chỉnh lối sống – sinh hoạt Đảm bảo tinh thần vui vẻ, thoải mái, lành mạnh để cơ thể giảm nguy cơ mắc viêm đại tràng. Tăng cường thể dục thể thao Uống nhiều nước Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng thượng vị Chế độ dinh dưỡng Chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày: ăn chín uống sôi, không ăn các loại thực phẩm như rau sống, nem chua, tiết canh, lòng heo, gỏi cá… Hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, sữa… cùng các chất gây kích thích đường ruột như cà phê, rượu bia, thuốc lá, những đồ ăn chiên nóng khó tiêu. Nên ăn thức ăn dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn ít vào buổi tối để giảm gánh nặng cho đường ruột. Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể: 1g chất đạm, 30 – 35 kcal cho mỗi 1kg cân nặng mỗi ngày, đồng thời giảm chất béo, tăng cung cấp nước, vitamin và muối khoáng. ➤  Nên xem: Bệnh viêm đại tràng nên ăn gì kiêng gì Điều trị viêm đại tràng Khi được chẩn đoán mắc viêm đại tràng, người bệnh cần dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn bệnh, tuổi tác và tình trạng thể chất hiện tại mà có thể điều trị viêm đại tràng theo một số hình thức sau: Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại kháng sinh đường ruột thông thường hoặc các loại thuốc chống viêm như: sulfasalazine , mesalamine, balsalazide, olsalazine, corticoid. Lưu ý, các loại thuốc trên đều dành cho tình trạng viêm loét đại tràng từ vừa đến nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Phẫu thuật: Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng, xuất hiện biến chứng như: rò, thủng, áp xe,… người bệnh cần được phẫu thuật và cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột kết hoặc trực tràng. Ngoài ra, để khắc phục hay hạn chế bệnh viêm đại tràng, người bệnh có thể sử dụng kết hợp sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp hỗ trợ cải thiện viêm đại tràng hàng đầu hiện nay. Với 4 thảo dược (Bạch Truật, Bạch Phục Linh, Bạch Thược, Hoàng Bá) và 2 hoạt chất (5-HTP, ImmuneGamma), Tràng Phục Linh PLUS được sử dụng để hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, giảm đau bụng đi ngoài, hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa,… Để biết thêm thông tin về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ đến số 1800 1506 để được tư vấn, hỗ trợ miễn cước trong giờ hành chính.

Viêm đại tràng, nên giải quyết từ gốc hay từ ngọn?

Bệnh viêm đại tràng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại rất khó giải quyết và dễ tái phát. Phân tích sâu về nguyên nhân gây bệnh, mới thấy hoá ra lâu nay, chúng ta chỉ đi vào phần “ngọn”, chứ chưa tập trung vào “gốc” của vấn đề! GIẢI QUYẾT TRIỆU CHỨNG LÀ CHƯA ĐỦ Bệnh viêm đại tràng dễ nhận biết với những triệu chứng như: đau bụng kéo dài, đi ngoài, thường là phân lỏng, đôi khi có táo, phân thường không thành khuôn, dễ bị đầy hơi, trướng bụng, thường dễ tái phát khi ăn đồ ăn lạ, uống đồ lạnh hoặc chất kích thích. Những triệu chứng như trên có thể thuyên giảm khá nhanh khi sử dụng các loại thuốc Tây y, Đông y và thực phẩm chức năng hiện nay. Tuy nhiên, chỉ cầm những triệu chứng là chưa đủ! “GÁNH NẶNG” CỦA NIÊM MẠC ĐẠI TRÀNG Bắt đầu từ một đợt cấp, có thể do nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thức ăn, sẽ xuất hiện những tổ chức viêm nhẹ trên bề mặt niêm mạc, mà chúng ta hay gọi là “viêm đại tràng”. Thói quen của chúng ta là uống kháng sinh, hoặc các loại thảo dược, có thể cầm triệu chứng khá nhanh, chỉ cần “đỡ là thôi”. Thế nhưng, triệu chứng giảm không có nghĩa là niêm mạc đại tràng đã hoàn toàn bình phục! Trong khi đó, ngày nào cũng phải tiếp xúc với từng ấy thức ăn, chất kích thích, thậm chí là đồ ăn nhiễm khuẩn, niêm mạc đại tràng có thể bị kích ứng và tái phát viêm bất cứ khi nào. Điều đó giải thích tại sao bệnh lại hay tái phát như vậy! TÁI TẠO NIÊM MẠC BẰNG CÁCH NÀO? Các loại thảo dược hiện nay chỉ chú ý đến việc cầm triệu chứng, chưa có loại cây cỏ nào thể hiện được tác dụng bồi bổ cho niêm mạc đại tràng. May thay, công nghệ sinh học hiện đại lại có thể làm được điều đó! Những nghiên cứu trong suốt hơn mười năm tại Hoa Kỳ đã cho ra đời chế phẩm ImmuneGamma, với thành phần là các mảnh peptidoglycan chiết xuất từ tế bào vi khuẩn lành tính, được cho là gần giống với thành phần cấu tạo bề mặt niêm mạc ruột. Sử dụng ImmuneGamma thường xuyên giúp tái tạo niêm mạc, làm lành các vết thương, giảm các ổ loét trên bề mặt đại tràng, giúp cho bệnh viêm đại tràng không những dễ giải quyết dứt điểm, mà còn giảm tối đa nguy cơ tái phát! Tràng Phục Linh – Giúp tái tạo niêm mạc, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng ImmuneGamma được chuyển giao độc quyền công nghệ về Việt Nam năm 2009, để sản xuất sản phẩm Tràng Phục Linh – một sản phẩm hàng đầu về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng. Với ImmuneGamma, Tràng Phục Linh đã thực sự tạo ra bước đột phá so với rất nhiều các sản phẩm trong công dụng này. Chính nhờ khả năng giúp tái tạo niêm mạc đại tràng độc đáo, Tràng Phục Linh đã và đang giúp hàng chục ngàn bệnh nhân viêm đại tràng trở lại cuộc sống ăn uống bình thường, không còn lo tái phát! – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY  

