Hội chứng ruột kích thích cần tránh gì để không bị nặng thêm?

Một cơn đau bụng, đầy hơi, khó tiêu hay kể cả tiêu chảy cũng khiến chúng ta phải xem xét lại bữa ăn của mình để tìm ra thủ phạm gây ra tình trạng này. Tuy nhiên nếu như đang mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS), thì thủ phạm có thể nằm ở cốc cà phê hay là ly sữa vừa uống rồi đó nhé. Vì vậy để ngăn chặn các triệu chứng IBS nặng thêm và tái phát lại, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết bị hội chứng ruột kích thích cần tránh gì nhé.

Tìm hiểu vấn đề bị IBS cần phải tránh những gì

Tìm hiểu vấn đề bị IBS cần phải tránh những gì

Yếu tố nào hình thành nên hội chứng ruột kích thích? 

IBS xảy ra khi các dây thần kinh và cơ trong ruột trở nên quá nhạy cảm và không hoạt động bình thường, dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai. Các triệu chứng xảy ra trong thời gian dài, tái đi tái lại nhiều lần nhưng không làm thay đổi cấu trúc hay sinh lý của dạ dày. Chính vì vậy hội chứng ruột kích thích có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và công việc, sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên những yếu tố nguy cơ dưới đây có thể hình thành nên bệnh:

  • Do viêm đường ruột khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn
  • Do rối loạn nhu động ruột
  • Dùng nhiều kháng sinh đường ruột gây tình trạng loạn khuẩn với triệu chứng phân sống thường xuyên, lúc lỏng, lúc sền sệt, lúc rắn
  • Do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm lý

Yếu tố nguy cơ cao dẫn tới cơn đau của IBS ngày một nặng hơn bao gồm như stress, căng thẳng, sử dụng rượu bia, thuốc lá, ăn nhiều đồ chua và cay,..

Hội chứng ruột kích thích cần tránh gì?

Sau khi đã biết những yếu tố hình thành nên hội chứng ruột kích thích và cũng như khiến triệu chứng đang gặp phải trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần phải phòng tránh chúng một cách tốt nhất. Tuy triệu chứng IBS ở mỗi người là khác nhau nhưng những vấn đề cần tránh dưới đây sẽ giúp ích được cho tất cả người bệnh.

Sữa

Sữa và các thực phẩm khác có chứa lactose như phô mai và kem có thể gây đầy hơi và chướng bụng ở những người không dung nạp lactose. Khoảng 70% người trưởng thành trên toàn thế giới không sản xuất được lượng lớn lactase, một loại enzyme trong ruột giúp phân hủy đường trong sữa. Nếu không có enzyme này, ruột non không thể hấp thụ lactose, chất không được tiêu hóa sẽ đi vào đại tràng, nơi vi khuẩn lên men và sinh ra khí.

Sữa có chứa lactose có thể gây đầy hơi chướng bụng

Sữa có chứa lactose có thể gây đầy hơi chướng bụng

Mặc dù các sản phẩm từ sữa là thủ phạm chính gây khó chịu cho một số người mắc chứng IBS, nhưng sữa chua lại là một ngoại lệ. Vi khuẩn sống trong sữa chua phá vỡ đường lactose nên ít có khả năng gây ra các triệu chứng đầy hơi.

Thực phẩm chứa nhiều fructose

Siro ngô (siro bắp) có hàm lượng fructose cao, và là thành phần chính trong nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, đồ ăn nhẹ và nước ngọt. Khi người bệnh dùng những mặt hàng này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng IBS. Nhưng chúng không phải là nguy cơ duy nhất khiến bệnh nặng hơn.

Hóa ra một số thực phẩm rất tốt cho sức khỏe như táo, lê và trái cây sấy khô cũng có chứa hàm lượng fructose cao tự nhiên, khi ăn vào có thể gây ra một số tác dụng phụ tương tự như đường lactose khó tiêu. Trái cây có hàm lượng fructose thấp hơn, chẳng hạn như quả mọng, cam quýt và chuối, có thể là lựa chọn tốt hơn cho những người mắc IBS.

Đồ uống có ga

Khí CO2 trong đồ uống có ga có thể tạo ra áp lực trong thành dạ dày và ruột, làm tăng cảm giác đau bụng dưới. Đồng thời còn tăng sản xuất khi trong dạ dày khiến bụng bị sưng, căng phồng. Do đó nên hãy dùng nước lọc và sữa không chứa lactose để làm dịu cơn khát. 

Caffeine

Caffeine có thể kích thích các cơ quan bên trong dạ dày và ruột, khiến người bệnh bị đau bụng dưới, tiền đình và tăng sản xuất khí. Đồng thời chúng còn làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy - một triệu chứng phổ biến của IBS. 

Caffeine gây tình trạng tiêu chảy nặng hơn

Caffeine gây tình trạng tiêu chảy nặng hơn

Căng thẳng và lo lắng 

Căng thẳng có thể kích thích hệ thống tiêu hóa, gây ra các biểu hiện như ợ, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Điều này có thể làm tăng triệu chứng IBS và làm cho người bệnh cảm thấy không thoải mái hơn.

