Viêm ruột thừa: Nguyên nhân, diễn biến và những thông tin bạn cần biết
Viêm ruột thừa là một trong những bệnh lý ngoại khoa thường gặp nhất hiện nay. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Và để hiểu hơn về bệnh cũng như biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả hãy cùng tìm hiểu với Tràng Phục Linh trong bài viết sau.
Viêm ruột thừa là bệnh ngoại khoa phổ biến ở mọi lứa tuổi
Tìm hiểu thông tin chung về bệnh viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là gì?
Ruột thừa là phần ruột nhỏ nằm đáy manh tràng có hình dạng nhỏ giống ngón tay. Hiểu đơn giản thì nó là vị trí tiếp giáp với đại tràng bên phải với ruột non. Mặc dù không quá ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa nhưng ruột thừa cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa bởi sự liên quan với hạch bạch huyết để kháng lại sự nhiễm trùng của cơ quan tiêu hóa.
Theo THS.BS Lê Văn Lượng – Bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: Tình trạng bệnh có thể xảy ra ở mọi người nhưng nhiều nhất nhóm người trong độ tuổi từ 10 – 30. Tính tới thời điểm hiện tại thì phương pháp hiệu quả nhất để chấm dứt cũng như khỏi bệnh là phẫu thuật cắt ruột thừa.
Dấu hiệu ruột thừa bị viêm
Khi cơ thể có dấu hiệu khác thường và nghi ngờ viêm ruột thừa nếu gặp một trong biểu hiện sau:
Đau bụng: Biểu hiện quan trọng và thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc bệnh này. Nó sẽ xuất hiện liên tục cùng với hiện tượng chán ăn, buồn nôn. Khi này vị trí đau có thể thay đổi nếu vị trí đuôi ruột thừa nằm ở khu vực khác nhau. Đặc biệt là tình trạng đau bụng quanh rốn, mức độ đau tăng dần theo thời gian, sau đó đau lan sang hố chậu bên phải. Cảm giác đau sẽ rõ rệt nhất nếu bạn dùng tay ấn nhẹ vào hố xương chậu.
Viêm ruột thừa và dấu hiệu thường gặp
Sốt: Sốt thường xuất hiện cùng với những cơn đau bụng. Lúc đầu chỉ sốt nhẹ nhưng có thể chuyển sang sốt rét run lạnh người. Nếu nhiễm khuẩn nặng người bệnh có thể sốt rét rung lên tới 39 – 40.
Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân buồn nôn, đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên biểu hiện và mức độ sẽ nhẹ hơn so với người bị rối loạn tiêu hóa do ngộ độc thức ăn.
Triệu chứng viêm ruột thừa
Triệu chứng cơ năng
- Người bệnh đau âm ỉ kéo dài nhiều giờ ở vùng xương chậu.
- Bỏ bữa, chán ăn.
- Buồn nôn nhưng triệu chứng này chỉ xảy ra đối với 75% người bệnh.
Triệu chứng thực thể
Vị trí ruột thừa thường gặp nhất là ở ¼ bụng dưới bên phải hoặc trong vùng tam giác ruột thừa. Lúc này người bệnh sẽ đau nếu ấn vào:
- Vùng đau ⅓ ngoài đường nối giữa rốn và phía trước trên bên phải của gai chậu.
- Vùng đau ⅓ ngoài đường nối phía trước trên gai chậu.
- Dấu hiệu cơ bụng bị gồng khi ấn.
Triệu chứng toàn thân
- Cơ thể uể oải mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Hơi thở hôi, lưỡi khô.
- Sốt nhưng có thể nhiệt độ chỉ ở mức 37,3 – 38 độ C.
Nguyên nhân viêm ruột thừa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm ruột thừa nhưng một trong những lý do phổ biến nhất có thể là do sự tấn công của virus, vi khuẩn vào cơ quan tiêu hóa, do ổ bụng hình thành khối u hoặc ống nối giữa ruột già với ruột thừa bị tắc do phân chèn ép.
Đây đều là những yếu tố dẫn đến tình trạng viêm, đau dữ dội. Tình trạng sưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu quá trình vận chuyển máu tới các cơ quan bị ngưng lại. Và khi thiếu máu sẽ làm ruột thừa chết.