Viêm loét đại tràng - triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Viêm loét đại tràng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Người bị viêm loét đại tràng luôn phải chịu đựng với những cơn đau và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài, khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ. Nguy hiểm hơn, nếu không được chữa trị triệt để, viêm đại tràng có thể tiến triển thành ung thư. Vì thế, việc hiểu đúng về viêm loét đại tràng không chỉ là kiến thức dành riêng cho bác sĩ mà thực sự là một nhu cầu về kiến thức cần thiết cho cộng đồng. Bệnh viêm loét đại tràng là gì? Đại tràng là đoạn cuối của hệ thống tiêu hóa hay còn được gọi là ruột già. Nhiệm vụ chính của đại tràng là hấp thu nước (90% nước của thức ăn từ ruột non sẽ được đại tràng hấp thụ lại) và các chất khoáng từ thức ăn, bã thức ăn sau đó sẽ được tạo thành phân đẩy xuống trực tràng và tống ra ngoài. Viêm loét đại tràng (tiếng Anh: ulcerative colitis) chỉ tình trạng lớp lót bên trong đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương, nếu nhẹ thì niêm mạc sưng đỏ, có các vết trợt, nặng thì xuất hiện các vết loét, có thể xuất huyết hay hình thành những ổ áp xe nhỏ. Theo nguồn số liệu thống kê do Bộ Y tế tổng hợp, tại nước ta hiện nay thì cứ 3 người lại có 1 trường hợp gặp vấn đề về đại tràng, mà chủ yếu là viêm loét. Ước tính, có khoảng 4 triệu người Việt mắc căn bệnh này. Mặc dù, viêm loét đại tràng được phát hiện chủ yếu là ở người cao tuổi, nhưng hiện nay bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa với những người dưới 35 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu đến từ những thói quen và lối sống thiếu lành mạnh. Nguyên nhân Nguyên nhân của viêm loét đại tràng đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.  Trong y khoa, người ta đề cập đến các nhóm nguyên nhân chính có khả năng gây ra viêm loét đại tràng đó là: 1/ Do tác động của vi sinh vật: Khi các vi sinh vật gây hại xâm nhập vào đại tràng, chúng có thể làm tổn thương niêm mạc đại tràng gây ra viêm loét. Một số loại vi sinh vật gây hại cho đại tràng như là: Vi khuẩn lỵ Shigella, vi khuẩn thương hàn Salmonella, vi khuẩn E.coli, vi trùng amip, các loại giun sán… 2/ Do tình trạng thiếu máu cục bộ: Thông thường, đại tràng sẽ được nuôi bởi một số động mạch máu, khi một lý do nào đó gây tắc nghẽn các mạch máu này sẽ làm hoạt tử và viêm loét một vùng niêm mạc đại tràng. 3/ Do việc sử dụng kháng sinh lâu dài: Nếu chúng ta sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý khác trong thời gian dài, thì các thành phần của thuốc có thể phá vỡ hệ vi khuẩn bình thường trong đường ruột, làm rối loạn chức năng đại tràng, dẫn đến tình trạng viêm loét. Nguyên nhân này đặc biệt hay gặp với những bệnh nhân xạ trị ung thư bằng kháng sinh liều cao và kéo dài. 4/ Do thói quen ăn uống thiếu khoa học: Khi ăn uống không điều độ, ăn quá no, ăn không đúng bữa, sử dụng chất kích thích, rượu bia… sẽ khiến cho nhu động ruột và hoạt động co bóp bị biến đổi, làm giảm tiết chất nhầy trên thành đại tràng. Hệ vi sinh trong đường tiêu hóa bị rối loạn và gián tiếp gây tổn thương niêm mạc đại tràng. 5/ Do môi trường sống: Những người dân sống ở vùng thành thị có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn ở những vùng khác, đặc biệt là tại các nước công nghiệp phát triển. Nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống nhiều chất béo và tiêu thụ các sản phẩm tinh chế. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm thực phẩm, stress, làm việc nghỉ ngơi không điều độ cũng là những yếu tố nguy cơ khiến căn bệnh này hình thành. 6/ Do yếu tố di truyền: Viêm loét đại tràng không lây lan nhưng có khả năng di truyền. Tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn khi trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị viêm loét đại tràng. Triệu chứng Bản chất của viêm loét đại tràng là sự tổn thương tại niêm mạc đại tràng, gây ra rối loạn chức năng hệ thống đại tràng. Có 2 nhóm triệu chứng quan trọng của bệnh lý này, đó là triệu chứng đau và rối loạn tiêu hóa kéo dài: Người bệnh khổ sở vì những cơn đau dai dẳng do viêm loét đại tràng gây ra  Triệu chứng đau: Thông thường vị trí đau sẽ kéo dọc theo khung đại tràng, cơn đau có thể xuất hiện ở hố chậu trái, hố chậu phải, dưới rốn, hạ sườn trái, hạ sườn phải. Tính chất cơn đau có thể là đau âm ỉ hoặc đau kéo dài theo từng cơn. Cơn đau thường bùng phát sau khi ăn uống đặc biệt là sử dụng rượu bia. Khi đại tiện – trung tiện thì cảm giác đau sẽ giảm xuống. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Chướng bụng đầy hơi, trung tiện nhiều. Mót rặn, đại tiện nhiều lần trong ngày có thể từ 2 – 6 lần. Đại tiện ra phân lỏng hoặc nát, trong giai đoạn cấp tính người bệnh có thể đại tiện kèm theo máu trong phân. Viêm đại tràng kéo dài có thể khiến người bệnh bị mệt mỏi, lên cơn sốt, cơ thể mất nước, chán ăn, sút cân. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Các dấu hiệu nhận biết viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng nguy hiểm thế nào? Viêm loét đại tràng kéo dài sẽ chuyển thể sang giai đoạn mãn tính và có nguy cơ gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau: Phình đại tràng nhiễm độc Phình đại tràng nhiễm độc là một biến chứng của viêm loét đại tràng mãn tính. Biến chứng này khiến cho đại tràng bị phình to ra, nhu động ruột bị tê liệt. Từ đó, chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm nghiêm trọng, đại tràng dễ dàng bị loét và thủng nhiều lần, thậm chí là tử vong. Biểu hiện của chứng phình giãn đại tràng nhiễm độc dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh về đường tiêu hóa khác, nên người bệnh thường chủ quan. Người bệnh có thể có các biểu hiện như: Đau bụng dữ dội Tiêu chảy kéo dài Chướng bụng Sốt cao, mất nước Tình trạng nguy hiểm có thể khiến bệnh nhân bị sốc và hôn mê Xuất huyết đại tràng ồ ạt Những người bị viêm loét đại tràng khi đi đại thiện đôi khi có thể thấy máu lẫn trong phân, phân nhầy máu. Tình trang này kéo dài sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu, cơ thể dần suy nhược. Tuy nhiên, nó mới là dấu hiệu đại tràng chảy máu ở thể nhẹ. Bước vào giai đoạn viêm loét nặng, vùng loét lan rộng và ăn sâu xuống lớp cơ gây chảy máu nhiều, thậm chí là tình trạng máu chảy ồ ạt khiến bệnh nhân bị mất máu cấp vô cùng nguy hiểm. Nếu không được cứu chữa kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cực kỳ cao. Thủng đại tràng Những vết loét lâu ngày trong niêm mạc đại tràng sẽ ăn sâu xuống tất cả các lớp cơ của đại tràng, làm cho thành đại tràng mỏng và xuất hiện những lỗ thủng. Đại tràng bị thủng gây ra cơn đau dữ dội giống như một vết dao đâm. Thủng đại tràng có thể gây ra những triệu chứng khác như là rối loạn ý thức, sốc, nhịp tim tăng nhanh và tăng nhịp thở. Đại tràng bị thủng khiến cho vi khuẩn lan rộng dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc. Biến chứng này cần được phẫu thuật khẩn cấp để khắc phục tình hình, nếu không được đưa tới bệnh viện kịp thời thì bệnh nhân có thể tử vong. Ung thư đại tràng Ung thư đại tràng được xem như là một biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét đại tràng mãn. Nguy cơ ung thư tích lũy theo thời gian và bắt đầu tăng đáng kể sau 8-10 năm bị viêm loét đại trực tràng. Khoảng 30% bệnh nhân bị viêm loét toàn bộ đại tràng kéo dài >20 năm có nguy cơ diễn tiến thành ung thư. Tuy nhiên, nguy cơ bệnh nhân bị viêm loét đại tràng phát triển thành ung thư cũng liên quan đến vị trí và mức độ lan rộng của bệnh viêm loét đại tràng. Số bệnh nhân bị viêm loét toàn bộ đại tràng đang hoạt động 10 năm hoặc lâu hơn, thì nguy cơ bị ung thư đại tràng gấp 10-20 lần so với dân số chung. Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng trái mãn tính, nguy cơ ung thư đại tràng tăng nhưng không cao như nhóm bệnh nhân bị viêm loét toàn bộ đại tràng mãn tính. Trước đây ung thư đại tràng dễ xảy ra nếu như bệnh nhân mắc bệnh viêm loét đại tràng sớm. Việc thăm khám đại tràng định kỳ có thể được khuyến cáo khi người bệnh bị viêm loét đại tràng từ 8 năm trở lên. Trong lúc khám, bác sĩ sẽ sinh thiết mô để tìm thay đổi tiền ung thư (nghịch sản) của những tế bào lót bên trong đại tràng. Khi đã xác định có sự thay đổi tiền ung thư, thì việc cắt bỏ đại tràng có thể cần thiết để ngăn ngừa ung thư đại tràng. Biến chứng khác Biến chứng của viêm loét đại tràng mãn tính có thể xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể. Nó có thể là lý do hình thành hoặc làm trầm trọng thêm những bệnh nguy hiểm khác trong cơ thể. Khoảng 10% bệnh nhân có thể bị viêm khớp do viêm loét đại tràng gây ra. Một số bệnh nhân có triệu chứng đau lưng do viêm khớp cùng – chậu. Hiếm hơn, người bệnh có thể bị đau, đỏ da, nốt cứng da. Còn một số bệnh nhân khác lại có triệu chứng đau, đỏ mắt. Vì những biến chứng này có nguy cơ làm giảm thị lực. Đau mắt, đỏ mắt là những triệu chứng đòi hỏi người bệnh phải đến khám bác sĩ. Bệnh của gan và ống mật cũng có thể kết hợp với viêm loét đại tràng. Chẳng hạn, một số rất hiếm bệnh nhân mắc chứng bệnh gọi là viêm xơ hoá đường mật, làm cho viêm và nhiễm trùng đường mật hay tái phát có thể gây ra sốt hồi qui, vàng da, xơ gan, và cần phải