Hội chứng ruột kích thích

Đi ngoài xong lại muốn đi tiếp là bệnh gì?

Đi ngoài xong lại muốn đi tiếp là tình trạng mà nhiều người gặp phải, gây tâm lý hoang mang lo lắng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, gây rất nhiều phiền toái. Ngoài ra còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý về đường ruột. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Đi ngoài xong lại muốn đi tiếp là bệnh gì? Đại tiện là nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người giúp loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Tần suất đi ngoài của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng đi ngoài xong lại muốn đi tiếp kéo dài thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Triệu chứng này xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh sau đây: Hội chứng ruột kích thích Nếu bạn cảm giác đi ngoài xong lại muốn đi tiếp thì rất có thể bạn đã bị hội chứng ruột kích thích. Đây là một bệnh lý phổ biến trong hệ thống tiêu hóa, khiến cho ruột làm việc không đều gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Người bị IBS có thể trải qua cảm giác cần đi tiếp sau khi đi ngoài. Bệnh này rất dễ tái phát nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá. Ngoài triệu chứng đi ngoài xong lại muốn đi tiếp thì khi bị bệnh này bạn có thể bị kèm theo các dấu hiệu khác như:  Đại tiện phân lỏng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng này. Ngoài ra còn có thể thay đổi tần suất đại tiện như tiêu chảy hay đi hơn 3 lần/ngày,...Đau bụng: thường sẽ đau quặn bụng dưới và phần hố bụng bên trái sau khi ăn hoặc sau khi đi đại tiện. Táo bón: gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, luôn muốn đi ngoài nhưng không thể đi được. Đầy hơi: cảm giác căng tức ở bụng, thường xuất hiện vào buổi trưa hoặc ban đêm. Hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh đi ngoài xong lại muốn đi tiếp Viêm đại tràng Đây là tình trạng viêm nhiễm trong ruột lớn, thường đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng và cảm giác cần phải đi ngoài xong lại muốn đi tiếp. Bệnh này được chia thành các dạng như viêm ruột, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, viêm đại tràng giả mạc, viêm đại tràng vi thể và thường thấy ở trẻ sơ sinh là viêm đại tràng dị ứng. Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng là do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, căng thẳng stress kéo dài,...khiến đường tiêu hoá bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra, cũng có những trường hợp không tẩy giun thường xuyên dẫn đến tạo điều kiện cho chúng phát triển.  Đi ngoài xong lại muốn đi tiếp có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Chính vì vậy, khi xuất hiện tình trạng này, bạn có thể dựa vào những triệu chứng kèm theo sau đây để xác định là do viêm đại tràng: Viêm đại tràng mãn tính: Đại tiện nhiều lần trong ngày, lúc nào cũng cảm giác buồn đại tiện, táo bón, phân có lẫn máu và chất nhầy,... Viêm đại tràng cấp tính: Đau tức bụng dưới, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, khó tiêu, tần suất đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lẫn máu,... Viêm trực tràng  Một trong những nguyên nhân dẫn tới đi ngoài xong lại muốn đi tiếp chắc chắn không thể bỏ qua đó là viêm trực tràng. Đây là loại viêm nhiễm trong phần dưới cùng của ruột lớn. Người bị viêm trực tràng thường có thể cảm nhận sự cần thiết phải đi tiếp sau khi đi ngoài. Bên cạnh đó còn xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: Tiêu chảy Đại tiện có máu Buồn rặn Đau bụng từng cơn Hậu môn nóng rát, ngứa ngáy khó chịu Đại tràng tiết mủ và dịch nhầy. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến viêm trực tràng có thể do các yếu tố sau: Yếu tố di truyền Chế độ ăn uống không lành mạnh (thiếu chất xơ, ăn quá nhiều chất béo, đường) Stress và căng thẳng Nhiễm trùng và vi khuẩn Tình trạng miễn dịch Sử dụng thuốc không đúng cách Bệnh lý liên quan như bệnh Crohn, loét đại tràng. Đi ngoài xong lại muốn đi tiếp có thể do viêm trực tràng Bệnh lý Crohn Triệu chứng bệnh lý Crohn là một bệnh lý viêm nhiễm mạn tính trong đường tiêu hóa. Triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy, đau bụng và cảm giác đi ngoài xong lại muốn đi tiếp. Bệnh có khả năng tái đi tái lại nhiều lần nếu điều trị không đúng cách, gây nhiều tổn thương sâu rộng đối với ống tiêu hóa. Bên cạnh cảm giác luôn thấy buồn đại tiện, bệnh còn kèm theo những biểu hiện sau: Tiêu chảy, nhiều hơn 3 lần/ngày Phân lẫn máu Đau bụng, chuột rút cơ Sốt cao, mệt mỏi Chán ăn, sút cân nhanh Thiếu máu nghiêm trọng. Nguyên nhân chính gây ra bệnh Crohn theo các chuyên gia cụ thể là:  Yếu tố di truyền từ người thân, người nhà có  người mắc bệnh. Sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Tiếp xúc với môi trường hoặc vi khuẩn gây viêm nhiễm.  Sử dụng một số loại thuốc như NSAIDs. Hút thuốc lá. Tuổi tác cao. Một số bệnh lý khác  Ngoài ra còn nhiều bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự trong hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể bao gồm vấn đề với việc hấp thụ, dạ dày, tụy hay các vấn đề khác với ruột. Trường hợp tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, ăn uống mất vệ sinh,...đi ngoài xong lại muốn đi tiếp có thể xuất hiện trong 1 tới 2 ngày. Khi ấy, bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần uống nhiều nước và cân bằng dinh dưỡng là tình trạng sẽ thuyên giảm. Mặc dù cảm giác cần đi tiếp sau khi đi ngoài có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý trên, nhưng để xác định chính xác nguyên nhân cũng như cách điều trị thích hợp, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là cực kỳ quan trọng. Bác sĩ sẽ thực hiện một lịch sử y tế chi tiết, kiểm tra cơ thể, và có thể yêu cầu các xét nghiệm hoặc kiểm tra hình ảnh để đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Đi ngoài xong lại muốn đi tiếp cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác Cách khắc phục đi ngoài xong lại muốn đi tiếp  Việc cảm thấy cần đi tiếp sau khi đã đi ngoài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể thử các biện pháp sau: Chế độ ăn uống lành mạnh: Cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống của bạn. Tránh các loại thực phẩm dễ gây kích thích, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Tăng cường việc tiêu thụ rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Giảm căng thẳng và stress: Căng thẳng và lo âu có thể gây ra các vấn đề với hệ thống tiêu hóa. Hãy thực hiện các phương pháp giảm stress như thiền, yoga hoặc tập thể dục, thể thao. Giữ vững lịch trình đi vệ sinh đều đặn: Cố gắng đi vệ sinh theo lịch trình cố định hàng ngày để giúp cơ thể bạn điều chỉnh quy trình tiêu hóa. Vệ sinh cá nhân thường xuyên: Thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn. Chăm sóc y tế chuyên nghiệp: Nếu vấn đề này kéo dài hoặc gây ra sự phiền toái lớn trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Họ có thể đưa ra đánh giá cụ thể và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bạn. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp hạn chế tình trạng bệnh Xem thêm: Thực đơn 7 ngày cho người bị Hội chứng ruột kích thích Nhớ rằng, việc đi ngoài xong lại muốn đi tiếp có thể là triệu chứng của một số tình trạng khác nhau và việc tìm nguyên nhân cụ thể cần sự đánh giá từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Điều này giúp đảm bảo bạn nhận được điều trị phù hợp nhất để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Xem thêm:  Dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích Đi ngoài ngay sau mỗi bữa ăn có phải là bệnh? Cứ ăn sáng xong là đau bụng, đi ngoài – Giải quyết thế nào?