Bên cạnh đó, các cơ quan này cũng có nguy cơ bị vỡ hoặc để lại các vết rách hoặc lỗ trên thành ruột. Từ đó tạo cơ hội cho phân, chất nhầy, vi khuẩn, virus rò rỉ vào ổ bụng tạo nên các bệnh nguy hiểm như viêm phúc mạc, nhiễm trùng….
Đau bụng tình trạng phổ biến nhất ở những người bệnh bị viêm ruột thừa
Các thể viêm ruột thừa cấp tình đặc biệt
Nhiễm độc ruột thừa
Tình trạng viêm ruột thừa cấp tính có thể gây hoạt tử khu trú do vi khuẩn yếm khí gây nên. Khi mắc bệnh này bệnh nhân sẽ ít bị đau bụng nhưng kèm theo đó là dấu hiệu mắt trung, sốt, cơ thể tím tái, hạ thân nhiệt. Đồng thời là dấu hiệu suy hô hấp như khó thở, thở không đều.
Thông thường khi khám tổng quát ở bụng sẽ khó để thấy được bệnh, chỉ phát hiện khi bệnh nhân được kiểm tra tuần hoàn thấy mạch nhỏ, hoạt động nhanh trên 120 phút. Nặng hơn sẽ dẫn đến tụt huyết áp, trụy tim mạch.
Có thể nói nhiễm độc ruột thừa là bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Bệnh dễ gặp ở nhóm người suy hô hấp, hệ miễn dịch kém hoặc với người già.
Viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai khi bị viêm ruột thừa sẽ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán hơn so với người bình thường. Bởi triệu chứng giống với thai nghén như buồn nôn, đau bụng âm ỉ….
Chủ quan, không đề phòng sẽ làm thể bệnh tiến triển nhanh gây hoại tử và nặng hơn sẽ đe dọa tính mạng của mẹ và bé.
Ruột thừa bị viêm cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai
Viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ
Trẻ em có sức đề kháng yếu do đó trong giai đoạn bú mẹ có thể bị mắc bệnh này do bị nhiễm khuẩn.
Bệnh này có diễn biến nhanh và rất nguy hiểm nên rất khó để có thể nhận biết triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em đang bú vậy nên cha mẹ cần lưu ý để kiểm soát mức độ bệnh của con trước khi quá muộn. Khó để xác định khi nào trẻ sơ sinh bị đau bụng nhưng các mẹ có thể chẩn đoán bệnh của con qua dấu hiệu tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao.
Viêm ruột thừa ở trẻ em
Trẻ em có sức đề kháng tốt hơn trẻ sơ sinh đang bú mẹ nhưng khi bị bệnh liên quan đến ruột thừa vẫn sẽ mang tới nhiều rủi ro tiềm ẩn do bệnh tiến triển nhanh, chủ yếu theo 2 giai đoạn sau:
- Xuất hiện tình trạng đau ruột thừa cấp tình sau đó có thể thuyên giảm dần.
- Hoặc bị viêm phúc mạc toàn thể, thể lực của bé giảm nhanh nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Viêm ruột thừa ở người cao tuổi
Người già là nhóm tuổi ít gặp bệnh ruột thừa nhất nhưng một khi đã mắc thường sẽ nặng hơn so với người trẻ và rất dễ bị biến chứng. Bên cạnh đó số lượng ca bệnh tử vong ở độ tuổi này chiếm tỷ lệ cao hơn người bình thường nhất là những ca bệnh có tiền sử bệnh nền như nội tiết, phổi, dạ dày, tim….
Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với người trẻ
Viêm ruột thừa tiểu khung
Đây là bệnh dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa hoặc nhiễm trùng tiết niệu. Nhưng vẫn có thể phân biệt bệnh thông qua phương pháp khám lâm sàng phát hiện khối u nhỏ ở thành phải trực tràng, kiểm tra túi cùng Douglas thấy đau.
Viêm ruột thừa khi tắc ruột
Khi ruột thừa bị viêm không thể bỏ qua trường hợp vết viêm bị dính vào quai trực tràng dẫn đến tắc ruột gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh phát triển từ từ kèm theo các dấu hiệu sốt trên 39 độ, đau bụng, chướng bụng, táo bón.