ghép gan. ☛ Tham khảo thêm: Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán viêm loét đại tràng Chẩn đoán lâm sàng Chẩn đoán viêm loét đại tràng được nghĩ tới khi người bệnh có triệu chứng đau bụng, chảy máu trực tràng và ỉa chảy. Sau khi nghi ngờ thì người bệnh sẽ tới các cơ sở y tế để thăm khám. Trong công tác chẩn đoán, trước tiên bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi xoay quanh triệu chứng của người bệnh để đưa ra đánh giá sơ bộ ban đầu. Chẳng hạn như: Bệnh nhân bị đau ở vị trí nào? Cơn đau xuất hiện vào thời điểm nào? Đau nhiều hay đau ít? Bạn có ăn uống bất thường gì không? Các triệu chứng bất thường khác? Tiền sử bệnh tật và việc sử dụng thuốc? Trong gia đình có ai mắc bệnh liên quan tới đường tiêu hóa hay không? vv… Bác sĩ có thể sờ nắn hoặc gõ vào vùng bụng để xác định vị trí và mức độ đau của bệnh nhân. Khi dùng tay ấn vào vùng hố chậu, nếu đúng là người bệnh bị viêm đại tràng thì sẽ có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng có cảm giác đau. Bác sĩ cũng có thể sờ thấy “thừng xích ma” giống như một ống chắc và ít di động. Chẩn đoán cận lâm sàng Để cho đưa ra được kết luận chẩn đoán chính xác. Người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như là: Xét nghiệm mẫu phân: Lấy mẫu phân đem phân tích để loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng và ký sinh trùng, vì những bệnh này cũng có triệu chứng giống như viêm loét đại tràng. Xét nghiệm máu cũng: Nếu bệnh nhân bị nghi viêm loét đại tràng, thì thông qua xét nghiệm máu sẽ cho thấy: Dấu hiệu thiếu sắt, thiếu máu do mất máu mãn tính Tăng tế bào bạch cầu Rối loạn điện giải, nhất là hạ kali máu VS tăng, CRP tăng Giảm albumine máu Tăng men gan Kháng thể kháng bạch cầu bào tương quanh nhân tăng Kháng thể Antiglycan antibody tăng Nội soi đại tràng: Để khẳng định có viêm loét đại tràng cần phải nội soi đại tràng. Bác sĩ dùng một ống nhỏ có thể bẻ cong được, đưa vào trực tràng (soi đại tràng xích-ma và soi đại tràng). Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp bên trong lòng đại tràng giúp chẩn đoán bệnh và xác định mức độ lan rộng của tổn thương viêm loét đại tràng. Sinh thiết: Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ ở thành dại tràng để đem đi sinh thiết giúp xác định mức độ nặng của tổn thương và tầm soát ung thư. Những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng từ 8 năm trở nên thì cần sinh thiết định kỳ 1 -2 năm/ lần để đánh giá thường xuyên hơn và tiên lượng sớm nguy cơ ung thư. Chụp X quang đại tràng: Đây là kỹ thuật bơm chất cản quang Barium  giúp quan sát hình ảnh khung đại tràng. Trong suốt thời chụp bằng baryt, một chất trắng được đưa vào trong trực tràng và đại tràng. Barium là một chất cản quang, làm cho hình ảnh đại tràng được rõ nét khi chụp. Tuy nhiên, kỹ thuật chụp X quang lạc hậu hơn so với nội soi đại tràng, nó cho kết quả hình ảnh kém chi tiết hơn nên  hiện nay người ta ít sửa dụng phương pháp chẩn đoán này . Chụp cắt lớp vi tính: Đây là phương pháp chụp hình ảnh chi tiết của đại tràng trên máy quét CT. Kỹ thuật này có thể được áp dụng thay thế cho nội soi đại tràng, nó đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp muốn xác định dấu hiệu ung thư đại tràng hoặc các bất thường khác trong lòng đại tràng chẳng hạn như polyp. Các phương pháp điều trị viêm loét đại tràng hiện nay Điều trị bằng thuốc Tây y Trong y học hiện đại, các loại thuốc điều trị viêm loét đại tràng chủ yếu là để loại bỏ hoặc làm giảm triệu chứng, bao gồm: Thuốc chống viêm: Sulfasalazine (Azulfidine), mesalamine (Asacol, Rowasa) và olsalazine (Dipentum), Balsalazide (Colazal), corticosteroid… Thuốc ức chế miễn dịch: Imuran và mercaptopurine (Purinethol), cyclosporine (Neoral, Sandimmune), infliximab (Remicade), cao dán nicotin. Thuốc chống tiêu chảy: Atapulgit, loperamid, racecadotril , diphenoxylat… Thuốc giảm đau, hạ sốt: acetaminophen (paracetamol), Aspirin… Bổ sung sắt và vitamin B12: giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do đại tràng xuất huyết kéo dài. Các loại thuốc như coticoid sử dụng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ như giữ nước, tăng huyết áp, tiểu đường, loãng xương. Với trẻ nhỏ, nếu sử dụng thì sẽ làm giảm miễn dịch. Với các thuốc ức chế miễn dịch sử dụng lâu dài, thì có thể làm giảm sức đề kháng, tăng khả năng mắc các bệnh cơ hội khác như cảm cúm, lao, viêm phổi… Vì thế để hạn chế tác các dụng phụ ngoài ý muốn và nguy cơ tái phát trở lại, thì bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được phép tự ý đổi thuốc, tăng giảm liều lượng khi chưa có sự cho phép. Điều trị bằng phẫu thuật Có khoảng 25 – 40% trường hợp bệnh nhân bị viêm loét đại tràng phải phẫu thuật. Phẫu thuật thường dành cho bệnh nhân bị viêm loét nặng sau khi điều trị bằng thuốc không thành