17/02/2020 09:14
Khi nào cần nội soi đại tràng? Ai không được phép nội soi đại tràng?
Để phát hiện những bất thường trên bề mặt niêm mạc đại trực tràng thì nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến đang được sử dụng hiện nay. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn khi nào bạn cần nội soi đại tràng, nội soi đại tràng giúp phát hiện ra những bệnh nào, cách thức thực hiện nội soi ra sao, cần chuẩn bị nội soi như thế nào…
Mục lục
- 1. Khi nào cần nội soi đại tràng?
- 2. Khi nào cần tầm soát ung thư đại tràng?
- 3. Trường hợp nào không được phép nội soi đại tràng?
- 4. Nội soi đại tràng sẽ phát hiện được bệnh gì?
- 5. Trước khi nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì?
- 6. Chuẩn bị đại tràng trước khi nội soi như thế nào?
- 7. Nội soi đại tràng diễn ra như thế nào?
- 8. Những trường hợp nào vừa nội soi vừa can thiệp luôn?
- 9. Sau nội soi đại tràng nên ăn uống như thế nào?
- 10. Tai biến của nội soi đại tràng
1. Khi nào cần nội soi đại tràng?
Xuất huyết, viêm, loét, u đường tiêu hóa dưới… là những dấu hiệu cảnh báo cần nội soi đại tràng
Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp như dưới đây:
Khi có các triệu chứng gợi ý bệnh lý về đường tiêu hóa
➤ Xuất huyết tiêu hóa dưới.
➤ Bệnh lý viêm, loét, u đường tiêu hóa dưới, với mục đích xác định chẩn đoán độ lan rộng, mức độ viêm, bản chất u, rà soát biến chứng của bệnh như hóa ác.
➤ Các triệu chứng bệnh lý tiêu hóa dưới không lý giải được: tiêu chảy kéo dài không lý giải được, đau bụng không rõ nguyên nhân.
➤ Rà soát ung thư giai đoạn sớm các đối tượng nguy cơ cao: đa polyp đại tràng, đại tràng gia đình, theo đõi sau cắt polyp đại tràng hóa ác qua nội soi, sau cắt đoạn ruột điều trị đại tràng, viêm loét trực đại tràng…
➤ Xác định bản chất các tổn thương hẹp đại tràng.
➤ Khi có các bất thường trên X quang khung đại tràng cản quang nhưng chưa xác định được…
Khi nội soi điều trị được chỉ định khi có các vấn đề cần can thiệp
☛ Cắt Polyp đại tràng qua nội soi.
☛ Nong các tổn thương hẹp đại tràng, đặt ống thông hay còn gọi stent (do ác tính, do tia xạ, do viêm mạn…).
☛ Cầm máu một số tổn thương như loạn sản mạch máu, chảy máu từ cuống polyp sau cắt polyp…+ Lấy dị vật đường tiêu hóa dưới
☛ Trong trường hợp chẩn đoán đã rõ ràng như viêm, loét hay u người bệnh vẫn được chỉ định để nội soi đại tràng để lấy mẫu xét nghiệm tìm vi trùng hoặc ung thư.
2. Khi nào cần tầm soát ung thư đại tràng?
Nếu gia đình bạn có người bị đa polyp đại tràng thì nên nội soi đại tràng hàng năm, từ 12-14 tuổi
Dựa vào các nhóm nguy cơ để chỉ định tầm soát ung thư đại tràng:
★ Nhóm nguy cơ trung bình: những người trên 40-50 tuổi không có triệu chứng, hoặc tiền sử có người bị ung thư không thuộc huyết thống bậc 1 (cha mẹ, anh chị em ruột) nên xét nghiệm máu ẩn trong phân hằng năm, nội soi đại tràng mỗi 10 năm/lần.
★ Nhóm nguy cơ cao: có một người thân huyết thống bậc 1 bị ung thư đại tràng, hoặc từ 2 người thân huyết thống bị ung thư nên nội soi đại tràng mỗi 3 năm/lần, bắt đầu thực hiện 10 năm trước tuổi người thân trẻ tuối nhất bị ung thư (ví dụ: người thân trẻ tuổi nhất mắc bệnh ung thư ở độ tuổi 40, những người trong gia đình nên tầm soát từ 30 tuổi), hoặc từ 40 tuổi trở đi.
★ Nhóm nguy cơ rất cao: tiền sử gia đình có người bị đa polyp đại tràng thì nên nội soi đại tràng, xét nghiệm và tư vấn di truyền hàng năm, bắt đầu từ 12-14 tuổi.
Có tiền sử bị polyp đại trực tràng: nội soi một năm sau cắt polyp
Có tiền sử bị ung thư đại trực tràng: nội soi một năm sau phẫu thuật
Có tiền sử bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung: nội soi một năm sau phẫu thuật.
