Trẻ bị táo bón kéo dài - Mọi điều cha mẹ cần nắm được

Nếu đã từng bị táo bón, chắc chắn bạn sẽ hiểu được tình cảnh khổ sở mỗi lần phải tìm tới nhà vệ sinh để “giải quyết nỗi buồn”. Vậy hãy thử tưởng tượng xem, khi điều này xảy ra với con của bạn, thì chúng sẽ cảm thấy khó chịu đến mức nào.

Trẻ nhỏ có thể bị táo bón từ trước đó một khoảng thời gian cho tới khi cha mẹ nhận ra. Cho nên, việc điều trị có thể bị chậm trễ nếu như cha mẹ không phát hiện từ sớm.

Vì vậy, bài viết sau đây tổng hợp những thông tin cần thiết về chứng táo bón kéo dài ở trẻ em, giúp phụ huynh hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách, hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn có thể xảy đến.

Xác định triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng táo bón ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Số lần đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần
  • Phân lớn, lổn nhổn, khô cứng khiến trẻ khó khăn để tống ra ngoài
  • Trên phân có thể xuất hiện máu
  • Chướng bụng, cứng bụng hoặc buồn nôn
  • Đau bụng khi đại tiện
  • Bé bị đau rát hậu môn sau khi đại tiện xong
  • Táo bón lâu ngày trẻ thường bỏ ăn, đi tiểu lắt nhắt, cơ thể mệt mỏi, sút cân

Khi con bạn trốn tránh việc đi đại tiện, có thể là do bé sợ cảm giác đau rát mỗi lần phải cố gắng rặn để đẩy phân ra ngoài. Nếu bạn để ý con có dấu hiệu bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc nhăn nhó mặt mỗi lần ngồi trong nhà vệ sinh, hãy suy nghĩ xem liệu có phải bé đang bị táo bón. Đối với trẻ sơ sinh, nếu như bạn thấy rằng bé hay quấy khóc, đỏ gay mặt mỗi khi đi đại tiện thì đây cũng là một trong những dấu hiệu kết hợp để nhận biết chứng táo bón ở trẻ.

Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó. Vì vậy, bạn cần đứa bé tới bác sĩ nếu như tình trạng táo bón kéo dài quá 3 tuần hoặc kèm theo những biểu hiện sau:

  • Sốt
  • Có máu trong phân
  • Bụng căng tức
  • Bỏ ăn
  • Giảm cân
  • Táo bón nặng gây tắc ruột hoặc són phân

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón kéo dài

Hiện tượng táo bón xảy ra khi phân tồn đọng lâu và di chuyển chậm qua đường ruột, khiến phân bị dồn lại, trở nên khô cứng và vón cục.

Những nguyên nhân sau đây có thể góp phần gây ra chứng táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ, bao  gồm:

Bé nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài: Đây là một thói quen xấu mà nhiều trẻ mắc phải. Do các bé mải vui chơi hoặc sợ đau nên cố gắng nín nhịn việc đi vệ sinh. Nếu nín nhịn đủ lâu, cảm giác buồn đi đại tiện sẽ biết mất. Kết quả là phân bị giữ lại ở trực tràng và chuyển thành thể táo bón.

Do chế độ ăn uống kém khoa học: Nếu cha mẹ không chú ý đến việc bổ sung đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày của con nhỏ thì sẽ dẫn tới tình trạng táo bón. Một trong những thời điểm phổ biến khiến trẻ bị táo bón là khi chúng chuyển từ chế độ ăn toàn chất lỏng sang chế độ ăn uống bao gồm thức ăn đặc.

Do trẻ sử dụng một số loại thuốc: Trẻ nhỏ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài dễ bị táo bón do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Không chỉ vậy, thuốc tân dược còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác như suy giảm sức đề kháng, thấp còi, thiếu máu.

Dị ứng sữa: Trẻ bị dị ứng với một loại sữa nào đó hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm sữa (phô mai và sữa bò) đôi khi có thể dẫn đến táo bón. Nhất là một số trẻ sơ sinh không hợp với công thức sữa bột nên dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.