công hoặc có biến chứng như xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng, đại tràng phình nhiễm độc, ung thư, nghịch sản xuất hiện ở nhiều vị trí trong niêm mạc đại tràng. Bệnh sẽ được làm phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Đối với những bệnh nhân bị biến chứng không phải ung thư thì sau phẫu thuật cần nội soi hậu môn – trực tràng định kỳ để phát hiện dấu hiệu bất thường,  vì nếu niêm mạc đại tràng vẫn được giữ lại, thì nguy cơ hình thành ung thư về sau vẫn còn. Điều trị y học cổ truyền Trong những năm gần đây số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị viêm đại tràng bằng y học cổ truyền ngày càng tăng cao. Ưu điểm của các bài thuốc y học cổ truyền là có thể sử dụng lâu dài, không gây ra nhiều ác dụng phụ nư thuốc tây y, không làm giảm sức đề kháng hay ức chế miễn dịch. Trong y học cổ truyền, viêm đại tràng được điều trị theo căn nguyên của bệnh như là phúc thống, tiết tả, lỵ tật, tràng phong. Mục đích điều trị là nhằm tăng kiện tì vị, điều hòa can tị, thanh thất nhiệt, tiêu độc, ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tỳ vị, bình can lý khí, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hóa ứ, ôn thận, chỉ tả. Các bài thuốc đông y nổi tiếng dùng trong điều trị viêm loét đại tràng phải kể đến như Thược dược thang, Hương sa lục quân và các bài thuốc nghiệm phương Các vị thuốc chính yếu trong y học cổ truyền thường hay nhắc đến khi điều trị viêm loét đại tràng là hoàng liên. Ngoài ra, cần phối hợp với các vị thuốc khác như là bạch thược, bạch truật, chỉ xác, phục linh, đẳng sâm, đại hoàng, hương phụ, ý dĩ nhân… để tăng hiệu quả điều trị. Hỗ trợ điều trị bằng các bài thuốc dân gian Các mẹo dân gian có thể giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng khó chịu của viêm đại tràng tại nhà. Ví dụ như: Uống trà gừng, nhai tỏi tươi để giảm đầy hơi, chướng bụng. Uống bột nghệ với mật ong, ăn lá mơ, uống bột sung khô để chữa đau bụng đi ngoài. Uống nước lá nhót khô sao vàng để chữa tiêu chảy… Làm thế nào để phòng ngừa viêm loét đại tràng? Bệnh viêm loét đại tràng có tỷ lệ tái phát cao từ 75-85%. Không những vậy, tỷ lệ tử vong tăng nếu bệnh xuất hiện lần đầu ở người già trên 60 tuổi Viêm loét đại tràng kéo dài, khó điều trị dứt điểm thường khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán nản và có tâm lý buông xuôi. Để bệnh thuyên giảm, và hạn chế tối đa khả năng tái phát thì việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng hằng ngày có vai trò cực kỳ quan trọng. Chế độ dinh dưỡng khoa học Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của đại tràng. Một số loại đồ ăn, nước uống có thể làm tăng thêm các triệu chứng của viêm loét đại tràng, đặc biệt là trong thời gian bệnh tái phát. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày, nên loại bỏ hoặc hạn chế các loại thức ăn này. Dưới đây là một số những gợi ý trong ăn uống cho người bệnh viêm loét đại tràng: Nên ăn nhiều chất xơ: Đối với người bị viêm loét đại tràng, ăn nhiều rau củ có thể làm đau, tiêu chảy và chướng bụng, đầy hơi. Loại bỏ những loại rau làm triệu chứng nặng hơn như bắp cải, đậu và bông cải xanh,… Hạn chế các sản phẩm sữa: Sữa có chứa lactose, không tốt cho người bệnh. Vì vây,hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa. Trong một số trường hợp, có thể cần phải loại bỏ thực phẩm từ sữa hoàn toàn. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ít lactose. Lưu ý, với việc hạn chế lượng sữa, sẽ cần phải tìm canxi của nguồn khác bổ sung. Đồ uống: Nên uống 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, để bù số nước mất đi do tiêu chảy nhiều lần. Hạn chế rượu bia hay các loại đồ uống có ga vì chúng có thể khiến bụng căng chướng hơn và kích thích vết loét dẫn đến đau đớn. Bên cạnh các loại thực phẩm trên, người bệnh cũng cần chú ý tới việc lựa chọn và chế biến thực phẩm hằng ngày. Chọn lựa những loại thực phẩm tươi sạch, đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, không cơm hàng, cháo chợ. Các món ăn nên được chế biến ở dạng đơn giản, ít gia vị, dạng mềm lỏng, dễ tiêu hóa và hấp thụ. Nên thay đổi cách chế biến, nên thái nhỏ, hấp nướng hoặc làm mềm chúng để tiêu hóa tốt hơn. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, để giảm tải cho hệ tiêu hoá. Loại bỏ căng thẳng, stress Stress không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm đại tràng, nhưng nó có thể làm cho các triệu chứng của bệnh ngày càng tệ hơn. Khi bị stress, quá trình tiêu hóa bình thường có thể thay đổi, khiến dạ dày tăng tiết axit. Stress cũng có thể tăng tốc hoặc làm chậm hoạt động co bóp của nhu động ruột gây rối loạn chức năng tiêu hóa của đại tràng.  Vì vậy chúng ta cần học cách để tránh những căng thẳng, mệt mỏi. Một số cách tránh stress bao gồm: Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi: không để bản thân bị quá tải trong công việc hay học tập. Cần dành những khoảng thời gian cần thiết cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Ngủ đủ 7- 9  tiếng mỗi ngày để có trạng thái tinh thần tốt nhất. Luôn giữ tinh thần vui tươi, lạc quan. Tập thể dục hàng ngày: 30 phút cho các bài tập thể dục đơn giản mỗi ngày là phương tự nhiên hữu hiệu nhất giúp bạn tránh khỏi nguy cơ bị stress, căng thẳng. Một số bài tập nhẹ nhàng mà bạn có thể áp dụng như là đi bộ, xe đạp hay yoga hoặc thiền định. Các biện pháp thư giãn khác: nghe nhạc, đọc sách, massage,…

