Mẹo chữa đau bụng đi ngoài đi ngoài hiệu quả ngay tại nhà
Đau bụng đi ngoài là hiện tượng gặp khá phổ biến, hầu như ai cũng đã từng mắc phải. Đau bụng đi ngoài thông thường do rối loạn tiêu hóa, nhưng có những trường hợp là do bệnh lý gây nên. Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau bụng đi ngoài đang hành hạ bạn? Cùng tham khảo một số mẹo chữa đau bụng đi ngoài dân gian đơn giản mà hiệu quả dưới đây.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng đi ngoài
Đau bụng đi ngoài ra nước là tình trạng đau bụng do tác động nào đó từ bên ngoài như do thức ăn, đồ uống dẫn tới tình trạng bị đi ngoài. Bên cạnh đó, đau bụng đi ngoài còn do nguyên nhân bệnh lý gây nên. Đau bụng đi ngoài được chia làm 2 dạng chính như sau:
Đau bụng đi ngoài cấp tính
Người bệnh có các triệu chứng đau bụng đột ngột dữ dội kèm theo đó là tình trạng tiêu chảy dẫn tới mất nước và chất điện giải. Nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoặc virus, ngộ độc thực phẩm chúng giải phóng chất độc ra khiến người bệnh đau bụng và tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng mà nhiều người gặp phải nhất, người bệnh thường có các biểu hiện như đau bụng đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong kèm theo nôn mửa, sốt cao…Có người còn dễ dẫn tới co giật và tử vong nếu không được điều trị kịp thời
Đau bụng đi ngoài mãn tính
Đau bụng đi ngoài là triệu chứng của bệnh lý liên quan tới đại tràng như viêm đại tràng, đại tràng co thắt, polyp đại tràng, túi thừa đại tràng. Đại tràng có chức năng di chuyển chất cặn bã sau khi được tiêu hóa ở ruột nôn đồng thời hấp thu nước để hình thành khuôn phân, đau bụng kèm với tình trạng rối loạn đi ngoài chủ yếu do bệnh lý đại tràng gây ra.
Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt): Đây là bệnh lý rối lọa chức năng đại tràng, các triệu chứng gặp phải các cơn co thắt ở đường ruột mạnh, kéo dài hơn so với người bình thường khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn gây đau bụng đi ngoài.
Viêm đại tràng: Bệnh lý gây tổn thương niêm mạc đại tràng ở nhiều mức độ kahcs nhau. Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm hoặc ngộ độc hóa chất gây ra. Người bệnh bị đau bụng, rối loạn đại tiện, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng đầy hơi…
Chữa đau bụng đi ngoài theo Tây Y
Để cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
Bù nước cho cơ thể
Khi bị tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và chất điện giải. Để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt nước, bổ sung các chất điện giải và khoáng chất như kali, natri,…Thay vì uống nước lọc bạn có thể uống các loại trà, nước trái cây, orezol để đạt hiệu quả tốt hơn.
Thuốc cầm tiêu chảy
Đây là biện pháp nhanh nhất giúp ngăn chặn tình trạng đau bụng đi ngoài khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên tự ý mua thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, men tiêu hóa,..có tác dụng giúp ổn định lượng axit trong dạ dày, tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa từ đó giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài.
Lưu ý: Sử dụng thuốc tây có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, gây hại tới gan, thận, dạ dày…Do đó, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng đặc biệt là người già hoặc trẻ nhỏ.
Mẹo chữa đau bụng đi ngoài bằng phương pháp dân gian
Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại cây thông dụng có tác dụng tốt trong điều trị đau bụng đi ngoài mà không phải ai cũng biết. Nhưng phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh tìm cho mình cách điều trị đúng để chấm dứt hẳn tình trạng.
Lá ổi
Trong lá ổi có chứa tannin, chất này có tác dụng làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động, kháng khuẩn nên giúp giảm đau bụng đi ngoài khá hiệu nghiệm. Cách sử dụng như sau:
Lá ổi chọn vừa lá non và già, rửa sạch sau đó sắc nhỏ lửa với 2 bát nước. Đun sôi liên tục trong khoảng thời gian từ 15 – 30 phút, để nguội và lấy nước uống. Mỗi lần một chén nhỏ, ngày uống nhiều lần.