Trẻ bú sữa ngoài: Sữa mẹ có chữa nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong đó, hormone motilin từ sữa mẹ có thể giúp cho nhu động ruột của trẻ hoạt động trơn tru hơn. Một số mẹ phải nuôi con bằng sữa ngoài do thiếu sữa hoặc gặp phải một tình trạng sức khỏe đặc biệt nào đó, điều này có thể gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng táo bón.

Trẻ bị căng thẳng: Những vấn đề tâm lý tiêu cực xảy ra với các bé là một trong những yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới chức năng của đường ruột, dẫn tới táo bón.

Trẻ lười vận động: Mặc dù hầu hết trẻ em đều được biết đến là đối tượng tinh nghịch, ham vận động. Tuy nhiên, có một số bé ít vận động thể chất, điều này có thể góp phần gây ra chứng táo bón.

Bệnh gây ra táo bón ở trẻ: Viêm túi thừa, xơ nang, tắc ruột, lồng ruột, phình giãn đại tràng, suy giáp

☛ Tham khảo thêm: Táo bón kéo dài là biểu hiện của bệnh gì?

Chứng táo bón ở trẻ nhỏ được chẩn đoán thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ, bác sĩ có thể hỏi cha mẹ một số câu hỏi như là:

  • Bạn nhận ra con bị táo bón bắt đầu từ khi nào?
  • Tình trạng táo bón diễn ra liên tục hay ngắt quãng?
  • Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ra sao?
  • Bạn có thấy máu dính trên phân hoặc quần, tã của bé sau khi đi vệ sinh hay không?
  • Chế độ ăn uống thời gian gần đây của bé là thế nào, có thay đổi gì hay không?
  • Bé có đang uống bất cứ loại thuốc nào hay không?
  • Con bạn đã được chẩn đoán có bất kỳ vấn đề sức khỏe, bệnh tật nào trước kia hay không?

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất cho bé bằng cách quan sát các bất thường tại hậu môn hoặc trực tràng, để phát hiện những tổn thương bất thường tại vùng này. Tổn thương có thể là các vết nứt, vết loét hay u nhú bên trong trực tràng hoặc rìa hậu môn.

Những bé bị táo bón nghiêm trọng thì có thể cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác như là

Chụp X-quang: Kiểm tra đường ruột có dấu hiệu tắc nghẽn hay không hoặc các bệnh lý như lồng ruột, tắc ruột, phình giãn đại tràng.

Sinh thiết trực tràng:  Trong xét nghiệm này, một mẫu mô nhỏ được lấy từ niêm mạc trực tràng để xem các tế bào thần kinh có bình thường không.

Xét nghiệm máu: Chẩn đoán nguyên nhân gây táo bón có phải do chức năng tuyến giáp suy giảm hay không.

Táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Mặc dù táo bón ở trẻ em có thể không thoải mái, nhưng nó thường không nghiêm trọng. Nếu táo bón trở thành mãn tính, có thể gây ra những biến chứng như là:

  • Nứt hậu môn
  • Sa trực tràng, trĩ
  • Cơ thể bị tích tụ độc tố ảnh hưởng tới nhiều nội tạng trong cơ thể
  • Xuất huyết đại tràng
  • Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn
  • Tắc ruột
  • Tăng áp lực trong ruột, có nguy cơ gây ra thủng ruột
  • Tâm lý bị ảnh hưởng, trẻ hay bực tức, cáu gắt do ảnh hưởng từ những cơn đau mỗi lần cố gắng đi ngoài.

☛ Tìm hiểu thêm: Đại tiện ra máu bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Trẻ đi ngoài phân dê màu đen táo bón lâu ngày có sao không?

Thông thường, trẻ ăn một số loại thực phẩm có thể khiến phân của trẻ có màu đen, bao gồm: Đậu đen; dưa hấu; chocolate; than tre; thuốc bổ sung sắt...

