Bệnh đại tràng chức năng là gì, giải đáp thắc mắc về căn bệnh này
Xin chào Bác Sĩ. Tôi năm nay 55 tuổi, ăn uống và sinh hoạt bình thường. Gần đây, tôi thường hay đi ngoài phânlỏng vào buổi sáng, đặc biệt là nếu chiều hôm trước đó uống bia rượu thì tình trạng này càng rõ rệt. Vài người bạn cũng bị như vậy, họ bảo tôi bị bệnh đại tràng chức năng, chỉ cần uống men tiêu hóa là sẽ khỏi. Xin Bác Sĩ nói rõ hơn về bệnh đại tràng chức năng này và tôi cần làm gì để cải thiện tình trạng bệnh? (Văn Đạt- Đà Nẵng).
Trả lời:
Chào bác!
Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mục hỏi đáp của Tràng Phục Linh. Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin trả lời như sau:
Bệnh đại tràng chức năng thực chất là gì?
Bệnh đại tràng chức năng hay còn được gọi là bệnh đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích. Đây là dạng bệnh rối loạn tiêu hóa mãn tính khá phổ biến không do tổn thương niêm mạc ruột gây ra.
Bệnh viêm đại tràng được chia làm 2 nhóm chính:
- Nhóm 1: Niêm mạc đại tràng có dấu hiệu tổn thương thực thể, nguyên nhân là do sự tấn công của ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn,…
- Nhóm 2: Niêm mạc đại tràng hoàn toàn bình thường, tuy nhiên người bệnh vẫn thường xuyên gặp phải các triệu chứng như là đau bụng, đi ngoài phân lỏng, táo bón xen kẽ hay chướng bụng, đầy hơi…
Những người bị viêm đại tràng thuộc nhóm 2 thì người ta gọi là bệnh đại tràng chức năng.
Phân loại bệnh đại tràng chức năng
Bệnh đại tràng chức năng được chia 2 dạng: Bệnh đại tràng chức năng thứ phát và bệnh đại tràng chức năng nguyên phát.
Trong đó, nhóm có nguyên nhân gọi là bệnh đại tràng chức năng thứ phát và nhóm không có nguyên nhân gọi là bệnh đại tràng chức năng nguyên phát.
1. Bệnh đại tràng chức năng thứ phát
Nguyên nhân của bệnh đại tràng chức năng thứ phát là do những yếu tố bên ngoài gây ra. Các nguyên nhân có thể là: bệnh đường ruột ngoài đại tràng, nguyên nhân do thần kinh, do bệnh lý chuyển hóa, nội tiết, do thuốc men, do độc tố.
Biểu hiện của bệnh là những rối loạn chức năng đại tràng như đau bụng, đi lỏng, táo bón, đầy hơi. Nếu loại trừ được các nguyên nhân đó, hoạt động đại tràng sẽ trở lại bình thường.
- Bệnh đường ruột ngoài đại tràng: do ăn uống (ăn nhiều, uống quá nhiều nước hoặc uống quá ít nước, ăn không đủ chất, thiếu chất xơ, ăn nhiều gia vị, uống nhiều bia rượu…), do dạ dày (cắt dạ dày một phần hoặc toàn phần, dạ dày vô toan hoặc giảm toan trong viêm teo dạ dày, dạ dày tăng toan…), do bệnh gan mật (viêm gan ứ mật, mổ cắt túi mật), bệnh ở tụy (viêm tụy mãn, một số khối u tụy gây rối loạn tiết men tụy)…
- Bệnh đại tràng do thần kinh: phụ nữ có kinh bị đi lỏng vài ngày, người mắc bệnh ở tuyến tiền liệt, túi tinh, niệu đạo, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương cột sống, bệnh tâm thần kinh…
- Bệnh đại tràng chức năng do chuyển hóa nội tiết: do bệnh tuyến giáp, tiểu đường, tăng acid uric máu.
- Do thuốc: thuốc kháng sinh gây đi lỏng, các thuốc chống trầm cảm gây táo bón, nhiễm độc muối vàng, thủy ngân gây đi lỏng…
2. Bệnh đại tràng chức năng nguyên phát
Với trường hợp này thường không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh cụ thể, chẩn đoán bệnh khi đã loại trừ các thương tổn thực thể ở đại tràng. Hiện nay người ta thường gọi là hội chứng ruột kích thích.