Quả sung
Quả sung sử dụng để ăn kèm với một số món ăn, nhưng không phải ai cũng biết quả sung có tác dụng chữa đau bụng đi ngoài. Trong quả sung có chứa các thành phần saccarose, glucose, các acid shikimic acid, malic acid, oxalic acid, quinic acid, citric acid, vitamin B1, C và các khoáng chất như canxi, kali, photpho…Những chất này được đánh giá là có tác dụng điều hòa huyết áp, tốt cho tiêu hóa và ngăn chặn các tế bào ung thư hiệu quả.
Cách dùng quả sung chữa đau bụng đi ngoài như sau:
- Chọn quả sung bánh tẻ, còn xanh tươi sau đó đem rửa sạch, xắt thành lát mỏng hoặc đập dập
- Đem sung phơi khô và tán thành bột mịn sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và sử dụng lâu dài
- Mỗi lần uống lấy 8-10g bột quả sung pha với nước sôi uống, ngày uống 3 lần để có tác dụng hiệu quả.
Lá mơ lông
Lá mơ lông được trồng khá phổ biến ở trong vườn nhà hoặc mọc hoang ở những bụi cây. Lá mơ lông có chứa các chất như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu…có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy bụng, chống co thắt hồi tràng.
Cách dùng như sau:
- Lá mơ lông 30 – 50g
- Lòng đỏ trứng gà 2 quả
Lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ đem trộn đều với lòng đỏ trứng gà. Lấy một miếng lá chuối rửa sạch, cho vào chảo rồi đổ hỗn hợp vừa nãy vào để nướng, để lửa nhỏ. Dùng để ăn ngày 3 lần.
Hạt vừng đen
Vừng đen là thực phẩm được sử dụng trong các món ăn hàng ngày, trong vừng đen có hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng axit béo chưa bão hòa. Dầu tìm trong hạt có chất bôi trơn ruột, kích thích hình thành dịch mật tiêu hóa thức ăn trong khi chất xơ có tác dụng giúp chuyển động ruột. Những hạt này có tác dụng làm sạch sâu trong đường ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa.
Cách dùng như sau:
Vừng đen 40g nướng trong nồi nóng cho tới khi có hương vị sau đó trộn 1 muỗng canh tầm 15g vừng đen với 1/3 muỗng canh (5ml) mật ong. Ngày uống 2 lần
Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng vừng đen
Hồng xiêm xanh
Đây là vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài và kiết lị khá hiệu quả do vị chát đặc trưng của loại quả này. Áp dụng như sau:
- Hồng xiêm thái lát lỏng, phơi khô và sao vàng và cho vào hũ dùng dần
- Khi sử dụng lấy 10 lát hồng xiêm đổ ngập nước vào sắc lấy nước chia 2 lần uống
- Trẻ em sử dụng nên nấu lỏng và uống với số lượng ít một
Rau sam
Rau sam có chứa chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột. Vì vậy, rau sam được sử dụng để điều trị đau bụng đi ngoài từ lâu. Cách dùng như sau:
- Rau sam 100g
- Cỏ sữa tươi 50g
Đi ngoài ra máu thêm:
- Nhọ nồi 20g
- Rau má 20g
Đem sắc lấy nước đặc uống, dùng liên tục vài ngày có kết quả tốt.
Các loại trà
- Trà hoa cúc: Trong hoa cúc có chứa chất tanin có tác dụng hỗ trợ cân bằng axit trong dạ dày nên giúp ngăn ngừa đau bụng đi ngoài hiệu quả. Trà hoa cúc giúp thư giãn các cơ và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Người bệnh đau bụng đi ngoài có thể uống trà hoa cúc hàng ngày liên tục vài tuần giúp cải thiện triệu chứng.
- Trà gừng: Gừng có khả năng chữa nhiều bệnh khác nhau, do có tính cay nóng, vị ấm nên dùng chữa bệnh viêm như ho, cảm cúm, đau lưng. Trà gừng có tác dụng tốt trong điều trị đau bụng đi ngoài. Trong gừng có hợp chất Shogaols và Gingerols có thể giúp thư giãn các lót đường ruột.
- Trà bạc hà: Uống trà bạc hà có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng đồng thời cải thiện vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, bạn nhai một ít lá bạc hà tươi cũng có thể giảm cơn đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
- Trà gạo rang: Sử dụng gạo lứt rang riêng hoặc rang cùng với cà rốt rồi nấu cùng 2 lít nước uống mỗi ngày giúp bổ sung nước cho cơ thể, giảm đau bụng đi ngoài và tăng cường chất xơ cho cơ thể.