Bệnh viêm ruột thừa do xâm nhập của ký sinh trùng
Tẩy giun không hết, không hiệu quả hoặc cơ thể bị nhiễm giun tạo điều kiện cho giun xâm nhập vào ruột thừa. Bệnh sẽ kéo theo cơn đau bụng dữ dội ở hố chậu phải cùng với đó là sốt cao và thành bụng bị mềm hơn so với bình thường.
Bị viêm ruột thừa dưới gan
Bệnh thường gặp khi phần ruột thừa bị viêm chưa quay hết, ruột thừa và manh tràng nằm ở ngay dưới gan. Đa phần khi mắc bệnh này người bệnh sẽ có triệu chứng đau vùng hạ sườn bên phải, sốt, vàng da, vàng mắt hoặc một số biểu hiện giống với bị viêm túi mật cấp tính.
Mô phỏng đoạn ruột thừa bị viêm
Cách điều trị viêm ruột thừa
Phương pháp điều trị bệnh phổ biến và nhanh chóng nhất là cắt ruột thừa. Hiện nay, có 2 phương pháp mổ chính là mổ hở hoặc mổ nội soi:
- Mổ nội soi: Mổ gián tiếp bằng cách đưa đèn soi và ổ bụng để soi và tìm cắt đi đoạn ruột thừa.
- Mổ hở: Mổ hở là thủ thuật cắt ruột thừa thông qua đường mổ ở bụng dưới phía bên phải.
Trong quá trình mổ và sau mổ bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị bệnh, cũng có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau và thuốc làm mềm phân.
Chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật ruột thừa
Chú ý sinh hoạt và sử dụng thuốc theo đơn từ bác sĩ
Người bệnh nên sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ. Kèm theo đó nên dùng thêm túi chườm ấm đặt lên vết mổ để giảm sưng, giảm đau. Đặc biệt, sau thời gian vừa mổ xong người bệnh không nên vận động mạnh, không bê vác đồ nặng, không làm việc quá sức.
Chăm sóc vết mổ tại nhà, nên vệ sinh hàng ngày có thể mở vết mổ và cho tiếp xúc với không khí để nhanh khô bề mặt. Không nên sử dụng kem bôi lên miệng vết mổ, hạn chế để vết mổ dính nước hoặc tham gia hoạt động dưới nước khi vết thương chưa lành hẳn.
Thêm vào đó, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không nên mặc quần áo bó sát vào cơ thể để tránh tình trạng bị kích ứng xung quanh vết mổ. Ưu tiên mặc đồ rộng, đồ thoải mái với cơ thể.
- Khi ngủ nên đặt gối trước bụng để bảo vệ vết mổ, hạn chế cười hoặc xoay người để giảm đau.
- Có thể leo cầu thang, vận động nhẹ sau mổ cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Không tự lái xe sau khi mới mổ.
Bị viêm ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì?
Ngoài việc sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ thì chế độ ăn uống là một trong những yếu tố bạn cần lưu ý sau khi mổ ruột thừa. Do đó, người bệnh nên tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như salad rau củ, hạt mầm lúa mì, dưa chuột, nước ép trái cây, sữa chua, có thể uống nước chanh pha mật ong thay vì nước lọc…..
Uống nước tốt cho người bị viêm ruột thừa
Bên cạnh đó, để bệnh nhanh chóng hồi phục thì bạn nên hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường (kem, bánh ngọt, kẹo…), đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, không uống đồ uống chứa cồn rượu, bia.
Ngoài ra, khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa người nhà cần chú ý: nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa từ 6 – 8 bữa/ngày, nên ăn dựa theo sự tư vấn từ bác sĩ, tránh các thực phẩm dễ gây táo bón, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Khi nào nên tái khám bác sĩ sau mổ?
Sau khi phẫu thuật ruột thừa thành công bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ nếu gặp các triệu chứng dưới đây:
- Khó thở, đau ngực.
- Nhịp tim đập nhanh trên 100 nhịp/giờ
- Có thể kèm theo ho và sốt cao trên 38 độ C (đây là cảnh báo của tình trạng nhiễm trùng phổi hoặc nhiễm trùng ổ bụng.
- Bị hở vết mổ.
- Có cục máu đông ở chân kèm theo sưng chân hoặc đau bắp chân.
- Ra nhiều mồ hôi, buồn nôn, lạnh người.
- Tiêu chảy kèm theo sốt.
- Chảy dịch vết mổ hoặc vết mổ sưng tấy.