Các triệu chứng nghi ngờ rối loạn đại tràng chức năng
Các triệu chứng của bệnh rối loạn đại tràng chức năng thường không điển hình, dễ nhầm lẫn với những bệnh về đường tiêu hóa khác. Có 3 triệu chứng thường gặp nhất đó là đau bụng tiêu chảy – táo bón.
Đau bụng
- Cơn đau bụng thường xuất hiện sau khi ăn xong hoặc ăn đồ tanh, lạnh, các thực phẩm lạ.
- Thỉnh thoảng có các cơn đau ruột rút.
- Vị trí đau không cố định, có khi đau bên hạ sườn, đau bên trái, đau bên phần bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng.
- Sau khi đi đại tiện, cơn đau được thuyên giảm.
- Cơn đau thường kèm theo cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
Rối loạn đại tiện
- Người bệnh có thể đi ngoài phân lỏng từ 2 – 6 lần/ ngày, nhưng có khi lại bị táo bón, một tuần chỉ đi 2 – 3 lần.
- Phân cứng hoặc lỏng hơn bình thường, có dấu hiệu phân dạng cục, phân dẹt
- Phân có dính đờm nhầy.
- Cảm giác đi không hết phân.
Các triệu chứng khác
- Người bệnh mệt mỏi, mất sức sau khi vừa đi đại tiện.
- Lâu ngày, cơ thể dần suy nhược, tinh thần sa sút.
- Rối loạn vị giác.
- Ăn uống không ngon miệng.
- Khó ngủ, mất ngủ, dễ căng thẳng.
☛ Xem thêm thông tin: Các triệu chứng nhận diện viêm đại tràng co thắt
***
Mặc dù các triệu chứng của bệnh được nêu như trên, nhưng không phải người nào bị đại tràng chức năng cũng gặp tất cả các biểu hiện này và chúng có thể thay đổi theo từng thời điểm khác nhau.
Như vậy, bác nên đi khám để biết được chính xác tình trạng của mình giúp điều trị kịp thời, không nên tự chữa bệnh dựa trên phán đoán của bản thân. Nếu kết quả nội soi cho thấy hình ảnh niêm mạc đại tràng lành lặn bình thường thì có thể bác đã bị bệnh đại tràng chức năng.
Bệnh đại tràng chức năng tuy không nguy hiểm tính mạng, nhưng sẽ rất khó để chữa khỏi triệt để vì vẫn chưa có thuốc đặc trị, các yếu tố nguy cơ gây bệnh rất khó kiểm soát. Chính vì thế bệnh rất dễ tái phát, chỉ cần người bệnh căng thẳng đầu óc hay ăn uống thực phẩm kém vệ sinh là các triệu chứng có thể quay lại.
Phương pháp cải thiện bệnh đại tràng chức năng
Hiện nay, việc điều trị bệnh chủ yếu nhằm mục đích làm thuyên giảm các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, táo bón, đầy hơi… bằng các loại thuốc ức chế cơ trơn, kháng sinh giảm đau, thuốc chống tiêu chảy,…Để cải thiện nhẹ tình trạng bệnh thì điều quan trọng là phải điều chỉnh lối sống, sinh hoạt để giảm bớt khó chịu cho đại tràng và phòng ngừa bệnh tái phát.
Chế độ ăn uống
Về việc điều trị tại nhà, bác có thể sử dụng men tiêu hóa trong một thời gian để làm giảm rối loạn chức năng đại tràng. Thêm nữa, bác cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để bệnh không tái diễn, cụ thể là:
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh, thực phẩm được rửa sạch trước khi chế biến, không ăn các món gỏi, tiết canh, tái, đồ ăn ôi thiu, nên ăn chín uống sôi.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi đại – tiểu tiện và trước khi ăn.
- Bổ sung các loại sữa chua, men vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Tránh ăn các món nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, món ăn quá cứng, khó tiêu hóa.
- Chọn lựa cách chế biến phù hợp, mềm, dễ tiêu hóa và hấp thu.
- Kiêng rượu, bia thuốc lá hay các chất kích thích tương tự.