- Trà vỏ quýt: Vỏ quýt có chứa rất nhiều chất xơ cùng vitamin rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Để cải thiện chứng đau bụng đi ngoài dùng vỏ quýt rang khô (có thể kèm theo gừng khô, gạo rang) sắc lên uống sẽ bổ sung sắc khí, giảm tình trạng mệt mỏi khi bị đi ngoài.
Trong trường hợp dùng bài thuốc trên không có tác dụng, tình trạng đau bụng đi ngoài vẫn tiếp diễn người bệnh cần đi thăm khám cụ thể để có phương án điều trị.
5 bài thuốc chữa đau bụng đi ngoài tại nhà
Bài thuốc 1
- 5 lát gừng
- Tía tô 6g
- Củ sả 20g
- Vỏ quýt 20g
Cách làm: Tía tô rửa sạch, củ sả sao vàng, vỏ quýt sao thơm sau đó cho tất cả vào nồi đổ thêm 2 bát nước rồi đem đun kĩ cho tới khi còn 1 bát là được. Dùng thuốc lúc còn nóng giúp chữa đau bụng đi ngoài nhanh do nhiễm lạnh với các dấu hiệu cụ thể như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, sôi bụng, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân lỏng.
Bài thuốc 2
- Lá vối 3 cái
- Vỏ ổi rộp g
- Núm quả chuối tiêu 10g
Cách làm: Đem thái nhỏ phơi khô tất cả, cho vào nồi thêm 400ml nước sắc còn 100ml. Chia nước thuốc uống 2 lần/ngày dùng liền từ 2 – 3 ngày.
Bài thuốc 3
Bài thuốc trên sử dụng cho người bị đau bụng đi ngoài do hàn thấp với các biểu hiện:
- Đau bụng lâm râm
- Đi ngoài loãng kèm nước trong
- Cơ thể mệt mỏi
- Chán ăn
- Rêu lưỡi nhạt trắng
Dùng bài thuốc:
- Củ riềng tươi thái lát mỏng 40g
- Vỏ bọc thân cây ổi 80g
Củ riềng tươi thái lát mỏng, vỏ bóc từ thân cây ổi đem sao sau đó cho vào nồi thêm nước sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc 4
- Vỏ quýt 16g
- Gừng khô 16g
- Gạo cũ rang cháy 100g
Cách dùng: Cho tất cả vào ấm thêm nước lượng vừa đủ đem sắc đặc chia uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc này hiệu quả cho người bị tiêu chảy do thể tỳ vị hư hàn với các dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn.
Bài thuốc 5
Áp dụng chữa tiêu chảy do thể thấp nhiệt với các triệu chứng cụ thể:
- Đau bụng đi ngoài ngay
- Phân có sắc vàng, mùi thối
- Tiểu ít
- Nước tiểu màu đỏ
- Khát nước nhiều
- Rêu lưỡi vàng
Bài thuốc như sau:
- Lá và bông mã đề 20g
- Nõn dứa 40g
Cho tất cả đem rửa sạch và cho vào nồi với 1 ít muối và thêm 1 bát nước đem đun sôi khoảng 30 phút, chắt lấy nước uống và bỏ bã.
Bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài
Bên cạnh các phương pháp chữa đau bụng đi ngoài trên, bấm huyệt là phương pháp mang lại hiệu quả. Bấm huyệt có tác dụng điều chỉnh hữu hiệu các rối loạn trong tiêu hóa. Với người đau bụng đi ngoài thực hiện bấm huyệt ngày 2 – 3 lần các triệu chứng thuyên giảm.
Cách thực hiện như sau: Dùng ngón tay cái ấn day nhiều lần, lặp đi lặp lại các huyệt vùng tỳ đại tràng, vùng tiểu tràng bên tay trái, mỗi vùng 5-10 lần. Sau đó, dùng 2 ngón cái, ngón trỏ phối hợp đồng thời ấn day huyệt ngoại lao cung 100 lần.
Vị trí các huyệt vị như sau
- Thủ huyệt khu đại tràng: Vị trí nằm ở tuyến chính giữa mặt ngón tay từ bụng ngón trỏ đến vằn ngang khớp ngón tay.