7 Mẹo giảm đau co thắt đại tràng tại nhà

Các cơn đau quặn bụng dữ dội là nỗi lo lắng thường trực của những người sống chung với bệnh lý đại tràng co thắt. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng, bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản và lành tính có thể giảm đau đại tràng co thắt tại nhà được trình bày trong bài viết dưới đây. Mục lụcThế nào là đau co thắt đại tràng?Nguyên nhân gây khởi phát cơn đau là gì?Co thắt đại tràng lên làm gì?Chườm nóng giảm đau đại tràng tại nhàCách giảm đau đại tràng với massage bụngCách chữa co thắt đại tràng tại nhà: Sử dụng tinh dầu bạc hàUống trà gừng giúp giảm đau đại tràng tại nhàCách làm giảm đau đại tràng bằng việc uống nước lá ổiCách giảm đau đại tràng nhanh nhất bằng việc tập yogaCách làm giảm cơn đau đại tràng nhờ tập thở và thực hành chánh niệmLưu ý về chế độ ăn uống và lối sống hợp lý cho người bệnh đại tràng co thắtLưu ý về chế độ ăn uốngCách xây dựng lối sống hợp lý cho người bệnhTràng Phục Linh PLUS – Hỗ trợ giảm đau co thắt đại tràng Thế nào là đau co thắt đại tràng? Đau co thắt đại tràng là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt, hay còn gọi hội chứng ruột kích thích. Đây là một rối loạn tiêu hóa phổ biến liên quan đến tình trạng co bóp bất thường của ruột già, tái đi tái lại nhiều lần. Tuy nhiên, khi người bệnh đi khám và làm các xét nghiệm thì không phát hiện bất kỳ tổn thương nào tại ruột. Mặc dù bệnh gây nhiều phiền toái, kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát, nhưng thường không gây nguy hiểm. Dấu hiệu của cơn đau co thắt đại tràng thường bao gồm: Đau bụng: Đau bụng dữ dội đột ngột, đặc biệt là ở vùng bụng dưới bên trái là triệu chứng thường gặp khi bị co thắt đại tràng. Mức độ đau thay đổi theo từng cơn co thắt, thỉnh thoảng có thể sờ thấy những cục rắn nổi lên dọc khung đại tràng. Đầy hơi hoặc chướng bụng: Những dấu hiệu này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, không phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Cảm giác muốn đi ngoài: Các cơn co thắt của đại tràng có thể làm tăng nhu động ruột. khiến bạn cảm thấy muốn đi ngoài ngay lập tức. Bất thường đại tiện: Xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón khi đi đại tiện có thể xảy ra ở những người bị co thắt đại tràng. Phân lỏng: Bất thường trong nhu động ruột khiến hệ tiêu hóa không đủ thời gian hình thành phân, do đó bạn có thể thường xuyên thấy phân lỏng. Phân có lẫn chất nhầy: Khi đi đại tiện bạn có thể thấy chất nhầy trong phân, đây là một trong những dấu hiệu bạn đang bị co thắt đại tràng. Xem thêm về Dấu hiệu của bệnh đại tràng co thắt: Nguyên nhân gây khởi phát cơn đau là gì? Có rất nhiều yếu tố thuận lợi làm khởi phát cơn đau co thắt đại tràng. Hai nguyên nhân thường gặp nhất là do tâm lý và chế độ ăn uống. Yếu tố tâm lý Tình trạng căng thẳng, stress do học tập và công việc, các kì thi hay những sự kiện quan trọng khác đều có thể kích thích cơn đau, kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy hoặc buồn nôn. Thực phẩm Một số loại đồ ăn thức uống nhất định có thể làm tăng năng triệu chứng bệnh, làm khởi phát cơn đau quặn bụng. Chính vì vây, chế độ ăn uống nên được cá thể hóa, phù hợp với từng người bệnh. Việc ghi nhật ký ăn uống trong một khoảng thời gian có thể giúp bạn nhận biết những loại thực phẩm nào nên tránh vì có thể gây tăng nặng các triệu chứng. Co thắt đại tràng lên làm gì? Chườm nóng giảm đau đại tràng tại nhà Chườm nóng lên bụng có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy chườm nóng với nhiệt độ ấm và liên tục có hiệu quả tốt nhất. Có nhiều cách để chườm nóng vùng bụng như: sử dụng túi chườm, chai nước ấm, chườm với muối rang hoặc bôi dầu nóng, kem nóng giảm đau dùng trong thể thao. Lưu ý: Nên che vùng bụng bằng khăn hoặc áo, tránh bỏng do chườm trực tiếp. Cách giảm đau đại tràng với massage bụng Cách 1: Massage bụng ở tư thế đứng. Động tác 1: Đặt tay trái lên vùng eo sao cho ngón cái ở phía trước, các ngón tay còn lại ở phía sau eo. Đặt tay phải lên trên vùng rốn, bắt đầu xoa tròn theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoa lan dần ra xung quanh và bắt đầu xoa theo thành khung đại tràng. Thực hiện trong 2-3 phút. Động tác 2: Đặt tay phải lên vùng eo sao cho ngón cái ở phía trước, các ngón tay còn lại ở phía sau eo. Đặt tay trái lên trên vùng rốn, bắt đầu xoa tròn theo chiều kim đồng hồ và xoa dọc khung đại tràng. Lưu ý lần này xoa từ ngoài lan dần vào trong rốn. Thực hiện trong 2-3 phút. Cách 2: Massage bụng ở tư thế nằm. Động tác 1: Nằm ngửa, thả lỏng người. Động tác 2: Đặt tay trái lên trên rốn. Tay phải úp lên mu bàn tay trái. Sau đó, xoa dọc theo khung của đại tràng theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện trong 2-3 phút. Massage bụng giúp xoa dịu cơn đau đại tràng co thắt rất hiệu quả. Đồng thời ngay cả khi hết đau, người bệnh cũng nên thực hiện thường xuyên vào buổi sáng vì đây là lúc đại tràng hoạt động mạnh nhất. Khi đó, động tác xoa bụng sẽ tạo thói quen sinh lý đi cầu mỗi ngày, hạn chế táo bón, kích thích tiêu hóa và điều hòa nhu động ruột. Biện pháp này tuy đơn giản, không tốn kém, nhưng lại rất hiệu quả khi kết hợp các biện pháp chữa trị bằng thuốc khác. Cách chữa co thắt đại tràng tại nhà: Sử dụng tinh dầu bạc hà Một số nghiên cứu cho thấy tinh dầu bạc hà có thể làm dịu cơn co thắt đại tràng, giúp bạn giảm đau trong ngắn hạn. Khi khởi phát đau, bạn có thể uống một ly trà bạc hà nóng hoặc viên nang chứa tinh dầu bạc hà. Thường xuyên sử dụng viên nang tinh dầu bạc hà cũng có thể giúp bạn hạn chế các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi và táo bón. Một nghiên cứu vào năm 2007 ghi nhận 75% số bệnh nhân sử dụng viên nang tinh dầu bạc hà trong 4 tuần đã giảm các triệu chứng của bệnh lý viêm đại tràng co thắt. Trong khi tỉ lệ này ở nhóm bệnh nhân uống giả dược chỉ là 38%. Uống trà gừng giúp giảm đau đại tràng tại nhà Tương tự như bạc hà, gừng có tác dụng chống co thắt và có thể được dùng như một loại trà làm dịu cơn đau. Trà gừng dạng túi lọc có bán ở hầu hết các siêu thị, hoặc bạn có thể sử dụng trực tiếp lá trà xanh và các lát gừng cắt nhỏ. Cách làm trà gừng: Lấy một nắm lá trà xanh đem rửa sạch với nước, gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng. Cho lá trà vào ấm và đổ đầy nước. Đặt ấm trà trên bếp và đun sôi. Ban đầu đun với lửa lớn cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và giữ khoảng 10 phút thì tắt bếp. Cho gừng vào ấm và đậy kín nắp, hãm trong vòng 10 phút. Uống khi còn ấm. Cách làm giảm đau đại tràng bằng việc uống nước lá ổi Nếu người bệnh bị đau co thắt đại tràng thường xuyên kèm với tiêu chảy, lá ổi là một vị thuốc hữu hiệu. Hoạt chất flavonoid trong lá ổi có công dụng kháng khuẩn, giảm viêm, cầm tiêu chảy, giảm đau khá tốt. Cách làm: Bạn dùng khoảng 50g búp ổi non rửa sạch cho vào nồi, thêm 2 bát con nước rồi đun kỹ trong 15-20 phút. Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ, uống hết trong ngày. Cách giảm đau đại tràng nhanh nhất bằng việc tập yoga Tư thế em bé có vật đỡ Nghiên cứu chỉ ra rằng, vận động cơ thể có thể giảm cơn đau liên quan đến hội chứng ruột kích thích do tác dụng cân bằng hệ thần kinh tự chủ và kích thích nhu động ruột. Trong đó, yoga là một trong những bộ môn vận động có ảnh hưởng rất tích cực đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. Điều quan trọng là lựa chọn động tác yoga phù hợp với những triệu chứng cụ thể. Khi bị đau quặn bụng, bạn nên thực hiện Tư thế em bé có vật đỡ. Tư thế phục hồi nhẹ nhàng này không cần phải chủ động giãn cơ. Việc cuộn người vào trong có thể kích thích đáp ứng thư giãn của cơ thể. Cách thực hiện: Đầu tiên chống hai tay và đầu gối xuống sàn, ngồi lên hai gót chân. Úp người lên tấm chăn yoga hoặc chồng khăn gập lại. Giữ ở tư thế này 5 phút hoặc hơn. Cách làm giảm cơn đau đại tràng nhờ tập thở và thực hành chánh niệm Giảm căng thẳng bằng các bài tập thở và chánh niệm cũng có thể giúp làm dịu các dây thần kinh ruột đang truyền cảm giác đau. Một nghiên cứu cho thấy sau 8 tuần thực hành giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm, hơn 70% những người tham gia nghiên cứu đã báo cáo các triệu chứng ruột kích thích được cải thiện. Khi xuất hiện cơn đau co thắt đại tràng, bạn có thể thực hành Bài thở vuông 5 (5-5-5) được thực hiện như sau: Hít vào bằng mũi trong 5 nhịp, giữ hơi thở đó trong 5 nhịp, sau đó thở ra bằng miệng trong 5 nhịp hoặc lâu hơn (động tác giống như thổi nến bánh sinh nhật). Đọc thêm: Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt  Lưu ý về chế độ ăn uống và lối sống hợp lý cho người bệnh đại tràng co thắt Lưu ý về chế độ ăn uống Vì có biểu hiện khá đa dạng nên chế độ ăn dành cho người bị viêm đại tràng co thắt cần được cá thể hóa tùy theo từng trường hợp. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân: Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch. Nghiên cứu cho thấy, gluten làm tăng mức độ nhạy cảm của đường ruột và có thể khiến triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hạn chế các thực phẩm có khả năng gây đầy hơi, chướng bụng như bánh kẹo, nước ngọt có gas… Tránh sử dụng thực phẩm khó tiêu hóa như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay hay các món chứa quá nhiều đạm… Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm có tiền sử dị ứng, tránh các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, đậu phộng… Nên chia nhỏ bữa ăn, chú ý ăn chậm nhai kỹ và ăn chín uống sôi. Chú ý bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày để điều hòa nhu động ruột và hạn chế tình trạng mất cân bằng điện giải do tiêu chảy kéo dài. Thống kê cho thấy, triệu chứng của viêm đại tràng co thắt giảm đi đáng kể khi điều chỉnh chế độ ăn. Với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân gần như không phải sử dụng thuốc để cải thiện bệnh. Cách xây dựng lối sống hợp lý cho người bệnh Đây là những lưu ý về lối sống của các chuyên gia dành cho bệnh nhân để có thể chung sống vui khỏe với bệnh đại tràng co thắt: Khi xây dựng thực đơn ăn uống, cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp kiểm soát và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Ngoài ra, ăn uống đúng cách còn hỗ trợ phòng ngừa tình trạng sụt cân, suy nhược do viêm đại tràng co thắt kéo dài. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hoạt động thể chất có vai trò điều hòa nhu động ruột và giảm căng thẳng thần kinh, từ đó có thể giảm rối loạn chức năng đại tràng và cải thiện các triệu chứng đáng kể. Giảm căng thẳng bằng cách cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Các biện pháp khác hỗ trợ giải tỏa stress mà bạn có thể thực hiện là sử dụng tinh dầu, nghe nhạc, tắm nước ấm, ngồi thiền, đọc sách… Có thể bạn quan tâm: Bệnh đại tràng co thắt có chữa khỏi triệt để được không? Tràng Phục Linh PLUS – Hỗ trợ giảm đau co thắt đại tràng Nếu bạn thường xuyên bị đau co thắt đại tràng, bạn có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tràng Phục Linh PLUS  – một sản phẩm uy tín được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội.Với thành phần gồm các dược liệu quý (Bạch truật, Bạch Phục Linh, Bạch Thược, Hoàng Bá) cùng với hoạt chất ImmuneGamma và 5-HTP, Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng: Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Trên đây là các mẹo giúp giảm đau co thắt đại tràng hiệu quả. Hi vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạn chế tái phát hội chứng ruột kích thích. Tham khảo: https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/using-alternative-and-complementary-treatments-to-manage-ibs https://www.webmd.com/ibs/guide/ibs-d-home-remedies https://www.everydayhealth.com/ibs/ibs-natural-remedies.aspx https://vienyhocungdung.vn/tap-yoga-de-giam-kho-chiu-cua-hoi-chung-ruot-kich-thich-20170111182312331.htm

Đau quặn bụng vùng thượng vị và 10 bệnh lý nguy hiểm

Đau quặn vùng thượng vị có thể là dấu hiệu báo trước nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến hệ tiêu hóa, tim mạch. Vậy những bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Tràng Phục Linh tìm hiểu nhé. Đau thượng vị có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, ít ai biết Mục lụcNguyên nhân gây đau quặn bụng vùng thượng vịRối loạn tiêu hóa hay chứng khó tiêuViêm dạ dàyViêm đại tràngMang thaiTrào ngược dạ dày thực quảnĐau từng cơn ở thượng vị do hội chứng ruột kích thíchViêm thực quảnSỏi ống mật chủLoét dạ dày tá tràngNhồi máu cơ tim cấp tínhViêm tụy cấpBị đau quặn từng cơn vùng thượng vị có nguy hiểm không?Nên làm gì khi bị đau thượng vị? Khi nào cần đi khám?Phương pháp chẩn đoán và điều trị đau quặn vùng thượng vịCác biện pháp khắc phục đau quặn từng cơn vùng thượng vị tại nhàThay đổi lối sốngKhi đau quặn từng cơn vùng thượng vị nên ăn gì?Kiêng gì để giảm đau vùng thượng vị? Nguyên nhân gây đau quặn bụng vùng thượng vị Trước khi tìm hiểu nguyên nhân đau thượng vị, chúng ta cần hiểu rõ vùng thượng vị là vùng nào. Trên thực tế, vùng thượng vị là vị trí nằm giữa 2 bên xương sườn, dưới xương ức và trên rốn. Khu vực này tập trung nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, bao gồm thực quản, dạ dày, gan, một phần của tụy, tá tràng và đại tràng. Do đó, đau vùng thượng vị là đau vùng dưới xương ức bên trái, trên rốn và giữa 2 bên xương sườn. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau; từ việc ăn quá no, tiêu thụ thức ăn chứa nhiều dầu mỡ đến các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp… Rối loạn tiêu hóa hay chứng khó tiêu Chứng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn, có thể gây đau quặn bụng vùng thượng vị hoặc cảm giác khó chịu ở bụng trên. Cơ thể có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng và cảm giác no dù chưa ăn nhiều. Những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn khi cúi hoặc nằm. Dấu hiệu cảnh báo chứng khó tiêu/rối loạn tiêu hóa bao gồm: Cảm thấy đầy bụng, đầy hơi. Đau tức vùng thượng vị, nhất là sau khi ăn. Ợ hơi. Buồn nôn. Viêm dạ dày Viêm dạ dày là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau quặn vùng thượng vị dạ dày. Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm do vi khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc tổn thương liên tục trong dạ dày. Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) gây những cơn đau quặn khó chịu hoặc xuất hiện từ từ theo thời gian (mạn tính). Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như uống nhiều rượu, sử dụng thuốc chống viêm không steroid,… Các triệu chứng điển hình của viêm dạ dày như: Đau thượng vị từng cơn, có thể giảm hoặc nặng hơn sau khi ăn. Buồn nôn, nôn. Cảm giác đầy bụng trên. Viêm đại tràng Viêm đại tràng gây đau bụng vùng thượng vị Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng. Tùy theo vị trí, mức độ của bệnh mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau như đau bụng, khó chịu và mệt mỏi… Những triệu chứng của viêm đại tràng bao gồm: Cơn đau quặn bụng. Đau bụng dưới ức Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Cảm giác giống như bị chuột rút ở vùng bụng. Xem thêm: Hay đầy bụng có phải viêm đại tràng? Mang thai Cảm giác đau tức vùng thượng vị có thể xuất hiện ở nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân được xác định là bởi hiện tượng trào ngược acid hoặc áp lực mạnh lên thành bụng do thai ngày càng lớn. Tuy nhiên, nếu đau nhiều, đau quặn bụng vùng thượng vị từng cơn liên tục có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Vì vậy cần đi khám bác sĩ tìm được nguyên nhân giúp mẹ bầu yên tâm hơn. Trào ngược dạ dày thực quản Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng chảy ngược dịch acid từ dạ dày lên thực quản. Theo đó, ợ chua là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh, sau đó là đau quặn bụng vùng thượng vị. Ngoài ra, khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện khác có thể kèm theo như: Hôi miệng, khàn giọng, ho mạn tính, viêm thanh quản. Buồn nôn. Khó tiêu. Cảm thấy có một khối u trong cổ họng. Đau dạ dày từng cơn Đau từng cơn ở thượng vị do hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân dẫn tới triệu chứng đau thượng vị Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt) là các rối loạn chức năng của đại tràng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống; khiến người bệnh lo lắng, mất ngủ. Triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích bao gồm: Co thắt, đau bụng dưới xương sườn ở giữa Tiêu chảy xen kẽ táo bón. Chướng bụng, đầy hơi. Đau rát vùng thượng vị Viêm thực quản Viêm thực quản xảy ra khi niêm mạc thực quản bị viêm nhiễm. Các nguyên nhân gây bệnh phổ biến bao gồm: trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch… Nếu không được điều trị sớm, viêm thực quản có thể để lại sẹo trên niêm mạc gây nuốt khó, nuốt đau. Các tác động tiêu cực của viêm thực quản đến người bệnh có thể kể đến như: Đau quặn bụng vùng thượng vị. Ho dai dẳng, khó nuốt, nôn mửa. Nóng rát ở ngực và cổ họng. Sỏi ống mật chủ Sỏi ống mật chủ là sự có mặt của một hoặc nhiều viên sỏi trong đường dẫn mật chính ngoài gan. Triệu chứng bao gồm: Đau vùng thượng vị buồn nôn Vàng da, nước tiểu sậm đầu. Loét dạ dày tá tràng Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc của dạ dày và ruột non bị tổn thương. Bệnh có thể được gây ra bởi vi khuẩn hoặc người bệnh dùng nhiều thuốc chống viêm không steroid. Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh là khó chịu, đau giữa 2 xương sườn và đau thượng vị về đêm. Những cơn đau có thể giảm sau khi ăn. Nếu do loét tá tràng gây ra hoặc nặng hơn nếu bị loét dạ dày. Một số dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn mửa, chảy máu (mệt mỏi, khó thở, xanh xao). Trong một số trường hợp, đau quặn từng cơn vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng như nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm tụy cấp. Nhồi máu cơ tim cấp tính Nhồi máu cơ tim cấp tính là tình trạng dòng máu đến cơ tim bị cắt đứt đột ngột, gây tổn thương mô. Thông thường, bệnh sẽ khởi phát do sự tắc nghẽn của một hoặc nhiều động mạch vành. Dấu hiệu cảnh báo điển hình của cơn đau tim là đau vùng thượng vị lan ra sau lưng hoặc khu vực khác kéo dài hơn vài phút, biến mất và sau đó quay trở lại. Một vài biểu hiện khác có thể kể tới khó thở, chóng mặt, tức ngực, đổ mồ hôi. Viêm tụy cấp Viêm tụy cấp là nguyên nhân điển hình gây đau tức bụng vùng thượng vị Đau quặn từng cơn vùng thượng vị có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm tụy cấp. Theo báo cáo, ở Mỹ đã có trường hợp được chẩn đoán mắc cả nhồi máu cơ tim và viêm tụy cấp sau 15 giờ xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị (1). Viêm tụy cấp là tình trạng viêm phát triển rất nhanh ở tụy. Triệu chứng chính là đau bụng vùng thượng vị, có thể xuất hiện nhanh chóng trong vài giờ hoặc sau vài ngày bị viêm. Đặc điểm cơn đau này chính là đau quặn từng cơn, đột ngột và dữ dội hoặc có thể bắt đầu từ cơn đau nhẹ. Chúng trầm trọng hơn sau khi ăn và thường có cảm giác lan ra sau lưng. Một số biểu hiện khác có thể xuất hiện như: Nôn mửa, sốt cao. Cảm thấy rất khó chịu. Bụng bị chướng lên. Để hiểu thêm về nguyên nhân gây đau vùng thượng vị, mời bạn tham khảo video dưới đây: Bị đau quặn từng cơn vùng thượng vị có nguy hiểm không? Đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu bỏ qua triệu chứng này sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm. Dạ dày từ viêm có thể đưa đến loét, xuất huyết, thủng, từ đó phải phẫu thuật để giải quyết. Với những cơn đau tiền sản giật có thể ảnh hưởng tới thai nhi và cả người mẹ. Nếu cơn đau là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp,… Xem thêm: Đau quặn bụng bên trái ngang rốn có nguy hiểm không? Nên làm gì khi bị đau thượng vị? Khi nào cần đi khám? Điều cần làm đầu tiên khi xuất hiện những cơn đau quặn vùng thượng vị chính là uống một ly nước ấm. Nếu kèm tiêu chảy, đau bụng dưới thì pha thêm một chút gừng, việc này giúp giảm co thắt và làm dịu cơn đau. Sau đó nằm nghỉ, chú ý những triệu chứng xảy ra tiếp theo. Khi các cơn đau xảy ra đột ngột, dữ dội trong nhiều giờ có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim… cần đi khám ngay. Nếu