Đi ngoài ra chất nhầy (màu vàng, đỏ, hồng) bệnh gì?

Sau mỗi lần đi đại tiện bạn gặp phải hiện tượng phân có chứa chất nhầy. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý gây nguy hiểm tới sức khỏe. Chất nhầy có thể màu vàng, đỏ, đen, hồng…Vậy đi ngoài ra dịch nhầy là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua những thông tin sau.

đi ngoài ra dịch nhầy là bệnh gì

 

Chất nhầy trong phân là gì?

Chất nhầy là một phần tự nhiên của cơ thể được thấy ở nhiều bộ phận như mũi, miệng, thực quản, phổi và ruột. Vai trò của chúng là bảo vệ các cơ quan nhạy cảm trên, thông thường chất nhầy được tìm thấy nhiều nhất ở ruột.

Tại hệ tiêu hóa, các tế bào niêm mạc ruột được tái tạo mới nên có một lớp dịch mỏng để bôi trơn bề mặt niêm mạc ruột giúp quá trình vận chuyển các chất cặn bã xuống hậu môn để thải ra ngoài. Lớp niêm mạc lót ở mặt trong của ruột, ở lớp này có hàng chục triệu tuyến, trong đó có tuyết tiết chất nhầy.

Ở cơ thể bình thường không sản xuất nhiều chất nhầy, chất nhầy màu vàng hoặc trong suốt có thể theo phân ra ngoài nhưng có lượng nhỏ mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, khi có vấn đề về sức khỏe, chế độ ăn uống, yếu tố môi trường…có thể dẫn tới thay đổi trạng thái chất nhầy, khi đi đại tiện thấy chất nhầy kèm phân.

Phân nhầy đi kèm những triệu chứng bất thường

Nếu gặp phải tình trạng đi ngoài phân có chất nhầy sẽ kèm theo các triệu chứng khác. Mỗi dấu hiệu sẽ phản ánh về sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn và gắn liền với một bệnh lý nhất định. Cụ thể như sau:

Phân nhầy lẫn máu

Đại tiện phân có nhầy lẫn máu là tình trạng mà không ít người gặp phải. Người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như đau dọc khung đại tràng, đau trước và sau khi đi đại tiện, thời gian đại tiện kéo dài, sụt cân, xanh xao. Khi gặp phải các triệu chứng này có thể cảnh báo bệnh lý ung thư đại tràng hoặc có khối u ở đại tràng. Nếu người bệnh bị đi ngoài phân loãng kèm máu và dịch nhầy cũng có thể do mắc bệnh lỵ.

☛ Tìm hiểu thêm: Đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Phân nhầy có bọt

Nếu người bệnh gặp phải triệu chứng này kèm theo các dấu hiệu khác như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần, táo bón xen lẫn với tiêu chảy…thì rất có thể bạn đang mắc viêm đại tràng.

Đi ngoài ra chất nhầy màu xanh

Nếu bạn quan sát kỹ thấy phân nhầy có màu xanh lá rất có khả năng bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng.

Phân nhầy màu đen

Gặp phải tình trạng này cảnh báo niêm mạc đại tràng bị tổn thương gây ra xuất huyết đường tiêu hóa. Phân bị chuyển màu khi di chuyển trong lòng ruột. Ngoài ra, đây còn là triệu chứng cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày. Hoặc nếu nồng độ sắt trong cơ thể cao đi ngoài phân nhầy màu đen.

Nếu đi ngoài phân nhầy màu đen và có mùi hôi thối khủng khiếp trong vòng 16 giờ trước đó mà bạn không hề sử dụng rượu tốt nhất nên gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề khi tiêu hóa chất béo. Đây có khả năng là hệ quả của cắt túi mật, uống thuốc giảm cân hay di chứng sau phẫu thuật.

Nếu đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng, trơn nhờn lẫn mỡ cảnh bảo bệnh viêm tụy mãn tính. Ngoài ra, là dấu hiệu cảnh báo ống dẫn mật tắc nghẽn. Cộng với sự hấp thu chất béo kém do tiêu thụ quá nhiều chất béo và mật không thể chuyển hóa hết được.

Phân nhầy có mùi tanh

Một số nguyên nhân dẫn tới phân nhầy có mùi tanh do bị nhiễm trùng, bị viêm ruột, kém hấp thụ, viêm tụy mãn tính, bệnh xơ nang, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm,…

Lạm dụng kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến đi ngoài phân nhầy có mùi tanh. Sự cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột bị phá vỡ khiến người bệnh bị đại tiện phân lỏng, lúc táo, phân có mùi tanh khó chịu.

Chứng rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm cũng gây ra đại tiện phân nhầy có mùi tanh. Kém hấp thu cũng là tác nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng phân có mùi tanh và xì hơi nặng mùi.

Phân nhầy màu nâu

Nguyên nhân do cơ thể không hấp thụ chất béo đúng cách hoặc mắc các bệnh về tuyến tụy mãn tính.

Đi ngoài ra chất nhầy là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhiều người có tâm lý chủ quan khi đi ngoài ra dịch nhầy và không có biện pháp chữa trị. Trong khi đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đi ngoài ra chất nhầy cảnh báo dấu hiệu của một số bệnh lý dưới đây.

Táo bón kéo dài

táo bón kéo dài

Tình trạng táo bón kéo dài khiến niêm mạc đường ruột bị tổn thương sinh ra chất nhầy đi kèm phân táo. Phân trở nên cứng hơn, cọ xát với thành ruột khi đại tiện, chất nhầy sẽ theo phân ra ngoài thậm chí có lẫn với máu tươi. Những trường hợp này đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ là do phân cứng, vón cục và chà xát mạnh vào thành niêm mạc đường ruột dẫn tới chảy máu.