- Nếu táo bón nên ăn nhiều rau xanh hơn để cải thiện đường ruột.
- Tẩy giun định kỳ 2 lần/ năm.
☛ Tham khảo thêm: Bệnh đại tràng co thắt ăn gì? Kiêng gì?
Chế độ luyện tập
Tham gia các bộ môn thể thao vừa sức, luyện tập đều đặn các ngày trong tuần. Nó không chỉ tốt cho tim mạch, cơ bắp, hạn chế các bệnh như tiểu đường, béo phì, mà còn có thể cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách làm tăng số lượng lợi khuẩn.
Vì thế, hãy chọn lựa môn thể thao bác yêu thích và tập luyện thường xuyên để duy trì sự dẻo dai cho cơ thể và sức khỏe đại tràng.
Điều chỉnh tâm lý
Stress hay căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng tới các phần khác nhau của đường tiêu hóa bao gồm cả đại tràng. Đó là bởi hệ thống thần kinh ruột (nơi điều khiển hệ tiêu hóa) được kết nối trực tiếp với hệ thống thần kinh trung ương trên não bộ, mỗi khi có căng thẳng hệ thống thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng làm cho lưu lượng máu gián đoạn. Từ đó, các cơn co thắt đại tràng hình thành gây ra đau bụng, đi ngoài nhiều lần.
Người bệnh nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi không để cơ thể bị mệt mỏi, đầu óc trì trệ. Thêm vào đó, việc ngủ đủ giấc và đúng giờ cũng hết sức quan trọng để có được trạng thái tâm lý thoải mái.
Nếu bị stress hãy thử thực hiện một số liệu pháp thư giãn tại nhà như là tập yoga, thiền định, nghe nhạc, massage…hoặc tham gia các câu lạc bộ giải trí cho người cao tuổi để được chia sẻ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc Tây bác sĩ có thể kê đơn bao gồm:
Thuốc cầm tiêu chảy
- Loperamide
- Cholestyramine
- Diphenoxylate
Những loại thuốc trên giúp giảm nhu động ruột và giảm triệu chứng tiêu chảy.
Thuốc chống co thắt
- Hyoscine butylbromide,
- Dipropyline
Các loại thuốc này giúp làm giảm cơn đau do co thắt ruột và các cơn chuột rút
Thuốc chống trầm cảm:
- Fluoxetine,
- Paroxetine.
Giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng cũng như giúp ức chế hoạt động của các nơ-ron kiểm soát đường ruột, giảm triệu chứng của bệnh đại tràng chức năng.
Áp dụng điều trị bằng Đông y
1. Sử dụng lá ổi
Nghiên cứu chỉ ra, trong lá ổi chứa hoạt chất Flavonoid – đây được coi như kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, giảm đau và hỗ trợ giảm tiêu chảy rất hiệu quả. Vì vậy, trong dân gian thường sử dụng lá ổi trong các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích.
Áp dụng bài thuốc bằng lá ổi như sau:
Cách 1:
- 50 búp ổi non đem rửa sạch, ngâm qua một lượt nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, kí sinh trùng, bụi bẩn dính trên lá.
- Cho búp ổi vào nồi đun cùng 2 bát nước đầy
- Đun nhỏ lửa khoảng 15- 20 phút rồi tắt bếp.
- Chắt lấy nước uống trong ngày.
- Sử dụng thường xuyên để thu được kết quả tốt.
Cách 2:
- Lấy 20g búp ổi và 20g riềng tươi, 30g vỏ quả chuối xanh rửa sạch,
- Cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
- Đun sủi rồi vặn nhỏ lửa liu riu khoảng 10 phút rồi chắt lấy nước uống hàng ngày.
2. Dùng lá mơ lông
Theo Đông y, lá lông mơ có tính bình, vị hơi chua, có công dụng trị tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu. Trong lá mơ lông có các thành phần hoạt chất sulfur dimethyl disulphide được có tác dụng tương tự như kháng sinh giúp kháng viêm, đồng thời ức chế hoạt động và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh viêm đại tràng.
Cách dùng lá mơ lông như sau:
- 20g lá mơ lông đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, kí sinh trùng.