cơn đau không thuyên giảm, ngắt quãng/kéo dài trong vài ngày hoặc kèm theo một số triệu chứng sau, bạn cũng nên đi khám: Đau hoặc tức ngực. Đau thượng vị, sau đó lan sang những bộ phận khác. Nôn ra máu. Khó thở. Máu trong phân hoặc phân có màu đen. Phương pháp chẩn đoán và điều trị đau quặn vùng thượng vị Nếu biết được nguyên nhân kết hợp với phương pháp điều trị thích hợp, bệnh tình hoàn toàn có thể cải thiện. Do đó, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là vô cùng quan trọng. Cụ thể, bác sĩ cần thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán bệnh, bao gồm: Xem xét và cảm nhận tại vị trí đau ở vùng bụng để tìm ra những bất thường như: vết bầm tím, khối u… Nghe bụng để tìm âm thanh của ruột và lưu lượng máu qua động mạch chủ. Thăm hỏi người bệnh (thời gian xảy ra, triệu chứng khác, đang dùng thuốc gì hay chưa…). Tùy thuộc vào loại đau của người bệnh, bác sĩ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm: Kiểm tra thông số của tim để tìm các dấu hiệu tổn thương. Chụp X-quang ngực, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính CT. Nội soi đường ruột kiểm tra thực quản và dạ dày xem có bất thường hoặc chảy máu không. Xét nghiệm sinh hóa: máu, nước tiểu, phân. Nội soi đường ruột nhằm chẩn đoán tình trạng bệnh Điều trị đau quặn từng cơn vùng thượng vị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp có thể bao gồm: Thực hiện những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn hoặc lối sống. Sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đau thượng vị có liên quan đến bệnh nhiễm trùng, có thể cần kháng sinh. Phẫu thuật nếu thực sự nghiêm trọng như trong viêm thực quản, viêm túi mật, loét dạ dày… Các biện pháp khắc phục đau quặn từng cơn vùng thượng vị tại nhà Thay đổi lối sống Đau quặn bụng vùng thượng vị thường là tình trạng phổ biến của chứng khó tiêu và trào ngược acid, do đó có thể cải thiện nếu thực hiện một số nguyên tắc sau: Uống nước đầy đủ mỗi ngày. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên ăn quá nhanh. Tránh nằm xuống ngay khi ăn xong. Nằm nghiêng về bên trái giúp ngăn trào ngược và giảm đầy bụng, chướng hơi. Khi nằm nên nâng cao phần thân trên. Ngoài ra, còn có một số thực phẩm nên ăn và không nên ăn để giảm tình trạng đau thượng vị. Khi đau quặn từng cơn vùng thượng vị nên ăn gì? Nghệ, mật ong Nghệ và mật ong có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng đau tức vùng thượng vị Nếu cơn đau thượng vị do đau dạ dày thì nghệ chính là biện pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả cho bạn. Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, nhanh chóng làm lành các tổn thương. Đồng thời, curcumin trong nghệ còn có khả năng xây dựng lớp màng, tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid dư thừa. Mỗi ngày nên bổ sung thêm nghệ vào trong bữa ăn của bạn. Hoặc một cách đơn giản khác là sử dụng bột nghệ kết hợp với mật ong, giúp giảm đau hiệu quả. Gừng Nhiều nghiên cứu cho thấy, gừng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa. Do đó, loại củ này được dùng trong nhiều bệnh lý về dạ dày khác nhau gây nên các biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn (2). Vì vậy, mỗi ngày người bệnh nên uống một cốc trà gừng ấm để giảm co thắt, làm dịu các cơn đau vùng thượng vị và các triệu chứng khác của đường tiêu hóa. Ngoài ra, một số loại trà dưới đây cũng có công dụng tương tự, người bệnh có thể sử dụng luân phiên nhau mỗi ngày: Trà xanh chứa EGCG có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa, bảo vệ lớp niêm mạc, xoa dịu các cơn đau vùng thượng vị. Trà hoa cúc với công dụng trung hòa acid dịch vị, cải thiện tình trạng đau rát thượng vị. Trà bạc hà ức chế co thắt, giảm đau. Giấm táo Giấm táo có khả năng ức chế sản xuất acid trong dạ dày, kháng khuẩn và bổ sung thêm vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Đồng thời bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa khỏi những tổn thương, xoa dịu cơn đau quặn vùng thượng vị. Mỗi ngày lên pha 1 thìa giấm táo với 250 – 500 ml nước lọc đun sôi để nguội. Nếu là người hảo ngọt, bạn có thể cho thêm mật ong để giúp giảm đau hiệu quả hơn. Kiêng gì để giảm đau vùng thượng vị? Caffe đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chứng đau thượng vị Một số thực phẩm và đồ uống làm tăng nguy cơ đầy hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị mà người bệnh cần phải tránh như: Đồ uống có ga, cà phê, rượu. Thức ăn cay nóng, nhiều mỡ. Thực phẩm chế biến sẵn, giàu chất béo bão hòa như xúc xích, lạp sườn… Các loại quả chua như chanh, bưởi, xoài… Đồ dưa muối. Ngoài ra, để thúc đẩy quá trình giảm đau thượng vị, người bệnh có thể bổ sung viên uống bảo vệ sức khỏe Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp dành riêng cho người bị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt từ nhiều loại thảo dược tự nhiên. Trên đây là tổng hợp về những nguyên nhân chủ yếu gây nên đau quặn bụng vùng thượng vị. Nếu tình trạng đau dữ dội, liên tục trong nhiều giờ, bạn nên đi khám tìm ra nguyên nhân chính xác để có phương pháp điều trị thích hợp. Tài liệu tham khảo https://www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/epigastric-pain https://www.uptodate.com/contents/zh-Hans/image?imageKey=PC%2F106200~PC%2F106199~PC%2F106201~PC%2F106202~PC%2F106204 (1) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20075580/ (2) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6341159/

Bụng đầy hơi khó tiêu - Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị dứt điểm

Phần lớn các trường hợp bụng phình to, căng cứng khó thở do rối loạn tiêu hóa, tuy không nguy hiểm nhưng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nhưng một số trường hợp là dấu hiệu của các bệnh lý mạn tính như đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày thực quản…. Tùy vào từng đối tượng, nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nặng nhẹ mà có biện pháp xử lý đúng cách. Bụng đầy hơi là gì? Bụng đầy hơi căng cứng khó thở là hiện tượng lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, nguyên nhân là do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là các họ vi khuẩn đường ruột. Khi đó bụng bị chướng to, căng tức, khó thở, cảm giác no sau mỗi khi ăn mặc dù ăn ít. Chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống do sự dư thừa khí mà cơ thể tự sản sinh ra. Mỗi khi chúng ta ăn uống hoặc nuốt nước bọt chúng ta nuốt phải một lượng không khí nhỏ vào trong đường tiêu hóa. Lượng khí này được tích tụ ở trong ruột và khí chủ yếu là khí nitơ và oxy. Ngoài ra khí còn sinh ra khi hệ tiêu hóa làm việc tiêu hóa thức ăn, khí phát triển chủ yếu ở dưới dạng hydro, metan, carbon dioxide được giải phóng . Khí tích