Viêm đại tràng cấp tính: Cần giải quyết dứt điểm

Viêm đại tràng cấp tính là bệnh khá phổ biến của đường tiêu hóa. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nếu không điều trị hợp lý sẽ xảy ra nhiều biến chứng, tỷ lệ tiến triển thành mãn tính rất cao. Mục lụcHiểu đúng về viêm đại tràng cấp tínhTriệu chứng điển hình của viêm đại tràng cấp tínhViêm đại tràng cấp tính do vi khuẩnViêm đại tràng cấp do virus RotaViêm đại tràng cấp do kí sinh trùngViêm đại tràng cấp do nấmPhương pháp chẩn đoán viêm đại tràng cấpĐiều trị viêm đại tràng cấpGiải pháp hồi phục niêm mạc đại tràng: tránh tái phát bệnhBệnh từ miệngKhông giải quyết dứt điểm dễ thành mạn tínhTràng Phục Linh giải pháp bảo vệ sức khỏe đại tràng toàn diện Hiểu đúng về viêm đại tràng cấp tính Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Viêm đại tràng ở dạng cấp tính được hiểu là hiện tượng viêm bùng phát đột ngột trong thời gian ngắn, các triệu chứng đến rầm rộ và nghiêm trọng. Đây là căn cứ để phân biệt với viêm đại tràng mãn tính, mà nhiều người thường hay nhầm lẫn. Có nhiều người đã từng bị viêm đại tràng trước đó và được chữa khỏi, nhưng bệnh lại bùng lên đột ngột thì cũng gọi là viêm đại tràng cấp. Viêm đại tràng cấp có thể được chữa khỏi nếu như người bệnh tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu chữa bệnh không nghiêm túc, tình trạng bệnh kéo dài quá 3 tháng thì có nguy cơ cao chuyển thành thể mãn tính. Viêm đại tràng mãn tính thường diễn tiến âm thầm và kéo dài nhiều năm tháng,  trong khi viêm đại tràng cấp lại khởi phát đột ngột trong một giai đoạn ngắn. Triệu chứng điển hình của viêm đại tràng cấp tính Ở người khỏe mạnh, hệ thống vi sinh trong đại tràng luôn cân bằng giữa nguồn lợi khuẩn và hại khuẩn. Tuy nhiên, khi có sự tấn công của vi khuẩn, virus, kí sinh trùng và nấm từ bên ngoài vào đại tràng, thì có thể gây ra sự xáo trộn hệ thống vi sinh đường ruột và khiến đại tràng trải qua một đợt viêm cấp tính. Nhìn chung, viêm đại tràng cấp do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hay nấm đều có các triệu chứng gần tương tự như nhau, nhưng vẫn có một số điểm có thể phân biệt đó là: Viêm đại tràng cấp tính do vi khuẩn Vi khuẩn Shigella Vi khuẩn Shigella xâm nhập vào cơ thể thông qua ăn uống. Chúng di chuyển vào các tế bào biểu mô của niêm mạc đại tràng và phát triển với số lượng lớn trong đường ruột. Sau đó, những vi khuẩn này lan qua các tế bào biểu mô lân cận và bắt đầu phá hủy niêm mạc đại tràng. Thời gian ủ bệnh khoảng 12 tiếng đồng hồ. Các triệu chứng thường gặp: Tiêu chảy Đau quặn bụng Phân có nhầy và lẫn máu Buồn nôn, chướng hơi Vi khuẩn E. coli (Escherichia coli) Vi khuẩn E. coli vốn tồn tại sẵn trong đường ruột của con người, ở điều kiện bình thường chúng không gây bệnh. Tuy nhiên, E. coli cũng có thể tấn công từ bên ngoài cơ thể vào đường ruột gây ra viêm đại tràng cấp. Con đường lây truyền của loại vi khuẩn này cũng tương tự như những loại vi khuẩn khác, chủ yếu là thông qua ăn uống. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-5 ngày. Các triệu chứng thường gặp: Đau bụng Sốt Buồn nôn, nôn Tiêu chảy thường có máu Các triệu chứng này có thể tiến triển rất nghiêm trọng và xảy ra biến chứng như mất nước, thiếu máu cấp tính, suy thận cấp, suy nội tạng, hội chứng tan máu thận…Bệnh nhân không được đưa tới bệnh viện kịp thời có nguy cơ tử vong. Vi khuẩn Campylobacter  Vi khuẩn này có thể xâm nhập hệ tiêu hóa khi con người ăn phải thực phẩm mất vệ sinh, ôi thiu, sử dụng nguồn nước bẩn, nước ô nhiễm. Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn Campylobacter  là khoảng 1 – 3 ngày. Triệu chứng thường gặp: Đi ngoài phân lỏng có thể nhầy máu Đau quặn bụng dữ đội Mót đại tiện Có thể bị sốt Vi khuẩn Salmonella Triệu chứng thường gặp: Tiêu chảy có lẫn máu Sốt Cảm giác buồn nôn xuất hiện sau 12 -36h kể từ khi ăn uống thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Trường hợp nặng bệnh nhất có thể bị mất nước Vi khuẩn C. diff (Clostridium difficile) C.diff vốn là vi khuẩn có sẵn trong đường ruột, khi gặp điều kiện thuận lợi như có sự tác động của kháng sinh (làm tiêu diệt những loại lợi khuẩn nhạy cảm) sẽ khiến cho C. diff bùng phát lên và hình thành ổ viêm trên niêm mạc đại tràng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người ta gọi viêm đại tràng do vi khuẩn C. diff là viêm đại tràng giả mạc. Triệu chứng thường gặp: Tiêu chảy Sốt Đau bụng Buồn nôn Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm vỡ đại tràng và và nhiễm trùng lây lan trong khoang bụng, trường hợp nhiễm trùng nặng cực kỳ nguy hiểm. Viêm đại tràng cấp do virus Rota Virus Rota là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Đến tuổi trưởng thành, sức đề kháng tốt hơn nên số lượng người bị nhiễm virus rota giảm đáng kể. Do đó, các trường hợp bị viêm đại tràng cấp do virus rota cũng không nhiều. Triệu chứng thường gặp: Triệu chứng nôn mửa thường xuất hiện đầu tiên Người bệnh có thể bị tiêu chảy liên tục nhiều ngày sau đó (khoảng 4 – 7 ngày) Cơ thể lên cơ sốt nhẹ và mất nước Viêm đại tràng cấp do kí sinh trùng Triệu chứng thường gặp: Đại tiện nhiều lần (nặng có thể lên đến 10-15 lần) trong ngày Phân có lẫn máu lẫn nhày, đau bụng, phân có lẫn bọt Mót rặn Không có sốt và đôi lúc hình thành giả u hay gọi là u amíp (amoeboma). Viêm đại tràng do kí sinh trùng có thời gian ủ bệnh khá lâu (khoảng 2 – 6 tuần), bệnh thường dai dẳng nên dễ tái phát và chuyển sang mạn tính. Trùng Amip có thể di chuyển vào đường máu và tác động làm tổn thương các nội tạng bên trong cơ thể. Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng hay gặp nhất là amip xâm nhập vào các nhu mô gan gây ra các ổ áp xe, có thể nguy hại đến tính mạng nếu như không được cấp cứu kịp thời. Viêm đại tràng cấp do nấm Viêm đại tràng do nấm hiếm gặp hơn nhưng nếu có thì triệu chứng thường ở mức trầm trọng. Chủng nấm phổ biến nhất có thể gây hại cho đại tràng là nấm men  Candida albicans. Loại nấm này có thể kí sinh trên da, trong miệng, đường tiêu hóa hay âm đạo của phụ nữ. Chúng gây triệu chứng như tiêu chảy, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột bị suy giảm mạnh dẫn tới suy dinh dưỡng, mất nước. Triệu chứng thường gặp: Tiêu chảy Giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong đường ruột nên cơ thể bị suy dinh dưỡng, mất nước. Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng cấp Viêm đại tràng cấp tính được chẩn đoán tương đối đơn giản. Trước tiên, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng của bệnh nhân để đánh giá xem mức độ, tính chất của những triệu chứng này thế nào. Chẳng hạn như: Đau bụng Tiêu chảy nhiều lần trong ngày Phân lỏng có thể nhầy máu Có cảm giác buồn ói Có thể có sốt cao, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt Nếu triệu chứng mới bùng phát trong thời gian gần đây, mới chỉ có vài ngày thì có thể nghĩ ngay tới viêm đại tràng cấp tính. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ nghiên cứu thêm về tiền sử bệnh tật và sử dụng thuốc, thói quen ăn uống thường ngày của bệnh nhân hay có ai trong gia đình cũng mắc phải các triệu chứng tương tự hay không để chẩn đoán bệnh. Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết, để tìm ra tác nhân gây bệnh. Các phương pháp xét nghiệm chủ yếu là: Soi phân trực tiếp để tìm vi khuẩn, virus hay kí sinh trùng gây bệnh. Xét nghiệm máu để đo lượng bạch cầu, nếu bạch cầu tăng thì có thể viêm đại tràng là do nhiễm trùng. Bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp ít khi phải dùng tới phương pháp nội soi. Điều trị viêm đại tràng cấp Viêm đại tràng cấp chủ yếu được điều trị nội khoa bằng kháng sinh (Xem thêm: Viêm đại tràng uống thuốc gì?). Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Với những bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp do vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Campylobacter , C. diff , E. coli ) thì không cần điều trị. Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày, chỉ cần lưu ý bù nước và điện giải. Nếu viêm cấp tính nghiêm trọng thì có thể sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần theo dõi tình hình chặt chẽ để phòng ngừa biến chứng xảy ra. Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị viêm đại tràng cấp do vi khuẩn C.diff Tình trạng nhẹ: bù nước + điện giải Tình trạng nặng: dùng kháng sinh phù hợp, nếu biến chứng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng Điều trị viêm đại tràng cấp do vi khuẩn Salmonella: Tình trạng nhẹ đến mức trung bình: Không cần điều trị. Một số trường hợp thì cần bù nước + điện giải, có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt hoặc thuốc khác để giảm triệu chứng. Tình trạng nặng có biến chứng: Phải dùng kháng sinh phù hợp theo phác đồ để điều trị Điều trị viêm đại tràng do vi khuẩn Shigella : Tình trạng nhẹ: Bệnh thường tự khỏi sau 5-7 ngày mà không cần dùng thuốc. Tình trạng nặng: Điều trị nội khoa bằng các thuốc như  ampicillin, TMP SMX,fluoroquinolon hay ciprofloxacin nếu bệnh nhân đi ngoài nghiêm trọng. Kết