Có tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng, không đa polyp: nội soi đại tràng, xét nghiệm và tư vấn di truyền bắt đầu thực hiện 10 năm trước tuổi người thân trẻ tuổi nhất bị ung thư, định kỳ mỗi 2 năm/lần.
Người bệnh bị viêm loét đại tràng vô căn: nên nội soi mỗi 2 năm, bắt đầu thực hiện 15 năm sau khi chẩn đoán.
3. Trường hợp nào không được phép nội soi đại tràng?
Người mới qua phẫu thuật đường ruột trong thời kỳ gần đây không được phép nội soi đại tràng
➤ Người có bệnh tim, phổi hoặc chức năng tim phổi không bình thường.
➤ Người cao huyết áp, người thiếu máu não, có bệnh động mạch vành.
➤ Người bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng => Xem thêm: Bệnh trĩ vẫn có thể nội soi đại tràng
➤ Người có bệnh viêm màng bụng, viêm đường tiêu hóa do trúng độc cấp tính (kiết lỵ), viêm loét kết tràng do trúng độc.
➤ Xuất huyêt cấp tính phía dưới đường tiêu hóa, tụ huyết quá nhiều ở đường ruột gây trở ngại cho việc quan sát.
➤ Người mới qua phẫu thuật đường ruột trong thời kỳ gần đây hoặc người mới sử dụng phóng xạ vùng ổ bụng và vùng khoang chậu trong thời gian gần đây.
➤ Người đã phẫu thuật hoặc bị viêm do phẫu thuật và chứng viêm làm dính niêm mạc hoặc ruột có chỗ bị cứng thì không nên nội soi.
➤ Trong ruột có chỗ bị co thắt thì không nên cố luồn ống nội soi qua đoạn co thắt để quan sát. Người bị hẹp hậu môn và xung quanh hậu môn bị viêm cấp tính cũng không nên nội soi một cách miễn cưỡng.
➤ Người có bệnh thần kinh không đồng ý nội soi.
4. Nội soi đại tràng sẽ phát hiện được bệnh gì?
Nội soi giúp phát hiện Polyp đại tràng
Những bệnh lý thường được phát hiện khi nội soi đại tràng:
- Polyp đại tràng
- Viêm loét đại trực tràng
- Ung thư đại trực tràng
- Túi thừa đại tràng
- Bệnh trĩ
- Dị vật
- Ký sinh trùng
5. Trước khi nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì?
Buổi chiều ngày trước nội soi nên ăn cháo hoặc súp
Báo cho bác sĩ nội soi biết nếu đang có thai hay cho con bú, tiền căn tắc hay bán tắc ruột, các bệnh lý nội khoa mạn tính (suy tim, tăng huyết áp, suy thận, bệnh gan mạn tính…), tiền căn dị ứng thuốc cũng như các loại thuốc đang sử dụng (thuốc tim mạch, thần kinh, kháng đông, kháng kết tập tiểu cầu, tiểu đường, thuốc sắt…).
Nếu bạn hút thuốc lá thì phải ngưng thuốc lá ít nhất 5 ngày trước nội soi.
Trước ngày nội soi đại tràng, bạn nên ăn nhẹ, tránh thức ăn có nhiều chất xơ, thức ăn nhiều chất béo, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây có nhiều hạt như: dưa hấu, thanh long, ổi…
Buổi chiều ngày trước nội soi nên ăn nhẹ: cháo hoặc súp, không ăn gì sau 20h.
Vào ngày nội soi, bạn nên nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống thuốc, nước theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nước uống được là nước trong, không có màu như: nước dừa, nước đường, nước hầm xương…Tránh nước uống có màu. Riêng với thủ thuật nội soi gây mê người bệnh cần ngưng uống nước hai giờ trước khi tiến hành nội soi.
6. Chuẩn bị đại tràng trước khi nội soi như thế nào?
Uống thuốc làm sạch đại tràng để chuẩn bị nội soi
Có hai cách chuẩn bị nội soi đại tràng trước soi: uống thuốc chia 2 liều/ngày trước soi và ngày làm nội soi; và chỉ uống 1 lần. Phương pháp uống 1 lần vào ngày làm nội soi được ưa chuộng hơn vì bệnh nhân không bị mất ngủ, mệt do phải đi cầu nhiều lần trong đêm.
Một số vấn đề khi uống thuốc làm sạch đại tràng: đi cầu phân lỏng nhiều lần, nếu có bệnh trĩ sẵn thì triệu chứng của bệnh trĩ có thể sẽ gây khó chịu. Bạn cũng có thể bị ói hoặc chóng mặt khi uống thuốc. Chuẩn bị đại tràng sạch là khi bạn đi tiêu ra nước trong.