tụ trong cơ thể nếu không loại bỏ nó qua đường miệng bằng cách ợ hơi hoặc qua đường hậu môn khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Bụng đầy hơi là hiện tượng lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa Triệu chứng chướng bụng, đầy hơi khó thở Hơi sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn không ra ngoài theo đường hậu môn nên khiến bụng bị đầy hơi. Khi đó hoi đi ngược lên thực quản do cơ thực quản bị giãn ra và ra ngoài bằng đường miệng bởi triệu chứng ợ. Một số những triệu chứng chính là: Đầy hơi khó tiêu, trướng bụng, ậm ạch khó chịu: Đây là tình trạng lượng hơi trong ống tiêu hóa tăng lên một cách đột ngột và vượt mức bình thường. Điều này khiến các lợi khuẩn không đủ khả năng lên men chuyển hóa thức ăn để đi xuống dạ dày, gây nên tình trạng thức ăn tích tụ, ứ đọng lại trong đường ruột và sinh ra hơi. Hơi sản sinh ra nhiều khiến cho bụng căng tức, chèn ép lên cơ hoành làm chướng bụng và tạo cảm giác no, chán ăn đi kèm với dấu hiệu khó thở. Người có hội chứng dạ dày thì ngoài đầy hơi, chướng bụng còn có ợ hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ có lúc buồn nôn hoặc nôn, phân lúc lỏng, lúc đặc hoặc có khi táo bón. Bụng trướng, gõ rất trong và trung tiện nhiều lần Bụng căng phình, đi kèm với các hiện tượng xì hơi, ợ hơi liên tục, gây ra ợ nóng, ợ chua. Khó tiêu: Khó tiêu có thể xuất hiện thường xuyên hoặc bị từng đợt. Tình trạng khó tiêu xảy ra sau khi ăn no và kéo dài hàng giờ sau đó. Khó tiêu gây ra cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng trên nặng hơn rồi lan lên nửa ngực. Trong nhiều trường hợp, khó tiêu có thể kèm theo nôn, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Nguyên nhân gây ra bụng căng tức, khó chịu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng căng tức bụng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính: Mất cân đối thức ăn  Ăn nhiều các món xào rán nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn có nhiều gia vị làm gây đầy hơi khó thở Mất cân đối thức ăn là nguyên nhân chủ yếu khiến bụng bị đầy hơi. Bữa ăn ngon miệng luôn là mong muốn của mỗi chúng ta, nhưng ăn uống thế nào cho khoa học thì không phải ai cũng biết. Một số thực phẩm mà khi sử dụng quá nhiều gây ra hiện tượng bụng đầy hơi như: Thức ăn giàu tinh bột (ngũ cốc): Khi cung cấp quá nhìu thực phẩm dạng này, cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết thức ăn Ăn nhiều các món xào rán nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn có nhiều gia vị Một số thức ăn hay gia vị khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt lỗ thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi (hành, tỏi…) Sử dụng quá nhiều chất kích thích cà phê, rượu, bia, thuốc lá…hoặc đồ uống có gas. Ngoài ra, thói quen ăn uống không đúng giờ, ăn quá nhanh lạm dụng đồ uống kích thích làm giảm lợi khuẩn, suy giảm chức năng tiêu hóa dẫn tới đầy hơi khó thở. Thói quen ăn uống Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng Ăn xong đã vội đi nằm nghỉ ngay. Ăn uống không đúng giờ Một số người đặc biệt trẻ em vừa ăn uống vừa xem phim nên nuốt nhiều không khí gây bụng căng tức khó chịu Bụng phình to, căng cứng là bệnh gì? Bệnh lý dạ dày Những người bị các bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, … thường có triệu chứng ăn không tiêu đầy bụng khó thở. Nguyên nhân là khi mắc những bệnh lý này, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ gặp một số khó khăn khiến thức ăn bị phân giải chậm và sản sinh ra khí gây đầy hơi. Bên cạnh đó, các bệnh lý dạ dày cũng ảnh hưởng đến cơ chế chuyển hóa thức ăn làm hơi không được giải phóng ra khỏi cơ thể, hơi bị dồn nén tích tụ sẽ hình thành trạng thái đầy hơi khó thở. Bệnh lý đường tiêu hóa Ăn không tiêu đầy bụng khó thở cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Theo đó, các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột, đau ruột thừa,… làm rối loạn chức năng của ống tiêu hóa, làm sụt giảm số lượng lợi khuẩn. Khi tỷ lệ lợi khuẩn so với hại khuẩn suy giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực quá trình phân giải và hấp thụ chất dinh dưỡng làm lượng hơi ứ đọng nhiều ở ống tiêu hóa, tạo cảm giác đầy hơi khó thở. Ăn không tiêu đầy bụng khó thở cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa Đại tràng co thắt Bệnh đại tràng co thắt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không tiêu đầy bụng khó thở. Theo đó, bệnh lý đại tràng co thắt là bệnh lý rối loạn chức năng đại tràng gây ra tình trạng đầy hơi khó thở đi kèm các triệu chứng như sôi bụng, đau bụng đi ngoài thường xuyên, sờ thấy các khối u nổi lên dọc vùng đại tràng,… Cần lưu ý, đại tràng co thắt là bệnh lý càng trở nặng càng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì thế, ngay khi nhận thấy có dấu hiệu của đại tràng co thắt, mọi người nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Rối loạn đường tiêu hóa Độc tố từ các loại thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm Helicobacter Pylori một loại vi khuẩn gây loét dạ dày- tá tràng. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa. Một số trẻ do khả năng dung nạp lactose (có nhiều trong sữa) kém Một số bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng đến khả năng co bóp tống đẩy thức ăn như viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày. Ngoài ra một số bệnh như bệnh tuyến tụy tạng, viêm đại tràng co thắt, táo bón, rối loạn hệ thống vi khuẩn chính trong đường ruột..làm thức ăn không tiêu hóa được dẫn đến tình trạng bụng đầy hơi tức bụng. Tác dụng phụ của thuốc Một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa như thuốc dùng trong bệnh suy tuyến giáp trạng, thuốc chữa bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc chữa bệnh trầm cảm Các loại thuốc như kháng sinh, giảm đau , kháng viêm, tiểu đường, huyết áp, thuốc tránh thai…cũng gây ra hiện tượng đầy bụng, chướng hơi. Căng thẳng, lo âu Stress thường xuyên gây tác động xấu tới hệ thần kinh trung ương, nơi điều khiển quá trình tiêu hóa. Từ đó dẫn tới tình trạng rối loạn nhu động ruột, gây ra tình trạng khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng. Nếu sử dụng thuốc an thần thì tình trạng rối loạn tiêu hóa còn nghiêm trọng hơn. Stress thường xuyên gây tác động xấu tới hệ thần kinh trung ương, nơi điều khiển quá trình tiêu hóa Yếu tố khác Rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật…). Rối loạn hấp thu: Trẻ em những trường hợp đau bụng không tìm thấy nguyên nhân khác thì có tới 40% là do rối loạn hấp thu sữa. Ăn không tiêu đầy bụng khó thở có nguy hiểm không? Hầu hết các trường hợp ăn không tiêu đầy bụng khó thở không gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, triệu chứng này