Đồng thời khi bị căng thẳng, họ có thể thay đổi thói quen ăn uống, thường là ăn ít hoặc nhiều hơn bình thường, hoặc ăn các loại thực phẩm không lành cho dạ dày và ruột. Điều này có thể làm gia tăng triệu chứng IBS.

Do đó cần chọn những thói quen lành mạnh, ăn một chế độ cân bằng phù hợp với IBS. Đồng thời có thể thường xuyên nghe nhạc, đọc sách, tập thể dục,..để giúp cơ thể được thoải mái, thư giãn. 

Mỡ động vật

Thực phẩm chứa nhiều chất béo khiến thành ruột phải co bóp nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn làm tăng các cơn đau và khiến người bệnh có cảm giác khó chịu ở vùng bụng. Người bệnh không nên sử dụng các loại chất béo bão hòa mà thay bằng chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật. 

Mỡ động vật có thể làm tăng cơn đau ở vùng bụng

Mỡ động vật có thể làm tăng cơn đau ở vùng bụng

Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như pate, xúc xích, thực phẩm có chứa nhiều chất béo như:  mayonnaise, bánh quy, phô mai. Hạn chế đồ ăn chiên rán có quá nhiều dầu mỡ.

Một số loại rau và hạt

Một số loại rau có thể gây ra chứng đầy hơi cần tránh như rau cải xanh, cải bắp và hành, các loại đậu,...

  • Các loại đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao giàu chất xơ nhưng với người hội chứng ruột kích thích đậu là thực phẩm không tốt, gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu khiến tình trạng bệnh nặng hơn
  • Bông cải xanh, bắp cải, cần tây không dễ tiêu hóa và có thể sinh khí là nguyên nhân gây ra chướng bụng đầy hơi
  • Bánh mì và ngũ cốc làm từ ngũ cốc tinh chế (không phải nguyên hạt) cũng khiến táo bón nặng hơn.

Thuốc khiến triệu chứng IBS nặng hơn

Một số loại thuốc có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy cho người bệnh bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh
  • Một số thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc làm bằng sorbitol, chẳng hạn như siro ho

Do đó, người bệnh cần phải nói chuyện với bác sĩ về việc chuyển sang một loại thuốc mới mà không làm triệu chứng bùng phát.

Cách hạn chế tái phát IBS

Sau khi đã biết hội chứng ruột kích thích cần tránh gì, người bệnh cũng nên duy trì và tham khảo một số phương pháp sau để giúp bệnh có thể được cải thiện hơn:

  • Nên chọn thực phẩm tươi, an toàn, sạch và không chứa hóa chất.
  • Tăng cường bổ sung các món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây (đặc biệt hoa quả giàu kali như chuối, đu đủ,...) và bột bắp, cám gạo vào chế độ ăn. Chất xơ có thể cải thiện triệu chứng táo bón ở những người bị bệnh đại tràng co thắt. Chất xơ làm mềm phân, giúp phân di chuyển thuận lợi thông qua đại tràng.
  • Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng hơn 2 tiếng nên ăn một bữa vì ăn nhiều thực phẩm trong một bữa có thể gây đau quặn bụng và tiêu chảy.
  • Nên ăn chậm, nhai thật kỹ thức ăn để hạn chế nuốt khi vào bụng, làm trầm trọng hơn triệu chứng đầy bụng, chướng hơi,...

Để hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt, Tràng Phục Linh PLUS hiện nay là sản phẩm được nhiều người bệnh tin dùng và sử dụng. Trong sản phẩm chứa các thành phần thảo dược: Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá, Bạch thược là những vị thảo dược quý, có tác dụng rất tốt, đã được chứng minh trong quá trình điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa, trong đó có hội chứng ruột kích thích. 

Tràng Phục Linh PLUS giúp giảm triệu chứng của IBS hiệu quả

Tràng Phục Linh PLUS giúp giảm triệu chứng của IBS hiệu quả

Tràng Phục Linh PLUS là sự vận dụng khéo léo của các vị thuốc dân gian với 2 thành phần 5-HTPImmuneGamma giúp điều hòa nhu động ruột, giảm tình trạng co thắt đại tràng rõ rệt, đồng thời tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng hiệu quả.

Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về vấn đề bệnh lý hội chứng ruột kích thích cần tránh gì để khiến các triệu chứng không trầm trọng hơn. Đồng thời cần bổ sung và duy trì một chế ăn uống khoa học cùng lối sống lành mạnh để bệnh nhanh chóng cải thiện một cách hiệu quả nhất.

Thực đơn 7 ngày cho người bị Hội chứng ruột kích thích

Cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích

Cập nhật lúc: 02/11/2023
⭐ Từ 24/07-31/07: Tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Đông trùng hạ thảo trị giá 600.000đ. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...