7. Nội soi đại tràng diễn ra như thế nào?
Video ghi lại toàn bộ quá trình nội soi đại tràng
Bạn nằm nghiêng trái hoặc nằm ngửa. Bác sĩ nội soi sẽ đưa ống soi đại tràng qua hậu môn, vào trực tràng rồi từ từ đến manh tràng (vị trí ruột non tiếp giáp với đại tràng). Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ toàn bộ niêm mạc đại tràng trong quá trình lui ống soi ra ngoài.
Quá trình nội soi diễn ra khoảng 15 – 30 phút tùy thuộc đại tràng khó hay dễ, có thực hiện thủ thuật (sinh thiết, cắt polyp…) hay không? Bạn thường cảm thấy căng tức bụng hay đau bụng nhất là khi ống nội soi đi qua những chỗ đại tràng gập góc.
Bạn có thể đau nhiều khi quá trình nội soi khó khăn và kéo dài, nhất là những trường hợp có tiền căn phẫu thuật vùng chậu trước đó gây dính ruột. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể chọn nội soi gây mê cho bạn. Nội soi gây mê an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như trí nhớ của bạn.
8. Những trường hợp nào vừa nội soi vừa can thiệp luôn?
Cắt polyp qua nội soi đại tràng
☛ Khi phát hiện những tổn thương bất thường trên niêm mạc đại tràng như viêm, khối u… bác sĩ nội soi sẽ tiến hành sinh thiết để xác định chắc chắn bản chất của tổn thương.
☛ Trường hợp búi trĩ đang chảy máu: thắt bằng vòng cao su.
☛ Trường hợp dị vật: lấy dị vật qua nội soi bằng dụng cụ chuyên biệt.
☛ Trường hợp xuất huyết do loét: cầm máu bằng đốt điện hay kẹp cầm máu bằng clip.
☛ Trường hợp polyp đại tràng, đã có xét nghiệm đông máu: cắt polyp qua nội soi.
9. Sau nội soi đại tràng nên ăn uống như thế nào?
Nên ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước, không để bị táo bón.
Nếu nội soi đại tràng gây mê, bạn sẽ được theo dõi đến khi tỉnh
Bạn có thể có cảm giác chướng bụng hay đau quặn bụng tạm thời do bác sĩ bơm hơi vào trong lòng ruột để thấy rõ được tổn thương. Chỉ cần xì hơi vài lần là cảm giác này nhanh chóng hết..
Bạn có thể ăn uống bình thường sau khi nội soi. Nên bắt đầu bằng thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước, không để bị táo bón. Nếu có cắt polyp thì bác sĩ nội soi sẽ hướng dẫn chế độ ăn cụ thể cho bạn.
10. Tai biến của nội soi đại tràng
Tai biến có thể xảy ra là chảy máu và thủng đại tràng
Tỷ lệ tai biến của nội soi và cắt polyp khoảng 0,1 – 0,5%. Những tai biến có thể xảy ra trong quá trình nội soi bao gồm: chảy máu (tại vị trí sinh thiết hay cắt polyp) và thủng đại tràng.
Ngoài ra, người bệnh có thể bị dị ứng với thuốc mê hay gặp phải tai biến về tim mạch và hô hấp khi nội soi gây mê. Chảy máu sau khi nội soi thường nhẹ và có thể tự cầm mà không cần can thiệp gì thêm.
Nếu chảy máu tiếp tục diễn tiến thì cần nội soi lại để cầm máu. Những lỗ thủng nhỏ và đại tràng sạch thì có thể đóng lại lỗ thủng hoàn toàn qua nội soi bằng các dụng cụ chuyên dụng. Thủng đại tràng trong trường hợp tai biến nặng thì thường phải phẫu thuật để khâu lỗ thủng.
Mặc dù tai biến của nội soi đại tràng rất thấp nhưng điều quan trọng là cần nhận ra sớm những dấu hiệu của tai biến để xử trí kịp thời và an toàn. Bạn cần báo cho bác sĩ ngay khi có các triệu chứng như đau bụng nhiều, sốt, lạnh run hay đi tiêu ra máu. Tai biến chảy máu có thể xảy ra muộn sau khi nội soi 7 – 14 ngày.
Theo trangphuclinh.vn
Tư vấn miễn cước gọi
18001506-
18/02/2020 10:13
Chào bạn Lê Thành Hiêu, Thông thường sau khoảng 6 tháng thì mình lại có thể nội soi lại được bạn nhé. Sau khi khám bác sỹ cũng hẹn thời ...[Xem thêm]
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)