- Cơ thể khó chịu với những cơn đau bụng tự phát.
- Mất đi khả năng đi vệ sinh.
Một số câu hỏi có liên quan khác
Thời gian ủ bệnh viêm ruột thừa
Thông thường cơ thể sẽ ủ bệnh ruột thừa trong nhiều giờ liên tiếp từ 1 – 12 giờ. Tình trạng bệnh sẽ trở nặng và gây ảnh hưởng tới tính mạng nếu phát hiện muộn khi ruột thừa đã vỡ.
Có 3 giai đoạn đau ruột thừa chính: giai đoạn xung huyết, giai đoạn viêm mủ và giai đoạn áp xe ruột thừa.
Thời gian hồi phục sau mổ ruột thừa là bao lâu?
Tùy thuộc vào phương pháp mổ nội soi hoặc mổ hở sẽ, viêm ruột thừa đã biến chứng hay chưa sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh nếu vết viêm chưa biến chứng và mổ theo phương pháp nội soi, trường hợp này có thể tự sinh hoạt chỉ sau 1 – 2 tuần mổ. Và ngược lại nếu viêm có biến chứng và mổ hở thì chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian bình phục hơn, khi này người bệnh sẽ mất từ 15 – 30 ngày để cơ thể hồi phục lại.
Bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục nếu được điều trị đúng cách
Viêm ruột thừa nhẹ có cần mổ không?
Viêm ruột thừa nhẹ hay nặng thì đều là bệnh ngoài khoa và bắt buộc phải phẫu thuật cắt ruột thừa để chấm dứt tình trạng đau và khắc phục biến chứng có thể xảy ra.
Viêm ruột thừa đau bên nào?
Khi ruột thừa viêm tạo nên những cơn đau bụng quanh rốn sau đó lan dần xuống bụng phía dưới bên phải. Hiện tượng đau sẽ tăng lên gấp bội lần khi họ, hắt thơ, hít thở sâu và khi di chuyển đi lại.
Viêm ruột thừa uống thuốc có khỏi không?
Tùy vào mức độ đau ruột thừa trong một vài trường hợp người bệnh có thể sử dụng thuốc để điều trị nội khoa. Tuy hiệu quả cao lên tới 90% nhưng tỷ lệ tái lại cao lên tới 30% sau 1 năm điều trị.
Viêm ruột thừa có nguy hiểm không?
Viêm ruột thừa cấp tính thường sẽ có xu hướng vỡ mủ chỉ sau 24h, với một số trường hợp đặc biệt người bệnh có thể vỡ mủ chỉ sau 12h. Cũng có trường hợp diễn biến bệnh nhanh người bệnh bị vỡ mủ sau 6h khi cơn đau hình thành. Nhưng trên thực tế thì cũng không thể xác định được chính xác thời gian vỡ mủ ở bệnh nhân, yếu tố này còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ, tình trạng bệnh, sức đề kháng của bệnh nhân, tuổi tác….
Nếu để bệnh kéo dài trong nhiều ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc ruột thừa, đám quánh ruột thừa, áp xe ruột thừa. Và nếu điều trị sai cách cũng có thể dẫn đến tiên lượng xấu thậm chí là tử vong (tiên lượng của người bệnh có thể dựa vào tuổi tác, bệnh nội khoa, thể lâm sàng của ruột thừa bị viêm).
Bị viêm ruột thừa có phải mổ không?
Ruột thừa bị viêm là bệnh phức tạp nên không thể dùng thuốc để trị bệnh do đó cắt ruột thừa là phương pháp đặc hiệu vừa mang lại hiệu quả cao lại không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Và có 2 loại mổ ruột thừa bệnh nhân có thể lựa chọn đó là mổ hở và mổ nội soi. Việc chọn loại mổ sẽ do bác sĩ có chuyên môn chỉ định dựa vào tình trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về bệnh viêm ruột thừa cũng như nguyên nhân và triệu chứng bệnh sẽ giúp bạn bỏ túi thêm nhiều thông tin hữu ích. Dựa vào đó để theo dõi tình hình sức khỏe và nhanh chóng phát hiện bệnh nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau này. Chính vì thế, nếu thấy cơ thể khác lạ hoặc nhận thấy có triệu chứng bệnh hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra, thăm khám để được điều trị kịp thời.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)