- Thủ huyệt khu tiểu tràng: Nằm ở tuyến chính giữa mặt ngang bàn tay từ bụng ngón nhẫn đến vằn ngang khớp ngón bàn tay.
- Huyệt ngoại lao cung: Nằm ở mu bàn tay, giữa khe khớp xương bàn tay 4–5
Ngoài ra, người bệnh có thể nằm ngửa, dùng mặt 2 bàn tay hoặc ngón trỏ ấn day bụng 200 – 300 lần giúp giảm đau bụng đi ngoài
Sau khi thực hiện bấm huyện xong thì người bệnh nên nằm duỗi thẳng tay và chân. Các bàn tay nắm và kéo nhẹ cánh tay và hít một hơi sâu. Sau một lúc, thả lỏng cánh tay, các bàn tay và từ từ thở ra bằng miệng có thể hoàn toàn thư giãn.
Lưu ý: Thực hiện bấm huyệt bởi các thầy thuốc có chuyên môn nhằm đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, phương pháp này chỉ làm giảm triệu chứng tức thời nên trường hợp nặng tình trạng có thể tái phát. Nên cần tìm phương pháp điều trị từ căn nguyên của bệnh để đạt hiệu quả lâu dài.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Với tình trạng đau bụng đi ngoài do nguyên nhân không nguy hiểm có thể khắc phục tại nhà. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong 3 ngày cần lập tức tới viện. Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn hoặc kèm theo tới các triệu chứng cần liên hệ với bác sĩ:
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Sốt trên 38 độ.
- Phân chứa máu hoặc trông giống như bã cà phê ướt
- Khát nước hoặc khô miệng
- Gặp khó khăn khi nói hoặc rối loạn ngôn ngữ
- Vàng da, vàng mắt
- Co giật
- Đau hoặc sưng bộ phận sinh dục
- Chảy máu hậu môn
Chế độ ăn cho người đau bụng đi ngoài
Chế độ ăn có vai trò quan trọng với người bị đau bụng đi ngoài. Do đó, người bệnh cần lưu ý khi bổ sung thực phẩm hàng ngày. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đau bụng đi ngoài:
Không nên ăn?
- Tránh sử dụng những thực phẩm khó tiêu như ngũ cốc nguyên hạt (ngô, các loại đậu…)
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ tanh khiến tình trạng đau bụng đi ngoài nặng hơn. Thay vì chế biến chiên xào bạn hãy chế biến bằng cách hấp, luộc để không làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, thức ăn nhanh như xúc xích, dăm bộng…khuyến cáo không nên sử dụng khi bị đau bụng đi ngoài, buồn nôn
- Đồ ăn tái sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua, nem chạo….vì chúng chứa nhiều vi khuẩn, kí sinh trùng dễ gây đau bụng
- Thực phẩm dễ sinh hơi cần loại bỏ khỏi thực đơn như đậu hà lan, đậu tương, hành sống, tỏi sống, bông cải xanh…
- Các loại sữa và chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua) không nên sử dụng vì có thể khiến đi ngoài nặng hơn. Các thực phẩm chứa nhiều đường cũng hạn chế.
- Rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, nước ngọt đóng chai khiến đi ngoài kéo dài và đau bụng nên cần tránh
Nên ăn?
Tuy phải kiêng khem một số thực phẩm nhưng không đồng nghĩa với việc người bệnh ăn ít và không đủ chất dinh dưỡng. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn:
- Protein, vitamin cho cơ thể bằng thịt gà nạc, thịt lợn nạc, khoai tây, cà rốtvà một số loại trái cây (xoài, đu đủ, hồng xiêm, táo, chuối)
- Bổ sung nước cho cơ thể: Khi bị đi ngoài nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước. Điều quan trọng nhất là phòng mất nước. Người bệnh nên bổ sung nhiều nước hơn bình thường. Tốt nhất là uống nước lọc, nước gạo rang, nước cơm, oresol…
- Trẻ nhỏ đang bú mẹ tiếp tục cho bú mẹ và tăng số lần bú. Ngoài ra, bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, thịt, chia nhỏ ra ăn nhiều bữa và từng ít một.
- Ăn ngay sau khi chế biến đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm
☛ Tìm hiểu thêm: Đau bụng đi ngoài quặn từng cơn là bệnh gì?
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)