lại khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Nguyên nhân là vì hơi không thể thoát ra ngoài, tạo cảm giác chướng bụng, bụng ậm ạch, khi vỗ nghe tiếng trong bồm bộp, thường xuyên ợ chua, ợ hơi và đôi khi cảm thấy buồn nôn. Ngoài ra, người bị đầy hơi khó chịu còn có thể kèm theo một số triệu chứng phổ biến như đi ngoài có lúc táo bón, có lúc phân lỏng, đau tức ngực. Thông thường, ăn không tiêu, đầy hơi sẽ giảm bớt khi đánh hơi hoặc đi ngoài, người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này chỉ trong vòng một ngày hoặc vài ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu ăn không tiêu đầy bụng khó thở diễn ra thường xuyên và dai dẳng, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức thì cần tới bác sĩ thăm khác ngay. Vì đây rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm và cần sớm được điều trị. Điểm danh những thực phẩm gây bụng phình to căng cứng khó thở Có một số loại thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể có thể gây đầy hơi. Dưới đây là một số thực phẩm dễ gây ra nhiều khí hơn trong đường ruột dẫn tới tình trạng bụng lúc nào cũng căng: Đậu: Trong đậu có chứa carbohydrate phức tạp khiến quá trình tiêu hóa rất khó khăn. Khi carbohydrate phức tạp di chuyển đến ruột dưới các vi khuẩn hệ thực vật đường ruột ăn chúng và sản sinh ra khí tích tụ ở đường ruột. Các thực phẩm có chứa chất ngọt nhân tạo: Phải kể tới như sorbitol và mannitol được tìm thấy trong kẹo, kẹo cao su và thực phẩm ngọt không đường. Khi tiêu thụ các thực phẩm này nhiều người gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng thậm chí bị tiêu chảy. Sữa và chế phẩm từ sữa: Một số người khi tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa có thể bị đầy bụng chướng hơi. Nguyên nhân do thiếu enzym để phá vỡ nó nên tạo ra một lượng khí ở trong đường ruột. Các loại đồ uống có ga: Những loại đồ uống này rất dễ gây ra sự tích tụ khí trong đường ruột – nguyên nhân khiến bụng bị căng cứng Bệnh celiac: Đây là bệnh không dung nạp gluten protein khiến một số người bị đầy hơi quá mức khi họ ăn lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen. Ai thường bị căng tức bụng khó thở? Bụng đầy hơi khó chịu là tình trạng gặp khá phổ biến cả ở người lớn và trẻ em. Đầy hơi thường do chế độ ăn uống hàng ngày hoặc triệu chứng của bệnh lý nào đó như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản. Với những trường hợp bụng căng cứng khó thở không nghiêm trọng có thể điều trị dễ dàng. Nhưng với tình trạng đầy hơi kéo dài và không giảm cần phải thăm khám cụ thể. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị chướng bụng đầy hơi: Chế độ ăn uống hàng ngày có chứa nhiều chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu… Những người không tiêu hóa được lactose hoặc gluten. Lactose có trong sữa và các chế phẩm từ sữa như kem, phô mai. Gluten là hỗn hợp các protein có trong các sản phẩm làm từ lúa mì như mì ống và bánh mì. Người lười vận động nên hệ tiêu hóa cũng hoạt động chậm lại Người có thói quen Sử dụng đồ uống có gas, rượu bia, nước ngọt đóng chai Mắc một số bệnh lý mãn tính như hội chứng ruột kích thích… Khi bạn cần gặp bác sĩ? Phần lớn các trường hợp bụng căng tròn, ợ hơi có thể tự hết. Nhưng nếu bị chướng bụng đầy hơi kèm một số dấu hiệu dưới đây bạn  nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách: Tức ngực Bị sụt cân không chủ đích Tiêu chảy Bụng đau dai dẳng Thay đổi màu sắc phân hoặc tần suất đi tiêu Sốt cao Bụng bị căng cứng phải làm sao? Tốt nhất khi bị bụng đầy hơi người bệnh nên khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp giảm thiểu tình trạng trên. Dùng thuốc Trong trường hợp nếu không muốn tránh các thực phẩm gây ra khí, có một số thuốc không kê đơn có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh phải kể tới: Beano: Đây là chất bổ sung enzyme có ích khi bạn ăn đậu. Nó có chứa enzym tiêu hóa đường mà cơ thể thiếu giúp tiêu hóa đường trong đậu và các loại rau. Nhưng chúng không có tác dụng đối với khí gây ra bởi đường sữa và chất xơ. Chỉ cần thêm từ 3 – 10 giọt mỗi khẩu phần ngay trước khi ăn đậu và rau giúp phá vỡ các loại đường tạo ra khí trong quá trình tiêu hóa. Thuốc kháng axit như Mylanta II, Maalox II và Di-Gel, có chứa simethicon (còn được gọi là thuốc chống khí), một chất tạo bọt kết hợp với bọt khí trong dạ dày để khí dễ dàng bị loại bỏ hơn. Lưu ý, loại thuốc này không có tác dụng với khí ở đường ruột. Nên thực hiện trước bữa ăn với liều dùng khác nhau. Viên than hoạt tính (Charcocaps) : Có tác dụng cứu trợ từ khí có ở ruột kết, chúng có thể giảm khí nếu uống thuốc trước và sau bữa ăn. Liều dùng từ 2 – 4 viên uống ngay trước khi ăn và một giờ sau khi ăn. Chế độ ăn uống và sinh hoạt Cần tránh những thực phẩm dễ sinh khí trong thực đơn ăn uống hàng ngày Nếu không dung nạp đường sữa cần loại bỏ thực phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn từ 10 – 14 ngày để đánh giá hiệu quả của chứng đầy hơi Không nhai kẹo cao su hoặc ăn kẹo cứng Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo để giảm đầy hơi và khó chịu Không uống rượu bia và các đồ uống có gas Ngưng hút thuốc lá Hạn chế gia vị chua cay Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày Ăn chậm nhai kỹ Vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh các chất cặn bã ở chân răng, khoang miệng. Ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng không nên vội đi nằm ngay. Massage vùng bụng Dùng các đầu ngón tay, xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ đi từ rốn lan rộng ra các vùng xung quanh để giảm triệu chứng ăn không tiêu đầy bụng khó thở. Có thể thêm một ít dầu nóng trong lòng bàn tay khi massage để làm ấm cơ thể. Luyện tập thể dục thể thao Cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp sinh lý bình thường như tham gia môn thể thao như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress. Không để cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng là cách để đẩy lùi đầy hơi chướng bụng Tham khảo TPCN Tràng Phục Linh Plus Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm dành riêng cho Đại tràng co thắt – Hội chứng ruột kích thích chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… giúp: hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Đồng thời, hỗ trợ cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Đầy bụng khó tiêu bụng ậm ạch khó chịu là những triệu chứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Để điều trị triệt để những dấu hiệu khó chịu này người bệnh cần thăm khám sớm để tìm nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Ngoài ra thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng giúp bệnh thuyên giảm.

Đau bụng đi ngoài uống Berberin làm sao cho chuẩn?