- Vớt lá mơ lông để ráo nước và giã nát.
- Cho nước sôi ấm vào khuấy đều và lọc lấy nước, bỏ bã.
- Dùng nước lá mơ lông uống trực tiếp, 1 cốc một ngày.
- Nếu thấy khó uống, có thể pha cùng 1 chút mật ong cho dễ uống.
3. Dùng hoa chuối
Hoa chuối có lượng chất xơ dồi dào có tác dụng cải thiện nhu động ruột, điều trị rối loạn tiêu hóa, ngăn ngừa đau bụng, hạn chế đầy hơi, giảm táo bón, chống nhiễm trùng và nhiều công dụng khác nhau,…
Cách dùng hoa chuối như sau:
- 10g hoa chuối tươi đem thái mỏng, rửa sạch
- Đun sôi cùng 700ml nước khoảng 20 phút thì tắt bếp
- Chắt lấy phần nước để nguội, hòa cùng 1 chén rượu trắng 20ml và uống.
4. Dùng cây lược vàng
Theo nghiên cứu, trong cây lược vàng có chứa hoạt chất flavonoid, steroid,… giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Có nhiều tài liệu ghi lại loại cây này có công dụng ngăn ngừa ung thư, kích thích tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bạn có thể sử dụng loại cây này để giảm các cơn đau co thắt đại tràng bằng cách:
Cách 1:
- Dùng lá và thân cây lược vàng đập dập, cắt từng khúc và phơi nắng cho khô.
- Cho lược vàng khô vào bình, đổ ngập rượu trắng ngâm khoảng 15 ngày.
- Mỗi ngày chắt lấy 1 chén rượu uống để cải thiện tình trạng bệnh.
Cách 2:
- Cây và lá lược vàng đem rửa sạch, cắt nhỏ thành từng khúc ngắn.
- Cho vào ấm, hãm cùng nước sôi nửa ngày.
- Chắt lấy nước uống hằng ngày.
5. Cây mã đề
Trong các bài thuốc dân gian, cây mã đề được coi là thần dược tự nhiên giúp chữa lành vết thương, hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh khác nhau về đường tiêu hóa như đau bụng, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng và đặc biệt là bệnh đại tràng co thắt.
Để áp dụng bài thuốc từ cây mã đề, bạn có thể thực hiện theo cách:
Cách 1:
- 1 nắm cây mã đề đem rửa sạch, để ráo phơi khô
- Đem sao trên chảo cho thơm vàng lên
- Cho năm cây mã đề khô hãm cùng lá chè xanh khoảng 20 phút
- Uống hàng ngày
Cách 2:
- Mã đề, hoa hòe đem rửa sạch, phơi khô và sao vàng.
- Tán thành bột mịn trộn lẫn,
- Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 2 thìa cà phê hỗn hợp pha cùng 200ml nước ấm,
- Uống ngày 2 lần,
- Sử dụng 1-2 tuần liên tục khi thấy triệu chứng bệnh đã thuyên giảm.
☛ Đọc thêm: 10 cách chữa đại tràng co thắt tại nhà đơn giản và hiệu quả
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp từ thảo dược cho bệnh Hội chứng ruột kích thích
Ngoài áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và các mẹo dân gian để cải thiện bệnh, người bệnh nên cân nhắc bổ sung một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó, Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là một sản phẩm uy tín với thành phần kết hợp tinh hoa của dược liệu cổ truyền và thành tựu của công nghệ khoa học tiên tiến.
Với thành phần gồm cao Bạch truật, cao Bạch thược, cao Bạch phục linh, cao Hoàng bá… cùng với ImmuneGamma và 5-HTP, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các tác dụng:
- Giảm co thắt đại tràng và những cơn đau quặn do co thắt gây nên, từ đó giảm số lần đi ngoài ở người bệnh
- Phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng bị tổn thương
- Giảm nhanh các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
Đây là thành phẩm được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Hi vọng với câu trả lời chi tiết trên đây của chúng tôi về bệnh đại tràng chức năng sẽ giúp bác Đạt có thêm thông tin về bệnh, giải pháp cải thiện triệu chứng bệnhvà chăm sóc bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Chúc bác nhiều sức khỏe.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)