hợp bù nước và điện giải. Tránh dùng thuốc tiêu chảy vì có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn. Điều trị viêm đại tràng cấp do Campylobacter: Tình trạng nhẹ: Bệnh tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không cần dùng kháng sinh. Tình trạng nặng: Có thể phải sử dụng thêm một số loại kháng sinh như  azithromycin ,  macrolide … Điều trị viêm đại tràng cấp do vi khuẩn E.coli: Tình trạng nhẹ: Bù nước và nghỉ ngơi Tình trạng nhẹ: Bệnh nhân phải nhập viện để truyền máu, lọc thận hoặc thuốc kiểm soát co giật, thuốc điều hòa huyết áp. Điều trị viêm đại tràng cấp do virus: Chú ý bù nước và điện giải nhằm tránh mất nước, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Điều trị viêm đại tràng cấp do trùng amip: Sử dụng kháng sinh điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Điều trị viêm đại tràng cấp do nấm: Sử dụng kháng sinh điều trị theo phác đồ của bác sĩ. ***** Giải pháp hồi phục niêm mạc đại tràng: tránh tái phát bệnh Bệnh từ miệng Anh Nguyễn Thế Lực (32 tuổi, Hà Nội) vừa từ bệnh viện về. Nằm viện mới có 5 ngày mà cảm giác anh như gầy đi vài kg. Người xanh xao, mệt mỏi. Sở dĩ anh Lực phải nhập viện là do một lần dự sinh nhật của bạn bè tại quán, anh có ăn nhiều món rau sống và gỏi. Sau khi về nhà anh bị đi ngoài liên tục, bụng đau quặn, phân chứa toàn nước, nhầy mũi; người sốt, rất mệt mỏi. Anh đã dùng thuốc cầm tiêu chảy nhưng triệu chứng không đỡ, kiệt sức vì mất nhiều nước sau 1 đêm anh phải nhập viện. Khi làm xét nghiệm phân, nội soi thì bác sĩ kết luận anh bị viêm đại tràng cấp tính. Không giải quyết dứt điểm dễ thành mạn tính Cứ nghĩ rằng chỉ nằm viện vài ba ngày là mọi vấn đề được giải quyết, bệnh không gây nguy hiểm, phiền phức gì. Nhưng khi anh xuất viện thì bác sĩ lại kê cho “một đống thuốc”. Anh nghe bác sĩ tư vấn thì bệnh viêm đại tràng cấp tính này do nhiều nguyên nhân gây ra như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc… Trường hợp của anh là do nhiễm vi khuẩn có trong đồ ăn không đảm bảo gây ra. Khi các vi khuẩn này vào ruột, khi không bị tiêu diệt bởi a- xít dạ dày thì chúng đi xuống ruột và gây bệnh. Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp thường rất rầm rộ như: đi ngoài nhiều lần một ngày, phân toàn nước khiến người bệnh mất nước nhanh chóng, phân nhầy mũi, thậm chí có máu… Cũng may là anh tới viện kịp thời chứ nếu để rơi vào tình trạng rối loạn điện giải do mất nước thì rất nguy hiểm tới tính mạng. Bác sĩ còn cho biết thêm, hiện nay đại tràng còn đang bị tổn thương nên  còn rất yếu, nhất là niêm mạc và hệ vi khuẩn có ích ở ruột bị tổn thương nghiêm trọng nên cần rất nhiều thời gian mới hồi phục lại được. Bác sĩ khuyên anh ăn uống cẩn thận và uống thuốc theo đúng hướng dẫn vì nếu không thì bệnh rất dễ trở thành mạn tính. Theo các chuyên gia tiêu hóa, khi bị viêm đại tràng (cấp, mãn) thì niêm mạc đại tràng bị tổn thương nên rất dễ bị kích thích bởi đồ ăn thức uống. Nếu có loét niêm mạc đại tràng thì cần có giải pháp giúp loét nhanh lành vì nếu không bệnh rất dễ tái lại. Hệ vi khuẩn có ích trên ruột cũng là một hàng rào bảo vệ cơ thể rất quan trọng. Khi hàng rào này tổn thương khiến khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn xấu bị giảm, do đó cơ thể dễ bị rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về đại tràng. Hiện nay nhờ công nghệ sinh học mới của Hoa Kỳ đã chiết tách được hoạt chất ImmuneGamma® từ thành vách của vi khuẩn lành tính L. fermentum. Bản chất của ImmuneGamma® là các mảnh peptidoglycan, là “nguyên liệu” cho quá trình tái tạo và hoàn thiện các tế bào niêm mạc ruột, nhất là niêm mạc đại tràng. Đồng thời ImmuneGamma® cũng là nguồn dinh dưỡng cho các lợi khuẩn được tăng tổng hợp, nhờ đó giúp cạnh tranh ức chế vi khuẩn xấu phát triển, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất. Tràng Phục Linh giải pháp bảo vệ sức khỏe đại tràng toàn diện Y học ngày nay đã kết hợp ImmuneGamma® với Bạch Truật, Bạch Phục Linh- hai dược liệu đầu bảng trong y học cổ truyền có tác dụng trị các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đầy trướng, chậm tiêu… Viên nang Tràng Phục Linh là sự kết hợp của tinh hoa y học cổ truyền và công nghệ y học hiện đại nên vừa giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, vừa giúp đem lại một hệ miễn dịch mạnh mẽ để chống lại các tác nhân gây bệnh, vừa giúp hồi phục lớp niêm mạc đại tràng và ngăn không cho bệnh tái phát trở lại. Người bệnh cũng nên ăn uống hợp lý để bệnh nhanh ổn định. Kiêng các chất kích thích như: rượu, thuốc lá, cà phê…; Hạn chế đồ tanh, sống; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là biện pháp quan trọng phòng tránh bị viêm đị tràng. – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY Nguyễn Quang Thái

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...