Nhưng cũng có khả năng mà cha mẹ cần nghĩ đến là Trẻ bị chảy máu trong đường tiêu hóa. Chảy máu trong đường tiêu hóa có thể khiến phân của trẻ có màu đen, đặc biệt là phân có dạng viên sệt, nhầy. Chảy máu trong đường tiêu hóa có thể do một số nguyên nhân như: Viêm loét dạ dày - tá tràng; Viêm đại tràng; Polyp đại tràng; Ung thư đại tràng

Ngoài ra, Trẻ bị xuất huyết do bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác có thể gây xuất huyết, dẫn đến phân của trẻ có màu đen, bao gồm: Viêm gan, Viêm tụy, Viêm dạ dày cấp tính

Nếu trẻ đi ngoài phân dê màu đen kèm theo đau bụng (đau từng cơn dữ dội, đau quặn thắt), buồn nôn, nôn, sốt, bỏ ăn thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám tại cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Điều trị và phòng ngừa táo bón ở trẻ nhỏ

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đang bị táo bón kéo dài, hãy đưa chúng tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và lên phương án điều trị. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của táo bón, nguyên nhân gây táo bón (có thể được tìm thấy hoặc không) và độ tuổi của con bạn.

Nếu bé bị táo bón là do các tổn thương thực thể trong đường tiêu hóa thì một khi chưa khỏi những căn bệnh này, tình trạng táo bón sẽ cải thiện. Trong trường hợp bé bị táo bón lâu ngày do tác dụng của bất kỳ một loại thuốc nào gây ra thì cần phải trao đổi với bác sĩ để thay đổi hoặc ngưng sử dụng thuốc.

Táo bón do các nguyên nhân khác sẽ được điều trị kết hợp bằng các phương pháp sau đây:

Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp

Cung cấp cho con bạn một chế ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đầy đủ chất xơ và nước.

Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp cho chất thải đường ruột mềm hơn, dễ bài tiết ra ngoài. Vì thế hãy cho con ăn thêm nhiều rau củ quả và ngũ cốc.

Nếu bé không quen với chế độ ăn nhiều chất xơ, hãy bắt đầu bằng cách thêm vài gram chất xơ mỗi ngày để cải thiện một cách từ từ.

Hiệp hội chuyên gia dinh dưỡng Vương quốc Anh khuyến nghị, lượng chất xơ hàng ngày bình thường (từ 2 tuổi) nên như sau:

  • Tuổi 2 – 5: 15 g chất xơ mỗi ngày
  • Tuổi 6 – 11: 20 g chất xơ mỗi ngày
  • Tuổi 12 – 15: 25 g chất xơ mỗi ngày
  • Tuổi từ 16 trở lên: 30 g chất xơ mỗi ngày

Đối với trẻ sơ sinh, nếu em bé bú bình có xu hướng bị táo bón, bạn có thể cho con uống nước xen kẽ giữa các bữa ăn trong ngày. Tuyệt đối không hòa loãng công thức sữa khi bé bú bình.

Trẻ lớn hơn, đã cai sữa thì có thể cho bé uống nước trái cây (không cần thêm đường) hoặc rau củ xay nhuyễn, sinh tố, những thói quen này sẽ rất tốt để giúp bé cai sữa và làm quen dần với chế độ ăn uống mới.

Với những trẻ đã đi học, chúng rất yêu thích những đồ uống có gas, đồ uống công nghiệp. Nhưng những thứ này dễ gây đầy bụng, chướng hơi. Điều đó khiến cho con của bạn không ăn đủ những thực phẩm cần thiết trong bữa ăn hằng ngày, nhất là chất xơ. Vì vậy hãy hạn chế những đồ uống không lành mạnh, cho con uống chủ yếu là nước lọc. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây có chứa fructose hoặc sorbitol có tác dụng nhuận tràng (như mận, lê hoặc nước ép táo), để việc đi vệ sinh với con trở nên dễ dàng hơn.

Tăng cường vận động

Khuyến khích con bạn vận động cơ thể. Tập thể dục cùng với chế độ ăn uống cân bằng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch.