Để cải thiện tình trạng táo bón người bệnh cần bổ sung nhiều nước, thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày khoa học. Thực đơn cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi, thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Tránh sử dụng đồ ăn cay nóng, thức ăn đóng hộp, chất kích thích khiến tiêu hóa khó khăn dễ dẫn tới táo bón.

Hội chứng ruột kích thích

Hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là bệnh gây rối loạn chức năng của đại tràng mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào. Lúc này chất nhầy sản xuất ra nhiều hơn bình thường, chúng sẽ theo đường tiêu hóa và ra ngoài theo phân. Kèm theo đó là triệu chứng đau bụng đi ngoài, chướng bụng đầy hơi, ăn uống khó tiêu, tiêu chảy xen lẫn với táo bón, phân đầu rắn đuôi nát…

Áp xe hậu môn

Là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở hậu môn khiến các mô mềm ở quanh hậu môn bị sưng tấy. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh đi ngoài ra dịch màu vàng và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Tốt nhất người bệnh nên đi khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng không mong muốn.

Viêm ruột cấp tính

Viêm ruột cấp tính là bệnh lý gây ra triệu chứng đi ngoài ra dịch nhầy. Khi niêm mạc ruột tiết ra chất nhầy nhiều hơn do sự hoạt động của các yếu tố gây hại như độc tố, vi khuẩn…

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ khá phổ biến hiện nay và gặp ở mọi đối tượng nhưng nguy cơ mắc cao là những người hay làm việc văn phòng phải ngồi lâu. Bệnh xảy ra khi những đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức và tạo thành búi trĩ. Những người bị trĩ thường bị chảy máu khi đi đại tiện, đại tiện thấy nhiều chất nhầy màu trắng. Nếu không có biện pháp điều trị sớm bệnh có thể dẫn tới thiếu máu, nhiễm trùng và áp xe hậu môn.

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng gây tổn thương niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau, lượng chất nhầy được tiết ra bất thường và theo phân ra ngoài khi đại tiện. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà lượng chất nhầy tiết ra không giống nhau. Khi bệnh tiến triển nặng lượng chất nhầy được tiết ra nhiều hơn và ngược lại. Người bệnh bị viêm loét đại tràng còn bị đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ do lẫn máu.

Đọc thêm: Viêm loét đại tràng nên có chế độ ăn uống thế nào?

Ung thư hậu môn trực tràng

ung thư hậu môn trực tràng

Đây là bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe và có thể mất mạng trong thời gian ngắn. Triệu chứng thường gặp của bệnh thường gặp phân nhầy thường dẹt và có lẫn chất nhầy màu trắng đục. Tuy nhiên, biểu hiện này ngắn và tự mất đi, lúc này các cơ quan vẫn hoạt động một cách bình thường nên người bệnh chủ quan không đi khám.

Khi thấy hiện tượng này tốt nhất bạn nên đi khám để sàng lọc ung thư đại trực tràng vì đây có thể là dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn sớm.

Nứt hậu môn

Là hiện tượng nứt, rách ở hậu môn trực tràng, vết nứt có đường kính nhỏ dài khoảng vài cm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do tiêu chảy liên tục, táo bón. Nứt hậy môn có thể khiến người bệnh đi ngoài đau và kèm theo nhầy ở trực tràng ra ngoài. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn, khó chịu nhất là khi táo bón.

Tắc ruột

Tắc ruột gây đi ngoài ra chất nhầy trắng kèm theo các triệu chứng khác như táo bón, chướng bụng, đầy hơi. Các nguyên nhân gây tắc ruột như tràn dịch, có khối u hoặc có gì lạ ở đường ruột.

Ngoài các nguyên nhân trên, đi ngoài phân nhầy còn do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Một số trường hợp do ăn các loại thực phẩm như lactose, các loại hạt… có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy ở các bệnh nhân có bệnh lý không hấp thu được lactose.

Ngay khi thấy hiện tượng đi ngoài phân nhầy kéo dài trong nhiều ngày người bệnh hãy đi khám. Phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Nếu chủ quan không chữa kịp thời có thể dẫn tới hậu quả khôn lường, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn.

Điều trị đi ngoài ra chất nhầy như thế nào?

Người bệnh nên đi khám cụ thể tại trung tâm y tế uy tín nếu có dấu hiệu đại tiện ra dịch nhầy kéo dài. Tùy thuộc vào bệnh lý, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường các trường hợp được cải thiện nhanh chóng khi được điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, thực hiện một số điều sau đây:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Nên uống 2 lít nước mỗi ngày hoặc bổ sung nước bằng các nguồn trái cây, nước ép trái cây…giúp các hoạt động trong cơ thể diễn ra trơn tru. Đây là biện pháp hỗ trợ điều trị khá đơn giản mà hiệu quả.
  • Tăng cường chất xơ cho cơ thể: Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng táo bón, giảm các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ  từ rau xanh, ngô, táo, các loại đậu…
  • Bổ sung các thực phẩm có chứa lợi khuẩn và kháng viêm như sữa chua, các loại rau lá xanh đậm (súp lơ xanh, rau bina…), các loại quả mọng. Các loại thực phẩm này không những giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể và tránh được những vấn đề không mong muốn về sức khỏe.
  • Chế độ tập luyện mỗi ngày giúp khí huyết lưu thông, hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, tăng cường sức khỏe tổng thể

ăn uống hoa quả

Cập nhật lúc: 24/10/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS Cam Kết Hoàn 100% Tiền Nếu Không Giảm Triệu Chứng Sau 2 Tháng Sử Dụng. Để tìm hiểu thêm và đăng ký tham gia chương trình, vui lòng gọi điện tới số hotline miễn cước 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...