Berberin là thuốc cứu nguy nhanh chóng đối với những người hay bị tiêu chảy hoặc đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách sử dụng đúng trong các trường hợp để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn. Tìm hiểu tác dụng của thuốc đau bụng Berberin Berberin là loại thuốc có thành phần từ cây Vàng đằng (Coptis teeta). Thuốc thường được điều chế theo nhiều hàm lượng là: 10mg, 50mg, 100mg và 500mg để có thể áp dụng cho những trường hợp bệnh và độ tuổi khác nhau. Berberin được chỉ định điều trị hoặc hỗ trợ điều trị trong trường hợp người bệnh bị: Đau bụng đi ngoài Tiêu chảy Bệnh lý trực khuẩn Viêm đường ruột Viêm ống mật Những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Berberin Đây là một loại thuốc khá lành tính để điều trị các chứng liên quan tới rối loạn tiêu hóa. Sử dụng thuốc không gây ra sự mất cân bằng môi trường vi khuẩn bên trong hệ tiêu hóa, các lợi khuẩn vẫn có thể sống và hoạt động bình thường. Vậy uống nhiều berberin có sao không? Nếu bệnh nhân đau bụng uống Berberin quá liều có thể xuất hiện một vài tác dụng ngoài ý muốn như: mệt mỏi, căng thẳng, đau bụng, buồn nôn, giảm huyết áp và nhịp tim, nguy hiểm hơn là co giật và tử vong. Trường hợp nào không nên sử dụng Berberin? Những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc thì không nên sử dụng. Các thành phần của thuốc khi vào trong dạ dày, nó sẽ theo các mạch máu nhanh chóng phân tán tới khắp các cơ quan trong cơ thể và bài tiết ra ngoài thông qua đường tiểu tiện. Do đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng không nên uống Berberin vì chức năng gan thận chưa phát triển hoàn thiện bởi  dư lượng của thuốc dễ bị tích cụ lại gây hại cho gan thận. Phụ nữ cho con bú cũng không nên tùy tiện sử dụng thuốc này để tránh gây ảnh hưởng bất lợi từ mẹ sang con khi con bú sữa mẹ. Đặc biệt, đối tượng là phụ nữ có thai cũng không nên dùng Berberin vì có thể gây nên những cơn co thắt tử cung làm tăng khả năng sảy thai. Berberin uống trước hay sau ăn? Đối với người lớn: Trường hợp bị đau bụng đi ngoài uống 2 -4 viên (500g/viên) 2 lần/ngày, hoặc 400mg Berberin sulfate. Không uống chung với các loại thuốc khác, thời gian uống Berberin với các thuốc  khác nên cách xa nhau từ 1 -2h để đảm bảo không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Đối với người dưới 18 tuổi: Cần thông báo cho bác sĩ để được chỉ định liều lượng và cách dùng cụ thể. Trên đây là những thông tin Trangphuclinh.vn cung cấp để giải đáp thắc mắc của bạn đọc về thuốc đi ngoài Berberin. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng thực tế cần nghe theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế để tránh những sai lầm không mong muốn. Xem thêm: 5 Bài thuốc dân gian trị đau bụng đi ngoài hiệu nghiệm  Cách chữa đau bụng đi ngoài khi mang thai

Đi ngoài buổi sáng phân nát không thành khuôn phải làm sao?

“Buổi sáng sau khi ngủ dậy tôi thường đi ngoài phân nát không thành khuôn, có khi có cảm giác đi không hết. Sau khi ăn sáng, đặc biệt là các thức ăn nóng, cay, dầu mỡ (phở, mì ăn liền…) thì ngay lập tức bị đau bụng dữ dội, lại đi ngoài lần nữa. Phân thường lỏng hoặc có khi nhầy như mũi. Sau đó thì dễ chịu hơn. Các bữa ăn sau thì có thể ăn thoải mái các loại thức ăn mà không có hiện tượng này. Tôi bị như thế đã lâu. Xin hỏi bác sĩ tôi đang bị bệnh gì? Có thể giải quyết dứt điểm được không? Cảm ơn bác sĩ!” Anh Lê Văn Hưng, 35 tuổi (Nghệ An) PGS.TS.BS V.V Khiên Chủ nhiệm khoa Nội soi chẩn đoán BVTW Quân đội 108 trả lời: Theo những gì bạn mô tả thì nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn có thể là bạn đang gặp Hội chứng ruột kích thích. Biểu hiện là bệnh kéo dài trên 10 năm kèm theo đi ngoài sau bữa sáng, tuy nhiên sau bữa trưa và tối lại không bị đi ngoài. Khoa học còn gọi bệnh này là đại tràng co thắt và thường khó chữa dứt điểm bởi: Thứ nhất: Bệnh dễ nhầm lẫn thành viêm đại tràng bởi những triệu chứng ‘na ná’ nhau như hay bị đầy hơi chướng bụng, phân không bình thường, đau bụng đi ngoài ngay khi dùng thức ăn lạ… Những nhầm tưởng nói trên dẫn đến nguy cơ Hội chứng ruột kích thích đôi khi được điều trị theo hướng chữa Viêm đại  tràng. Một số bệnh nhân hoặc nhà thuốc tự “đọc bệnh, kê đơn” dùng với kháng sinh. Tuy nhiên, với đại tràng không viêm loét thì kháng sinh là không cần thiết, thậm chí vô hình chung tiêu diệt các lợi khuẩn trong đường ruột, làm hệ tiêu hóa ngày càng suy yếu, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus… Thứ hai: bệnh chịu ảnh hưởng của yếu tố thần kinh, nên cần cả sự kiên trì và chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Nhiều người bệnh chữa mãi không khỏi thành ra chán nản, bi quan, sợ bệnh… kết quả là bệnh ngày một nặng thêm. Vậy nên để chữa trị bệnh một cách hiệu quả bạn nên tìm gặp những cơ sở khám bệnh hoặc bác sĩ có kinh nghiệm để bắt đúng bệnh. Và quan trọng hơn cả là tinh thần phải luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống và áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Ví dụ như các loại đồ ăn dễ gây kích thích như cà phê, cá, tôm, hải sản hay đồ ăn lạ với cơ thể cần phải được giảm bớt. Người bệnh cũng nên sử dụng những sản phẩm dành riêng cho Hội chứng ruột kích thích chứ không phải sản phẩm cho bệnh đại tràng nói chung. Sản phẩm này ngoài việc tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa còn phải có tác dụng giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng. Khi chọn đúng sản phẩm tốt, tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể giảm ngay sau 1-2 tuần, ít hơn là sau 1 đến 2 ngày tùy theo cơ địa từng người. Khi sử dụng theo lộ trình sẽ giúp tránh tái phát và ngăn bệnh trở thành mãn tính. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi triệu chứng đi ngoài phân không thành khuôn. Thân mến! Những sản phẩm nào dành riêng cho bệnh đại tràng  co thắt? Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nhắm vào công dụng cho bệnh đại tràng nhưng chỉ có Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm dành riêng cho đại tràng co thắt được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu chứng minh* và được đăng trên tạp chí Y khoa hàng đầu Thế giới Pubmed**. Sản phẩm chứa 5-HTP khiến sản sinh serotonin giúp giảm đau, giảm trướng bụng, cải thiện tinh thần bệnh nhân… đồng thời chứa một số thảo dược giúp cắt các xung động thần kinh ảnh hưởng tới đại tràng từ đó giúp người bệnh ăn ngủ tốt hơn. Sản phẩm có tác dụng sau từ 1 đến 2 ngày dùng tùy thuộc vào cơ địa từng người. Đặc biệt không gây tác dụng phụ và có thể dùng từ 3-6 tháng giúp tránh tái phát và ngăn bệnh trở thành mãn tính.

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...