  • Với trẻ dưới 1 tuổi: Bạn nên cho các bé tập lẫy, tập bò hoặc cầm nắm các đồ vật vừa tầm tay. Cố gắng duy trì khoảng 30 phút mỗi ngày. Hãy luôn giám sát để đảm bảo cho bé được an toàn.
  • Với trẻ từ 1 – 2 tuổi: Thời gian này, bé đang tập đi. Mỗi ngày, nên để bé vận động thể chất khoảng 3h đồng hồ, rải rác vào các thời điểm khác nhau. Bé có thể tập đi, chạy nhảy hoặc tập đạp xe 4 bánh, chơi với bóng để tăng cường vận động.
  • Trẻ từ 3- 4 tuổi: Đây là giai đoạn bé đi nhà trẻ, bé đã biết nói và biết lắng nghe hơn. Vì thế ngoài thời gian vui chơi trên lớp với bạn bè, mẹ hãy để bé được thoải mái vận động ở nhà để cơ thể khỏe mạnh.
  • Trẻ từ 5 tuổi trở lên: Mẹ có thẻ dạy cho bé những bài tập thể dục căn bản, cho bé tham gia khóa học bơi hoặc bất kỳ hoạt động thể thao bổ ích nào đó để tăng cường vận động cho bé.

Cải thiện thói quen đại tiện

Cải thiện thói quen đi vệ sinh sẽ giúp bé hạn chế hoặc tránh hỏi tình trạng táo bón.

Trước tiên, mẹ cần hướng dẫn bé ngồi đại tiện đúng tư thế, để hai đầu gối cao hơn phần hông, tốt nhất nên để bé ngồi xổm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm những loại bệ ngồi hoặc bô xí phù hợp với độ tuổi của trẻ, để giúp con đi tiêu dễ dàng hơn.

Thứ hai, tập cho con thói quen đi đại tiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, ví dụ như là sau khi ăn sáng hoặc trước khi tới trường. Cố gắng cho bé có một khoảng thời gian hợp lí, ít nhất là 5 phút, để bé không cảm thấy phải vội vàng trong lúc đại tiện.

Thứ ba, bạn nên nhắc nhở trẻ rằng mỗi khi buồn đi vệ sinh thì cần phải giải quyết ngay, không nên trì hoãn, nín nhịn.

Thứ tư, đừng quên khen ngợi con của bạn mỗi lần bé đi đại tiện. Không được mắng hoặc trừng phạt bé. Cần bình tĩnh khi giúp đỡ con trong vấn đề đi vệ sinh hằng ngày. Nếu bạn quát mắng hoặc thúc ép trẻ quá nhiều sẽ gây ra tâm lý căng thẳng, sợ đi đại tiện.

Thứ năm, nếu bé bị đau rát hậu môn, mẹ có thể cho con ngồi ngâm trong chậu nước ấm vài phút để làm giãn cơ hậu môn giúp bé bớt đau.

Sử dụng thuốc đặc trị táo bón

Thuốc nhuận tràng được khuyên dùng với những trẻ lớn đã ăn uống bình thường thức ăn dạng đặc.

Những trường hợp táo bón kéo dài không rõ nguyên nhân thì có thể điều trị bằng thuốc nhuận tràng, như là:

  • Thuốc trị táo bón tạo khối (metamucil, igol)
  • Thuốc trị táo bón có tác dụng thẩm thấu (như forlax, sorbitol, lactitol
  • Thuốc có tác dụng làm mềm phân (như Duphalac)
  • Thuốc có tác dụng bôi trơn (như norgalax microlax)
  • Thuốc trị táo bón có tác dụng kích thích (như cascara bisacodyl)

Việc sử dụng thuốc  nhuận tràng để điều trị táo bón ở trẻ thường là giải pháp cuối cùng. Và các loại thuốc này chỉ được sử dụng với những trẻ trên 5 tuổi. Thời gian sử dụng thuốc nhuận tràng có thể là vài tuần hay vài tháng tùy theo tình trạng của bé. Tuy nhiên, không được dừng uống thuốc giữa chừng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Vì dừng thuốc giữa chừng có thể khiến cho táo bón tái phát nhanh chóng.

Bạn cần trao đổi với bác sĩ một cách chi tiết về những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra nếu dùng thuốc trong thời gian dài hoặc những lưu ý cần thiết khi cho con uống thuốc để đảm bảo việc điều trị hiệu quả.

Cập nhật lúc: 06/10/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...